Bản tin ACIAR tháng 1 năm 2016

Transcription

Bản tin ACIAR tháng 1 năm 2016
ACIAR
in Vietnam
January Tháng 1 2016
<aciar.gov.au>
No matter where they work, on the fields, in laboratories or in management positions, women have always been an essential part in ACIAR Vietnam program
Bất kể là ở vị trí nào, trên đồng ruộng, trong phòng thí nghiệm hay ở vị trí quản lý, phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong chương trình ACIAR ở Việt Nam
News
Regional workshop on beef markets and trade (p.2)
Rice farming in the Mekong Delta – adapting to climate stresses (p.4)
Retirement of Dr Nguyen Van Hao (p.6)
Story of Mrs Luyen – the vegetables grower in Moc Chau (p.8)
Project updates
First forum round towards sustainably developed
temperate fruits industry (p.12)
Mid-term review of the rice-shrimp project (p16)
Improving policies for forest plantations in Lao PDR and Vietnam (p.20)
Enhancement of production of Acacia and Eucalypt veneer processing (p.22)
Preliminary results of the oysters project (p.24)
Training corner
John Allwright fellowship (p.26)
John Dillon fellowship (p.28)
Australia, full of love from my heart (p.30)
Tin tức
Hội thảo quốc tế về thị trường bò thịt (p.3)
Trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long - ứng phó với biến đổi khí hậu (p.5)
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo nghỉ hưu (p.7)
Chuyện cô Luyến - nông dân trồng rau ở Mộc Châu (p.9)
Cập nhật từ dự án
Diễn đàn cấp tỉnh lần thứ nhất hướng tới phát triển bền vững
cây ăn quả ôn đới (p.13)
Đánh giá giữa kỳ của dự án tôm-lúa (p.17)
Hoàn thiện chính sách rừng trồng ở Lào và Việt Nam (p.21)
Tăng cường sản xuất ván mỏng từ gỗ keo và bạch đàn (p.23)
Kết quả bước đầu của dự án hàu (p.25)
Tin đào tạo
Chương trình học bổng John Allwright (p.27)
Chương trình học bổng John Dillon (p.29)
Australia, tình yêu tràn đầy trong tim tôi (p.31)
TIN TỨC
<aciar.gov.au>
Hội thảo quốc tế về thị trường bò thịt
Dr Rodd Dyer facilitating the discussion about impact of beef demand in
Asia on Australian beef industry
TS Rodd Dyer thúc đẩy thảo luận ảnh hưởng của nhu cầu về thịt bò tại
Châu Á đối với ngành bò thịt Úc
Bài viết của Phạm Lương, HELVETAS Swiss Intercooperation
Từ ngày 30 tháng 11 năm 2015 đến ngày 3 tháng 12 năm 2015 tại
Bến Tre, một hội thảo quốc tế về thị trường bò thịt khu vực Đông
Nam Á và Trung Quốc đã được tiến hành nhằm xác định các cơ
hội và thách thức liên quan đến nghiên cứu, phát triển và hợp
tác trong ngành bò thịt khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. Buổi
hội thảo do ACIAR tài trợ và do HELVETAS Việt Nam, Trường Đại
học Queensland, và ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre đồng tổ chức.
Hội thảo đã thu hút đông đảo khách mời từ các nước trong khu
vực bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Indonsia, Cambodia, Laos,
Myanmar, Thailand, Indonesia và Đông Timo, và các cơ quan
phát triển/thương mại Úc gồm đại diện Bộ Nông Nghiệp Úc, Bộ
Ngoại Giao và Thương Mại Úc, Hiệp hội Thịt và Gia súc Úc, Hội
đồng Xuất Nhập khẩu Gia súc Úc và đại diện của chính quyền các
bang Queensland, Bắc Úc, Tây Úc và các bên tham gia dự án do
ACIAR tài trợ cùng các chuyên gia tư vấn đầu ngành.
Các báo cáo của các chuyên gia trong lĩnh vực cho thấy thị trường
bò thịt trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc đã trải qua
những thay đổi lớn trong những năm qua. Tăng trưởng kinh tế và
đô thị hoá dẫn đến việc tiêu thụ thịt bò tăng cao trong khu vực.
Cụ thể từ năm 2000 đến 2013, trung bình lượng thịt bò tiêu thụ
tại Việt Nam và Trung Quốc tăng 8% và 4%, trong khi giá thịt tăng
tương ứng 8% và 11%.
Tuy nhiên, số lượng bò trong khu vực không tăng, đặc biệt, số
lượng bò thịt tại Trung Quốc (chiếm 69% trong khu vực) và các
nước giảm trong cùng thời kỳ. Nguyên nhân bao gồm việc chi phí
cơ hội của lao động tăng ở những nước có tăng trưởng rộng, cơ
giới hoá nông trại làm giảm nhu cầu bò kéo, và nông dân bán bò
lúc giá cao nhằm tăng thu nhập. Ngành bò thịt trong khu vực chủ
yếu gồm các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nguồn cung không tăng
tương ứng với giá, đặc biệt về mảng chăn nuôi bò sinh sản, như
là với các ngành khác như gia cầm và chăn nuôi lợn.
Việc mất cân đối cung cầu dẫn đến một số xu hướng quan
trọng sau đây. Trong khi số lượng bò giảm (-0.3%), lượng bò
xuất chuồng tăng (1.9%) và lượng thịt tăng (2.9%), điều này đồng
nghĩa với việc tăng tỉ lệ xuất chuồng và trọng lượng bò, những chỉ
số đánh giá hiệu quả chăn nuôi. Trong khi ngành bò thịt khu vực
chủ yếu gồm các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, vẫn có những điểm
sáng trong tăng trưởng ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực vỗ béo
và một số lĩnh vực chế biến và tiêu thụ.
Quan trọng hơn cả, thương mại và xuất nhập khẩu đã và đang
tăng mạnh trong những năm qua. Khối lượng thịt bò nhập
khẩu chính thức vào Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia tăng
từ 100,000 tấn năm 2008 lên 430,000 tấn năm 2013. Ngoài ra
khoảng một triệu tấn được nhập khẩu vào Trung Quốc theo
đường tiểu ngạch từ các nước Brazil, Ấn Độ và Mỹ. Số lượng bò
nhập chính thức vào Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia đạt hơn
900,000 con, ngoài ra khoảng 300,000 con được vận chuyển từ
Myanmar qua các nước Thái Lan, Lào và Campuchia để vào Việt
Nam và Trung Quốc.
Các chuyên gia đều thống nhất rằng tình trạng giao thương bò
và thịt bò trong khu vực dẫn đến tăng khả năng tiếp cận thịt đỏ
cho các hộ gia đình và cơ hội phát triển cho vùng nông thôn. Tuy
nhiên điều này cũng mang lại những hệ luỵ về bệnh dịch, an ninh
sinh học và lạm phát giá thức ăn trong khu vực. Cùng lúc đó, các
xu hướng của thị trường khu vực và tăng trưởng thương mại
cũng có những tác động trực tiếp lên thị trường gia súc và/hoặc
thị trường bò của Úc, tuy nhiên phần lớn những tác động này còn
chưa được đo lường và hiểu rõ.
Các đại biểu tại hội thảo cũng thảo luận và xác định những lỗ
hổng và thách thức đối với sự tham gia của nông hộ nhỏ trong
chăn nuôi bò, hội nhập và hợp tác trong khu vực, an ninh sinh học
và tính chính xác của dữ liệu và số liệu thống kê. Những yếu tố
trên sẽ giúp định hình các ý tưởng và hoạt động của dự án trong
tương lai cũng như những ưu tiên ngắn và dài hạn của các nước
trong khu vực.
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ TS Phạm Lương
<Luong.Pham@helvetas.org>
33
TIN TỨC
<aciar.gov.au>
Trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu
Bài viết của Ngô Đằng Phong, IRRI
Các giống lúa có triển vọng và kỹ thuật nông nghiệp đột phá
có thể giúp nông dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
thích ứng với thách thức khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu đã
được trình bày trong hội thảo ngày 14 tháng 9 năm 2015 tại
khách sạn Daewoo, Hà nội, Việt Nam. Các kỹ thuật canh tác lúa
đã được xác định thông qua các thí nghiệm của nông dân trong
bốn năm vừa qua tại An Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang và thành
phố Cần Thơ trong khuôn khổ một dự án của ACIAR.
Tham dự hội thảo có TS Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), và Ông Layton Pike,
Phó Đại sứ Úc tại Việt Nam, cùng các đại diện của các Bộ liên
quan đến chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, các
đối tác và thành viên tham gia dự án, và các cơ quan tài trợ.
Vựa lúa của Việt Nam, ĐBSCL chiếm một nửa sản lượng lúa
hàng năm của cả nước. Nhưng nông dân trong khu vực đang
đương đầu với các tác động do thay đổi thời tiết như mực nước
biển dâng, là nguyên nhân gây ra xâm nhập mặn cho ruộng lúa.
