Để Dẫn Đầu Khối ASEAN - BCG in Southeast Asia
Transcription
Để Dẫn Đầu Khối ASEAN - BCG in Southeast Asia
Để Dẫn Đầu Khối ASEAN Các Doanh Nghiệp Chuẩn Bị Hội Nhập Kinh Tế Như Thế Nào The Boston Consulting Group (BCG) là nhà tư vấn chiến lược kinh doanh hàng đầu thế giới có phạm vi hoạt động trên toàn cầu. Chúng tôi phục vụ những khách hàng thuộc khu vực kinh tế tư nhân, nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận ở khắp nơi trên thế giới nhằm giúp họ nhận định những cơ hội mang lại giá trị cao nhất, giải quyết những thách thức lớn nhất và thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp. BCG sử dụng phương pháp tiếp cận được thiết kế riêng cho từng khách hàng, trong đó kết hợp những hiểu biết thấu đáo về các động lực phát triển của khách hàng và của thị trường với sự cộng tác chặt chẽ với các đơn vị trong tổ chức của khách hàng. Phương pháp này đảm bảo khách hàng sẽ đạt được những lợi thế cạnh tranh bền vững, xây dựng được các cơ cấu tổ chức hiệu quả hơn và duy trì được kết quả lâu dài. Được thành lập từ năm 1963, BCG là một công ty tư nhân có 81 văn phòng đại diện tại 45 quốc gia trên thế giới. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập bcg.com. Để Dẫn Đầu Khối ASEAN Các Doanh Nghiệp Chuẩn Bị Hội Nhập Kinh Tế Như Thế Nào Bài viết nằm trong chuỗi phân tích về Tăng trưởng để Dẫn đầu của The Boston Consulting Group #bcgGrowth Tác giả: Vincent Chin, Michael Meyer, Evelyn Tan và Bernd Waltermann Tháng 10 năm 2014 BỐI CẢNH Khi 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ngày càng tiến gần tới mục tiêu tự do hàng hóa, vốn và lao động trong khu vực, thì khối doanh nghiệp tư nhân cũng đang nỗ lực hết mình để có thể hội nhập thành công. Các doanh nghiệp trong và ngoài khu vực Đông Nam Á đều rất lạc quan trước những lợi ích mà hội nhập sẽ mang tới cho hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp cũng như các ngành và nền kinh tế nói chung. GIỚI DOANH NGHIỆP ĐÃ VÀ ĐANG CHUẨN BỊ Hầu hết các doanh nghiệp đều đã thực hiện những biện pháp nhằm tăng thị phần của mình tại các quốc gia ASEAN. Hơn một nửa các doanh nghiệp tại Đông Nam Á mà BCG phỏng vấn đặt kỳ vọng mở rộng phạm vi hoạt động của mình, trong khi đó, gần hai phần ba trong toàn bộ các doanh nghiệp trong khu vực đang tiến hành điều chỉnh tính năng sản phẩm, nâng cấp hệ thống tổ chức và chuỗi cung ứng trong khu vực. GIÀNH GIẬT LỢI THẾ Đặc điểm chung của những nền kinh tế đang đi đầu là sự tích cực đẩy mạnh quá trình hội nhập từ cả phía chính phủ và các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải khéo léo chuyển đổi để trở thành các tập đoàn đa quốc gia, đồng thời điều chỉnh sản phẩm và mô hình kinh doanh một cách phù hợp. Về phía các chính phủ, cần tránh chủ trương bảo hộ và thay vào đó là chú trọng hơn vào cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn. 2 2 Để dẫn đầu khối ASEAN Để Dẫn Đầu Khối ASEAN ăm 1992, khi sáu thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) quyết định thành lập một khối thương mại, tất cả đều lạc quan rằng các nước trong khu vực đã sẵn sàng bước ra vũ đài kinh tế toàn cầu và hình thành nên một trong những thị trường mới nổi mạnh nhất trên thế giới. Làn sóng thương mại tự do đang trong hồi cao trào, và các nền kinh tế đầu tầu của khu vực như Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đều đã trở thành tâm chấn trong cuộc bùng nổ kinh tế tại châu Á. Nhưng rồi cuộc khủng hoàng tài chính năm 1997 đã nhấn chìm ASEAN trong vực sâu suy thoái. Đông Nam Á đã dần phục hồi, nhưng nhanh chóng bị vượt mặt bởi hai người khổng lồ của Châu Á: Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy vậy, một lần nữa, Đông Nam Á đã lọt vào tầm ngắm của các tập đoàn đa quốc gia. Trong những năm nền kinh tế toàn cầu ảm đạm thì các doanh nghiệp thuộc khu vực Đông Nam Á lại có sự tăng trưởng vượt bậc; đây là một trong những bí mật được giấu kín nhất, theo như nhận định của BCG từ năm 2012. Dự kiến đến năm 2020, GDP của toàn khối ASEAN - nay gồm 10 quốc gia với sự gia nhập của Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam - sẽ tăng gần như gấp đôi nhờ ước tính sẽ có thêm khoảng 120 triệu người gia nhập phân khúc thu nhập trung bình và thu nhập khá. Trong khi đó, tiến tình hội nhập khu vực vẫn tiến từng bước chắc chắn dù không trống dong cờ mở. Trên thực tế, chính phủ các nước ASEAN đã đặt mục tiêu hình thành dòng chảy tự do về hàng hóa, vốn và lao động đến cuối năm 2015. 1 Nhưng liệu ASEAN có đạt được mục tiêu đầy tham vọng này theo dự kiến hay không thì vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải. Mặc dù vậy, sự tăng trưởng các hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư đang dần tạo ra sự gắn kết vững chắc giữa các nền kinh tế vốn rất đa dạng của khu vực này, đồng thời mở ra các cơ hội mới cho các doanh nghiệp muốn hướng đến phạm vi toàn cầu. Nghiên cứu của BCG cho thấy các doanh nghiệp trong và ngoài khu vực ASEAN đều rất lạc quan trước những lợi ích mà hội nhập sẽ mang đến cho mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp này đều đang tích cực chuẩn bị hội nhập. Để đánh giá nhìn nhận của các doanh nghiệp đối với quá trình hội nhập ASEAN, trong năm 2014, BCG đã thực hiện một nghiên cứu trên diện rộng về quan điểm của doanh nghiệp. Chúng tôi đã phỏng vấn lãnh đạo của hàng trăm công ty thuộc các quy mô khác nhau ở trong và ngoài khu vực ASEAN, đồng thời tham vấn với một số quan chức cao cấp thuộc chính phủ các nước. Trong nghiên cứu này, các doanh nghiệp được lựa chọn đại diện cho nhiều lĩnh vực khác nhau như năng lượng, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất công nghiệp, dịch vụ tài chính và viễn thông. Chúng tôi cũng đảm bảo danh sách này có sự cân đối giữa các doanh nghiệp có dấu ấn rộng khắp Đông Nam Á và các doanh nghiệp có sự hiện diện trong khu vực ở mức trung bình hay khiêm tốn hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: • Lạc quan. Có tới 80% các doanh nghiệp tham gia vào nghiên cứu của BCG coi The Boston Consulting Group The Boston Consulting Group 3 3 Hầu hết các doanh nghiệp đều tích cực chuẩn bị hội nhập ASEAN hội nhập ASEAN là một cơ hội và tin rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngành sẽ tăng mạnh hơn nhờ quá trình hội nhập - mặc dù chỉ 25% các doanh nghiệp tin rằng chính phủ các nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiến trình hội nhập. Lạc quan hơn cả là các doanh nghiệp Đông Nam Á có quy mô lớn, có tham vọng mở rộng hoạt động ra phạm vi quốc tế và các tập đoàn đa quốc gia. Một số quốc gia đang thâu tóm lợi thế cạnh tranh • Doanh nghiệp dự định mở rộng ra phạm vi khu vực. Khoảng một nửa trong số những doanh nghiệp tham gia khảo sát của BCG đều kỳ vọng mở rộng phạm vi hoạt động đến ít nhất năm nền kinh tế của Đông Nam Á trong vòng năm năm tới. Trong khi hiện tại mới chỉ có 1/4 trong số này đã đạt được thành quả đó. • Cạnh tranh gay gắt hơn. Với quá trình hội nhập đã và đang diễn ra, 80% doanh nghiệp đã sẵn sàng đối mặt với sự canh tranh gay gắt hơn trong lĩnh vực hoạt động của mình, và khoảng 70% dự đoán rằng điều này sẽ khuyến khích các công ty của Đông Nam Á vươn lên tầm quốc tế với năng lực cạnh tranh cao hơn. • Doanh nghiệp đã chuyển mình. Cho dù coi hội nhập là thời cơ hay thách thức thì phần lớn các doanh nghiệp đều đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để tăng sức cạnh tranh của mình. Hơn 70% các doanh nghiệp đang nỗ lực thâm nhập sâu hơn vào các thị trường Đông Nam Á hiện có và mở rộng phạm vi ra toàn khu vực. Hơn một nửa các doanh nghiệp đã điều chỉnh các sản phẩm và dịch vụ của mình, trong khi khoảng hai phần ba đang tiến hành quốc tế hóa cơ cấu tổ chức, đầu tư vào nhân tài quốc tế, tăng cường năng lực