Tổ chức Phi Chính Phủ Quốc tế Quan hệ ối tác vì Sự Phát triển
Transcription
Tổ chức Phi Chính Phủ Quốc tế Quan hệ ối tác vì Sự Phát triển
Tổ chức Phi Chính Phủ Quốc tế Quan hệ Đối tác vì Sự Phát triển Tháng 12 năm 2012 2 Mục Lục Thư từ Đồng Giám đốc Trung tâm Dữ liệu các TCPCPNN………………………………….... 5 Trung tâm Dữ liệu các TCPCPNN ……………………...………………………………..…....... 6 Chữ viết tắt ………………………...…………………………...…………………………….……. 8 Trung tâm Dữ liệu các TCPCPNN – Các nhóm Công tác Nhóm Công tác về Chất độc da cam ……………………...……………….……………………. 12 Nhóm Công tác về Phát triển Năng lực .……………………...……………………………........ 15 Nhóm Công tác về Quyền Trẻ em ……………………...……………………….………………. 17 Nhóm Công tác về Biến đổi khí hậu ……………………...…………………………………....... 21 Nhóm Công tác về Khuyết tật ….......................................................................................... 25 Nhóm Công tác về Quản lý Thiên tai ……………...……………………………………............. 30 Nhóm Công tác về Dân tộc Thiểu số ……………………...…………………………….…........ 35 Nhóm Công tác về Chăm sóc mắt ………………………...………………………………........ 41 Nhóm Kỹ thuật về HIV/AIDS …………………………...……………………………………….... 44 Nhóm Thảo luận các Tổ chức PCPNN tại TP Hồ Chí Minh …………………........................ 46 Nhóm Công tác về phát triển Công nghệ Thông tin ….......................................................... 49 Nhóm Công tác về Bom mìn ……………………..………………………….............................. 51 Nhóm Công tác về Quản lý nguồn thiên nhiên & Nông nghiệp bền vững ……………..……. 54 Nhóm Công tác về nước sạch, Vệ sinh môi trường – Vệ sinh cá nhân …............................ 58 3 4 Thư từ Đồng Giám Đốc Trung Tâm Báo cáo của các tổ chức Phi Chính phủ Quốc tế về Quan hệ Đối tác vì Sự phát triển phản ánh các hoạt động của 14 nhóm Công tác do Trung Tâm Dữ liệu các Tổ chức Phi Chính Phủ điều hành trong năm 2012. Ở các trang sau các bạn có thể đọc được những thành tựu quan trọng của các nhóm Công tác này, như các Chủ tịch Nhóm, Điều phối viên và đội ngũ cán bộ của chúng tôi đã chia sẻ. Trong thư này tôi muốn chia sẻ tóm tắt về các hoạt động khác do Trung tâm Dữ liệu Các Tổ chức Phi Chính phủ thực hiện trong suốt 12 tháng qua. Trung tâm duy trì vai trò là cầu nối giữa Cộng đồng Phi Chính phủ quốc tế với các đối tác trong lĩnh vực phát triển và các cơ quan Chính phủ Việt Nam. Đối tác của chúng tôi tại PACCOM đã tiếp tục hỗ trợ các Tổ chức Phi Chính phủ Quốc tế và Trung tâm, đặc biệt từ khi Nghị định mới của Chính phủ, nghị định 12/2012 về việc đăng ký, quản lý các tổ chức Phi chính phủ Quốc tế có hiệu lực, thay thế quyết định 340/TTG năm 1996. Trung tâm đã tập trung vào việc tăng cường vai trò tư vấn của các Tổ chức Phi chính phủ quốc tế ở các cuộc đối thoại chính sách cấp cao với các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực phát triển, các tổ chức Liên Hợp quốc, các tổ chức Phi chính phủ Việt nam, các nhà tài trợ đa phương và chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức một diễn đàn các Tổ chức Phi Chính phủ, tiếp tục điều hành các Nhóm Công tác của chúng tôi, và khôi phục hoạt động của nhóm Công tác về Công nghệ thông tin và Truyền thông vì sự phát triển, nhóm đã không hoạt động trong vài năm gần đây. Chúng tôi đã tạo thêm một hộp thư điện tử để hỗ trợ các tổ chức Phi chính phủ quốc tế và phi chính phủ trong nước hoạt động tại khu vực miền Trung Việt Nam liên kết hợp tác tốt hơn: http://ngocentre.org.vn/mailman/listinfo/ngo-centralvn. Trong suốt năm 2012 sáu tổ chức Phi chính phủ quốc tế là thành viên của chúng tôi đã hoàn thành sứ mệnh của họ tại Việt Nam đó là tổ chức: Medecins du Monde France (MDMF), Voluntary Service Overseas (VSO), Centre for International Studies and Cooperation (CECI); Triangle Generation Humanitaire, Population Council and Academy for Educational Development (AED). Đồng thời chúng tôi đã tiếp nhận sáu tổ chức ra nhập thành viên của Trung tâm đó là những tổ chức: Batik International, English Language Institute, Latter Day Saints, Maison Chance, World Society for the Protection of Animals and A Child's Right. Trung tâm đã đại diện và thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức Phi chính phủ quốc tế vào số lượng lớn các cuộc họp tư vấn ở cấp quốc gia, như: Cuộc họp nhóm tư vấn, Diễn đàn hỗ trợ hiệu quả, Nhóm Đối tác về Y tế và một số hội thảo tư vấn do Ngân hàng Thế giới, các cơ quan Liên Hợp Quốc, Liên minh Châu Âu, và Ngân hàng Phát triển Châu Á tổ chức. Các mối liên kết toàn cầu được duy trì và phát triển mạnh mẽ, chúng tôi đã đóng góp bài viết về Việt Nam cho báo cáo “Social Watch Report 2012”. Nhân đây, Tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các tổ chức thành viên, nhà tài trợ, Ban Điều phối Viện trợ Nhân dân (PACCOM), các tổ chức đối tác đã tiếp tục hỗ trợ Trung tâm chúng tôi. Chúng tôi mong muốn được tiếp tục hợp tác với các bạn để phát triển và cải thiện hơn nữa các dịch vụ của mình nhằm mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam. Trân trọng! Đồng Giám đốc Marko Lovrekovic 5 Liên Hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam Trung tâm Dữ liệu Các Tổ Chức Phi Chính Phủ nước ngoài Trung tâm Dữ liệu các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được thành lập năm 1993 thông qua sự hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, và Liên Hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam (VUFO). Trung tâm phục vụ chủ yếu cộng đồng các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (TCPCPNN) hoạt động tại Việt Nam. Trung tâm có khoảng 110 tổ chức thành viên, Các dịch vụ của Trung tâm cũng