Điều này đe dọa sự ổn định của sản xuất lúa trong cả nước.
Hội thảo đã thảo luận các kết quả của dự án “Ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu lên sử dụng đất ở ĐBSCL: Thích ứng của các
hệ thống canh tác có lúa (CLUES)”. Đây là một dự án 4 năm vừa
kết thúc, do Trung Tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc
(ACIAR) tài trợ và được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Lúa Quốc
tế (IRRI), cùng với các cơ quan nghiên cứu của Úc và Việt Nam.
“Áp dụng phương pháp nghiên cứu đa ngành bao gồm các
nghiên cứu về thủy văn, giống, quản lý cây trồng và kinh tế xã
hội’ dự án CLUES đã cho ra các kết quả cụ thể ứng dụng cho
tương lai để hạn chế rủi ro từ nước biển dâng cũng như đưa
ra chiến lược thích ứng và giảm nhẹ rủi ro cho hệ thống lúa”,
Reiner Wassmann, Giám đốc dự án và Điều phối viên BĐKH
IRRI, đã phát biểu.
Các thẩm định viên đã đánh giá dự án “đạt chất lượng cao”,
thông qua một số kết quả nghiên cứu của dự án như sau:
• Tác động của nước biển dâng được số hóa thành bản đồ độ
phân giải cao theo không gian và mùa cho các kiểu ngập lũ và
rủi ro do xâm nhập mặn. Bằng các giống lúa cải tiến và điều
chỉnh việc quản lý cây trồng thích hợp, các bản đồ này có thể
được dùng cho việc thay đổi các kỹ thuật đã định trong các
hệ thống canh tác lúa ở đồng bằng.
• Các giống lúa ngắn ngày chống chịu mặn, ngập và năng suất
cao được phát triển, thử nghiệm ngoài đồng và đã đệ trình
xin đăng ký nhà nước để được sản xuất đại trà (2014).
• Kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ, dễ sử dụng và tiết kiệm chi
phí, rất tiềm năng trong chiến lược thích ứng và giảm thiểu.
Kỹ thuật này có thể tiết kiệm 25% lượng nước sử dụng và
giảm đến 50% lượng khí metan phát thải từ ruộng lúa.
• Giống lúa ngắn ngày và chống chịu mặn có thể cho năng
suất cao hơn và thay thế cho giống lúa truyền thống Một Bụi
Đỏ trong hệ thống canh tác lúa tôm vùng mặn Bạc Liêu.
• Dự án cũng đưa ra số liệu khí thải nhà kính và giảm thiểu
phát thải đối với sản xuất lúa. Phát thải từ ruộng lúa cũng
chiếm tỉ lệ đáng kể trong các hoạt động gây khí thải nhà kính
tại Việt Nam.
Tiếp nối các nghiên cứu trước của IRRI và các cơ quan đối tác dự
án từ Úc và Việt Nam, mục tiêu của dự án CLUES là tăng cường
khả năng thích ứng của các hệ thống sản xuất lúa ở ĐBSCL và
cung cấp cho nông dân và cán bộ khuyến nông các kỹ thuật và
kiến thức nhằm cải thiện an ninh lương thực, không chỉ cho
vùng nghiên cứu mà còn mở rộng ra toàn cầu - Việt Nam đang
là nơi sản xuất lúa lớn thứ hai trên thế giới.
Hội thảo được xem là một diễn đàn để thu thập các góp ý của
các tác nhân khác nhau trong việc chuyển giao các kết quả
nghiên cứu một cách rộng rãi và được xem như một động tác
để hiệu chỉnh các phương thức nhân rộng và chiến lược kết
thúc dự án của CLUES.
Hiểu biết về những kết quả quan trọng của dự án có thể giúp
hạn chế các thách thức của biến đổi khí hậu đối với ngành sản
xuất lúa gạo tại Việt Nam.
Các thông tin về CLUES có thể tham khảo ở địa chỉ trang web
của dự án:
http://irri.org/networks/climate-change-affecting-land-use-inthe-mekong-delta
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ TS Ngô Đằng Phong <n.phong@irri.org>
Prof To Phuc Tuong answering participants' questions
GS Tô Phúc Tường trả lời câu hỏi của đại biểu
55
5 5
TIN TỨC
<aciar.gov.au>
Dr Hao and A/Prof Jes Sammut co-led the rice-shrimp farming
project; this was Dr Hao’s last major project before retirement
TS Hảo và PGS Jes Sammut đồng chủ nhiệm dự án tôm-lúa; đây là
dự án quan trọng cuối cùng của TS Hảo trước khi nghỉ hưu
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo nghỉ hưu
Bài viết của Jes Sammut, Trường đại học New South Wales (UNSW)
TS Nguyễn Văn Hảo vừa nghỉ hưu sau nhiều năm cống hiến
cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nuôi trồng thủy sản ở
Việt Nam cũng như trong khu vực. Trước khi nghỉ hưu, ông
giữ cương vị Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy
sản 2 (NCNTTS 2) ở Tp. Hồ Chí Minh, nơi ông đã xây dựng một
chương trình nghiên cứu vững mạnh. Ông cũng đảm trách
việc phát triển mối liên kết và hợp tác với các cơ quan trong
và ngoài nước làm nền tảng cho những chương trình nghiên
cứu thành công. TS Hảo được nhiều người ở ngoài Việt Nam
biết đến thông qua vai trò quan trọng mà ông đã nắm giữ
trong việc nghiên cứu quản lý nguồn lợi thủy sản ở vùng sông
Mekong.
Trong suốt thời gian làm việc với TS Hảo, tôi ấn tượng nhất
ở ông bởi sự tận tâm ông dành cho cho công việc phát triển
và truyền cảm hứng cho những cán bộ nghiên cứu trẻ. Ông
là người đã đào tạo những thế hệ cán bộ nghiên cứu kế tụcnhững người bây giờ đang nắm giữ cương vị quan trọng trong
quản lý và lãnh đạo. Tầm nhìn xa trông rộng về kế hoạch tiếp
theo cho tương lai của ông đã mang lại sự thuận lợi cho Viện
NCNTTS 2 và ngành nuôi trồng thủy sản.
NCNTTS 2 và Đại học Charles Sturt đã có thời gian làm việc rất
tốt dưới sự lãnh đạo của TS Hảo. Quan điểm ‘chúng ta phải làm
cho xong việc’ của ông đã truyền nguồn cảm hứng cho nhóm
làm việc tích cực để đạt được những mục tiêu của dự án. Mặc
dù đã nghỉ hưu, ông vẫn tiếp tục tham gia vào dự án tôm lúa để
chuyển giao dần dần tất cả các trách nhiệm và sự lãnh đạo cho
TS Sáng và những cán bộ khác của Viện NCNTTS 2.
Dự án tôm lúa được phát triển từ ý tưởng của TS Hảo về cải
thiện sản lượng của tôm và lúa thông qua việc cải tiến lại thiết
kế đồng ruộng. Mục đích của nhóm nghiên cứu dự án là thực
hiện ý tưởng của ông khi bước vào giai đoạn hai năm cuối của
dự án. Chúng tôi bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với TS Hảo vì ông
đã dành nhiều thập niên cống hiến cho sự nghiệp phát triển
nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và mong ước những điều tốt
đẹp cho ông khi nghỉ hưu. Ông vẫn sẽ là người bạn của chúng
tôi và là nguồn cảm hứng cho chúng tôi làm việc để hướng tới
thành công!
Một trong những dự án hợp tác quốc tế cuối cùng của TS Hảo
là đối tác với tổ chức ACIAR. Nhóm nghiên cứu dự án tôm
lúa sẽ nhớ sự lãnh đạo của ông. Những thành viên của dự án
từ trường Đại học New South Wales, Đại học Cần Thơ, Viện
Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long (CLDRRI), Đại học Griffith, Viện
77
TIN TỨC
<aciar.gov.au>
Chuyện cô Luyến - nông dân trồng rau ở Mộc Châu
Kết nối thị trường, nâng cao giá trị nông sản và cải thiệt cuộc sống cho các nông hộ nhỏ vùng Tây Bắc Việt Nam là
một trong những ưu tiên của chương trình ACIAR. Trong những năm gần đây ACIAR đã nghiên cứu và xây dựng
thành công một số chuỗi giá trị nông sản cho vùng đất nhiều tiềm năng nhưng còn nhiều khó khăn này. Một trong
số các dự án ở đây đã giúp nông dân Mộc Châu nâng cao thu nhập nhờ bán rau trái vụ tại một số siêu thị ở Hà Nội
và bước đầu xây dựng được thương hiệu rau an toàn Mộc Châu. Cô Nguyễn Thị Luyến, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX)
Lưu Luyến ở Mộc Châu, tỉnh Sơn La là một trong những nhân tố tích cực đóng góp cho thành công này. Sau đây là
tâm sự của cô qua cuộc trò chuyện với chúng tôi vào tháng 12 năm 2016 về những khó khăn thách thức cũng như
sự nỗ lực của cô trong thời gian qua.