mua lại, sáp nhập và liên doanh, đồng thời nâng cấp chuỗi cung ứng trong khu vực. • Một số quốc gia đang tăng cường lợi thế cạnh tranh. Khoảng 90% các doanh nghiệp đặt trụ sở tại Malaysia và Singapore kỳ vọng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trong vòng năm năm tới. Có lẽ không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi mà chính phủ hai nước này đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Các biện pháp này bao gồm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chuẩn bị sẵn sàng cho hội nhập và thắt chặt quản lý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, dù có hội nhập đến đâu thì các doanh nghiệp cũng không thể hoạt động một cách thông suốt trên toàn khu vực Đông Nam Á như tại một số khu vực khác, chẳng hạn như Tây Âu. Rất ít tổ chức trong khu vực có đủ năng lực tạo ra sự liên kết thông suốt trong hoạt động tại các quốc gia ASEAN vốn đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau với sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và thể chế chính trị. Ngoài ra, các tổ chức này cũng phải đối mặt với những rủi ro kinh doanh khác nhau. Như vậy, yếu tố để dẫn đầu trong hội nhập ASEAN - dù là ở cấp độ doanh nghiệp hay nền kinh tế - dường như sẽ là sự hợp tác giữa tư nhân và nhà nước trong trung hạn nhằm mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh. Doanh nghiệp sẽ phải xây dựng những tổ chức mang tầm quốc tế, đa dạng về mặt văn hóa và nghiên cứu cách thức điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ cũng như mô hình kinh doanh phù hợp với điều kiện tại mỗi quốc gia. Các Chính phủ cũng cần đảm bảo duy trì sức cạnh tranh và hấp dẫn của nền kinh tế đối với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục kinh doanh, đầu tư vào nguồn nhân lực và quá trình đổi mới, và hỗ trợ các doanh nghiệp lớn và nhỏ trong nước sẵn sàng cho hội nhập. Doanh nghiệp cũng không nên thụ động ngồi chờ các Chính phủ hoàn thành mục tiêu đến năm 2015. Đông Nam Á đã trở thành một khu vực hấp dẫn mà ít doanh nghiệp quy mô toàn 4 4 Để dẫn đầu khối ASEAN Để Dẫn Đầu Khối ASEAN cầu nào có thể bỏ qua. Thông qua các hoạt động thương mại và đầu tư, khối doanh nghiệp tư nhân sẽ tăng cường sự gắn kết trong khu vực mà chưa cần đến sự can thiệp từ phía các chính phủ. Khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp Đông Nam Á cũng như các tập đoàn đa quốc gia phải đối mặt là lâm vào tình thế bắt buộc phải vốn hóa để bắt kịp các cơ hội tăng trưởng. Những lý do để có thể lạc quan về Đông Nam Á? Mười thành viên của ASEAN đang đi đúng hướng trên chặng đường tạo ra một trong những khu vực có vai trò tăng trưởng kinh tế quan trọng nhất trên thế giới. (Xem Doanh nghiệp lèo lái một khu vực đang lên: Phân tích của BCG về những Doanh nghiệp "Tiên phong thách thức" của Đông Nam Á, thực hiện năm 2012, Tạp chí BCG Focus, Tháng 03/2012.) Dù có những bất ổn về tài chính trong thời gian vừa qua nhưng đến năm 2013, tổng sản lượng kinh tế của ASEAN đã tăng hơn gấp ba lần so với năm 2003, đạt 2,4 nghìn tỷ USD. Theo dự báo của Ban Thông tin kinh tế - Tạp chí The Economist (The Economist Intelligence Unit), từ nay đến năm 2020, mức GDP gộp trên đầu người của Indonesia, quốc gia có dân số đông nhất trong khu vực, sẽ tăng bình quân 5% mỗi năm. Tăng trưởng GDP trên đầu người của Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam dự kiến sẽ nằm trong khoảng từ 3 đến 6%. Chỉ thêm một thập kỷ tăng trưởng bền vững nữa là ASEAN sẽ có một vị thế thậm chí còn quan trọng hơn trong nền kinh tế toàn cầu. Năm 2003, nền kinh tế của ASEAN vẫn xếp thứ 10 trên thế giới, đứng sau Tây Ban Nha dù có dân số lớn hơn rất nhiều so với quốc gia này. Hiện ASEAN đã vươn lên vị trí thứ 7, và dự kiến đến năm 2020 sẽ xếp thứ 5, vượt qua Đức và chỉ đứng sau Ấn Độ. Sự tăng trưởng bền vững này dựa trên một số yếu tố sau. Những biện pháp táo bạo của các chính phủ và khối doanh nghiệp tư nhân sau khi cuộc khủng hoảng tài chính 1997 - 1998 đã hình thành một nền tảng vững chắc cho cả khu vực. Đông Nam Á có một hệ thống ngân hàng vững chắc. Tỉ lệ nợ công trên GDP của một số nền kinh tế lớn nhất trong khu vực thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu. Chất lượng tài sản của các doanh nghiệp và hộ gia đình tốt. Tốc độ tăng trưởng năng suất cao, vượt các nền kinh tế đang phát triển nhanh khác như Brazil, Mexico và Ấn Độ. Điều này cho thấy quyết tâm của khối doanh nghiệp tư nhân tại Đông Nam Á trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh. Những nền tảng vững chắc đó đã giúp các nền kinh tế chủ chốt trong khối ASEAN phục hồi nhanh chóng sau những chấn động lớn đối với các thị trường mới nổi trong những năm qua. Tầng lớp trẻ có thu nhập cao ngày một gia tăng sẽ là nguồn động lực chính cho sự tăng trưởng của khu vực này. Trong giai đoạn 2013 - 2020, chỉ tính số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu và có thu nhập cao tại 5 quốc gia ASEAN - Indonesia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam - dự kiến sẽ tăng từ 165 lên 277 triệu người. (Xem bài viết Cơ hội lớn đang đến của Châu Á: Sự tăng lên của đối tượng người tiêu dùng có thu nhập cao và tầng lớp trung lưu tại Indonesia, tạp chí BCG Focus, Tháng 03/2013.) Dân số trong độ tuổi lao động của ASEAN cũng đã và đang tăng lên nhanh chóng, gần như gấp đôi đến năm 2020, đạt con số 500 triệu. Ngoài ra, một nghiên cứu do Trung tâm thông tin về khách hàng và người tiêu dùng của BCG (BCG’s Center for Consumer and Customer Insight) cho thấy người tiêu dùng của Myanmar và Việt Nam lạc quan vào bậc nhất trên thế giới: trên 90% người dân cho biết họ tin rằng con cái họ sẽ có một cuộc sống tốt hơn. (Xem bài viết Việt Nam và Myanmar: Những mặt trận tăng trưởng mới của Đông Nam Á, Tạp chí BCG Focus, Tháng 12/2013.) 2 Nỗ lực của các chính phủ nhằm thúc đẩy hội nhập thương mại đã giúp thay đổi cục diện khu vực hơn nữa. Tiến trình này bắt đầu từ năm 1992, khi 6 thành viên ban đầu của Hiệp The Boston Consulting Group The Boston Consulting Group 5 5 Doanh nghiệp tư nhân sẽ tiếp tục tạo ra sự gắn kết hơn trong khối ASEAN hội đồng thuận ký Hiệp định thương mại tự do khu vực ASEAN với mục tiêu xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh của khu vực với vai trò là cơ sở sản xuất của thế giới. Kể từ đó, thuế nhập khẩu đối với hầu hết hàng hóa lưu thông giữa nhóm 6 nước thành viên ASEAN đã được xóa bỏ hoặc giảm xuống còn dưới 6% (Không dễ nhận thấy những lợi ích có được từ việc gỡ bỏ rào cản phi thuế quan.) Trong năm 2008, các nước Đông Nam Á quyết tâm tiến xa hơn nữa để đến năm 2015 sẽ trở thành một thị trường duy nhất, một cơ sở sản xuất đồng bộ có sự lưu thông tự do về hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư, lao động chất lượng cao và tạo ra dòng vốn tự do hơn trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Theo đánh giá mới nhất của AEC, các nước trong khu vực đã thực hiện được ba phần tư các biện pháp cần thiết về pháp lý để đạt được những mục tiêu trên. Các biện pháp này bao gồm việc xây dựng kế hoạch để đưa ASEAN thành một thị trường chung, một cơ sở sản xuất đồng bộ cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh về mặt kinh tế. Một số nước ASEAN đã và đang rất tích cực thực hiện chiến lược này. Malaysia và Singapore là hai quốc gia đang đi đầu nhằm đạt được mục tiêu năm 2015. Các biện pháp được họ thực hiện bao gồm các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẵn sàng hội nhập. Ví dụ, Tổ chức Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Malaysia khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghệ cao, đòi hỏi sự sáng tạo, đồng thời tài trợ cho các sự kiện thường niên nhằm quảng bá các sản phẩm và công nghệ của DNVVN trong