mang lại lợi ích cho các tổ chức khác như các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam, các tổ chức INGOs phi thành viên, các cơ quan Liên Hợp Quốc, cộng đồng những nhà tài trợ tại Việt Nam, các cơ quan chính phủ, đối tác địa phương và những nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Mục tiêu của Trung tâm là: • • Nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi và đóng góp vào việc chia sẻ thông tin, dữ liệu, kinh nghiệm giữa các TCPCPNN với nhau và với các đối tác của họ, các tổ chức địa phương để nâng cao chất lượng và tác động của công việc của họ tại Việt Nam. Nhằm tăng cường mối quan hệ và đối thoại giữa cộng đồng các TCPCPNN và những tổ chức phát triển khác ở Việt Nam, bao gồm các cơ quan Chính phủ, các nhà tài trợ, và các tổ chức địa phương. Lịch sử hoạt động Ban đầu, Trung tâm Dữ liệu được trưởng thành từ một mạng lưới còn lỏng lẻo trong những năm 1990, đại diện các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam đã bắt đầu họp định kỳ vào ngày thứ sáu cuối cùng hàng tháng, để trao đổi cụ thể về các công việc của mình tại Việt Nam. Từ đó Các TCPCPNN tiếp tục chia sẻ thông tin và hợp tác nhằm nâng cao chất lượng thực hiện các chương trình của mình. Năm 1998, đã chứng kiến sự phát triển trong quan hệ ngày càng được củng cố giữa Trung tâm dữ liệu và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. chế độ đồng giám đốc được thành lập và thành viên Ban Chỉ đạo được mở rộng bao gồm các cơ quan từ chính phủ Việt Nam. Các hoạt động và dịch vụ Diễn đàn các tổ chức phi chính phủ Trung tâm tổ chức họp Diễn đàn các tổ chức phi chính vài lần hàng năm. Diễn đàn này là một diễn đàn mở cho tất cả đại điện các tổ chức phi chính phủ là tổ chức thành viên của Trung tâm, diễn đàn tạo cơ hội gặp gỡ trao đổi các vấn đề liên quan đến công việc của họ, chia sẻ những kinh nghiệm và điều phối tốt hơn các hoạt động chung. Các nhóm Công tác Trung tâm khuyến khích và giúp các thành viên INGO hình thành các Nhóm Công tác tập trung vào những vấn đề và/hoặc lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh tổ chức phi chính phủ quốc tế, còn có các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và các tổ chức quan tâm đến các nhóm làm việc. Đã có 14 nhóm Công tác hoạt động tích cực trong năm 2012. Danh tập các tổ chức phi chính phủ Trung tâm xuất bản cuốn danh tập các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam hàng năm bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Nội dung tóm tắt cuốn danh tập này hiện đã được đưa lên trang web của trung tâm http://www.ngocentre.vn/ingodirectory 6 Trang web của Trung tâm: www.ngocentre.org.vn Trang Web của Trung tâm cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ công việc của các TCPCPNN, các tổ chức PCP Việt Nam, các viện và các tổ chức khác hoạt động tập trung vào lĩnh vực phát triển tại Việt Nam. Thư viện Trung tâm duy trì một thư viện tại văn phòng Trung tâm, bao gồm các tài liệu xuất bản về phát triển, về Việt Nam, những tài liệu này có thể tra cứu được qua trang Web của Trung tâm. Bản tin điện tử 2 tuần một lần Trung tâm gửi bản tin về các hoạt động của Trung tâm và những thông tin mới về phát triển 2 tuần một lần. Đối thoại và vận động chính sách Trung tâm hoạt động nhằm hỗ trợ, và vận động chính sách thay mặt cho các TCPCPNN trong bối cảnh phát triển đang thay đổi tại Việt Nam, tăng cường sự điều phối, đối thoại giữa các TCPCPNN với các cơ quan Chính phủ Việt Nam, các tổ chức Phi chính phủ trong nước, các nhà tài trợ. Các họat động này bao gồm: • • • • • • Tham gia soạn thảo các chiến lược và chính sách của chính phủ Tạo điều kiện, hỗ trợ tư vấn các báo cáo và chiến lược các nhà tài trợ Đại diện và tham gia, hỗ trợ chuẩn bị báo các của các tổ chức PCP cho các cuộc họp của nhóm Tư vấn hàng năm Hỗ trợ chuẩn bị báo cáo của tổ chức PCP, như báo cáo bổ sung của các TCPCP cho việc thực hiện công ước Quyền trẻ em. Tham gia các nhóm họp đối tác và các mạng lưới PCP trong nước như Nhóm Công tác có sự tham gia vv.. Tham dự các chiến dịch hợp tác như Chiến dịch toàn cầu về chống đói nghèo, chiến dịch toàn cầu về Giáo dục. Cơ cấu quản lý Văn phòng Trung tâm tại Hà Nội hoạt động thông qua một ban thư ký được điều hành bởi một Đồng Giám đốc người nước ngoài làm việc tại trung tâm, một Đồng Giám đốc khác kiêm nhiệm công tác tại Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Như đã nhắc đến ở trên, Diễn đàn các TCPCNNN có thẩm quyền lựa chọn 5 đại diện của các tổ chức phi chính phủ quốc tế tham dự vào Ban Chỉ đạo (SC) của Trung tâm cũng như lựa chọn các đại diện cho các cuộc họp tư vấn và các nhóm quan hệ đối tác. Một Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát và quyết định các vấn đề chính sách của Trung Tâm, cũng như đưa ra các hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát các hoạt động của các Đồng Giám đốc. Ban Chỉ đạo họp mỗi quý một lần, Ban này gồm năm thành viên là đại diện từ năm tổ chức NGO quốc tế, năm thành viên từ các cơ quan chính phủ. Ngân sách: Các hoạt động của Trung tâm chủ yếu được lấy ngân sách từ phí thành viên. Trung tâm phải kêu gọi tài trợ cho phần còn lại nếu cần thiết. 