HIỆP ĐỊNH FTA GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
Transcription
HIỆP ĐỊNH FTA GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
HIỆP ĐỊNH FTA GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU Trần Thanh Hải Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương facebook.com/thanhhai158 Nội dung Đôi nét về FTA Tổng quan về Hiệp định VN-EAEU FTA Cam kết mở cửa đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Một số nội dung cần lưu ý ĐÔI NÉT VỀ FTA 20 năm qua, Việt Nam đã thực hiện những bước đi ngoạn mục trong tiến trình hội nhập 2015 2007 2000 165 tỷ USD 1995 48,5 tỷ USD 14,4 tỷ USD 5,4 tỷ USD Sự bùng nổ của FTA WTO lẽ ra là sân chơi lý tưởng cho tự do hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu, nhưng sự bế tắc của Vòng đàm phán Doha làm cho các nước có xu hướng quay sang tìm kiếm lợi ích từ các nhóm nhỏ hơn, ở cấp độ khu vực Việt Nam đang tham gia bao nhiêu FTA? 9: đã ký và đã có hiệu lực 1: đã ký nhưng chưa có hiệu lực 16 FTA 2: đã kết thúc đàm phán 4: đang đàm phán Đã ký Việt Nam - Nhật Bản ATIGA Việt Nam - Chile ASEAN - Trung Quốc Việt Nam - Hàn Quốc ASEAN - Hàn Quốc Việt Nam ASEAN - Ấn Độ ViệtVN Nam - Liên minh - Eurasian Kinh tế ÁUnion Âu Economic ASEAN - Úc, New Zealand Việt Nam - EU ASEAN - Nhật Bản Việt Nam - EFTA TPP Đang đàm phán Đã kết thúc đàm phán RCEP ASEAN - Hong Kong Việt Nam - Israel 7 TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH FTA GIỮA VIỆT NAM VÀ EAEU Vài nét về Liên minh Kinh tế Á Âu 1/1/2010: Thành lập Liên minh Hải quan giữa Nga, Kazakhstan và Belarus 1/7/2011: Xóa bỏ biên giới hải quan giữa các nước thành viên 1/1/2012: Thành lập Không gian kinh tế thống nhất 1/1/2015: Thành lập Liên minh Kinh tế Á Âu, với sự tham gia của 2 thành viên mới Kyrgystan và Armenia Diện tích 20,2 triệu km2, dân số 183 triệu Tổng GDP 2,2 nghìn tỷ USD, tính theo đầu người vào khoảng gần 13.000 USD/năm Sản lượng công nghiệp 1,3 nghìn tỷ USD Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 931 tỷ USD Thông tin chung về Hiệp định Khởi động đàm phán tháng 3/2013 tại Hà Nội Kết thúc đàm phán tháng 12/2014 tại Phú Quốc 8 vòng đàm phán chính và nhiều phiên đàm phán kỹ thuật Chính thức ký kết ngày 29/5/2015 tại Burabay, Kazakhstan Thông tin chung về Hiệp định Gồm 16 chương, 216 điều, 12 phụ lục Các Phụ lục liên quan đến các biểu cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và quy tắc xuất xứ … Riêng Chương Thương mại dịch vụ, đầu tư và di chuyển thể nhân được đàm phán song phương giữa Việt Nam và LB Nga. Thị trường Nga Năm 2014, xuất khẩu sang Nga đạt 1,9 tỷ USD Chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiêu dùng, chiếm gần 80% kim ngạch xuất khẩu Điện thoại các loại & linh kiện: 674,1 triệu USD, 41,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nga Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: 124,3 triệu USD, chiếm 10% Thủy sản: 104,5 triệu USD, chiếm 5,4% Dệt may: 136,8 triệu