Bài viết của Đinh Thị Huyền Trâm
Trước khi tham gia dự án này thì cô làm gì? Tại sao cô lại
quyết định tham gia dự án này ạ?
Trước đây mình trồng ngô, đậu là chủ yếu, rau cũng có nhưng
ít. Một lần cô được xã cử đi tham gia một lớp học về rau an
toàn, thấy được tầm quan trọng và tiềm năng của nó rồi nảy
ra ý tưởng thành lập 1 tổ nhỏ trồng rau an toàn. Cùng lúc đó
thì dự án rau trái vụ của ACIAR bắt đầu được triển khai ở Mộc
Châu. Vì thế cô quyết đinh kết hợp với dự án, và từ đó mới
tập trung vào rau trái vụ. Ban đầu nhóm chỉ có 19 người thôi.
Lúc đầu khi mới chuyển sang trồng rau an toàn trái vụ thì cô
có gặp khó khăn gì ạ?
Khó khăn thì nhiều, nhưng mà khó nhất vẫn là làm sao để cho
dân tin vào mô hình này. Ban đầu cách nghĩ, cách làm của mọi
người khó thay đổi lắm. Mà họ cũng sợ làm rau này không
bán được. Ngay cả cán bộ của bản cũng không ủng hộ. Lúc tổ
chức tập huấn cho bà con, trưởng bản còn khóa cả nhà văn
hóa, không cho mượn phòng. Khó khăn, nhưng cô vẫn quyết
tâm làm. Ban đầu cô còn lấy sổ đỏ nhà ra để thế chấp vay ngân
hàng, đầu tư trang thiết bị sơ chế đóng gói, rồi mua ô tô vận
chuyển.
Bên cạnh đó thì lúc mới chuyển sang trồng rau an toàn nó
khác lắm, quy trình trồng phức tạp với khắt khe hơn nhiều.
Ngay từ ban đầu đã phải kiểm tra mẫu đất, nước, nếu dư
lượng hóa học đạt mức cho phép mới được cấp chứng nhận
là vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Lúc dùng phân bón
với thuốc trừ sâu phải đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng
loại, chỉ được dùng thuốc có trong danh mục cho phép của Bộ
Nông nghiệp.
Rồi thì nếu như trước kia chỉ trồng rau đơn thuần thì bây giờ
vừa trồng rau vừa phải ghi chép cẩn thận nữa. Dùng loại phân
nào, thuốc nào phải ghi lại tên, mã, mua ở đại lý nào, nơi sản
xuất, ngày sản xuất, quá trình bón hàng ngày. Ngoài ra mỗi hộ
còn có một mã nông dân, khi thu mua cô phải ghi lại để sau
Mrs Luyen in her garden
Cô Luyến tại vườn nhà
này nếu cần có thể truy ra lô rau này là do ai trồng. Nghe đơn
giản thế thôi nhưng ban đầu mất nhiều thời gian lắm. Trong
bảy, tám tháng đầu cô và cán bộ dự án phải vận động, khuyến
khích, theo sát bà con từng bước để họ quen dần. Đến bây giờ
thì bà con thành thạo rồi, ghi chép ổn định.
Dự án đã hỗ trợ như thế nào trong thời gian đó ạ?
Đầu tiên dự án giúp nhóm của cô mang tất cả các giống rau về
trồng thử nghiệm tại vườn nhà. Trong quá trình sản xuất thì
Xem tiếp trang 11 >>
99
TIN TỨC
<aciar.gov.au>
>> Tiếp theo trang 9
Mrs Luyen and Luu Luyen cooperative’s truck
Cô Luyến và chiếc xe của hợp tác xã Lưu Luyến
dự án còn hỗ trợ về kĩ thuật và vật chất, như là giúp bà con xây
nhà lưới, tài trợ cho bà con đi tham quan để học hỏi kĩ thuật
làm rau. Dự án còn cử các kỹ thuật viên đến tận nơi để làm
cùng và hướng dẫn, theo dõi bà con sát sao. Với sự giúp đỡ về
kĩ thuật và quản lý của dự án thì bên cô đã được chứng nhận
rau an toàn theo chuẩn VIETGAP thành công.
Dự án còn giúp cô kết nối với những chỗ mua lúc ban đầu. Sau
khi có thương hiệu rồi thì cô có thể tự đi tìm mối được. Khi mà
ra kết quả rồi thì thấy tốt hơn rõ rệt so với lúc trước. Bà con
nhìn vào thấy hiệu quả nên họ dần dần xin vào tham gia làm
nhiều nên quy mô hợp tác xã cũng dần được mở rộng. Từ 19
hộ ban đầu với 6, 7 hecta, hiện tại thì bây giờ hợp tác xã đã có
38 hộ và 14 hecta.
Cô thấy trước và sau khi dự án thì có những thay đổi gì đang
kể ạ?
Từ khi tham gia dự án thì đời sống của bà con được nâng cao
nhiều. Tỉ như trước 1000 m2 chỉ lãi khoảng 10-15 triệu đồng
một năm thì giờ phải được 50 đến 60 triệu. Trước thì hợp tác
xã còn 2, 3 hộ cận nghèo, bây giờ thì nhiều nhà có thu nhập
đến hơn 12, 13 triệu một tháng.
Hiện tại cô đang đề cập với dự án để mở rộng mô hình trồng
rau này đến 4 nhóm người Thái ở trong xã. Với lại cô cũng
đang lên kế hoạch để xin Huyện để thành lập ‘câu lạc bộ cho
những người lầm lỗi’ để tập hợp những người sau cải tạo để
lập tổ trồng rau. Những người đi tù hoặc cải tạo về họ có mặc
cảm lớn, khó hòa nhập lại với xã hội, dễ bị rơi lại vào tệ nạn
nếu không có người nâng đỡ. Cô muốn lập nhóm này vừa để
tạo công ăn việc làm, lại giúp họ xóa bỏ mặc cảm và hòa nhập
lại với cộng đồng. Cô nghĩ mặc dù mình tuổi cao rồi nhưng
mình có cái tâm, mình làm được.
Sau thành công của dự án thì cô có điều gì muốn nhắn nhủ
không ạ?
Nhắn nhủ thì cũng không có gì nhiều, cô chỉ muốn nói là để
thành công thì cần có sự ủng hộ của xã, huyện. Với lại khi làm
việc với người nông dân thì không thể chỉ đạo cứng được, mà
phải tuyên truyền, vận động, khuyến khích để thay đổi thói
quen và cách suy nghĩ của người ta.
Vâng, cảm ơn cô rất nhiều ạ. Chúc cô và dự án có một năm
mới thật nhiều thành công.
Bản thân cô bây giờ trả được hết nợ rồi, có thêm được cái xe,
nhà cửa cũng được sang sửa lại tử tế. Dự án tạo công ăn việc
làm cũng nhiều. Như nhà cô đây ngoài người trong nhà hàng
năm còn thuê thêm 3 người làm nữa mới xuể.
Sau hợp tác xã Lưu Luyến, trong thời gian tới không biết cô
có dự định gì không ạ?
11
11
CẬP NHẬT TỪ DỰ ÁN
<aciar.gov.au>
Diễn đàn cấp tỉnh lần
thứ nhất hướng tới
phát triển bền vững
cây ăn quả ôn đới
An integrated crop management (ICM) peach orchard in Lai Chauone of the focused areas of the project
Vườn đào áp dụng kĩ thuật thâm canh hiệu quả ở Lai Châumột vùng trọng điểm của dự án
Bài viết của Phạm Thị Vương1, Phạm Thị Sến2, Oleg Nicetic3
Trong khuôn khổ dự án AGB/2012/060 “Cải thiện thu nhập
cho các hộ nông dân nhỏ tại vùng cao Tây Bắc Việt Nam thông
qua tăng cường tính cạnh tranh và tiếp cận thị trường quả ôn
đới và bán ôn đới ở khu vực”, các diễn đàn cấp tỉnh đầu tiên
trong loạt các diễn đàn dự kiến của Dự án đã được tổ chức tại
Lào Cai và Sơn La vào tháng 9 năm 2015. Nhằm thúc đẩy các
hoạt động hợp tác khai thác bền vững lợi thế khí hậu của địa
phương đối với cây ăn quả ôn đới và bán ôn đới, diễn đàn đã
tập trung xác định những cơ hội, thách thức đối với nông dân
trồng quả ôn đới và tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
Khoảng 50 đại biểu, trong đó có các nhà quản lý cấp tỉnh, cấp
huyện, cán bộ khuyến nông, người sản xuất, thu mua và các
thương lái đã tham dự diễn đàn. Các bài trình bày kết quả
nghiên cứu của cán bộ nghiên cứu dự án và ý kiến thảo luận
của các đại biểu cho thấy quyết tâm của chính quyền và người
dân địa phương để phát triển cây ăn quả ôn đới. Cùng với việc
khôi phục và khai thác hiệu quả diện tích hiện có ở Lào Cai
(2,000 ha) và Sơn La (3,400 ha) (chủ yếu là mận, đào và lê), hai
tỉnh còn dành ưu tiên cho việc mở rộng diện tích cây ăn quả
kết hợp với đa dạng hóa giống và loài. Tuy nhiên, hai tỉnh đều
đang gặp khó khăn khi tìm nguồn cung ứng nguồn cây giống.