7 Chữ viết tắt AADMER Thỏa thuận ASEAN về Quản lý thiên tai và cứu trợ khẩn cấp ABC Tiểu nhóm về Nhận thức và thay đổi hành vi ADPC Trung tâm Phòng chống Thiên Tai Châu Á ADRA Adventist Development and Relief Agency in Vietnam AECID Tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha AED Viện Phát triển Giáo dục AEPD Hiệp hội vì sự phát triển của người khuyết tật AFAP Quỹ Australian vì nhân dân Châu á Thái Bình Dương AO Chất độc da cam AOWG Nhóm Công tác về chất độc da cam ART Anti-Retroviral Therapy ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á AIDS Acquired immune deficiency syndrome BORDA Tổ chức Nghiên cứu phát triển Hải Ngoại CBA Thích ứng dựa vào cộng đồng CBDRM Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng CBO Tổ chức dựa vào cộng đồng CBR Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng CC Biến đổi khí hậu CCA Thích ứng với biến đổi khí hậu CCIHP Trung tâm sáng kiến sức khỏe về dân số CCM Công ước về Bom chùm CCWG Nhóm công tác về Biến đổi khí hậu CDM Cơ chế phát triển sạch CDWG Nhóm Công tác về phát triển năng lực CECI Trung tâm nghiên cứu và Hợp tác quốc tế CECODES Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ phát triển cộng đồng CEFACOM Trung tâm nghiên cứu về phát triển cộng đồng và sức khỏe gia đình CEMA Ủy ban Dân tộc CENFORCHIL Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ trẻ em CMC Liên minh chống bom chùm CPCC Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em CPFC Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em CPI Clear Path International CRC Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em 8 CRS Catholic Relief Services CSAGA Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới- gia đình, phụ nữ và vị thành niên CSO Tổ chức xã hội dân sự CWD Trẻ khuyết tật CWS Church World Service DANIDA Tổ chức phát triển Quốc tế Đan Mạch DMC Trung tâm quản lý Thiên tai DMWG Nhóm Công tác về Quản lý Thiên tai DOLISA Bộ Lao Động, Thương binh và xã hội DRD Trung tâm nghiên cứu và phát triển năng lực DRR Giảm thiểu rủi ro thiên tai ELAN Mạng lưới liên kết các hệ Sinh thái và lợi ích sinh kế EMW East Meets West Foundation FHI Family Health International FFI Flora and Fauna International FOSCO Công ty dịch vụ cơ quan nước ngoài FPSC Foundation for the Social Promotion of Culture GIHCD Trung tâm rà phá bom mìn nhân đạo quốc tế Geneva GRET Tổ chức nghiên cứu và chuyển giao công nghệ HI Tổ chức Quốc tế hỗ trợ người khuyết tật HIV Vi rút làm suy giảm hệ miễn dịch ở người HUFO Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hồ Chí Minh IE Giáo dục hòa nhập ILO Tổ chức Lao động quốc tế IPCC Ủy Ban liên Chính phủ về BĐKH ISEE Viện nghiên cứu xã hội, Kinh tế và Môi trường JANI Sáng kiến mạng lưới vận động chính sách chung INGO Tổ chức phi chính phủ Quốc tế MAG Nhóm tư vấn về bom mìn MARD Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn MCD Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng MCNV Tổ chức Y tế Hà Lan MDGs Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ MOET Bộ Giáo dục và Đào tạo MOLISA Bộ Lao động, Thương binh và xã hội MONRE Bộ Quản lý tài nguyên và Môi trường MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư 9 MSM Đàn ông có quan hệ đồng tính NLRC Hội Chữ thập đỏ Hà Lan NPA Kế hoạch hành động Quốc gia NPA Norwegian People’s Aid NGO Tổ chức Phi Chính phủ NTP Chương trình Mục tiêu quốc gia PAC Provincial AIDS Committee PACCOM Ban Điều phối Viện trợ nhân dân PEPFAR President's Emergency Plan For AIDS Relief PLHIV Người sống chung với HIV PPWG Nhóm công tác có sự tham gia của người dân PTVN Tổ chức Peace Trees Viet Nam PWD Người Khuyết tật RECOFTC Trung tâm đào tạo lâm nghiệp cộng đồng REDD Giảm phát thải khí nhà kính bằng các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng RWSSP Quan hệ đối tác cấp nước và vệ sinh nông thôn SBV Ngân hàng Nhà nước Việt Nam SNV Tổ chức Phát triển Hà Lan SODI Solidarity Service International SRD Trung tâm phát triển Nông thôn bền vững STI Lây truyền qua đường tình dục TBS Hỗ trợ ngân sách có mục tiêu TOR Điều khoản tham chiếu TOT Đào tạo cơ bản cho tập huấn viên UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNODC Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của LHQ UNFPA Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc UNICEF Quỹ Nhi Đồng Liên hợp Quốc UNMAS Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bom mìn UN-PCG Nhóm Điều phối chương trình khẩn cấp, và thiên tai của LHQ UXO Vật liệu chưa nổ VACVINA Hiệp hội làm vườn Việt Nam VAVA Hội Chất độc da cam Việt Nam VBMAC Trung tâm hành động về Bom mìn tại Việt Nam VNAH Tổ chức hỗ trợ người khuyêt tât VNGO&CC Mạng lưới của các tổ chức phi chính phủ Địa phương về Biến đổi Khí hậu VVAF Quỹ cựu chiến binh Việt Nam 10 VVMF Quỹ tưởng niệm Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam WARECOD Trung tâm Bảo tồn và phát triển nguồn nước WHO Tổ chức Y tế thế giới WWF Quỹ Quốc tế bảo vệ Thiên nhiên WWO Worldwide Orphans Foundation 11 Nhóm Công tác về Chất độc da cam/Dioxin http://www.ngocentre.org.vn/agentorange Bối cảnh và các mục tiêu Nhóm công tác về Chất độc da cam/dioxin (AOWG) được thành lập tháng 7 năm 2004 là một trong số các Nhóm công tác thuộc Trung tâm Dữ liệu các tổ chức phi chính phủ (VUFONGO Resource Centre). AOWG được thành lập do sáng kiến của các tổ chức thành viên Trung tâm Dữ liệu các tổ chức PCP. Các cơ quan Việt Nam, các tổ chức quốc tế liên quan, các tổ chức phi chính phủ trong nước và các cá nhân người nước ngoài hay người Việt Nam có quan tâm đều có thể tham gia. Các thành viên trong AOWG tiếp cận các vấn đề liên quan đến chất Da cam/dioxin theo nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm nghiên cứu khoa học, hỗ= trợ người khuyết tật, giải quyết các hậu quả của chiến tranh, tẩy độc môi trường, can thiệp y tế công cộng giảm nguy cơ phơi nhiễm với dioxin tại các điểm nóng, các hoạt động nhân đạo và quan hệ Việt-Mỹ. Các thành viên chia sẻ thông