nước. Ủy ban cấp nhà nước về Tiêu chuẩn, Năng suất và Sáng tạo (SPRING) của Singapore đã hỗ trợ tài chính cho hơn 1.500 doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt hoạt động của họ. Đồng thời, Ủy ban Doanh nghiệp Quốc tế của Singapore cũng giúp các DNVVN trong nước mở rộng hoạt động của mình ra khắp thế giới. Mặc dù tình hình chính trị trong nước bất ổn định, Thái Lan cũng đã có những bước tiến đầy ấn tượng. Quốc gia này đã triển khai các chương trình giáo dục trên khắp cả nước nhằm nâng cao nhận thức về tác động kinh tế từ việc hội nhập. Hội nhập ASEAN thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp và thương hiệu trong khu vực Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều đã đưa ra những kế hoạch đầy tham vọng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh về trung và dài hạn. Singapore đã triển khai một chiến lược toàn diện nhằm nâng cao các kỹ năng, khả năng sáng tạo và năng suất và coi đây là những động lực chủ chốt nhằm phát triển kinh tế. Indonesia đưa ra Kế hoạch tổng thể nhằm thúc đẩy và mở rộng các hoạt động kinh tế giai đoạn 2011-2025 trong đó đặt mục tiêu trở thành một nước phát triển vào năm 2025. Việt Nam cũng có kế hoạch đặt nền móng để xây dựng một xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020. Chính phủ các nước ASEAN cũng đang có những bước đi vững chắc nhằm đạt được một mục tiêu khác của AEC cho năm 2015, đó là hội nhập sâu rộng toàn bộ khu vực vào nền kinh tế toàn cầu. Một số nước thành viên ASEAN đang tiến hành đàm phán toàn diện với 12 nước trong Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương, trong đó có Úc, Chi-Lê, Nhật Bản và Mỹ. Một số nước đã đạt được các thỏa thuận song phương với các đối tác thương mại như Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria, và Pakistan. Khối doanh nghiệp tư nhân đã thể hiện khả năng thích ứng tốt với các động thái mở cửa thị trường. Trong giai đoạn 2010 - 2012, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các nền kinh tế của khu vực ASEAN tăng 14% mỗi năm, hoạt động thương mại giữa các nước thành viên trong khối ASEAN tăng 17%/năm. Hội nhập ASEAN thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp và thương hiệu trong khu vực. BCG đã xác định một nhóm gồm 50 doanh nghiệp "Tiên phong thách thức" từ rất nhiều doanh nghiệp mạnh của khu vực Đông Nam Á, là những doanh nghiệp đã thể hiện những bước đi quyết liệt. (Xem phần Phụ lục.) 6 6 Để dẫn đầu khối ASEAN Để Dẫn Đầu Khối ASEAN – Các doanh nghiệp "Tiên phong thách thức" là những doanh nghiệp có doanh số bán hàng đạt tối thiểu 500 triệu USD, có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận vững chắc và có tham vọng lớn hoặc đã có hoạt động trên toàn cầu. Các doanh nghiệp này hoạt động trên tất cả các lĩnh vực trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả hàng tiêu dùng và tài nguyên thiên nhiên. Trong số này, có 12 doanh nghiệp của Malaysia, 11 của Thái Lan, 10 của Singapore, 9 của Indonesia, 5 của Philippines và 3 của Việt Nam. Ví dụ như Ngân hàng United Overseas (UOB) với trụ sở chính tại Singapore có thu nhập từ các thị trường Đông Á chiếm đến 42%. UOB có các ngân hàng thương mại trực thuộc tại nhiều nước trong khu vực, trong đó có Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Doanh nghiệp thực phẩm đóng gói Mayora của Indonesia có hoạt động trên phạm vi toàn cầu, trong đó có 10 quốc gia thành viên ASEAN. Công ty thực phẩm Charoen Pokphand Foods của Thái Lan đã đầu tư vào sản xuất thức ăn chăn nuôi, nông nghiệp, dịch vụ tài chính, marketing và phân phối trên khắp ASEAN. Tập đoàn Axiata của Malaysia có trên 250 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông trên toàn Châu Á. Nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm trước khi hàng hóa, vốn và lao động có thể lưu thông tự do trên khắp khu vực. Hàng rào phi thuế quan vẫn một trở ngại lớn tại nhiều quốc gia ASEAN. Theo Học viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á, mặc dù hầu hết các quốc gia đã giảm thiểu những hạn chế đối với sở hữu nước ngoài nhưng quá trình tự do hóa ngành tài chính vẫn diễn ra chậm chạp. Môi trường kinh doanh tại Đông Nam Á vẫn còn nhiều thách thức khác. Chẳng hạn, chỉ số quốc tế về minh bạch và tham nhũng đối với Indonesia, Philippines và Việt Nam vẫn còn rất thấp. Căng thẳng gia tăng giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề thăm dò dầu khí tại vùng biển tranh chấp. Chính trị bất ổn vẫn là mối lo ngại tại một số quốc gia. Những thách thức này không thể ảnh hưởng quá nhiều đến tiến trình phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á. Và dù có đạt được mục tiêu của AEC đúng thời hạn hay không thì tiến trình hội nhập cũng đang tăng tốc bởi khối doanh nghiệp tư nhân đã hiểu rõ về các cơ hội tăng trưởng. Nghiên cứu của BCG cho thấy ngay cả khi nỗ lực từ phía các chính phủ dừng lại, các doanh nghiệp vẫn tự tin rằng tác động tiêu cực lên tăng trưởng cũng không nhiều. Nhưng mặt khác, nếu không đạt được mục tiêu của AEC thì khó khăn sẽ thực sự rất lớn. Quan điểm của doanh nghiệp về hội nhập Để đánh giá quan điểm về hội nhập của các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN, BCG đã tham vấn các lãnh đạo doanh nghiệp tham gia khảo sát về việc liệu họ có tin rằng hội nhập sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho hoạt động của doanh nghiệp và cho khu vực hay không, cũng như hội nhập sẽ tác động như thế nào đến môi trường cạnh tranh nội ngành của doanh nghiệp. BCG cũng tìm hiểu về ý đồ của các doanh nghiệp trong việc mở rộng hoạt động trong phạm vi ASEAN, cũng như những chuẩn bị của họ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và nắm bắt các lợi thế của việc hội nhập. Lạc quan. Các doanh nghiệp rất lạc quan rằng hội nhập sẽ mang lại những tác động tích cực cả về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế chung của khu vực. 75% doanh nghiệp tham gia khảo sát tin rằng hội nhập mang lại cho họ một cơ hội lớn hoặc khá lớn. Chỉ có 2% cho rằng hội nhập sẽ là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp. (Xem hình 1) The Boston Consulting Group The Boston Consulting Group 7 7 Thái độ rất tích cực của các doanh nghiệp đối với hội nhập Hình 80% doanh doanh nghiệp nghiệp tham tham khảo khảo sát sát cho cho rằng rằngHội Hộinhập nhậpASEAN ASEANlà làcơ cơhội hộiđể để Hình 11 || Gần Gần 80% thúc đẩy tăng trưởng thúc đẩy tăng trưởng Nhìn chung, Quý công ty đánh giá Hội nhập ASEAN ở Nhìn chung, công đánh ASEAN ở mứcQuý độ cơ hộityhay đe giá dọaHội nhưnhập thế nào? mức độ cơ hội hay đe dọa như thế nào? Số người được hỏi nêu cụ thể cơ Số hộingười hay đe doạ được hỏi(%) nêu cụ thể Quý công ty dự báo sẽ có những thay đổi chung gì từ tiến trình Quý công ty dựASEAN báo sẽ có thayvực đổihoạt chung gì của từ tiến trình Hội nhập đốinhững với lĩnh động mình? Hội nhập ASEAN đối với lĩnh vực hoạt động của mình? SốSố người được hỏi hỏi nêu nêu người được cụ thể từng thay đổi (%) cụ thể từng thay đổi (%) Tăng trong khối 27 5555 82 Tăng trưởng trưởng Tăng trong trưởng khối ASEAN ASEAN 27 trong 82 khối ASEAN Tăng trưởng Tăng trưởng tại trường nước 14 49 6363 trưởng tại thị trong Tăng trưởng Tăng Tăng trưởng tại trong thị trường 14 49 trong nước trưởng Gia mại giữa và Gia tăng tăng thương thương mại thương giữa ASEAN ASEAN và 17 Gia tăng mại giữa 56 7337 17 56 ASEAN và các các khối khối kinh kinh tế tế khác khác cơ hội hay đe doạ (%) 78 29 Gia Gia tăng tăng mức mức độ độ cạnh cạnh tranh tranh Gia tăng mức độ cạnh tranh 29 Cạnh tranh Cạnh tranh Canh tranh 49 49 7 2 Cơ Cơ hội hội lớn lớn 7 kể Cơ 2 Mối đe Cơ hội hội đáng đáng kể Mối đe Mốiđáng đe dọa dọa lớn doạ kểlớn Mối đe Mối đe Mốilớn đe dọa dọa đáng đáng kể kể doạ Năng lực