USD, chiếm 7% Giầy dép các loại; rau quả; cà phê, hạt điều và hạt tiêu... Thị trường Nga Nhập khẩu từ Nga năm 2014 đạt 853 triệu USD Trên 85% kim ngạch nhập khẩu từ Nga là những mặt hàng thiết yếu, phục vụ sản xuất trong nước như: xăng dầu, phân bón, sắt thép & sản phẩm, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng, hàng thủy sản, than đá, cao su, các sản phẩm từ dầu mỏ, phôi thép, sắt thép thành phẩm và phân bón. Xăng dầu các loại chiếm 36,8%, đạt 302 triệu USD Phân bón các loại 16,9%, đạt 138 triệu USD Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 64 triệu USD, chiếm 7,8% Thị trường Belarus Năm 2014, Việt Nam nhập khẩu từ Belarus 138 triệu USD phân bón: đạt 72 triệu USD còn lại là máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng, sản phẩm từ sắt thép, ô tô tải, linh kiện & phụ tùng ô tô. Việt Nam xuất khẩu sang Belarus 14 triệu USD thủy sản: 26% cao su: 20% điện thoại & linh kiện: 16% gạo: 14% sản phẩm sắn: 10% Thị trường Kazakhstan Năm 2014 Việt Nam xuất khẩu 154 triệu USD, nhập khẩu 5,2 triệu USD từ Kazakhstan Ngoài thực phẩm, Việt Nam còn cung cấp cho Kazakhstan hoa quả và các loại hạt, chế phẩm ngũ cốc (chiếm khoảng hơn 2025% giá trị nhập khẩu), giày dép, phụ kiện (15%), thiết bị nồi hơi và phương tiện cơ khí, phụ tùng (15%) Kim loại màu chiếm hơn 90% tổng giá trị xuất khẩu của Kazakhstan sang Việt Nam. Những sản phẩm khác xuất sang Việt Nam là muối, lưu huỳnh, đất và đá, thạch cao XNK của VN với các đối tác Khác: 38,16 17% TPP: 27,07 12% ASEAN: 37,79 20% ANZ (AU,NZ): 5,42 - 2% Trung Quốc: 40,96 - 18% EU: 28,35 12% EAEU: 2, 0.8% Hàn Quốc: 21,06 - 9% Ấn Độ: 3,94 - 2% Nhật: 24,50 11% Thuận lợi Thị trường tiềm năng, hấp dẫn và đa dạng về hàng thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng Tạo ra động lực mở cửa thị trường, thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp hai bên Việt Nam là nước đầu tiên ký FTA với Liên minh -> được hưởng lợi trong khi các nước khác còn phải chịu thuế MFN Nga đang cấm vận đối với một số sản phẩm nông sản, thực phẩm Phương Tây -> cơ hội cho hàng hóa Việt Nam tìm cách lấp chỗ trống Người Việt đang kinh doanh tại Nga đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước Khó khăn Sản phẩm của Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các quốc gia khác có nguồn cung sản phẩm tương tự Vấn đề vận chuyển hàng hóa Thanh toán các giao dịch bằng đồng Rúp còn gặp khó khăn Hình thức thanh toán của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Nga trong thời gian qua chủ yếu là hình thức D/P trả chậm 40 - 60 ngày chứ ít theo hình thức L/C. Phí mở L/C ở các ngân hàng tại Liên bang Nga thường đắt gấp 2 đến 3 lần so với ở các ngân hàng tại quốc gia khác Phân loại cam kết Mở cửa thị trường hoàn toàn Mở cửa thị trường từng phần • A: Thuế nhập khẩu về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực • B: Thuế nhập khẩu về 0% sau 5 năm • C: Thuế nhập khẩu về 0% sau 10 năm • R: Thuế nhập