tin, các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm để tăng cường nhận thức và đáp ứng tốt hơn với các vấn đề liên quan tới dioxin trong chất Da cam và các chất diệt cỏ khác được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam. Mục tiêu chính bao gồm: • Chia sẻ thông tin, quan điểm và kết quả của các dự án về chất Da cam/dioxin do các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước và các sáng kiến của các tổ chức Việt Nam và quốc tế triển khai. • Tăng cường sự hiểu biết của các thành viên nhóm về phạm vi cũng như là tính chất phức tạp của các vấn đề liên quan đến chất Da cam/dioxin. • Xây dựng và tăng cường mạng lưới gồm các tổ chức, cá nhân liên quan để gặp gỡ, trao đổi, thảo luận về các sự kiện cập nhật và các vấn đề liên quan đến chất Da cam/dioxin. Các hoạt động chính của nhóm trong năm 2012: Đến tháng 10/2012, AOWG đã tổ chức thành công ba cuộc họp nhóm vào ngày 16 tháng 3, 1 tháng 6 và 24 tháng 8. Ngoài cơ hội chia sẻ, cập nhật thông tin và phát triển mạng lưới, ban tổ chức đã mời 6 thành viên trong nhóm trình bày về 6 chủ đề liên quan đến chất Da cam/dioxin. Các chủ đề báo cáo đã nhận được các ý kiến góp ý, thảo luận sôi nổi từ các thành viên. Biên bản chi tiết của các cuộc họp (bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt) đã được gửi tới các thành viên trong Nhóm qua thư điện tử. 12 Cuc hp nhóm t chc ngày 16 tháng 3 năm 2012: • TS. Nguyễn Hùng Minh – Phòng Thí nghiệm Dioxin Việt Nam, Tổng cục Môi trường: “Chất Da cam/dioxin tại 3 điểm nóng dioxin: Tồn lưu trong môi trường, nguy cơ phơi nhiễm và các giai đoạn tẩy độc môi trường”. • Ths. Trần Thị Tuyết Hạnh -Giảng viên, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội và Hội Y tế công cộng Việt Nam: “Truyền thông nguy cơ dự phòng nhiễm dioxin cho người dân sống tại điểm nóng dioxin Biên Hòa và Đà Nẵng”. Cuc hp t chc ngày 1 tháng 6 năm 2012 • GS. Đặng Thị Cẩm Hà – Viện Khoa học Kỹ thuật Việt Nam: “Kết quả mới nhất về mô hình tẩy độc dioxin bằng phương pháp sinh học”. • Ông Vũ Ngọc Dũng – ISMS: “Các kết quả nghiên cứu vận động tuyên truyền tại cộng đồng về chất Da cam/dioxin tại Huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế”. Cuc hp t chc ngày 24 tháng 8 năm 2012: • Ông Jamey Watt và Bà KC Choe – USAID: “Dự án tẩy độc môi trường tại Sân bay Đà Nẵng”. • GS. Trần Trọng Hải, Trường ĐH Y tế công cộng: “Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng dành cho nạn nhân của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam”. Các thông điệp chính AOWG gửi tới Cuộc họp Nhóm Tư vấn 2012 Nhóm Công tác về Chất độc da cam/dioxin đánh giá cao những thành tựu quan trọng mà Việt Nam đã đạt được trong vài thập kỷ trở lại đây trong phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương. AOWG cũng đánh giá cao những tiến bộ trong các mối quan hệ tốt đẹp giữa Chính phủ Việt Nam với các đối tác phát triển, đặc biệt là với Chính phủ Mỹ và chính phủ các nước, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế và Nhóm đối thoại trong việc giải quyết các hậu quả do chiến tranh để lại. Những nỗ lực này đã đem đến các kết quả khả quan trong tẩy độc môi trường tại một số điểm nóng dioxin, rà phá bom mìn, hỗ trợ người khuyết tật và xây dựng năng lực cho các cơ sở cung cấp dịch vụ. Chất Da cam/dioxin đã, đang và vẫn tiếp tục gây ra nhiều vấn đề sức khỏe con người, môi trường và ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đặc biệt là tại các điểm nóng ô nhiễm dioxin. AOWG khuyến nghị Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển tiếp tục tăng cường cam kết và phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến chất Da cam/dioxin. Cần phân bổ đủ nguồn lực phù hợp để triển khai Kế hoạch Hành động Quốc gia Khắc phục cơ bản Hậu quả Chất độc Hoá học do Mỹ sử dụng trong Chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và Định hướng đến năm 2020 và Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020. Cần có ưu tiên dành cho các nỗ lực tẩy độc dioxin tại các điểm nóng ô nhiễm; truyền thông nguy cơ dự phòng phơi nhiễm với dioxin cho người dân sống tại các điểm nóng và phối hợp hiệu quả với truyền thông đại chúng trong đưa tin liên quan đến chất Da cam/dioxin; các chương trình cung cấp dịch vụ toàn diện và lồng ghép dành cho người khuyết tật; nâng cao năng lực cho các hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội; thực hiện các quyền và chính sách liên quan tới người khuyết tật; và các nghiên cứu khoa học nhằm cung cấp bằng chứng cho các chính sách và chương trình can thiệp liên quan tới chất Da 13 cam/dioxin. Các nỗ lực giải quyết hậu quả về chất Da cam/dioxin nói chung và dự phòng phơi nhiễm dioxin, tẩy độc dioxin tại điểm nóng ô nhiễm và hỗ trợ người khuyết tật nói riêng cần được lồng ghép vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển. 14 Nhóm Công tác về Phát triển Năng lực http://www.ngocentre.org.vn/capacitydevwg Bối cảnh và các mục tiêu: Phát triển năng lực là trọng tâm của rất nhiều sáng kiến về phát triển ở Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu vào xã hội dân sự. Một vài sáng kiến được thực hiện bởi các tổ chức phi chính phủ (NGO), các nhà tài trợ và các tổ chức tình nguyện, các sáng kiến khác được thực hiện bởi các tổ chức xã hội và các tổ chức nhà nước. Mặc dù phát triển năng lực là một thành phần chung của nhiều tổ chức khác nhau, trong các lĩnh vực khác nhau, nhưng hiện nay vẫn có rất ít cơ hội để chia sẻ các bài học, kinh nghiệm, nguồn lực, cũng như điều phối các nguồn lực đó. Nhóm Công tác về Phát triển Năng lực (CDWG) được thiết