Năng lực Năng lực Xòimòn mòngiá giá7 Xói Xòi mòn giá Thu hút thêm nhiều thủnhiều cạnhđối tranh Thu hút đối thêm thủ Thu hút thêm nhiềungoài đối thủ cạnh từ nước đến ASEAN cạnh tranh từ tranh nước từ nước đến ASEAN IQuốc tế hoángoài các doanh nghiệp Quốc tếQuốc hoá các doanh nghiệp tế hoá các doanh ASEAN ASEAN ASEAN Nâng cao năng lực cạnhnghiệp tranh toàn cầu Nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu Nâng caocác năng lực nghiệp cạnh tranh toàn của doanh ASEAN của các doanh nghiệp ASEAN cầu Giảm chi phí logistics và dịch Giảmcủa chicác phídoanh logistics và giao giao dịch nghiệp ASEAN trong trong ASEAN ASEAN Giảm chi phí logistics và giao Đơn cungdịch cấp Đơn giản giản hoá hoá các các hoạt hoạt động động cấp trongcung ASEAN sản phẩm và sản phẩm và dịch dịch vụ vụ Đơn giản hoá cácnhân hoạt Dễ việc thu phục Dễdàng dànghơn hơntrong trong việc thu phục nhân động cung cấp tài từ các quốc gia khác trong ASEAN sản phẩm và dịch Hoàn Hoàntoàn toànđồng đồngýý đồng ý Nguồn: Khảo vềnhập Hộikinh nhậptếkinh tế khối ASEAN BCG, Tháng 4/2014. Nguồn: Khảo sát vềsát Hội khối ASEAN của BCG,của Tháng 4/2014. Ghi chú: "ASEAN" là hội Hiệp cácgiaQuốc Đông Nam Á gồm quốc gia thành viên. Ghi chú: "ASEAN" là Hiệp cáchội Quốc Đônggia Nam Á gồm 10 quốc gia 10 thành viên. 29 29 7 15 15 5252 35 35 81 81 4242 5252 6767 18 18 5353 7117 18 18 5050 6868 14 14 4343 5757 11 11 54 54 6565 14 14 4949 6363 Đồng ýý Đồng ý Các doanh nghiệp cũng tin rằng hội nhập sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 82% doanh nghiệp tham gia khảo sát tin rằng hội nhập sẽ thúc đẩy tăng trưởng chung trong khối ASEAN và 63% cho rằng hội nhập sẽ thúc đẩy tăng trưởng tại các thị trường trong nước. 73% doanh nghiệp dự đoán hội nhập sẽ đẩy mạnh thương mại giữa ASEAN và các khối kinh tế khác. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp tin tưởng rằng quá trình hội nhập sẽ tiếp tục dù có hay không sự ủng hộ hoàn toàn từ các chính phủ. Đối với câu hỏi "Liệu chính phủ các nước ASEAN có tiếp tục đẩy mạnh tiến trình hội nhập ASEAN, chẳng hạn thông qua các mục tiêu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 (AEC)?", chỉ có 25% số người được hỏi khẳng định "Có", 60% số người được hỏi trả lời "Có thể" và 10% trả lời "Không". Ví dụ, lãnh đạo của một doanh nghiệp năng lượng lớn trong khu vực cho biết vẫn còn "những ảnh hưởng ngầm khá mạnh mẽ trong giới chính trị" về tư tưởng bảo hộ ở Indonesia. Theo lãnh đạo một công ty tài chính của Malaysia, "các chính sách của chính phủ đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nhóm doanh nghiệp mạnh trong nước" và điều này có thể làm chậm tiến trình mở cửa thị trường. Giám đốc tài chính một doanh nghiệp Việt Nam chia sẻ rằng "sự kết nối và cam kết lỏng lẻo của các chính phủ" là một trở ngại. Tuy nhiên, mức độ lạc quan thay đổi theo quy mô của doanh nghiệp và quốc gia nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Các doanh nghiệp lớn là các doanh nghiệp lạc quan nhất. Trong số các doanh nghiệp được khảo sát, 88% doanh nghiệp có doanh thu hàng năm trên 5 tỷ USD và 75% doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ 500 triệu đến 5 tỷ USD trả lời rằng họ xem việc hội nhập là một cơ hội lớn hoặc cơ hội đáng kể. Con số này ở các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 500 triệu USD là 67%. 8 8 Để dẫn đầu khối ASEAN Để Dẫn Đầu Khối ASEAN nhóm doanh nghiệp mạnh trong nước" và điều này có thể làm chậm tiến trình mở cửa thị trường. Giám đốc tài chính một doanh nghiệp Việt Nam chia sẻ rằng "sự kết nối và cam kết lỏng lẻo của các chính phủ" là một trở ngại. Tuy nhiên, mức độ lạc quan thay đổi theo quy mô của doanh nghiệp và quốc gia nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Các doanh nghiệp lớn là các doanh nghiệp lạc quan nhất. Trong số các doanh nghiệp được khảo sát, 88% doanh nghiệp có doanh thu hàng năm trên 5 tỷ USD và 75% doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ 500 triệu đến 5 tỷ USD trả lời rằng họ xem việc hội nhập là một cơ hội lớn hoặc cơ hội đáng kể. Con số này ở các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 500 triệu USD là 67%. Mức độ hiện diện của các doanh nghiệp trên thị trường ASEAN cũng là một yếu tố tạo nên sự khác độ biệthiện lớn diện về quan của các doanh nghiệp. 84% ASEAN số doanh nghiệp hoạtASEAN động khắp của điểm các doanh nghiệp trên thị trường là một yếu tố rộng tạo nên sự 8Mức Để cũng dẫn đầu khối khu vực họ nhìn nhận hội nhập như một 82%nghiệp số doanh có hoạt khác biệtcho lớnbiết về quan điểm củaviệc các doanh nghiệp. 84%cơsốhội. doanh hoạtnghiệp động rộng khắp khu cho biết họ nhìn mộtÁcơ hội.nhìn 82%nhận số doanh nghiệp hoạt độngvực kinh doanh ở hai đếnnhận bốnviệc quốchội gianhập Đôngnhư Nam cũng việc hội nhậpcónhư một động kinh doanh ở hai đến bốn quốc gia Đông Nam Á cũng nhìn nhận việc hội nhập như một cơ hội. Trong số các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu ở thị trường trong nước và có mặt ở một cơ hội. doanh nghiệp hoạt động ở thịcơ trường trongkhi nước vàcho có mặt một hoặc haiTrong quốc số giacác Đông Nam Á, 58% cho rằngchủ đâyyếu là một hội trong 22% rằngởđây hoặc hai quốc gia Đông Nam Á, 58% cho rằng đây là một cơ hội trong khi 22% cho rằng đây là một mối đe doạ. là một mối đe doạ. Xét về phương diện quốc gia, các doanh nghiệp Malaysia có quan điểm lạc quan nhất về tiến Xét về phương diện quốc gia, các doanh nghiệp Malaysia có quan điểm lạc quan nhất về tiến trình hội nhập, với 90% số doanh nghiệp cho rằng hội nhập sẽ mang lại các cơ hội kinh trình hội nhập, với 90% số doanh nghiệp cho rằng hội nhập sẽ mang lại các cơ hội kinh doanh. Tiếp Tiếp đến đến là là các các doanh doanh nghiệp nghiệp Singapore Singapore và và Thái Thái Lan. Lan. (Xem (Xem hình hình 2). 2). Khoảng Khoảng 90% 90% số số doanh. doanh nghiệp nghiệp có có trụ trụ sở sở đặt đặt tại tại ba ba quốc quốc gia gia này này cho cho biết biết có có ýý định định mở mở cửa cửa tại tại ít ít nhất nhất hai hai quốc quốc doanh gia Đông Nam Á trong vòng 5 năm; 33% doanh nghiệp Malaysia, 56% doanh nghiệp gia Đông Nam Á trong vòng 5 năm; 33% doanh nghiệp Malaysia, 56% doanh nghiệp Singapore và 58% doanh nghiệp Thái Lan cho biết có ý định tạo dấu ấn trong khu vực với sự hiện diện tại 5 đến 7 quốc gia Đông Nam Á trong khoảng thời gian tương tự. Có ngẫu nhiên Có lẽ lẽ không không phải phải ngẫu nhiên mà mà các các chính chính phủ phủ Malaysia, Malaysia, Singapore Singapore và và Thái Thái Lan Lan được được xem xem là là có sự chủ động nhất trong việc chuẩn bị cho tiến trình hội nhập. Điều này cho thấy các có sự chủ động nhất trong việc chuẩn bị cho tiến trình hội nhập. Điều này cho thấy các quốc quốc gia từ hội hội nhập gia được được hưởng hưởng lợi lợi nhiều nhiều nhất nhất từ nhập khu khu vực vực là là nơi nơi mà mà các các lĩnh lĩnh vực vực công công và và tư tư đang đang cùng nhau hợp tác để nắm bắt cơ hội. Các doanh nghiệp Indonesia thể hiện sự thận trọng nhất. cùng nhau hợp tác để nắm bắt cơ hội. Các doanh nghiệp Indonesia thể hiện sự thận trọng nhất. Hình 2 | Các doanh nghiệp Malaysian và các công ty đa quốc gia là các doanh nghiệp lạc quan nhất về Hình 2 | Các doanh nghiệp Malaysian và các công ty đa quốc gia là các doanh nghiệp lạc quan nhất về Hội nhập ASEAN Hội nhập ASEAN Tiến trình hội nhập ASEAN sẽ tạo cơ hội hay mối đe doạ ở mức độ nào đối với doanh nghiệp? Tiến trình hội nhập ASEAN sẽ tạo cơ hội hay mối đe doạ ở mức độ nào đối với doanh nghiệp? Malaysia Malaysia 90 78 29 90 78 29 41 41 Singapore Thái Lan Singapore Thái Lan 81 81 81 81 40 27 27 70 10 45 6 45 54 54 60 45 6 45 54 54 60 10 10 10 10 Công ty đa quốc gia 1 Công ty đa 85gia quốc 1 85 40 49 49 49 7 2 97 2 49 9 2 39 39 