Mặc dù có một số khác biệt giữa hai tỉnh, các ý kiến thảo luận
thống nhất rằng cả Sơn La và Lào Cai đều có lợi thế và cơ hội
phát triển cây ăn quả ôn đới và bán ôn đới. Trong khi Sơn La
có cơ hội tăng cung ứng quả ôn đới cho nhiều thị trường đô
thị trong nước và xuất khẩu sang các nước lân cận, thì Lào Cai
có thế mạnh sản xuất quả ôn đới chất lượng cao, nhờ đó có
thể bán với giá cao hơn cho khách du lịch tại thị trường địa
phương. Đối với các sản phẩm quả ôn đới dư thừa tại Lào Cai
có thể bán cho các siêu thị tại Hà Nội. Tuy nhiên, có một hạn
chế cho việc mở rộng việc trồng mận ở Lào cai, đó là mùa mận
chín ở đây muộn hơn so với Sơn La, và trùng với mùa của mận
Trung Quốc. Một trong những cơ hội cho tỉnh Lào Cai mở rộng
sản xuất là trong lĩnh vực sơ chế mận để bán cho du khách
Bắc Hà và Sa Pa quanh năm. Lợi nhuận kinh tế cao, gấp 2-3
lần so với cây lương thực truyền thống như lúa và ngô, là đòn
bẩy quan trọng giúp thúc đẩy nông dân mở rộng diện tích cây
ăn quả.
Những thách thức chung đối với trồng cây ăn quả ôn đới trong
khu vực được nêu ra tại các diễn đàn bao gồm:
- Qui mô nông hộ nhỏ, ô thửa nhỏ và phân tán;
- Chất lượng quả thấp và không đồng đều do công nghệ chăm
sóc cây và công nghệ sau thu hoạch chưa hợp lý;
- Ít đa dạng về chủng loại quả và về giống cây ăn quả. Chẳng
hạn, ở Sơn La, đa trong số gần 3,400 ha cây ăn quả ôn đới hiện
có là giống Mận Tam Hoa.
Xem tiếp trang 15 >>
13
13
CẬP NHẬT TỪ DỰ ÁN
<aciar.gov.au>
>> Tiếp theo trang 13
Forum in Lao Cai province, September 2015
Hội thảo tại tỉnh Lào Cai, tháng 9 năm 2015
- Chất lượng cây giống thấp: Trên 60% lượng cây giống là do
nông dân tự sản xuất, trao đổi và hiện chưa có sự giám sát và
kiểm soát chất lượng giống.
- Liên kết giữa sản xuất với thị trường và liên kết giữa các bên
liên quan chưa được phát triển: hiện tại quả ôn đới tại tỉnh
Lào Cai chủ yếu phụ thuộc vào việc bán cho khách du lịch với
giá tương đối cao nhưng lại hạn chế về lượng khách, trong khi
Sơn La bán 100% sản lượng mận xanh và khoảng 10% lượng
mận chín cho thị trường Trung Quốc. Ở tại cả hai tỉnh, các giao
dịch buôn bán diễn ra mà không có hợp đồng hay cam kết giữa
các đối tác trong các chuỗi cung ứng, đồng thời giá cả cũng
biến động mạnh.
Nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững cây ăn quả ôn
đới và bán ôn đới tại hai tỉnh, các đại biểu thống nhất các ưu
tiên của đầu tư can thiệp từ dự án như sau:
tại Mận Bắc Hà đã có thể thâm nhập vào các thị trường chất
lượng cao nhờ uy tín tốt với người tiêu dùng.
Đặc biệt đối với Sơn La, cả hai loại sản phẩm mận chín và mận
xanh đều có tiềm năng lớn về thị trường, vì thế cần thực hiện
nghiên cứu qui hoạch các tiểu vùng có điều kiện thích hợp nhất
để đầu tư phát triển mận chín, đồng thời phát triển thương
hiệu cho sản phẩm mận được sản xuất tại các vùng này. Các
vùng còn lại có thể tập trung sản xuất mận xanh. Cần xây dựng
các khuyến nghị về sản xuất và kỹ thuật riêng biệt cho việc sản
xuất mận chín và mận xanh chất lượng cao. Tại Sơn La, dự án
sẽ hỗ trợ quá trình liên kết các công ty tư nhân trong lĩnh vực
sản xuất giống cây trồng, kinh doanh và chế biến trái cây với
chính quyền địa phương và nông dân sản xuất. Đồng thời, dự
án sẽ hỗ trợ quá trình thành lập các nhóm sản xuất và củng cố
các tổ nhóm nông dân hiện có trên địa bàn.
Viện Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật
Viện Khoa học Nông lâm nghiệp miền núi Phía Bắc
3
Đại học Queensland
1
Đối với cả hai tỉnh, cần (i) cải thiện năng lực trong quản lý cây
trồng và sau thu hoạch thông qua việc thực hiện các chiến
lược truyền thông mới, sáng tạo, (ii) tăng cường sử dụng cây
giống chất lượng bằng việc tăng cường năng lực cho các nhà
sản xuất cây giống và tăng cường nhận thức cho nông dân về
tầm quan trọng của cây giống chất lượng, và (iii) đa dạng hóa
chủng loại và giống cây ăn quả nhằm khai thác hiệu quả lợi thế
về khi hậu và thị trường vào các thời điểm mà nguồn cung từ
Trung Quốc và các vùng sản xuất khác khan hiếm.
2
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ
TS Phạm Thị Sến < phamthisenprc@gmail.com>
Đối với Lào Cai nói riêng, trong các năm tới thị trường do
khách du lịch tới địa phương vẫn là chính và đồng thời qui
mô sản xuất và ô thửa rất nhỏ lẻ và phân tán, kỹ năng và năng
lực trong sản xuất và sau thu hoạch cần phải được cải thiện
để có thể cung cấp các loại hoa quả ôn đới đa dạng, có chất
lượng cao với thời vụ dài để bán cho du khách. Việc phát triển
thương hiệu chưa phải là vấn đề ưu tiên trước mắt vì hiện
15
15
CẬP NHẬT TỪ DỰ ÁN
<aciar.gov.au>
The ACIAR project team at the Hoa My Commune in Ca Mau where the field trials were conducted
Nhóm thực hiện dự án ACIAR tại xã Hòa Mỹ, Cà Mau- nơi những thử nghiệm được triển khai
Đánh giá giữa kỳ của dự án tôm-lúa
Bài viết của Jes Sammut, Trường đại học New South Wales (UNSW)
Việc đánh giá giữa kỳ dự án tôm lúa ACIAR SMCN/2010/083
đã được thực hiện vào tháng 10 năm 2015 nhằm đánh giá
tiến độ thực hiện và xem xét những sự thay đổi đối với các
hoạt động và những mốc quan trọng phải đạt được trong thời
gian còn lại của dự án. Chuyên gia đánh giá dự án gồm TS Trần
Đình Luân và TS Gamini Keerthisinghe. Trong ngày thứ nhất và
ngày thứ ba của tiến trình đánh giá, hai mươi sáu thành viên
bao gồm đại diện các cơ quan thực hiện dự án và các bên liên
quan đã tham dự cuộc họp. Trong ngày thứ hai, nhóm thực
hiện dự án đã cùng với 18 nông dân ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái
Nước cùng đồng chủ trì tổ chức chuyến khảo sát thực địa cho
việc đánh giá. Chương trình đánh giá đã cho phép nhóm dự
án chính thức trình bày các kết quả nghiên cứu vào ngày thứ
nhất, và sau đó giới thiệu những kết quả thử nghiệm ở thực
địa trong ngày thứ hai. Ngày cuối cùng được dành cho những
cuộc phỏng vấn, thảo luận kế hoạch dự án. Thông tin phản hồi
từ nhóm chuyên gia đánh giá dự án là tích cực và đã khích lệ
tinh thần của các thành viên thực hiện dự án.
Mục tiêu tổng thể của dự án là nhằm thử nghiệm các thiết kế
của hệ thống canh tác lúa-tôm được Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản 2 (NCNTTS 2) phát triển từ kết quả của một
dự án thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN &
PTNT) trước đây. Trong nhiều vùng của Đồng bằng sông Cửu
Long nuôi tôm kết hợp với trồng lúa trở nên ngày càng khó
khăn do sự gia tăng độ mặn của đất và nước. Nghiên cứu
trong dự án đã điều tra các yếu tố nguy cơ trong việc canh tác
tôm-lúa, mô tả các tiến trình trong ruộng lúa và ao nuôi tôm,
và đã thu được các dữ liệu rất cần thiết về quản lý môi trường
và trang trại.
Chủ nhiệm dự án phía Úc, PGS Jes Sammut cho biết ‘Dự án đã
đối mặt với những thách thức do thời kỳ khô hạn kéo dài bất
thường và lượng mưa thất thường trong suốt mùa vụ trồng
lúa. Điều này đã dẫn đến độ mặn của đất và nước ở các điểm
nghiên cứu cao hơn bình thường. Nhưng nhóm nghiên cứu đã
thu thập được dữ liệu có giá trị về các yếu tố nguy cơ cho sản
xuất lúa và nuôi tôm. Chúng tôi đang hướng tới hiểu biết toàn
diện hơn về những quá trình có lợi cũng như bất lợi cho việc
sản xuất lúa và nuôi tôm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.’
Điều phối viên dự án phía Việt Nam, TS Nguyễn Văn Hảo, cho
biết ‘Việc nuôi tôm và trồng lúa có thể rất khó khăn nếu trang
trại không được thiết kế đúng. Những mô hình thiết kế trang
trại trong dự án của Bộ NN & PTNT trước đây đang được
chúng tôi thử nghiệm nhằm nâng cao độ thành công cho cả
trồng lúa và nuôi tôm. Chúng tôi muốn cung cấp cho nông dân
lời khuyên có giá trị khoa học, vì đó là dự án của chúng tôi.’
Xem tiếp trang 19 >>
17
17
CẬP NHẬT TỪ DỰ ÁN
<aciar.gov.au>
>> Tiếp theo trang 17
Viện NCNTTS2 đã đảm nhận hợp phần nuôi tôm của dự án.
Viện Nghiên cứu lúa Cửu Long (CLRRI) đã phối hợp nghiên cứu
những thử nghiệm về giống lúa, và Đại học Cần Thơ đã đảm
nhận nghiên cứu về các thành phần của đất. Các đối tác phía
Việt Nam cùng phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong
nhóm nghiên cứu đến từ Úc gồm Đại học New South Wales,
Đại học Griffith và Đại học Charles Sturt. ‘Dự án của chúng tôi
rất tốt bởi vì chúng tôi làm việc như một đội; chúng tôi làm
việc cùng nhau mà không quan tâm đến chức vụ, quốc tịch hay
vị trí của cơ quan tham gia’, TS Hảo phát biểu trong cuộc họp.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng để hiểu những ảnh hưởng của độ
mặn đến cây lúa, việc đo ‘độ mặn của nước-đất’ ở vùng rễ
cây lúa, thay vì chỉ dựa vào các phương pháp đo tiêu chuẩn
của độ mặn là rất quan trọng. Nhóm nghiên cứu cũng đã biên
soạn được một cơ sở dữ liệu lớn về chất lượng đất và nước,
sức khỏe tôm nuôi và thực tiễn sản xuất. Các dữ liệu này đang
được phân tích để xác định mối liên hệ giữa các yếu tố môi
trường và quản lý với năng suất của trang trại.
Dự án cũng đang sử dụng phân tích chất đồng vị bền để hiểu
biết rõ hơn về những đóng góp của lúa và tôm vào hệ thống
sản xuất thông qua việc mô tả đường đi của nguồn dinh
dưỡng. Việc thiếu dữ liệu vụ lúa trong năm đầu tiên thực hiện
dự án đã làm cho việc hoàn tất nghiên cứu chất đồng vị bền
gặp khó khăn, nhưng nhóm nghiên cứu sẽ sớm đạt được dữ
liệu từ vụ lúa gần đây và cũng như từ các thí nghiệm tại vị trí
mới trong năm 2016.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng hệ thống trồng lúa đã sẵn
có hàm lượng nitơ cao và phốt pho thích hợp. Hệ thống này
không yêu cầu phải bón phân, ít nhất là trong vùng nghiên
cứu. Điều này có nghĩa là nông dân có thể tăng lợi nhuận của
hệ thống canh tác bằng cách giảm hoặc loại bỏ việc bón phân.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về rửa mặn đất thu từ
các điểm nghiên cứu đã củng cố cho những thí nghiệm thực
địa để tìm ra những cách rửa mặn tốt hơn. Những kết quả
nghiên cứu đến nay cho thấy với bằng việc cung cấp nước đầy
đủ và quản lý nước tốt hơn, nông dân có thể kiểm soát độ mặn
của đất hiệu quả hơn.
đào tạo đã tăng cường năng lực nghiên cứu của nhóm nghiên
cứu và nâng cao chất lượng của dữ liệu thu được.
Anh Lưu Đức Điền, cán bộ của Viện NCNTTS2 đã nhận được
học bổng John Allwright từ dự án để tham gia chương trình
đào tạo tiến sĩ tại Đại học Griffith dưới sự hướng dẫn của GS
Michele Burford và PGS Jes Sammut từ Đại học New South
Wales.
Từ các kiến nghị của chuyên gia đánh giá dự án, nhóm nghiên
cứu sẽ chọn một vị trí nghiên cứu mới ở Cà Mau vào tháng 12
năm 2015 với sự hỗ trợ của cán bộ từ Sở NN & PTNT. Những
thực nghiệm tại xã Hòa Mỹ sẽ được tiếp tục, và các điểm thực
nghiệm mới có thể sẽ được thực hiện ở các nông hộ thuộc ở
xã Tân Bằng, huyện Thới Bình. Các chuyên gia đánh giá cũng
ghi nhận rằng nhóm nghiên cứu đã hình thành cơ sở khoa học
tốt cho các thử nghiệm chọn lọc và tập trung hơn trong năm
2016.
TS Hảo đã nghỉ hưu vào tháng 9 năm 2015 và đang làm việc
với Phó giáo sư Sammut để giúp bàn giao vị trí điều phối dự
án cho TS Sáng, Viện trưởng mới của Viện NCNTTS2. ‘Nhóm
nghiên cứu dự án là rất biết ơn TS Hảo về sự tậm tâm của
ông cho dự án này và những nỗ lực của ông để quản lý và
thực hiện dự án của chúng ta một cách có hiệu quả. Chúng
tôi mong ước những điều tốt lành cho ông ấy khi nghỉ hưu và
chúng tôi sẽ nỗ lực để giúp đạt được mục tiêu ông ấy mong
muốn về việc thực hành canh tác bền vững hơn cho nông dân
ở Việt Nam’, PGS Jes Sammut phát biểu vào lúc kết thúc cuộc
họp đánh giá giữa kỳ.
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ PGS Jes Sammut <j.sammut@unsw.edu.au>
Một phần mềm Bayesian Belief Network (BBN) đã được thiết
kế, đóng vai trò là khuôn khổ cho việc tiến hành nghiên cứu
của dự án. Dữ liệu cho phần mềm BBN là thông tin từ các cuộc
phỏng vấn các bên liên quan, đóng góp của chuyên gia và dữ
liệu thu được từ các thử nghiệm của dự án. Phần mềm BBN
đã giúp xác định các yếu tố nguy cơ chủ yếu đối với trồng lúa
và nuôi tôm, và cũng cung cấp các kiến thức sẽ được dùng
để thiết kế lại các thí nghiệm thực địa nhằm kiểm tra các quy
trình thực hành quản lý tốt hơn.
Những chuyên gia đánh giá đã khen ngợi nhóm nghiên cứu
của dự án về sự đóng góp của họ vào khối kiến thức thu được
từ những thử nghiệm thực địa cũng như những tác động tích
cực của các hoạt động xây dựng năng lực của dự án. Các hoạt
động xây dựng năng lực bao gồm các lớp tập huấn ở thực địa
và trong phòng thí nghiệm về nghiên cứu đất và nước, và phát
triển những kỹ năng trong việc xây dựng phần mềm BBN. Việc
19
19
CẬP NHẬT TỪ DỰ ÁN
<aciar.gov.au>
Australian Ambassador to Laos John Williams delivering a speech at the workshop
Ngài John Williams, Đại sứ Úc tại Lào phát biểu tại hội thảo
Hoàn thiện chính sách rừng trồng
ở Lào và Việt Nam
Bài viết của Huỳnh Thu Ba, Trường Đại học Melbourne
Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) đã tổ
chức hội thảo ở Viên Chăn ngày 10 tháng 11 năm 2015 để lập
kế hoạch cho một Dự án mới sẽ được thực hiện trong 3 năm
về “Hoàn thiện chính sách rừng trồng để cân bằng nhu cầu
giữa các chủ rừng quy mô nhỏ, công nghiệp chế biến gỗ và
môi trường ở Lào và Việt Nam”. Dự án chính sách này là một
trong hơn 25 dự án nghiên cứu phát triển ở Lào và 18 sáng
kiến nghiên cứu ở Việt Nam đang được ACIAR quản lý. Dự án
có tổng kinh phí là 999,866 AUD và sẽ bắt đầu thực hiện từ
tháng 1 năm 2016.