lập nhằm cung cấp một diễn đàn trao đổi giữa các bên, tạo ra các cuộc đối thoại, cũng như cơ hội học hỏi lẫn nhau xoay quanh chủ để về phát triển năng lực tổ chức. Các mục tiêu chính của nhóm bao gồm: • Điều phối và chia sẻ các sáng kiến và kiến thức về phát triển tổ chức nhằm học hỏi lẫn nhau, tối đa các ảnh hưởng, và giảm thiểu sự trùng lắp. • Tạo ra một giao diện chung giữa các NGO và đối tác của họ, trong đó bao gồm Chính phủ, các nhà tài trợ, các tổ chức trong lĩnh vực tư nhân, để cùng đối thoại và vận động cho việc phát triển năng lực cho xã hội dân sự. • Đảm bảo cho các NGO, các tổ chức xã hội dân sự, và các nhóm tự lực ở Việt Nam tiếp cận được với thông tin, các cơ hội đào tạo, các sự kiện, và cơ hội tài trợ liên quan đến hỗ trợ và phát triển năng lực. Các hoạt động chính trong năm 2012: Các hi tho chia s thông tin: Một hoạt động chủ chốt của nhóm CDWG là tổ chức các hội thảo chia sẻ thông tin về các chủ đề được quan tâm trong phát triển năng lực. CDWG tổ chức các hội thảo này theo quý. Kể từ báo cáo thường niên lần trước, các chủ đề sau đã được thảo luận: Các t chc phi chính ph trong quá trình chuyn đi. Những thách thức mà các NGO đang đối mặt trong bối cảnh nguồn viện trợ nước ngoài đang giảm dần. Buổi họp này bao gồm các bài thuyết trình và thảo luận từ phía các nhà tài trợ quốc tế, các NGO Việt Nam và quốc tế. Buổi họp nhìn nhận những thay đổi về viện trợ nước ngoài khi Việt Nam củng cố vị thế của mình là một quốc gia có mức thu nhập trung bình, còn các nhà tài trợ truyền thống cũng đánh giá lại các ưu tiên phát triển của mình trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tại châu Âu. Buổi họp xem xét những thách thức đối với các NGO trong việc huy động nguồn lực trước những thay đổi này, với một số gợi ý về chiến lược như làm việc nhiều hơn trong các mạng lưới và các mối quan hệ hợp tác, tiếp cận các vấn đề theo hướng khu vực và tìm kiếm thêm các nguồn tài trợ mới bên cạnh các nguồn vốn truyền thống. Xây dng liên minh: Tm quan trng ca các mng lưi trong xây dng năng lc. Buổi họp nhìn nhận các khía cạnh của việc kết nối mạng lưới, chẳng hạn như vì sao các mạng lưới lại quan trọng? Thế nào là một mạng lưới thành công? Làm thế nào để thiết lập, xây dựng và duy trì một mạng lưới? Buổi họp bao gồm một nghiên cứu tình huống về một 15 mạng lưới Việt Nam thành công tập trung vào bình đẳng giới, và qua ví dụ về nhóm công tác về quản lý thiên tai đã cho thấy các mạng lưới có thể đáp ứng các thách thức và sự kiện bất ngờ. Kết luận được rút ra là các mạng lưới cần được sắp xếp quản lý hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của các thành viên và những người mà họ hỗ trợ. Các công c phân tích mc đ hiu qu ca các mng lưi Tiếp tục từ buổi họp trước, sự kiện bổ sung này nghiên cứu việc sử dụng hai công cụ phân tích và cải thiện mạng lưới. Một công cụ nghiên cứu mạng lưới đã được trình bày, cho thấy các liên kết mạng lưới và các thay đổi qua thời gian. Công cụ này sử dụng biểu đồ để minh họa sức mạnh của các mạng lưới cũng như cho thấy các trung tâm mạng lưới chủ chốt. Thậm chí nhóm CDWG cũng có thể dùng công cụ này để đánh giá mạng lưới của chính mình! Công cụ thứ hai (PRIAP) là một công cụ tham gia dễ sử dụng, đánh giá sức mạnh nội tại của mạng lưới và sử dụng một bảng điểm để xác định các khu vực phát triển. Các thành viên thảo luận rất nhiều về các công cụ này, cũng như làm thế nào để nhóm CDWG có thể chia sẻ chúng để tránh trùng lặp. Các khung phát trin hiu qu ca các t chc xã hi dân s (CSO) Vit Nam: Buổi họp này bao gồm các bài thuyết trình về việc triển khai Khung Hiệu quả Phát triển CSO và Nguyên tắc Thực hành tốt cho CSO trong việc thực hiện chương trình HIV/AIDS. Tiếp theo đó là một cuộc thảo luận sôi nổi về vai trò và giá trị của việc thiết lập các tiêu chuẩn trong bối cảnh các tổ chức dựa vào cộng đồng ở Việt Nam đang phát triển và xu hướng phát triển như thế nào. Thành viên, điều phối và quản lý Những cuộc họp này đã có sự tham dự của gần 60 thành viên và hiện tại danh sách email của nhóm CDWG có khoảng 200 người. Một nhóm nòng cốt bao gồm những cá nhân tâm huyết từ các tổ chức NGO quốc tế và Việt Nam gặp mặt hàng tháng để lập kế hoạch cho những buổi họp này, cũng như thảo luận về các mặt hậu cần của nhóm. Trong năm vừa qua, nhóm đã được liên hệ bởi các nhà nghiên cứu quan tâm đến xã hội dân sự ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu này được khuyến khích trình bày kết quả trước toàn nhóm. Định hướng cho năm 2013 Nhóm CDWG sẽ tiếp tục tổ chức và thực hiện các hội thảo sáng tạo và thú vị liên quan đến những vấn đề xuyên suốt trong phát triển năng lực. Nhóm sẽ tiếp tục xem xét những phát triển gần đây nhất trong lĩnh vực này và cố gắng thu hút một số lượng các diễn giả đa dạng hơn. Nhóm sẽ tổ chức ít nhất 4 hội thảo mỗi năm. Các chủ đề triển vọng bao gồm tổ chức học hỏi, quản lý thay đổi một cách chiến lược, vận động chính sách và huy động nguồn lực. Nhóm CDWG sẽ tiếp tục nỗ lực mở rộng số lượng thành viên để thu hút thêm sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm cả các tổ chức quốc tế và các tổ chức Việt Nam. Đồng thời nhóm cũng sẽ cố gắng phát triển mối liên hệ với các lĩnh vực khác, trong đó có các tổ chức trong lĩnh vực tư nhân. Năm 2011, nhóm đã sử dụng Skype để thực hiện các buổi họp có sự tham gia của các thành viên từ các thành phố khác như Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, và nhóm muốn mở rộng việc sử dụng công nghệ để hoạt động hiệu quả hơn nữa. Trong năm vừa qua, các buổi thảo luận hướng tới phối hợp chặt chẽ với Nhóm công tác có sự tham gia của người dân và triển khai các nhóm chuyên đề tiềm năng để tập trung vào Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và NGO tại TP Hồ Chí Minh. Các buổi thảo luận này sẽ được tiếp tục trong năm tới để tạo cơ sở vững chắc hơn. Nhóm cũng đã tiếp nhận khá nhiều yêu cầu xây dựng một cuốn danh tập những tổ chức làm về lĩnh vực phát triển năng lực. Tuy nhiên cho đến nay nhóm chưa thực hiện được do hạn chế về thời gian của các thành viên. Tuy vậy, Nhóm sẽ tiếp tục xem xét yêu cầu này. 16 Nhóm Công tác về Quyền Trẻ em http://www.ngocentre.org.vn/childrights Bối cảnh và các mục tiêu: Nhóm Công tác về Quyền Trẻ em (CRWG), thành lập năm 2006, là một nhóm hỗ trợ kỹ thuật, bao gồm đại diện của các tổ chức Phi chính phủ quốc tế và trong nước, các tổ chức đoàn thể, các viện nghiên cứu, các chuyên gia, các cá nhân và các nhóm cộng đồng khác tại Việt Nam. Các cơ quan, tổ chức khác như các cơ quan Liên Hợp Quốc và các cơ quan chuyên môn (UNICEF, ILO, UNODC…) và các Bộ của chính phủ là đối tác và khách mời của nhóm Công tác trong các buổi chia sẻ thông tin, kinh nghiệm. Mục tiêu tổng thể của nhóm Công tác về Quyền trẻ em là nhằm thúc đẩy quyền trẻ em và tăng cường việc thực hiện quyền trẻ em bằng cách đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác và phối hợp giữa tất cả các bên công tác trong lĩnh vực quyền trẻ em. Các mục tiêu cụ thể của nhóm là: Chia s kinh nghim và phát trin năng lc ca các t chc thành viên: • Chia sẻ các kinh nghiệm thực tế, các thực hành tốt và các bài học kinh nghiệm từ thực tế, lý thuyết và phương pháp tiếp cận từ cả trong và ngoài Việt Nam, nhằm đem lại lợi ích cho tất cả các tổ chức thành viên. • Cung cấp một diễn đàn cho các ý tưởng mới và một nền tảng cho nội dung công tác nhóm, các trình bày và các thảo luận với các kết quả đầu ra cụ thể. • Phát triển cơ chế/công cụ phối hợp giữa các bên. • Tài liệu hóa, thảo luận và phổ biến các bài học kinh nghiệm để cải thiện việc thực hành và nâng cao năng lực của chúng ta để đáp ứng với cách tiếp cận dự án phù hợp. • Cộng tác trên các lĩnh vực chung về xây dựng năng lực, nâng cao nhận thức, vận động hành lang và vận động chính sách, đặc biệt trong các lĩnh vực về sự tham gia của trẻ em và bảo vệ trẻ em. • Tăng cường cơ hội hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong nước và đối tác của họ.. Đi thoi và vn đng chính sách: • Thúc đẩy mạng lưới các tổ chức, các hiệp hội công tác tập trung vào trẻ em, và cung cấp một đầu mối về tư vấn, đối thoại chính sách và các tuyên bố chung. • Vận động và thực hiện các chương trình, đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi để đẩy mạnh việc thực thi cam kết của Việt Nam với Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. • Công tác trên lĩnh vực khuôn khổ luật pháp và các chính sách liên quan của Nhà nước cũng như trong việc hỗ trợ thực hiện các chương trình của chính phủ, với mục tiêu là hỗ trợ thực thi Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. • Đưa ra tiếng nói chung và đóng một vai trò tích cực liên quan đến thúc đẩy quyền trẻ em và vận động các bên liên quan. • Khuyến khích và hỗ trợ Nhà nước để đóng một vai trò hang đầu ở cấp độ quốc tế 17 trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em. Đồng chủ tịch và các thành viên nòng cốt: Nhóm Công tác về Quyền Trẻ em họp định kỳ hai tháng một lần. Chủ tịch được luân chuyển giữa các thành viên hàng năm. Hiện tại, đồng chủ tịch là tổ chức ChildFund và Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam (VAPCR). Các thành viên nòng cốt trong năm bao gồm: • Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ trẻ em (Cenforchil) • Trung tâm nghiên cứu về phát triển cộng đồng và sức khỏe gia đình • ChildFund • Plan International • Cứu trợ trẻ em • Hội Từ thiện Trẻ em Sài Gòn • Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam (VAPCR) • Tầm nhìn Thế giới Các hoạt động chính trong năm 2012 Ngoài các cuộc họp định kỳ, trong năm 2012, với sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm nhóm Công tác về Quyền Trẻ em đã có một số hoạt động phối hợp chính sau đây: • Tiếp tục bổ sung thông tin theo yêu cầu của Ủy ban Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc trong tháng 2 năm 2012 và tham dự phiên báo cáo của Việt Nam về thực hiện Quyền trẻ em tại Geneva ngày 31/5/2012. • Hợp tác với Bộ LĐTBXH trong quá trình sửa đổi luật Bảo vệ, Giáo dục và Chăm sóc trẻ em. Các thành viên nòng cốt của nhóm Công tác về Quyền Trẻ em như Plan, Cứu trợ Trẻ em, VAPRC, Tầm nhìn Thế Giới và ChildFund đã hỗ trợ Bộ LĐTBXH tổ chức một cuộc Thăm dò ý kiến trẻ em trên qui mô lớn về sửa đổi luật. • Bên cạnh đó, trong tháng 9/2012, nhóm Công tác về Quyền Trẻ em, với sự hỗ trợ của Tổ chức Cứu Trợ trẻ em và Trung tâm Dữ liệu các tổ chức Phi chính phủ, đã tổ chức một hội thảo 2 ngày tổng kết rút kinh nghiệm về quá trình làm báo cáo Bổ sung về Quyền trẻ em và phát triển kế hoạch hành động cho giai đoạn tiếp theo. Các cuộc họp định kỳ trong năm 2012 của nhóm Công tác về Quyền Trẻ em Cho đến thời điểm hiện tại, nhóm Công tác về Quyền Trẻ em đã tổ chức 5 cuộc họp định kỳ trong năm 2012. Cuộc họp ngày 10/2/2012: • Chia sẻ và thảo luận với đại diện của Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em về: Chia sẻ của về Quyền Trẻ em về Phiên họp trù bị về Báo cáo bổ sung và chia sẻ qui trình làm báo cáo về thực hiện Công ước quốc tế Quyền trẻ em của chính phủ Việt Nam. • Nghị định thư không bắt buộc về khiếu nại, tố cáo • Qui trình sửa đổi luật Bảo vệ, Giáo dục và Chăm sóc trẻ em. 