khẩu giảm, nhưng không về 0% • T: Thuế nhập khẩu về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, nhưng khi lượng nhập khẩu tăng quá nhanh thì áp dụng trở lại thuế MFN • Q: Hạn ngạch thuế quan Không mở cửa thị trường • N: Không giảm thuế Cam kết chung (tỷ lệ % kim ngạch XK) T, 4.2% R, 0.1% C , 0.2% B, 0.1% Q, 0.6% N, 10.5% A, 84.3% A B C R T N Q Tổng hợp các cam kết Nhóm cam kết mở cửa thị trường: 9.927 dòng thuế (tương đương 87,4% số dòng thuế - 95,7% kim ngạch xuất khẩu) Ngay khi Hiệp định có hiệu lực: 6.718 dòng thuế (60% - 91%) Mở cửa hoàn toàn: 10.194 dòng thuế (84% - 91%) Mở cửa không hoàn toàn: 313 dòng thuế (2,7% - 4,9%) Nhóm không cam kết mở cửa thị trường: 1.453 dòng (11,3% - 4,3%) CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM Dệt may 82% tổng số dòng thuế cam kết cắt, giảm 42% xoá bỏ hoàn toàn, có lộ trình, tối đa trong 10 năm 36% xóa bỏ hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực Việt Nam mỗi năm XK 24 tỷ USD, EAEU mỗi năm NK 17 tỷ USD, nhưng thị phần của Việt Nam còn rất nhỏ Năm 2014, Việt Nam XK 136 triệu USD dệt may sang Nga, trong tổng kim ngạch XK 1,9 tỷ USD sang nước này Dệt may Nhập khẩu của Nga đối với: Nhóm mở cửa (A, B, C, R): khoảng 40% Nhóm T: khoảng 51% Nhóm N: khoảng 10% Xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới: Nhóm mở cửa: khoảng 34% Nhóm T: khoảng 59% Nhóm N: khoảng 7% Giày dép, Túi xách 77% cắt, giảm thuế 73% xoá bỏ hoàn toàn, lộ trình tối đa 5 năm (99% tổng kim ngạch xuất khẩu) Điều kiện: đáp ứng yêu cầu về mô tả hàng hoá trên C/O Túi xách: 100% dòng thuế được cam kết xoá bỏ thuế hoàn toàn, phần lớn là ngay khi Hiệp định có hiệu lực Nhận xét chung EAEU bảo hộ chủ yếu đối với các mặt hàng có chất liệu từ len, bông và các sản phẩm cao cấp EAEU mở cửa cho các mặt hàng thuộc phân khúc trung bình, giá bình dân EAEU vẫn duy trì cách đánh thuế hỗn hợp, ngoài thuế nhập khẩu thông thường (theo giá trị) còn có thuế nhập khẩu theo mùa vụ và thuế đặc định (tính trên một đơn vị khối lượng sản phẩm) Dự báo kim ngạch hàng dệt may giữa hai bên sẽ tăng trưởng 50% ngay trong năm đầu tiên Hiệp định được thực thi và tăng trung bình 20% trong 5 năm tiếp theo Thủy sản Mở của có lộ trình đối với 95% tổng số dòng thuế, tối đa trong 10 năm 71% xoá bỏ thuế hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 100% kim ngạch xuất khẩu trung bình 3 năm từ 2010 - 2012 của VN sang EAEU 5% dòng còn lại là các mặt hàng VN không có thế mạnh xuất khẩu Chè, Cà-phê Giảm thuế về 0% ngay đối với chè nguyên liệu (cả chè xanh và chè đen), cà-phê nguyên liệu (chưa rang), cà-phê hòa tan 3 trong 1 EAEU không cam kết giảm thuế với chè xanh đóng gói dưới 3kg (0902 10, 0902 30), cà-phê rang (0901 21) Bột ca cao và chocolate Mặt hàng chè thuận lợi hơn so với các FTA hiện nay khi cho phép nhập khẩu chè để phối trộn tạo hương vị phù hợp với thị trường xuất khẩu nhưng phải đáp ứng tỷ lệ nội khối 40%. Quy tắc xuất xứ hiện nay trong các FTA