Ngài John Williams, Đại sứ Úc tại Lào và PGS Houngphet
Chanthavong, Trưởng khoa Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại
học Quốc gia Lào đã khai mạc hội thảo. Hội thảo này đã tạo
cơ hội cho các đối tác chính của dự án thảo luận về những kết
quả những thách thức dự kiến của dự án.
Lào và Việt Nam có những chính sách để hỗ trợ phát triển
trồng rừng nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, xóa
đói giảm nghèo và phục hồi cảnh quan. Các chính sách này đã
dẫn đến một loạt phương án phát triển rừng trồng với mức
độ thành công và ủng hộ khác nhau. Chiến lược Phát triển
Ngành lâm nghiệp Lào đến năm 2020 có mục tiêu là tăng độ
che phủ rừng, nâng cao sinh kế người dân nông thôn và bảo
vệ tài nguyên môi trường (ví dụ như tài nguyên nước), thông
qua 500.000 ha cây có giá trị cao hoặc cây mọc nhanh được
trồng mới bởi các chủ rừng quy mô nhỏ và các doanh nghiệp
đầu tư. Chiến lược này hướng đến cung cấp các sản phẩm
trong nước và xuất khẩu từ việc đầu tư và trồng rừng thương
mại của người nông dân và doanh nghiệp. Với chính sách này,
khoảng 113.000 ha rừng sản xuất gỗ đã được trồng bởi các
chủ rừng quy mô nhỏ và các doanh nghiệp.
Ngược lại, các chính sách của Việt Nam tập trung vào giao đất
lâm nghiệp cho các hộ gia đình quy mô nhỏ. Kết quả là đã có
3,5 triệu ha rừng được trồng, trong đó 1,7 triệu ha do các chủ
rừng quy mô nhỏ quản lý. Điều này đã góp phần đáng kể cải
thiện sinh kế cho hơn 1,4 triệu hộ gia đình, hỗ trợ cho sự phát
triển công nghiệp chế biến cũng như tạo ra các lợi ích về môi
trường và xã hội. Chính phủ Việt Nam đang đặt ra mục tiêu
nâng cao lợi nhuận từ rừng trồng cho các hộ trồng rừng quy
mô nhỏ và ngành công nghiệp chế biến gỗ, bao gồm cả việc
cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất đồ nội thất và cải
thiện tính bền vững về mặt môi trường.
Dự án được xây dựng dựa trên mối quan hệ hợp tác nghiên
cứu lâu dài của các đối tác dự án về tác động kinh tế của phát
triển rừng trồng, và hướng đến việc cung cấp các lựa chọn
chính sách nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia về phát triển
ngành công nghiệp trồng rừng ở Lào và Việt Nam thông qua
việc cải thiện liên kế giữa đầu tư thương mại và sản xuất quy
mô nhỏ.
Thông qua dự án này, năng lực các nhà nghiên cứu của Lào và
Việt Nam về phân tích kinh tế - xã hội, đánh giá chính sách,
đánh giá không gian hàng hóa và các dịch vụ sinh thái, lập quy
hoạch và thiết kế cảnh quan sẽ được nâng cao; và năng lực của
các nhà hoạch định và thực thi chính sách, chính quyền địa
phương và các nhà giáo dục về nghiên cứu, xây dựng và thực
hiện chính sách cũng sẽ được cải thiện.
Một điểm quan trọng của dự án này là sự hợp tác sâu rộng
giữa các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách
ở ba nước Lào, Việt Nam và Úc, trong đó có Trường Đại học
Quốc gia Lào, Viện Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Quốc gia
Lào (NAFRI); Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS),
Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông thôn (IPSARD),
Trường Đại học Nông Lâm Huế và Tổng cục Lâm nghiệp thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD); Trường Đại
học Quốc gia Úc (ANU), Trường Đại học Melbourne và Trường
Đại học Nam Queensland.
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ
Bà Huỳnh Thu Ba <thubahuynh@gmail.com>
21
21
CẬP NHẬT TỪ DỰ ÁN
<aciar.gov.au>
Project team visiting a peeling household in Bac Giang province
Nhóm cán bộ dự án thăm một hộ sản xuất ván bóc ở tỉnh Bắc Giang
Tăng cường sản xuất ván mỏng từ gỗ keo và bạch đàn
Bài viết của Nguyễn Thanh Tùng1 và Adam Redman2
Các chuyến thăm và làm việc
Đào tạo
Từ ngày 28 đến 30 tháng 01, 2015, Ông Adam đã có chuyến
thăm và làm việc với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
(VAFS) tại Hà Nội, tập trung vào các hoạt động hiện đang triển
khai của dự án và các hoạt động cần thiết để đạt được mục
tiêu các hoạt động dự án cho các hoạt động sắp tới. Trong thời
gian này các nghiên cứu viên của VAFS cũng được đào tạo sử
dụng Excel để phân tích thống kê số liệu nghiên cứu và số liệu
trình bày trong các báo cáo.
Hai nghiên cứu viên trẻ của VAFS là ông Đặng Đức Việt và ông
Đỗ Vũ Thắng đã tham gia kháo đào tạo về chế biến gỗ và vá
mỏng, phân tích số liệu và viết báo cáo tại Sở Nông nghiệp
Queensland từ 15 đến 28 tháng hai năm 2015 .
Từ ngày 15 đến 20 tháng 3 năm 2015, TS Barbara Ozarska và
ông Gerry Harris từ trường đại học Melbourne và ông Adam
Redman cùng với các nghiên cứu viên của VAFS đã tiến hành
khảo sát 4 nơi sản xuất xuất ván bóc qui mô nhỏ ở tỉnh Yên Bái
và Bắc Giang để đánh giá thử nghiệm tỷ lệ thu hồi ván bóc và
chất lượng ván bóc. Khảo sát này cũng được sử dụng để đào
tạo các bộ nghiên cứu của VAFS nhằm tiếp tục tiến hành các
khảo sát tiếp theo và cung cấp các thông tin có giá trị về những
mặt còn thiếu hiệu quả của các hộ gia đình và công ty quy mô
nhỏ này và các công đoạn cần tập trung nghiên cứu.
Từ ngày 30 tháng 5 đến ngày 5 tháng 6 năm 2015, TS Henri
Bailleres giám đốc dự án đã đến Việt Nam để làm việc với
các đối tác tham gia dự án tại Việt Nam: VAFS, CAP (Trung
tâm Chính sách Nông nghiệp) và VFU (Đại học Lâm nghiệp Việt
Nam) nhằm đánh giá các hoạt động của từng hợp phần và
thảo luận các hoạt động tiếp theo của dự án. Trong thời gian
này TS Henri cũng đi thăm một số hộ gia đình sản xuất ván bóc
tại tỉnh Bắc Giang và có buổi làm việc với Hội nông dân Việt
Nam để đánh giá nhu cầu đào tạo của nông dân.
Khảo sát và cải tiến máy bóc
Sau chuyến khảo sát đầu tiên cùng với trường đại học
Melbourne và DAF, nhóm khảo sát của VAFS tiếp tục tiến hành
khảo sát thêm 06 hộ gia đình sản xuất ván bóc ở hai tỉnh Bắc
Giang và Yên Bái nhằm đánh giá tỷ lệ thu hồi ván bóc cũng như
chất lượng ván bóc. Đợt khảo sát đã phát hiện sai số chiều
dày ván bóc là nhân tố lớn nhất ảnh hưởng đến chất lượng
ván bóc và chất lượng của các rullo là một trong những nhân
tố chính gây nên sự sai số này. Chính vì vậy một máy bóc của
hộ gia đình ở tỉnh Bắc Giang đã được lựa chọn để cải tiến hệ
thống rullo. Sau khi lắp đặt hệ thống rullo mới thì độ sai số
chiều dày của ván bóc đã được cải thiện đáng kể.
Từ ngày 03 đến 06 tháng 11 năm 2015, ông Hoàng Văn Phong
và ông Hà Tiến Mạnh, nghiên cứu viên trẻ của VAFS, đã được
cử tham gia khóa đào tạo về sản xuất ván bóc tại trường đại
học quốc gia Lào do các chuyên gia của DAF giảng dạy.