18 • Cơ chế đối thoại và hợp tác giữa chính phủ và nhóm Công tác về Quyền trẻ em. Cuộc họp 26/4/2012: • Thống nhất về quan điểm và vai trò của các thành viên trong nhóm Công tác về Quyền trẻ em trong việc thúc đẩy cơ hội cho trẻ em tham gia vào quá trình sửa đổi luật Bảo vệ, Giáo dục và Chăm sóc trẻ em. • Cập nhật về định hướng và tiến trình sửa đổi luật Bảo vệ, Giáo dục và Chăm sóc trẻ em năm 2004 trong cuộc họp do Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em tiến hành ngày 27/4/2012. • Thảo luận về việc thống nhất cho phép công khai báo cáo Bổ sung về thực hiện Quyền trẻ em lên mạng NGO tại Geneva. • Cử đại diện nhóm Công tác về Quyền trẻ em tham dự phiên họp của Uỷ Ban Quyền Trẻ em tháng 5 năm 2012. • Chia sẻ về nội dung tập huấn về sự tham gia của trẻ em trong bảo vệ trẻ em của Plan Châu Á tại Sri Lanka. • Bầu đồng chủ tịch mới. Cuộc họp 19/6/2012: • Thảo luận về phối hợp cùng nhau tham gia vận động chính sách liên quan đến sửa đổi luật Bảo vệ, Giáo dục và Chăm sóc trẻ em. • Thảo luận để chọn ra đồng chủ tịch mới của nhóm trong giai đoạn từ tháng 7/2012 đếm tháng 7/2013 • Chia sẻ thông tin về phiên họp tại Geneva Liên Hiệp Quốc về báo cáo của Việt Nam về Quyền trẻ em 31/5/ 2012. • Chia sẻ của Cứu trợ trẻ em liên quan đến sự tham gia của trẻ em trong giám sát và báo cáo về Quyền trẻ em. • Trao đổi của Plan với nhóm Công tác Quyền trẻ em về việc phát triển tài liệu hướng dẫn hoạt động có sự tham gia của trẻ em. Cuộc họp 21/8/2012: • Trao đổi về vai trò và trách nhiệm của đồng chủ tịch. • Chia sẻ về nội dung hội thảo 2/7/2012 do Bộ LĐTBXH tổ chức (đại diện Plan và VAPCR). • Chuẩn bị cho Hội thảo của nhóm Công tác về Quyền trẻ em theo sáng kiến của Cứu trợ trẻ em trong tháng 9/2012. • Chia sẻ của Plan về tiến triển của việc phát triển tài liệu hướng dẫn hoạt động có sự tham gia của trẻ em dự kiến ra bản thảo đầu tiên vào tháng 9/2012; của VAPRC về các dự án mới trong khuôn khổ hợp tác với Bộ LĐTBXH về vài trò của các tổ chức Dân sự xã hội, sửa đổi luật BVGD&CS trẻ em…, và UNICEF về 2 cuộc nghiên cứu dự kiến về Tăng cường/củng cố cơ chế điều phối hợp tác trong việc thực thi quyền trẻ em cấp trưng ương đến địa phương và vai trò giám sát của các tổ chức dân sự xã hội trong việc thực hiện Quyền trẻ em. Cuộc họp 25/10/2012: 19 • Tóm tắt kết quả của hội thảo tổng kết rút kinh nghiệm về tiến trình làm báo cáo bổ sung về thực hiện Quyền trẻ em của NGOs vừa diễn ra trong tháng 9/2012. • Thảo luận và lấy ý kiến về các thông điệp của nhóm trong báo cáo năm 2012. • Kế hoạch hành động của nhóm Công tác về Quyền trẻ em trong năm 2013 và giai đoạn tiếp theo. • Trao đổi góp ý cho nghiên cứu về vai trò của các tổ chức Phi chính phủ và xã hội dân sự của VAPCR • Trao đổi và góp ý cho tài liệu của Plan về hướng dẫn hoạt động có sự tham gia của trẻ em. Các hoạt động khác: Các thành viên của nhóm Công tác về Quyền Trẻ em đã tham gia tích cực vào nhiều hoạt động khác nhau nhằm đóng góp cho việc tăng cường thực hiện Quyền trẻ em đặc biệt trong các sự kiện hợp tác với chính phủ. Ví dụ: Tham gia đánh giá hai năm thực hiện thử nghiệm hệ thống Bảo vệ trẻ em tại cộng đồng; Hội thảo về sửa đổi luật Bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em; Phát triển tài liệu đào tạo Hệ thống quản lý thông tin bảo vệ trẻ em dựa vào cộng động…vv. Định hướng cho năm 2013 Trong năm 2013, nhóm Công tác về Quyền trẻ em sẽ tập trung vào: • Thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề/hoạt động liên quan đến trẻ em như các cuộc thăm dò ý kiến trẻ em về sửa đổi luật, diễn đàn trẻ em. • Lập kế hoạch và tiếp tục phối hợp chuẩn bị cho báo cáo Bổ sung của NGO về thực hiện Quyền trẻ em tại Việt Nam với nhiều chia sẻ hơn giữa các thành viên miền bắc và miền nam. • Chia sẻ thực hành điển hình, kinh nghiệm và bài học trong thúc đẩy quyền trẻ em. Thông điệp gửi đến Chính phủ Việt Nam: • Chính phủ Việt Nam nên xem xét việc chính thức tiến hành các hoạt động tham vấn với Nhóm Công tác về Quyền trẻ em về các vấn đề nổi cộm của xã hội liên quan đến quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. • Nhóm Công tác về Quyền trẻ em đề nghị chính phủ Việt Nam có thêm các hoạt động cụ thể có sự tham gia của trẻ em vào việc đưa ra tất cả các chính sách và quyết định liên quan đến trẻ em ví dụ như việc sửa đổi luật Bảo vệ, Giáo dục và Chăm sóc trẻ em. • Chính phủ Việt Nam cần cam kết triển chuẩn bị và viết báo cáo cho việc thực hiện Quyền trẻ em cho giai đoạn tiếp theo đúng tiến trình đề ra. Bước đầu tiên là chính phủ nên soạn thảo kế hoạch hành động dựa trên khuyến nghị của Ủy ban LHQ về Quyền trẻ em tháng 7/2012. Nhóm Công tác về Quyền trẻ em sẽ sẵn sáng hỗ trợ quá trinh thực hiện việc này của chính phủ. 20 Nhóm Công tác về Biến đổi khí hậu http://www.ngocentre.org.vn/ccwg Bối cảnh và các mục tiêu của nhóm Theo Ủy Ban liên Chính phủ về BĐKH (IPCC), Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của biến đổi khí hậu, bị đe dọa bởi mực nước biển dâng cao, các cơn bão lớn gia tăng cả về cường độ và số lượng, hạn hán, lũ lụt và các hiệu ứng khác của sự nóng lên toàn cầu. Đóng góp đáng kể vào nỗ lực chung của chính phủ Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, cộng đồng các Tổ chức phi chính phủ đã có một vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp đỡ để phát triển, vận động và thực hiện các kế hoạch liên quan đến mảng hoạt động này. Nhóm Công tác Biến đổi khí hậu (CCWG) thành lập nhằm thiết lập một diễn đàn cho