của ta không cho phép điều này nên đã hạn chế khả năng xuất khẩu chè có giá trị gia tăng cao của Việt Nam sang các nước. Một số mặt hàng khác Đồ gỗ Cắt, giảm đối với 76% tổng số dòng thuế 65% được xoá bỏ thuế hoàn toàn, tối đa trong 10 năm Nhựa, cao-su 100% cắt, giảm thuế Chủ yếu xoá bỏ hoàn toàn (97%) Kim ngạch NK của VN từ EAEU (triệu USD) 1,800 1,600 1,400 1,200 1,000 800 1,564 600 1,111.10 400 904.67 1,008.18 994.54 2011 2012 2013 200 2009 2010 Một số mặt hàng NK chính từ EAEU STT Mặt hàng nhập khẩu chính từ EAEU KNNK từ EAEU (triệu USD) Tỷ trọng NK từ EAEU Tỷ trọng NK của VN từ Thế giới 1 Xăng dầu 287,1 28,9% 3,6% 2 Phân bón 250,2 25,2% 14,7% 3 Sắt thép 100,6 10,1% 1,1% 4 Máy móc thiết bị 93,9 9,4% 0,2% 5 Quặng 64,0 6,4% 9,6% 6 Cao su 31,8 3,2% 0,4% 7 Thủy sản 26 2,6% 3,9% 8 Gỗ - giấy 25,5 2,6% 0,8% 9 Phương tiện vận tải và phụ tùng 21,1 2,1% 0,5% 10 Nông sản 13,5 1,4% 0,4% Các mặt hàng EAEU quan tâm Cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EAEU hầu như không cạnh tranh trực tiếp mà mang tính bổ sung cho nhau Nhóm mặt hàng là thế mạnh xuất khẩu của EAEU: sắt thép, xăng dầu, phân bón và hóa chất, quặng và khoáng sản, phương tiện vận tải và phụ tùng, giấy,... Nhóm mặt hàng EAEU muốn xuất khẩu sang Việt Nam: sản phẩm chăn nuôi (cá nước lạnh, thực phẩm ôn đới qua chế biến, thịt, sữa và sản phẩm từ sữa), thuốc lá, đồ uống có cồn, xăng dầu, sắt thép, máy móc thiết bị, phụ tùng ô tô và một số loại ô tô (xe tải, xe buýt) Cam kết theo nhóm mặt hàng /1 Xăng dầu Tỉ trọng nhập khẩu xăng dầu đạt 1/3 tổng kim ngạch NK từ EAEU Cam kết: Xoá bỏ thuế nhập khẩu vào năm 2027 Cam kết theo nhóm mặt hàng /2 Sắt thép Tỉ trọng nhập khẩu sắt thép chiếm 12% tổng KNNK từ EAEU. Cam kết: - Xoá bỏ ngay: Nguyên liệu thô, ống thép hàn, ống thép không hàn, thép cuộn cán nóng, thép đặc biệt và thép hợp kim chế tạo cơ khí,... - Lộ trình 5 năm: một số loại thép không gỉ, sản phẩm sắt thép... - Lộ trình 7-10 năm: phôi thép, thép cán nguội, thép mạ kim loại và phủ màu, thép xây dựng... Cam kết theo nhóm mặt hàng /3 Phân bón Tỉ trọng nhập khẩu phân bón chiếm 25% tổng kim ngạch NK từ EAEU Cam kết: - Phân DAP, Urê, một số loại khác: xoá bỏ ngay - Phân NPK: Lộ trình 10 năm - Phân SA: loại trừ Cam kết theo nhóm mặt hàng /4 Rượu bia Xóa bỏ thuế nhập khẩu trong vòng 10 năm đối với: Bia Đồ uống có cồn: vodka, rượu mạnh khác. Rượu vang Cam kết theo nhóm mặt hàng /5 Máy móc thiết bị - Tỉ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị chiếm 9% tổng NK từ EAEU. - Cam kết: + Xoá bỏ ngay: dụng cụ, thiết bị quang học, sp công nghiệp kỹ thuật cao, hàng gia dụng, sản phẩm điện tử và linh kiện, … + Lộ trình 3 năm: Máy kéo, động cơ điện,… + Lộ trình 5 năm: Dụng cụ từ kim loại cơ bản, ắc quy điện,… + Lộ trình 10 năm: Pin, quạt, máy biến thế,… Cam kết theo nhóm mặt hàng /6 Phương tiện vận tải và phụ tùng - Lộ trình 10 năm: Xe tải, xe buýt, ô tô con, ô tô dưới 10 chỗ, ô tô trên 10 chỗ, xe rơ-mooc, một số