Một khóa đào tạo từ ngày 28 đến 29 tháng 1 năm 2015 đã
được tổ chức tại Ấm Hạ, Hạ Hòa, Phú Thọ. Mục tiêu của khóa
đào tạo là cung cấp kỹ thuật cơ bản về sản xuất ván bóc và ván
dán cho các hộ sản xuất gia đình qui mô nhỏ nhằm nâng cao
chất lượng ván bóc và ván dán. Giảng viên chính của khóa học
là TS Henri Baliieres và ông Eric Littee đến từ Sở Nông nghiệp
Queensland. Có tổng số 40 học viên tham gia khóa đào tạo
này, trong đó 2 học viên là nghiên cứu viên trẻ của VAFS, 5 học
viên là cán bộ xã Ấm Hạ, 26 học viên thuộc hiệp hội sản xuất
ván dán và 6 học viên từ Hội nông dân Việt Nam
Vào ngày 9 tháng 12 năm 2015 khóa đào tạo về quản lý chất
lượng ván dán từ gỗ keo và bạch đàn đã được tổ chức tại Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS). Có trên 30 học viên đã
tham dự khóa đào tạo này, họ là cán bộ kỹ thuật của các công
ty sản xuất ván dán, nghiên cứu viên của VAFS, giảng viên VFU
và sinh viên năm cuối của VFU. Giảng viên là các chuyên gia
của VAFS, VFU và DAF. Khóa đào tạo đã cung cấp tổng quan
về tiêu chuẩn Việt Nam và một số tiêu chuẩn của các quốc gia
trên thế giới về phân loại gỗ khúc và ván mỏng và đồng thời
trình bày đề xuất tiêu chuẩn phân hạng gỗ khúc cho sản xuất
ván mỏng đối với gõ rừng trồng keo và bạch đàn ở Việt Nam.
Các nội dung về sấy ván mỏng, quản lý chất lượng sản xuất ván
bóc và ván dán và các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng ván dán
cũng được trình bày tại khóa đào tạo.
1
2
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Sở Nông nghiệp Queensland
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ
Ông Nguyễn Thanh Tùng <thanhtungcnr@yahoo.com> hoặc
Ông Adam Redman < Adam.Redman@daf.qld.gov.au>
23
23
CẬP NHẬT TỪ DỰ ÁN
<aciar.gov.au>
Biomass culture of algae in room
Nuôi sinh khối tảo trong phòng
Biomass culture of algae in tank
Nuôi sinh khối tảo ngoài bể lớn
Kết quả bước đầu của dự án hàu
Bài viết của Vũ Văn In1, Vũ Thị Ngọc Liên2, Phan Thị Vân3, Wayne O’Cornor4
Dự án “Nâng cao năng lực sản xuất nhuyễn thể tại miền
Bắc Việt Nam và Australia” có mục tiêu nâng cao sản lượng
nhuyễn thể ở Việt Nam và Bang New South Wales, Úc, để tạo
thêm sinh kế cho người dân ven biển.
Tháng 7 năm 2015, dự án gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng
nặng nề của mưa bão tại Hải Phòng và Quảng Ninh, dẫn đến
tình trạng ngập lụt tại các xã Gia Luận, Việt Hải và Xuân Đám
nơi dự án triển khai nuôi hàu thí nghiệm. Mưa lũ đã làm độ
mặn nước biển tầng mặt giảm xuống còn 8-10 ‰, cùng với
đất cát và chất thải từ các xã bị ngập lụt chảy xuống vùng ven
biển nuôi hàu đã làm hàu bị chết nhiều tại Cát Bà và chết rải
rác tại Vân Đồn.
Bất chấp khó khăn trên, các cán bộ của dự án đã có những
bước tiến đáng kể. Hệ thống ương ấu trùng và sản xuất giống
hàu đã được lắp đặt, đưa vào sử dụng hiệu quả và đã sản xuất
được hơn 100 gia đình hàu. Các gia đình hàu sau đó được
chuyển ra nuôi thương phẩm tại hai địa điểm là Cát Bà, thành
phố Hải Phòng và Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Sau 7-8 tháng
nuôi thương phẩm (đến tháng 8/tháng 9 năm 2015), 100 gia
đình hàu đã thành thục, trong đó 70 gia đình hàu đã được lựa
chọn làm hàu bố mẹ phục vụ cho sản xuất hàu chọn giống thế
hệ thứ nhất (G1). Hiện nay, dự án đã sản xuất được gần 150
gia đình hàu bám và hàu rời từ hàu bố mẹ nói trên, trong đó có
90 gia đình ấu trùng đã xuống đáy có thể đưa vào nuôi thương
phẩm trong thời gian tới.
Dự án đã tiến hành cho hàu sinh sản 4 đợt và thu được 3,8
triệu con hàu giống bám cấp 1. Trong giai đoạn nuôi thương
phẩm, hàu bám có kích cỡ lớn và đồng đều hơn so với hàu rời.
Xuất hiện hiện tượng hàu rời chết hàng loạt vào đầu mùa hè
trước. Tuy nhiên, hệ thống nuôi được đầu tư và công tác giám
sát chặt chẽ sẽ giúp nâng cao tỷ lệ sống của hàu rời trong mùa
tiếp theo. Công tác giám sát môi trường và bệnh nhuyễn thể
tiếp tục được triển khai theo quy trình mới. Các lớp tập huấn
về quản lý trại giống, an toàn thực phẩm và sức khỏe động
vật nhuyễn thể cũng đã được triển khai tại Việt Nam và Úc với
giảng viên là các chuyên gia Úc. Nhờ vậy mà năng lực của cán
bộ dự án, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 cũng như
các đơn vị khác như Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3
đã được nâng cao đáng kể.
Tại Úc, một số nội dung nghiên cứu tiếp tục được triển khai.
Nghiên cứu về bệnh ngao lướt ván đã phát hiện ra một loại ký
sinh trùng và cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn để định danh
được loài ký sinh trùng này. Nghiên cứu sinh sản hàu dẹt đã
hoàn tất và đang được chuẩn bị để xuất bản. Nghiên cứu về
nâng cao công nghệ xử lý bám sử dụng catecholamine ở hàu
dẹt cũng đã hoàn thành. Nghiên cứu điều kiện sinh sản của
trai móng tay sẽ được triển khai mùa hè tới.
Trong thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục ươm các gia đình hàu và
chuyển ra nuôi thương phẩm tại Vân Đồn đến khi thành thục,
đây là nguồn vật liệu tốt cho chương trình chọn giống hàu ở
Việt Nam. Công tác chọn giống cho thế hệ tiếp theo phải được
dựa trên tính trạng tăng trưởng, tỷ lệ sống và độ béo với kỳ
vọng tăng trưởng 10%, tỷ lệ sống tăng 5-7% sau mỗi thế hệ.
Công tác kiểm tra giám sát chất lượng và việc xác định các tiêu
chí phản ánh an toàn sinh học và khả năng tiêu thụ sản phẩm
sẽ được triển khai. Báo cáo giám sát môi trường, sổ tay hướng
dẫn phòng kiểm nghiệm sẽ được hoàn tất và xuất bản trong
vài tháng tới.
Research Institute for Aquaculture No.1
NSW Industry & Investment
1,2,3
4
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Bà Vũ Thị Ngọc Liên <ngoclien@ria1.org>
25
25
TIN ĐÀO TẠO
<aciar.gov.au>
Chương trình học bổng John Allwright
Chúng tôi rất vui mừng được thông báo kết quả của chương trình
học bổng John Allwright Fellowship và John Dillon Fellowship
đã được công bố. Hãy cùng chúng tôi chào đón những ứng viên
thành công.
Năm nay, hai người được lựa chọn từ 13 ứng viên để nhận học
bổng là chị Lê Thị Hằng Nga (NOMAFSI) và chị Nguyễn Thị Thu
Hiền (VWU). Cả hai nữ cán bộ nghiên cứu này đều đã thể hiện
được năng lực cũng như sự tận tụy và cống hiến của họ thông
qua một thời gian dài làm việc trong dự án của ACIAR. Chị Nga đã
đến Úc vào ngày 29 tháng 12 năm 2015 và đã bắt đầu quá trình
học tập của mình tại đây. Chị Hiền dự kiến sẽ đến Úc vào tháng 7
năm 2016.
Chị Nguyễn Thị Thu Hiền là một cán bộ nghiên cứu có kinh nghiệm
tại Hội Phụ nữ Việt Nam. Công việc của chị là tiến hành các nghiên
cứu về giới và công tác vận động phụ nữ, trong đó đặc biệt chú
trọng vào phụ nữ dân tộc thiểu số và tôn giáo. Hiện tại chị đang
đảm nhận vai trò điều phối viên của dự án AGB/2012/059 "Xây
dựng hệ thống sản xuất – kinh doanh rau bền vững và hiệu quả
khu vực Tây Bắc Việt Nam và Australia" của ACIAR tại Tây Bắc Việt
Nam. Bên cạnh đó, chị cũng từng tham gia hai dự án nữa của
ACIAR kể từ năm 2008.