33 42 Số người được hỏi theo quốc gia (%) Cơ hội đáng kể Mối đe dọa đáng kể 42 Mối đe dọa lớn Số người được hỏi theo quốc gia (%) 1 Nguồn: Khảo sát về Hội nhập kinh tế khối ASEAN của BCG, tháng 4 năm 2014. Ghi chú: "ASEAN" là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm 10 quốc gia thành viên. Các công ty đa quốc gia trong trường hợp này là các tổ chức có trụ sở đặt tại Chân Á - Thái Bình Dương, Chân Âu, Châu Mỹ La Tinh hoặc Hoa Kỳ. 1 The Boston Consulting Group Indonesia 70 10 Nguồn: Khảo sát về Hội nhập kinh tế khối ASEAN của BCG, tháng 4 năm 2014. Ghi chú: "ASEAN" Nam Ákểgồm 10 quốc gia thành viên. Mối đe dọa đáng kể Cơ hội lớn là Hiệp hội các Quốc gia CơĐông hội đáng Mối Các công ty đa quốc gia trong trường hợp này là các tổ chức có trụ sở đặt tại Chân Á - Thái Bình Dương, Chân Âu, Châu Mỹ La Tinh hoặc Hoa Kỳ. The Boston Consulting Group Indonesia 33 Tấtcảcảngười ngườiđược đượchỏi hỏi(%) (%) Tất Cơ hội lớn Philippines và Myanmar 27 27 2 Tấtcảcảngười ngườiđược đượchỏi hỏi(%) (%) Tất Việt Nam, Philippines và Việt Nam, Myanmar 9 9 đe dọa lớn Mặc dù có khoảng 45% lãnh đạo doanh nghiệp Indonesia được phỏng vấn nhìn nhận tiến trình hội nhập ASEAN như một cơ hội, tỷ lệ lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng đây là một mối đe doạ cũng cao tương đương (42%). Một trong những lý giải có thể là do Indonesia là thị trường lớn nhất của Đông Nam Á, các doanh nghiệp trong nước phải đánh đổi nhiều để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này cũng cho thấy một số lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức rằng doanh nghiệp của mình đang ở vị thế bất lợi về tính cạnh tranh. Các công ty đa quốc gia, đặc biệt là các công ty có trụ sở đặt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu, cho biết họ rất lạc quan về tiến trình hội nhập (tỷ lệ 85%). Tham vọng mở rộng hoạt động trong khu vực. Phần lớn các doanh nghiệp nhìn nhận tiến trình hội nhập là một cơ hội để tăng trưởng kinh doanh. 76% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ muốn nâng cao thị phần trong khu vực ASEAN trong vòng ba năm tới; 53% cho biết họ đã nâng cao được thị phần trong vòng ba năm qua. 65% cho biết đang tìm cách mở rộng dấu ấn doanh nghiệp trong khu vực trong vòng năm năm tới. (Xem hình 3). Các kế hoạch mở rộng nhắm đến ba quốc gia được xem là những thị trường khó khăn nhất trong khối ASEAN: Indonesia, Myanmar và Việt Nam. Hình 3 | Hai phần ba số doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng dấu ấn ở các nước ASEAN Trong vòng năm năm tới, doanh nghiệp có ý định thu hẹp, duy trì hay mở rộng dấu ấn ở ASEAN Mức độ hiện diện của doanh nghiệp trong khối ASEAN hiện nay so với mức độ hiện diện dự kiến trong năm năm tới. 25 51 65 54 35 34 21 14 1 Doanh nghiệp được khảo sát cho biết kế hoạch mở rộng dấu ấn DN trong ASEAN (%) Mở rộng dấu ấn Mức độ hiện diện của doanh nghiệp hiện nay theo nhóm (%) Mức độ hiện diện của doanh nghiệp dự kiến theo nhóm (%) Duy trì dấu ấn hiện nay Thu hẹp dấu ấn Khu vực Mới nổi Nội địa Nguồn: Khảo sát về Hội nhập kinh tế khối ASEAN của BCG, tháng 4 năm 2014. Ghi chú: "ASEAN" là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm 10 quốc gia thành viên. Dấu ấn ASEAN của doanh nghiệp được xác định bằng một điểm số được tính toán dựa trên mức độ thâm nhập thị trường của doanh nghiệp ở 7 thị trường chính của ASEAN: Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Điểm 1 tương ứng với "sự hiện diện vững chắc" hoặc "sự hiện diện rất vững chắc" trong một thị trường nhất định; điểm 0,5 tương ứng với "sự hiện diện hạn chế" hoặc "sự hiện diện mờ nhạt". Các điểm này sau đó được cộng lại để tính điểm tổng và doanh nghiệp sẽ được xếp thành 3 nhóm thể hiện mức độ dấu ấn ASEAN: "nhóm nội địa" là nhóm các doanh nghiệp mới chỉ hiện diện ở một quốc gia duy nhất; "nhóm mới nổi" là nhóm các doanh nghiệp đã có mặt ở 2 đến 4 quốc gia; và "nhóm khu vực" là nhóm các doanh nghiệp đã có mặt ở 5 đến 7 quốc gia. 10 10 Để dẫn đầuĐểkhối DẫnASEAN Đầu Khối ASEAN Khoảng 40% đến 50% số người được hỏi đồng ý với nhận định rằng đây là 3 thị trường nhiều thách thức với những vấn đề như chính sách bảo hộ, quy định không rõ ràng, trình trạng bất ổn chính trị trước đây, sự khan hiếm lao động có kỹ năng và cơ sở hạ tầng hạn chế. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 18% số người được hỏi kỳ vọng sẽ mở rộng hoạt động của doanh nghiệp ở Myanmar và 19% kỳ vọng sẽ mở rộng hoạt động ở Indonesia và Việt Nam. Những yếu tố thu hút của các thị trường này có thể kể đến sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, môi trường chính trị và kinh tế ngày càng ổn định và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Kết quả là các doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á dự kiến sẽ mở rộng hơn nữa hoạt động của mình ra phạm vi toàn cầu. Hiện tại, mới có khoảng 25% doanh nghiệp được khảo sát cho biết là các doanh nghiệp cấp khu vực đang hoạt động mạnh mẽ tại ít nhất 5 quốc gia Đông Nam Á. 54% doanh nghiệp tự xác định là các doanh nghiệp mới nổi cấp khu vực, có nghĩa là các doanh nghiệp này hiện đang có mặt ở ít nhất 2 đến 4 quốc gia Đông Nam Á. 51% doanh nghiệp khẳng định mục tiêu trở thành doanh nghiệp cấp khu vực trong vòng 5 năm tới và 35% doanh nghiệp kỳ vọng trở thành doanh nghiệp mới nổi cấp khu vực. 21% doanh nghiệp cho biết mới chỉ hoạt động ở thị trường trong nước, tuy nhiên chỉ có 14% doanh nghiệp dự đoán không có sự thay đổi trong 5 năm tới. Hoạt động kinh doanh trong khu vực Đông Nam Á dự kiến sẽ trở nên dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn Như dự đoán, các doanh nghiệp nhỏ ở Đông Nam Á có ít tham vọng phát triển trong khu vực hơn so với các doanh nghiệp lớn, điều này có thể là do nhu cầu về đầu tư quá lớn. Ví dụ, trong khi có tới 90% doanh nhiệp Indonesia với doanh thu hàng năm trên 5 tỷ USD cho biết họ dự kiến mở rộng hoạt động trong khu vực, chỉ có khoảng 50% doanh nghiệp với doanh thu dưới 500 triệu USD cho biết có ý định này. Tương tự, có tới 63% doanh nghiệp hoạt động chủ yếu ở thị trường trong nước cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi thị trường này. Tác động lên sự cạnh tranh. 80% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng tiến trình hội nhập sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có 52% nhất trí cao với nhận định này. 67% doanh nghiệp cho rằng tiến trình hội nhập sẽ thu hút thêm nhiều doanh nghiệp từ các khu vực ngoài Đông Nam Á. Nhìn chung, các doanh nghiệp cho rằng việc tăng cường cạnh tranh sẽ mang lại một số lợi ích nhất định. Khoảng 70% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp ASEAN nâng cao tính quốc tế và cạnh tranh toàn cầu. Chỉ có 42% doanh nghiệp cho rằng cạnh tranh sẽ dẫn đến tình trạng xói mòn giá. Một trong những lợi ích của hội nhập kinh tế là hoạt động kinh doanh trên khắp khu vực Đông Nam Á sẽ trở nên dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn. 58% số người được hỏi cho biết họ kỳ vọng hội nhập sẽ góp phần làm giảm chi phí logistics và chi phí giao dịch giữa các doanh nghiệp trong khu vực. 63% số người được hỏi cho rằng hội nhập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nhân tài từ các thị trường khác trong khối ASEAN và 65% kỳ vọng rằng việc hội nhập sẽ thúc đẩy doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong thị trường khu vực. Nhìn nhận về kẻ thắng người bại. Việc một doanh nghiệp nhận thức sự tăng cường cạnh tranh này như một cơ hội hay một mối đe dọa phần lớn phụ thuộc vào tình hình hiện nay của doanh nghiệp. Nhìn chung, những người được hỏi đều cho rằng các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp cấp khu vực - chẳng hạn như các doanh nghiệp nằm trong danh sách 50 Doanh nghiệp Tiên phong thách thức ở Đông Nam Á theo BCG (50 BCG Southeast Asian challengers) - sẽ gặt hái được nhiều lợi ích nhất từ tiến trình hội nhập ASEAN. The Boston Consulting Group 12 Để dẫn đầu khối ASEAN 11 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu tập trung vào thị trường trong nước sẽ chịu thiệt thòi nhiều nhất. (Xem hình 4). 97% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng các doanh nghiệp cấp khu vực sẽ chiến thắng, 44% trong số này tin chắc rằng những doanh nghiệp này sẽ chiến thắng tuyệt đối. 29% doanh nghiệp được khảo sát dự báo rằng các công ty đa quốc gia sẽ chiến thắng tuyệt đối. Các công ty này có sẵn quy mô quốc tế, năng lực tổ chức, vận hành xuất sắc và uy tín trong khu vực nên dễ dàng tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Ngoài ra, 72% số người được hỏi cho rằng các doanh nghiệp lớn trong nước cũng sẽ thu lợi từ hội nhập ASEAN. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ hoạt động trong nước được xem là những doanh nghiệp chịu nhiều tác động nhất từ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài. 81% số người được hỏi dự báo các doanh nghiệp nhỏ sẽ chịu thua thiệt trong tiến trình hội nhập ASEAN; 19% trong số này khẳng định các doanh nghiệp này sẽ là bên thua cuộc hoàn toàn. 59% số người được hỏi dự báo rằng các doanh nghiệp quy mô vừa cũng sẽ là bên thua thiệt. Tiến trình hội nhập ASEAN chắc chắn sẽ tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên họ kém hơn về khả năng đầu tư vào các lĩnh vực giúp nâng cao tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp quy mô lớn hơn - chẳng hạn như đầu tư vào nghiên cứu thị trường, thu hút nhân tài quốc tế và các chương trình xây dựng vận hành xuất sắc trong sản xuất và quản lý Hình 4 | Các doanh nghiệpchuỗi hoạtcung độngứng. mạnh trong khu vực và các công ty đa quốc gia sẽ được hưởng Năng lực tài chính và đặc biệt là nguồn lực và năng lực quản lý là những trở lợi nhiều nhất từ tiến trình hội nhập ngại quan trọng nhất. Quý Công ty cho rằng người thắng cuộc và thua cuộc lớn nhất trong một nền kinh tế ASEAN hội nhập sẽ là những ai? Các doanh nghiệp Các doanh cấp nghiệp khu vựccấp khu vực 97 Các công ty đa quốc Các công ty đa giaquốc Các doanh nghiệp Các doanh trong nước có quy nghiệp trong mô lớnquy mô nước Các Cácdoanh doanhnghiệp nghiệp trongtrong nướcnước có quy quy mô vừa mô vừa Các doanh nghiệp Các doanh trong nghiệp nước cótrong quy mô nhỏ nước quy mô 96 29 44 72 10 41 67 53 62 19 39 1 18 1 1 4 2 2 23 5 50 62 28 59 19 81 Tỷ lệ người được hỏi (%) Chiến thắng tuyệt đối Chiến Chiếnthắng thắng Thua Thuacuộc cuộc Thua Thuacuộc cuộc hoàn hoàntoàn toàn Nguồn: Khảo sát về Hội nhập kinh tế khối ASEAN của BCG, tháng 4 năm 2014. Ghi chú: "ASEAN" là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm 10 quốc gia thành viên. The Boston Consulting Group 12 13 Để Dẫn Đầu Khối ASEAN Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ hoạt động trong nước được xem là những doanh nghiệp chịu nhiều tác động nhất từ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài. 81% số người được hỏi dự báo các doanh nghiệp nhỏ sẽ chịu thua thiệt trong tiến trình hội nhập ASEAN; 19% trong số này khẳng định các doanh nghiệp này sẽ là bên thua cuộc hoàn toàn. 59% số người được hỏi dự báo rằng các doanh nghiệp quy mô vừa cũng sẽ là bên thua thiệt. Tiến trình hội nhập ASEAN chắc chắn sẽ tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên họ kém hơn về khả năng đầu tư vào các lĩnh vực giúp nâng cao tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp quy mô lớn hơn - chẳng hạn như đầu tư vào nghiên cứu thị trường, thu hút nhân tài quốc tế và các chương trình xây dựng vận hành xuất sắc trong sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng. Năng lực tài chính và đặc biệt là nguồn lực và năng lực quản lý là những trở ngại quan trọng nhất. Chuẩn bị cho tiến trình hội nhập Các doanh nghiệp Đông Nam Á đang tích cực vận động để tận dụng các cơ hội lớn từ tiến trình hội nhập. Phần lớn các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ đang có những bước chuẩn bị cho tổ chức của mình. Các doanh nghiệp cấp khu vực và các công ty đa quốc gia là tích cực và quyết liệt nhất. BCG đã tìm hiểu cách thức doanh nghiệp thực hiện việc tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực tổ chức, tuyển dụng nhân tài và cải tiến vận hành. 78% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ đang tiến hành các bước điều chỉnh để có thể thâm nhập sâu hơn vào các thị trường Đông Nam Á hiện có, 72% cho biết họ đang tìm cách mở rộng thị trường trong khu vực cũng như ra quốc tế. (Xem hình 5). 70% doanh nghiệp đang đầu tư tìm hiểu kỹ hơn các thị trường Đông Nam Á, 66% đang tìm cách điều chỉnh mô hình gia nhập thị trường phù hợp với điều kiện của địa phương và 59% đang thực hiện điều chỉnh hoạt động cung cấp sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Hình 5 | Các doanh nghiệp đang hành động để chuẩn bị năng lực tổ chức cho Hội nhập ASEAN Doanh nghiệp đang tiến hành hoặc lên kế hoạch thực hiện những bước điều chỉnh gì để chuẩn bị cho Hội nhập ASEAN? Phần trăm số người được hỏi nêu cụ thể các điều chỉnh hiện tại hoặc trong tương lai của doanh nghiệp (%). Mô hình gia nhập thị trường và tiếp cận thị trường Mô hình gia nhập và tiếp cận thị trường Nâng cao mức độ thâm nhập vào các thị trường ASEAN Nâng cao mức độ thâm nhập vào các thị trường Đông Nam Á Mở rộng ra quốc tế và mở rộng thị trường ASEAN Mở rộng ra quốc tế và mở rộng thị trường Đông Nam Á Đầu tư tìm hiểu các thị trường Đông Nam Á khác Đầu tư tìm hiểu các thị trường Đông Nam Á khác Điều chỉnh mô hình gia nhập thị trường Điều chỉnh mô hình gia nhập thị trường Điều chỉnh hoạt động cung cấp sản phẩm và dịch vụ Điều chỉnh hoạt động cung cấp sản phẩm và dịch vụ sulting Group Tổ chức năngvà lực Tổvàchức năng lực Tuyển Tuyển dụng nhân tài dụng Hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh Hoàn toàn Hoàn toàn đồng đồngýý 27 22 Nâng lựcM&A M&A (mua (muabán bánvàvàsáp sáp nhập) và Nângcao cao năng năng lực nhập) và liên liên doanh đối với thị trường ASEAN doanh đối với thị trường ASEAN Đầu tàiquốc quốctếtế Đầutư tưvào vào nhân nhân tài 11 thiện chuỗi cung ứngquốc quốctếtế Cải Cải thiện chuỗi cung ứng 1 Tăng cường năng lực sản cường xuất ở các quốc ASEAN Tăng năng lựcgia sản xuất ở các quốc gia ASEAN Đồng Đồng ý ý 50 16 48 11 5 9 46 16 20 46 14 51 33 1 13 6 7 6 4 48 Nguồn: Khảo sát về Hội nhập kinh tế khối ASEAN của BCG, tháng 4 năm 2014. Ghi chú: "ASEAN" là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm 10 quốc gia thành viên. Ngoại trừ các lĩnh vực phi sản xuất như dịch vụ tài chính, viễn thông, truyền thông và công nghệ. The Boston Consulting Group 66 48 21 10 7 2 7 0 54 18 Quốc tế hóa 13 tổ chức Quốc tế hóa tổ chức 7 8 51 6 6 6 5 4 3 Các doanh nghiệp cần chủ động và không chỉ trông chờ vào hành động xa hơn nữa của chính phủ các nước ASEAN Các ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp liên quan đến năng lực tổ chức gồm quốc tế hóa (67%) và cải thiện khả năng M&A (mua bán và sáp nhập) và liên doanh. 