loại xe chuyên dụng thuộc danh mục ưu tiên. - Phụ tùng: 5-7 năm: bộ phận và phụ kiện của thân xe, phanh và trợ lực của phanh, cầu chủ động, cụm bánh xe, túi khí, thùng nhiên liệu,… Cam kết theo nhóm mặt hàng /7 Nông sản - Xoá bỏ ngay: thịt bò, sản phẩm sữa, bột mì. - Lộ trình 3-5 năm: thịt, cá đóng hộp, và đã chế biến. - Lộ trình 5 năm: thịt gà, thịt lợn. Thủy sản - Xóa bỏ ngay: tôm, cua, hàu, mực, ... - Lộ trình 5 năm: cá tươi hoặc ướp lạnh (0302), ... - Lộ trình 10 năm: Cá đông lạnh (0303), ... MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý Một số vấn đề cần lưu ý Hiệp định tháo dỡ hàng rào thuế quan, nhưng cơ hội kinh doanh không tự nhiên đến Có tác dụng gián tiếp tăng cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, nhưng vai trò quyết định vẫn phải là doanh nghiệp Khi EAEU đàm phán thêm nhiều FTA với các đối tác khác thì lợi thế của ta cũng sẽ giảm Quy tắc xuất xứ Bên cạnh biểu thuế, cần lưu ý tìm hiểu quy định về quy tắc xuất xứ - một hàng rào kỹ thuật kiểu mới có thể hạn chế hoặc vô hiệu hóa ưu đãi về thuế Đáp ứng yêu cầu về quy trình sản xuất hoặc hàm lượng khu vực Cho phép áp dụng hóa đơn nước thứ ba, trừ 30 quốc đảo trong Phụ lục 4 Trừng phạt khi khai báo sai xuất xứ đối với doanh nghiệp và cả ngành hàng Vận chuyển trực tiếp, hoặc chỉ được phép quá cảnh nhưng không được chia nhỏ lô hàng khi đi qua một nước thứ ba Hợp tác hải quan và tạo thuận lợi thương mại Các Bên bảo đảm rằng: Tính dự đoán được, nhất quán và minh bạch Việc giải phóng hàng được thực hiện trong khoảng thời gian không quá bốn mươi tám (48) giờ từ khi đăng ký tờ khai hải quan. Tích cực trao đổi thông tin để hỗ trợ cho việc thực hiện Hiệp định. Cho phép áp dụng thủ tục về xác định trước. Tận dụng ưu đãi từ các FTA? Doanh nghiệp phải làm gì? Tìm hiểu về nội dung cam kết liên quan đến mặt hàng của mình trên các khía cạnh: Thuế quan Quy tắc xuất xứ Biện pháp kỹ thuật Biện pháp phòng vệ (chống phá giá, chống trợ cấp) Đánh giá được tác động của các cam kết đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình cũng như các đối tác, đối thủ cạnh tranh Nếu doanh nghiệp VN không nhanh thì doanh nghiệp nước ngoài sẽ vào khai thác và hưởng lợi từ FTA "hộ" chúng ta Địa phương phải làm gì? Nhận biết được các xu hướng, tác động của FTA đến địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn Quy hoạch, định hướng, giúp doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất để phù hợp với môi trường kinh doanh đang biến đổi bởi các FTA Phối hợp với Bộ ngành đưa thông tin đến doanh nghiệp Hỗ trợ doanh nghiệp thông qua: Đào tạo Cải cách hành chính XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN Cục Xuất nhập khẩu 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội Email: cucxnk@moit.gov.vn Văn phòng đại diện Cục Xuất nhập khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh 12 Võ Văn Kiệt, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Email: vpddcucxnkhcm@moit.gov.vn