Tham gia khoá học thạc sỹ chuyên ngành về Giới tại Úc, chị Hiền
hy vọng có thể tiếp thu, ứng dụng và chia sẻ các kiến thức, kỹ năng
và phương pháp mới trong lĩnh vực này vì lợi ích và sự phát triển
của Hội Liên hiệp Phụ nữ nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Chị Lê Thị Hằng Nga, cán bộ Viện Khoa Học Kỹ thuật Nông lâm
nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI), đã công tác trong dự án
AGB/2012/060 "Cải thiện thu nhập cho các hộ nông dân nhỏ tại
vùng cao Tây Bắc Việt Nam thông qua tăng cường tính cạnh tranh
và tiếp cận thị trường quả ôn đới và bán ôn đới ở khu vực" của
ACIAR kể từ năm 2011. Với vai trò là điều phối viên và cán bộ
nghiên cứu xã hội học, chị đã tích lũy được nhiều kiến thức về
văn hóa, tín ngưỡng, các hoạt động canh tác của bà con các dân
tộc thiểu số.
Nhận được học bổng John Allwright Fellowship, chị Nga sẽ tham
gia khóa học Thạc sỹ chuyên ngành Nhân chủng học Ứng dụng tại
trường Đại Học Quốc Gia Úc. Chị tin rằng khóa học này sẽ giúp
chị trang bị cho bản thân những kiến thức, phương pháp luận và
kĩ năng hữu ích cho công việc của một nhà nghiên cứu về nông
nghiệp và phát triển tại Việt Nam và Châu Á Thái Bình Dương.
27
TIN ĐÀO TẠO
<aciar.gov.au>
Chương trình học bổng
John Dillon
Hai ứng viên được lựa chọn cho khóa học về lãnh đạo tại Úc
trong chương trình học bổng John Dillon Fellowship của ACIAR
là TS Lưu Ngọc Quyến, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kĩ thuật
Nông Lâm nghiệp Miền núi Phía Bắc (NOMAFSI) và TS Trần
Minh TIến, Phó Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (SFRI).
TS Lưu Ngọc Quyến hiện đang là Phó Viện trưởng Viện Khoa
học kĩ thuật Nông Lâm nghiệp Miền núi Phía Bắc (NOMAFSI).
Anh có bề dày kinh nghiệm trong nghiên cứu hệ thống nông
nghiệp tại vùng núi phía Bắc Việt Nam và nghiên cứu các giải
pháp hướng đến nông nghiệp bền vững.
TS Quyến đã cùng hợp tác với ACIAR trong 2 dự án, đó là
AGB/2012/060 "Cải thiện thu nhập cho các hộ nông dân nhỏ
tại vùng cao Tây Bắc Việt Nam thông qua tăng cường tính cạnh
tranh và tiếp cận thị trường quả ôn đới và bán ôn đới ở khu
vực" và FST/2010/034 "Nông lâm kết hợp tạo sinh kế cho nông
hộ nhỏ vùng Tây Bắc Việt Nam".
TS Trần Minh Tiến hiện đang là Phó Viện trưởng Viện Thổ
nhưỡng Nông hóa (SFRI) tại Hà Nội, phụ trách quản lý hợp tác
quốc tế. Ang đã làm việc cùng ACIAR với một vài dự án, trong
đó có dự án AGB/2012/059 "Xây dựng hệ thống sản xuất – kinh
doanh rau bền vững và hiệu quả khu vực Tây Bắc Việt Nam và
Australia".
Anh Tiến nhận bằng Tiến sỹ chuyên ngành Dinh dưỡng Đất và
Cây trồng tại Trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch) năm
2009.
Chúng tôi xin chúc các ứng viên có những trải nghiệm tuyệt vời
ở Úc.
29
TIN ĐÀO TẠO
<aciar.gov.au>
Australia, tình yêu tràn đầy trong tim tôi
Bài viết của Phạm Thị Hạnh Thơ,
Nghiên cứu sinh, Đại học Canberra
Là một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, với tôi
những chuyến đi đã trở nên thường xuyên từ bao giờ. Đến các
thành phố khác nhau của Việt nam, đến các nước láng giềng,
sang tận Châu Âu xa xôi, để nghiên cứu thực địa, tham dự hội
thảo, thăm quan, tập huấn hay là nâng cao trình độ – những
chuyến đi của tôi giống như một vòng quay không ngừng nghỉ
trong cuộc sống đầy ắp niềm hứng khởi trong công việc, học
tập và khám phá. Trong những chuyến đi ấy, đến Úc quả thật
rất đặc biệt đến nỗi tôi sẽ luôn nhắc đến bằng cả tình yêu từ
trái tim mình.
Một nơi mà người tốt luôn ở quanh đây
Năm 2012, tôi nhận được học bổng John Allwright Fellowships
(JAF) của ACIAR và có cơ hội đến Úc để học tiến sỹ tại Trường
Đại học Canberra. Tôi cảm thấy mình may mắn khi được gặp và
làm việc cùng với các thầy cô hướng dẫn của mình những người
tôi có thể chia sẻ bất kỳ khó khăn gì vì tôi biết họ luôn sẵn lòng
hỗ trợ tôi. Tôi cũng rất ấn tượng với các thày cô giáo viên tiểu
học ở đây, những người không chỉ chăm lo đến kết quả học tập
mà còn cả ứng xử và tình cảm của học sinh. Ở bất kỳ đâu, tôi
cũng thường nhìn thấy mọi người tươi cười và giúp đỡ người
khác.
Một nơi chúng tôi bắt đầu
Phần lớn những chuyến đi của tôi trong công việc, học tập, tôi
đều đi một mình mà không đi cùng gia đình. Tuy nhiên, chuyến
đi đến Úc này, tôi có chồng và con trai làm bạn đồng hành.
Chúng tôi đi cùng một chuyến đi đến Úc nhưng mỗi chúng
tôi cũng có một con đường riêng để trải nghiệm. Với tôi, một
nghiên cứu sinh, tôi đang trên đường tìm kiếm những ý tưởng
mới ý nghĩa trong khoa học và hữu ích cho thực tiễn. Còn chồng
và con trai tôi cũng đã bắt đầu làm quen với môi trường mới mà
họ chưa từng trải nghiệm. Vẫn là thói quen giống như khi ở Việt
Nam, thức dậy mỗi sáng, đến trường, đi làm, đưa đón, về nhà,
dùng bữa tối, đi chơi, vui vẻ với bạn bè nhưng chúng tôi đang
trải nghiệm một cuộc sống gia đình thực sự khác với trước kia.
Ở Việt Nam, sống trong một thành phố đông đúc với nhiều mối
quan hệ họ hàng, bạn bè và đồng nghiệp khiến chúng tôi bận
rộn so với sống một nơi bình lặng hơn nhưng cũng rất tươi đẹp
là Canberra với những không gian xanh và thiên nhiên hoang
dã. Ngày lại ngày, cả ba chúng tôi học tập, làm việc, gặp khó
khăn rồi cùng giúp đỡ lẫn nhau, và cũng có nhiều thời gian hơn
cho gia đình để tận hưởng niềm vui bình thường nhỏ bé trong
cuộc sống.
Nơi chúng tôi thấy tự hào về văn hóa dân tộc mình
Người ta nói rằng Úc đa dạng văn hóa vào bậc nhất, cũng chính
điều này khiến tôi cảm thấy như ở nhà và hòa nhập xã hội dễ
hơn. Tôi bảo mẹ là tôi thích đi chợ ở Úc hơn ở nhà vì tôi có thể
dễ dàng tìm mua nguyên liệu châu Á để nấu ăn và thỏa mãn
đam mê nấu nướng của mình. Chúng tôi cũng rất tự hào về ẩm
thực của Việt nam. Ở đây mỗi khi chúng tôi tụ tập bạn bè đến
từ nhiều nước khác nhau, mọi người luôn phải nhanh chân nếm
thử các món của Việt nam trước khi quá muộn. Niềm tự hào ấy
nhân lên khi chúng tôi có thể tham gia lễ hội văn hóa của cộng
đồng người Việt hàng năm.
Vì vậy, nếu ai đó hỏi tôi yêu Úc như thế nào, tôi sẽ nói với họ
rằng Úc khơi gợi trong tôi một tình yêu từ những nơi tôi từng
sinh sống, những người tôi được gặp và thời gian tuyệt vời tôi
và gia đình trải nghiệm cùng nhau. Tình yêu ấy sẽ dẫn chúng tôi
đến với thành công của chuyến đi này.
31
Researchers from rice-shrimp project in Ca Mau province
Các nghiên cứu viên của dự án tôm-lúa tại tỉnh Cà Mau
Mr Do Sy An from NOMAFSI in a scoping study for an ACIAR project
Anh Đỗ Sỹ An từ NOMAFSI tham gia nghiên cứu khảo sát cho một dự án của ACIAR
Oysters of the first selection generation
Hàu chọn giống thế hệ thứ nhất
Dr Henri Bailleres investigating a lathe of one peeling household
TS Henri Bailleres xem xét máy bóc của một hộ sản xuất ván mỏng
.
.
8 Dao Tan Street, Ba Dinh, Hanoi
Tel: (84 4) 3 7740 100
Fax: (84 4) 3 813 7707
Web: aciar.gov.au / vietnam.embassy.gov.au