66% doanh nghiệp cho biết họ đang tăng cường đầu tư vào nhân tài quốc tế. Liên quan đến khía cạnh vận hành, 65% doanh nghiệp cho biết họ đang nỗ lực cải thiện các chuỗi cung ứng toàn cầu và 43% doanh nghiệp cho biết đang tìm cách gia tăng năng lực sản xuất trong khu vực Đông Nam Á. Các ưu tiên của các doanh nghiệp thay đổi tùy vào quy mô của doanh nghiệp và quốc gia nơi thành lập doanh nghiệp. Các doanh nghiệp quy mô lớn đang chuẩn bị cho hội nhập ASEAN một cách chủ động và tích cực hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Trong số các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm trên 5 tỷ USD, có đến 84% doanh nghiệp đã bắt tay vào hành động để nâng cao mức độ thâm nhập ở các thị trường Đông Nam Á mà họ đang có mặt. Tăng cường đầu tư vào nhân tài quốc tế và cải thiện chuỗi cung ứng quốc tế cũng là những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp này. Khảo sát của chúng tôi cũng cho thấy các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp cấp khu vực có trụ sở đặt tại Đông Nam Á tập trung vào nhiều khía cạnh khách nhau để tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các công ty đa quốc gia tập trung vào việc tìm hiểu kỹ hơn các đặc điểm của từng thị trường Đông Nam Á và điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình cho phù hợp với điều kiện địa phương. Ngược lại, các doanh nghiệp lớn ở Đông Nam Á có tầm nhìn chiến lược toàn cầu và có sự hiểu biết sâu hơn về thị trường địa phương cũng như có thể sẵn sàng áp dụng các chiến lược đã được kiểm chứng ở các nền kinh tế đang phát triển khác lại tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng năng lực tổ chức và vận hành xuất sắc. (Xem thêm phần "Hai doanh nghiệp Đông Nam Á đã vươn lên tầm khu vực như thế nào"). Hầu hết những biện pháp đề cập ở trên đều đang được áp dụng bởi các doanh nghiệp có tính chủ động mà không cần chờ đợi động thái tiếp theo của chính phủ các nước ASEAN trong việc thúc đẩy tiến trình hội nhập khu vực. Thúc đẩy tiến trình hội nhập lên một tầm cao mới Hội nhập kinh tế Đông Nam Á là một tầm nhìn đầy tham vọng và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong khu vực cũng như các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên đã đến thời điểm mà các doanh nghiệp không nên chỉ trông chờ vào hành động tiếp theo của chính phủ các nước ASEAN. Hội nhập Đông Nam Á đã tạo được đà để có thể tiếp tục tiến xa hơn nữa. Cuộc đua khẳng định lợi thế cạnh tranh cũng đang diễn ra trên khắp khu vực. Nếu các chính phủ triển khai các biện pháp cần thiết để tiến tới tự do lưu chuyển hàng hóa, vốn và lao động, cuộc đua sẽ tăng tốc. Đảm bảo được nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết nhất đối với các doanh nghiệp đang nhắm đến thị trường ASEAN đầy thử thách. Ví dụ, Indonesia đang phải đối mặt với những thiếu hụt ngày càng lớn về lực lượng lao động, từ lao động cấp thấp đến quản lý cấp trung và điều hành cấp cao. (Xem thêm bài Trả giá đắt cho lợi thế tăng trưởng lâu dài: Giải quyết thách thức về nhân tài tại Indonesia, Tạp chí BCG Focus, Tháng 5/2013). Khan hiếm tài năng có thể là một trở ngại trong việc tìm hiểu thị trường địa phương, tìm nguồn cung ứng, phân phối, phát triển sản phẩm và tiếp thị. Việc phát triển và giữ chân người tài do đó sẽ trở thành một yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh quan trọng. 14 The Boston Consulting Group Để Dẫn Đầu Khối ASEAN 17 HAI DOANH NGHIỆP ĐÔNG NAM Á ĐÃ VƯƠN TẦM KHU VỰC NHƯ THẾ NÀO Có một số ít các doanh nghiệp mạnh cấp khu vực là những doanh nghiệp đang có lợi thế tốt hơn để tận dụng được tiến trình hội nhập ASEAN. Rất nhiều trong số này là những doanh nghiệp đang phát triển nhanh chóng, có tầm nhìn quốc tế và đã có mặt trong khu vực nhiều năm nay. Các doanh nghiệp này đang nỗ lực nắm bắt các lợi thế chiến lược của mình. Jebsen & Jessen và Universal Robina là hai ví dụ minh họa về quá trình vươn lên thành doanh nghiệp cấp khu vực. Jebsen & Jessen là một tập đoàn đa lĩnh vực có trụ sở chính đặt tại Singapore. Công ty đã và đang mở rộng hoạt động sản xuất, kỹ thuật và phân phối trên khắp khu vực trong suốt 5 thập kỷ qua. Công ty được thành lập và đi vào hoạt động tại Malaysia năm 1963 và mở rộng hoạt động sang Thái Lan và Indonesia vào những năm 1970. Hiện tại Jebsen & Jessen đã có mặt ở 9 quốc gia ASEAN và gần đây mới mở một văn phòng đại diện tại quốc gia thứ 10 là Lào. Công ty khai thác năng lực kỹ thuật chuyên môn từ các đối tác quốc tế và tận dụng kiến thức và nhân lực địa phương của nhiều đối tác trong khu vực Đông Nam Á. Ví dụ, liên doanh của công ty với nhà sản xuất thiết bị công nghiệp nặng Terex-Demag đã thiết lập được 8 cơ sở sản xuất và 35 trung tâm dịch vụ trong khu vực. Hiện tại, Jebsen & Jessen đang nắm giữ vị thế hàng đầu ở thị trường Đông Nam Á trong nhiều lĩnh vực kinh doanh - bao gồm hóa chất đặc biệt, cần cẩu, cần trục, các dự án đường sắt, cáp ngoài khơi. bằng cách thích ứng mô hình kinh doanh và một loạt các sản phẩm của mình theo thị hiếu của khách hàng địa phương. Năm 2006, Universal Robina bắt đầu sản xuất và bán mặt hàng trà xanh C2 ở Việt Nam - thị trường duy nhất ngoài Philipines đối với sản phẩm này - sau khi kết quả nghiên cứu thị trường cho thấy sản phẩm nước uống này sẽ có khả năng thành công lớn ở Việt Nam. Các quảng cáo thức uống này truyền đạt đến người tiêu dùng rằng nguyên liệu được trồng ở một vùng chè nổi tiếng của Việt Nam. Tháng 5 năm 2014, Universal Robina tuyên bố sẽ thành lập một nhà máy ở thị trường mới là Myanmar để sản xuất bánh kẹo cho người tiêu dùng địa phương. Doanh số bán hàng của công ty đã tăng trung bình 13% mỗi năm kể từ năm 2008. Có thể thời gian sẽ không còn nhiều trước khi Đông Nam Á được tận hưởng đầy đủ lợi ích của việc tự do lưu chuyển hàng hóa, vốn và lao động mà Cộng đồng kinh tế ASEAN hy vọng sẽ đạt được trong năm 2015. Tuy nhiên, kinh nghiệm của Jebsen & Jessen và Universal Robina cho thấy các doanh nghiệp nhìn xa trông rộng đang gặt hái những phần thưởng của hội nhập. Universal Robina là công ty thực phẩm tiêu dùng hàng đầu của Philippines đã gia tăng được thị phần tại 6 trong số 10 quốc gia ASEAN The Boston Consulting Group 18 15 Để dẫn đầu khối ASEAN Ngoài ra, các doanh nghiệp với tư duy Đông Nam Á và các công ty đa quốc gia thường có những mối ưu tiên khác nhau. Các doanh nghiệp cấp khu vực cần tập trung vào việc quốc tế hóa tổ chức và đạt đươc vận hành xuất sắc để có thể cạnh tranh sát sao với các doanh nghiệp lớn mạnh trên thế giới. Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia lại cần nỗ lực đào sâu kiến thức về các thị trường địa phương đa dạng và thích ứng sản phẩm, mô hình kinh doanh và tổ chức của mình cho phù hợp. Các doanh nghiệp Đông Nam Á đang tập trung vào thị trường nội địa thì có 3 lựa chọn. Họ có thể tiếp tục ở lại với thị trường nội địa và tận dụng mọi nguồn lực để bảo vệ hoặc nâng cao thị phần của mình. Họ có thể mở rộng ra khu vực bằng cách mở các chi nhánh ở các quốc gia láng giềng và hoạt động tích cực để tăng dần thị phần hoặc thông qua hình thức Mua bán và Sáp nhập. Hoặc lựa chọn thứ 3, họ có thể xây dựng các mối quan hệ đối tác và mở rộng phạm vi hoạt động thông qua liên kết, liên doanh với các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp trong khu vực. Phương án lựa chọn phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động và vị thế của doanh nghiệp trong thị trường. Đối với lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng và các ngành công nghiệp, việc bảo vệ được thị trường nội địa sẽ gặp nhiều khó khăn. Đối với các ngành liên quan như dịch vụ tài chính và viễn thông, lựa chọn định hướng trong nước có thể vẫn khả thi. Các tập đoàn trong nước hoạt động đa lĩnh vực cần quyết định nên lựa chọn lĩnh vực nào để mở rộng trong khu vực. Chính phủ các nước ANSEAN có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đáp ứng những thách thức này và làm cho các nền kinh tế ASEAN trở nên hấp dẫn hơn bằng những chính sách không chỉ bó hẹp trong phạm vi tự do hóa thương mại và thị trường tài chính. Các chính phủ có thể tăng cường nguồn nhân tài địa phương bằng cách đầu tư nhiều hơn vào giáo dục đại học và dạy nghề. Các chính phủ cũng có thể đưa ra các biện pháp giúp giảm thiểu rủi ro và cải thiện môi trường kinh doanh như tiếp tục đẩy mạnh chống tham nhũng và xây dựng các quy định pháp luật minh bạch và dễ dự đoán. Các chính phủ có thể nâng cấp cơ sở hạ tầng thông qua đầu tư trực tiếp hoặc đối tác công tư. Các doanh nghiệp cấp khu vực và các công ty đa quốc gia cần đặt ra những ưu tiên khác nhau Các chính phủ cũng cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp DNVVN là nhóm doanh nghiệp chịu thiệt thòi nhất và ít được chuẩn bị nhất cho tiến trình hội nhập. Vì lý do chính trị, các quốc gia có thể tìm cách lập hàng rào phi thuế quan dưới danh nghĩa bảo hộ cho nhóm doanh nghiệp này. Tuy nhiên biện pháp này là thiếu nhìn xa trông rộng: về dài hạn, thị trường mở sẽ cung cấp những điều kiện tốt nhất để thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và tăng năng suất. Thị trường mở cũng cung cấp cho người dân những lựa chọn hàng hóa và dịch vụ tốt nhất. Thay vào đó, các chính phủ có thể lựa chọn tài trợ các chương trình giúp nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về các thị trường khác trong khu vực, tạo điều kiện cho liên doanh liên kết, nâng cao năng suất và cải thiện tiếp cận nhân tài thông qua mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp DNVVN và các tổ chức giáo dục. Các doanh nghiệp Đông Nam Á cũng cần làm việc chặt chẽ với các chính phủ để thúc đẩy tiến trình (hoặc tối thiểu là để duy trì các thành tựu đã đạt được) của chương trình nghị sự AEC. Hỗ trợ từ cộng đồng doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng ý chí chính trị cần thiết nhằm giảm thiểu các rào cản phi thuế quan và để tránh các xung động từ chính sách bảo hộ. Ngăn chặn hoặc đảo ngược tiến trình hội nhập có thể sẽ gây thiệt hại nhiều hơn là hỗ trợ cho nền kinh tế. Nhóm người tiêu dùng có sức mua mạnh nhất, được tạo điều kiện bởi dịch vụ đi lại chi phí thấp hơn trong khu vực và mua sắm trực tuyến dễ dàng hơn, sẽ bị hút về những thị trường có thể cung cấp những giá trị tốt nhất cho số tiền mà họ bỏ ra. Các doanh nghiệp được bảo hộ trong các thị trường đóng sẽ mất nhiều nhất trong kịch bản này. The Boston Consulting Group 19 16 Để Dẫn Đầu Khối ASEAN BCG hy vọng rằng các chính phủ sẽ không nghiêng hơn về thiên hướng bảo hộ, tuy vậy chúng tôi cũng không kỳ vọng sẽ có thêm các đột phá lớn. Các chính phủ đã tạo ra những cơ hội to lớn. Và nhiệm vụ của các doanh nghiệp là nắm bắt được những cơ hội này. Ghi chú 1.Các dự báo dựa trên dữ liệu thu nhận được từ Ban Thông tin Kinh tế của tạp chí The Economist và trang web Trading Economics. 2.Khái niệm tầng lớp trung lưu và khá giả là khác nhau tùy theo quốc gia. Ví dụ ở Indonesia, một hộ gia đình được xếp vào tầng lớp trung lưu nếu có mức chi tiêu trên 40 USD /tháng. Ở Myanmar, một hộ gia đình có thu nhập hàng tháng trên 190 USD sẽ được xem là thuộc tầng lớp trung lưu. The Boston Consulting Group 20 17 Để dẫn đầu khối ASEAN Phụ lục BCG đã lập danh sách 50 các Doanh nghiệp Tiên phong thách thức ở Đông Nam Á năm 2014. Các doanh nghiệp hội đủ điều kiện là những doanh nghiệp có trụ sở và có các hoạt động chính trong khu vực, doanh thu hàng năm đạt tối thiểu 500 triệu USD, là các doanh nghiệp đang tăng trưởng và có lợi nhuận. Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng hoặc phải lọt vào top 5 trên thị trường trong khu vực hoặc đang tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn đáng kể so với các doanh nghiệp cùng ngành. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng cần chứng tỏ được năng lực hoặc tiềm năng mở rộng ra thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp nắm giữ vị thế toàn cầu đáng kể trong ít nhất 5 năm qua sẽ không được đưa vào danh sách. Danh sách Doanh nghiệp Tiênở phong thách thức ở Đông Nam Á Danh sách cáccác Doanh nghiệp tiên phong Đông Nam 2014 Malaysia (12) Thái Lan (11) Singapore (10) AirAsia Banpu Central BreadTalk Group Axiata Group Group CapitaLand CIMB Group Charoen Pokphand Foods Changi Airport Group Genting Group Minor International Jebsen & Jessen Hong Leong Group Mitr Phol Group Keppel IHH Healthcare IJM Pruksa Real Estate OSIM Malayan Banking PTT PSA International MMC Siam Cement Sembcorp Industries Sime Darby Sri Trang Agro-Industry Swiber Holdings United SP Setia Thai Beverage Overseas Bank YTL Thai Union Frozen Products Indonesia (9) Philippines (5) Việt Nam (3) Adaro Energy ICTSI FPT AKR Jollibee Foods Viettel Group Astra Otoparts Petron Vinamilk Bayan Resources San Miguel Golden Agri Resources Universal Robina Indofood Sukses Makmur Kalbe Farma Mayora Semen Indonesia 18 The Boston Consulting Group Để Dẫn Đầu Khối ASEAN 21 Giới thiệu các tác giả Vincent Chin là Thành viên Hợp danh cấp cao và Giám đốc điều hành văn phòng BCG tại Kuala Lumpur. Ông cũng đứng đầu Ban tư vấn về Doanh nghiệp và Vận hành của BCG tại khu vực Đông Nam Á. Quý vị có thể liên hệ theo địa chỉ chin.vincent@bcg.com. Michael Meyer là Thành viên Hợp danh và Giám đốc điều hành văn phòng BCG tại Singapore và là Cố vấn đại diện khu vực Đông Nam Á tại Ban tư vấn về Lợi thế Toàn cầu của BCG. Quý vị có thể liên hệ theo địa chỉ meyer.michael@bcg.com. Evelyn Tan là chuyên gia phân tích cấp cao tại Ban Tư vấn về Lợi thế Toàn cầu của BCG. Quý vị có thể liên hệ theo địa chỉ tan.evelyn@bcg.com. Bernd Waltermann Thành viên Hợp danh cấp cao và Giám đốc điều hành văn phòng BCG tại Jakarta và Singapore, phụ trách chủ đề nghiên cứu về Toàn cầu hóa và Tăng trưởng của BCG. Quý vị có thể liên hệ theo địa chỉ waltermann.bernd@bcg.com. Lời cảm ơn Báo cáo này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự hỗ trợ của các đồng nghiệp BCG gồm Pim Altena, Chong Chi Hung và Yong Hui Yoong. Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Pete Engardio trong việc soạn thảo báo cáo cũng như cảm ơn Katherine Andrews, Gary Callahan, Angela DiBattista, Lilith Fondulas, Kim Friedman, Abby Garland, và Sara Strassenreiter vì những đóng góp trong việc chỉnh sửa, thiết kế và xuất bản báo cáo. Đôi nét về sáng kiến Tăng trưởng thành công của BCG Tăng trưởng không phải là một sự lựa chọn. Tăng trưởng là cơ sở tăng lợi nhuận cho cổ đông, là động lực thu hút và khuyến khích nhân tài. Tăng trưởng để tạo ra được giá trị, tuy ngành nào cũng có thể đạt được, nhưng không phải là điều dễ dàng. Sáng kiến Tăng trưởng để dẫn đầu của BCG hội tụ các chuyên gia trong lĩnh vực chiến lược doanh nghiệp, sáng tạo, toàn cầu hóa, M&A, sáng tạo mô hình kinh doanh, marketing, kinh doanh và tổ chức, nhằm giúp khách hàng hoạch định một hướng đi độc đáo để đạt được tăng trưởng tạo giá trị. Ấn phẩm này là sản phẩm của những nỗ lực đó. Địa chỉ liên hệ Nếu quý vị muốn thảo luận về báo cáo này, vui lòng liên hệ với một trong số các tác giả. The Boston Consulting Group 22 19 Để dẫn đầu khối ASEAN 20 Để Dẫn Đầu Khối ASEAN Để tìm hiểu nội dung mới nhất của BCG và đăng ký dịch vụ email thông báo về chủ đề này hoặc các chủ đề khác, vui lòng truy cập trang bcgperspectives.com. Vui lòng theo dõi bcg.perspectives trên Facebook và Twitter. © The Boston Consulting Group, Inc. 2014. Bảo lưu mọi quyền. Abu Dhabi Amsterdam Athens Atlanta Auckland Bangkok Barcelona Beijing Berlin Bogotá Boston Brussels Budapest Buenos Aires Calgary Canberra Casablanca Chennai Chicago Cologne Copenhagen Dallas Detroit Dubai Düsseldorf Frankfurt Geneva Hamburg Helsinki Ho Chi Minh City Hong Kong Houston Istanbul Jakarta Johannesburg Kiev Kuala Lumpur Lisbon London Los Angeles Luanda Madrid Melbourne Mexico City Miami Milan Minneapolis Monterrey Montréal Moscow Mumbai Munich Nagoya New Delhi New Jersey New York Oslo Paris Perth Philadelphia Prague Rio de Janeiro Rome San Francisco Santiago São Paulo Seattle Seoul Shanghai Singapore Stockholm Stuttgart Sydney Taipei Tel Aviv Tokyo Toronto Vienna Warsaw Washington Zurich bcg.com