các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGOs), các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs), các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, các đối tác của chính phủ và các cá nhân quan tâm tham gia và thảo luận các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Nhóm hoạt động trên cơ sở tự nguyện và theo các chủ đề ví dụ như thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của các bên liên quan trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Nhóm công tác Biến đổi khí hậu hoạt động theo phương thức linh hoạt, thông qua thư điện tử, các cuộc họp hàng tháng, hàng quý hoặc chia sẻ thông tin thông qua trang web của Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ. Điều phối viên mới được tuyển dụng cho CCWG sẽ thúc đẩy công việc điều phối các hoạt động thường nhật và tăng cường chia sẻ thông tin giữa các thành viên CCWG. Cơ cấu tổ chức Nhóm CCWG bao gồm ba nhóm chuyên đề: Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, Thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức thay đổi hành vi (ABC) và một nhóm nòng cốt. Mỗi nhóm chuyên đề có phương thức hoạt động riêng đối với các vấn đề quan tâm, tần suất các cuộc họp, các cuộc thảo luận và chia sẻ. Thông tin hoạt động của từng nhóm chuyên đề được cập nhật và chia sẻ trong các cuộc họp tháng của cả nhóm CCWG. Nhóm nòng cốt bao gồm trưởng nhóm của các nhóm chuyên đề và các thành viên năng động khác trong nhóm, thành viên của nhóm nòng cốt được thông qua dựa trên sự nhất trí cao của các thành viên khác trong nhóm. Các thành viên của nhóm nòng cốt cam kết chia sẻ đáng kể về thời gian và nguồn lực cho các hoạt động vận động chính sách của CCWG. Các tổ chức thành viên trong nhóm nòng cốt hiện nay bao gồm: CARE quốc tế tại Việt Nam, Challenge to Change, Trung tâm sống và học tập vì cộng đồng (Live&Learn), Oxfam, RECOFTC, Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững, MCD, AFAP, WWF, Plan International và Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD). Mc tiêu ca CCWG Nhóm công tác về biến đổi khí hậu góp phần giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương của người dân nghèo Việt Nam trước những tác động của biến đổi khí hậu thông qua công tác điều phối giữa các tổ chức phi chính phủ, xây dựng năng lực và vận động chính sách nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo bền vững về môi trường và kinh tế, công bằng xã hội. Mục tiêu cụ thể của CCWG: 21 • Điều phối: điều phối và chia sẻ những sáng kiến và kiến thức về biến đổi khí hậu nhằm tăng cường tác động và giảm thiểu sự chồng chéo thong qua các diễn đàn dành cho các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và quốc tế. • Vận động chính sách: Hình thành một diễn đàn để các tổ chức phi chính phủ xây dựng các chương trình vận động chính sách chung và thiết lập quan hệ giữa các tổ chức phi chính phủ với các nhà lập chính sách (như chính phủ, các nhà tài trợ, doanh nghiệp và các tổ chức khác) nhằm điều phối, đối thoại và tham gia quá trình lập chính sách ở cấp quốc gia và cấp vùng. • Xây dựng năng lực: nhằm đảm bảo các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam tiếp cận với thông tin, đào tạo, các sự kiện và cơ hội tài trợ liên quan đến BĐKH. Hoạt động trong năm 2012 Các hoạt động được đề xuất vào đầu năm 2012 hoặc được bổ sung trong các cuộc họp tháng: • Tổ chức hội thảo tham vấn về an toàn xã hội trong thực thi REDD+. Mục tiêu của hội thảo là nâng cao nhận thức về những kiến thức cơ bản, các vấn đề liên quan tới REDD+ và đề xuất những chính sách cần cân nhắc nhằm giải quyết những vấn đề xã hội trong quá trình thực thi REDD+ tại Việt Nam. • Chia sẻ kinh nghiệm các mô hình thí điểm thử nghiệm bếp cải tiến sử dụng than sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Dự án kết thúc vào tháng 11 năm 2012, báo cáo tổng kết sẽ được chia sẻ với nhóm công tác trong tháng 11 hoặc 12 năm 2012 (dự án do CARE thực hiện). • Tổ chức hội thảo tập huấn cho các bên liên quan về chính sách và hoạt động vận động chính sách liên quan tới năng lượng; đối thoại về phát triển năng lượng bền vững; phân tích và xây dựng khung chính sách cho phát triển ngành năng lượng, công nghiệp năng lượng chuyên sâu và tăng trưởng cao trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Những hoạt động này do tiểu nhóm Giảm thiểu thực hiện, cộng tác với Liên minh Năng lượng (Energy Alliance). • Tiến hành hoạt động phân tích, hoàn thiện các mô hình về xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực trên quy mô nhỏ hướng tới phát triển bền vững và nâng cao sức chống chịu với BĐKH. Tiếp theo đó là hội thảo chia sẻ kết quả với thành viên tiểu nhóm Giảm thiểu và thành viên trong mạng lưới. • Tổ chức hội thảo tập huấn về giảm thiểu và thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp tại Hải PHòng. Tập huấn sẽ tập trung vào nâng cao năng lực cho các thành viên CIFPEN về phương pháp thích ứng và giảm thiểu BĐKH trong nông nghiệp, chia sẻ thông tin về những điển hình cùng chủ đề cũng như cách tiếp cận nhằm xây dựng đề xuất/dự án và chủ đề này, thăm quan các mô hình về giảm thiểu tác động của nước biển dâng tới sinh kế bền vững cho nông dân vùng ven biển thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. • Lồng ghép Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương (Plan, CARE, Oxfam and SNV). • Phối hợp xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực và phát triển mạng lưới với ELAN (Ecosystems and Livelihoods Adaptation Network) • Xây dựng nguồn dữ liệu các hoạt động truyền thông và giáo dục về BĐKH và • Giảm nhẹ rủi ro thiên tai do các tổ chức phi chính phủ thực hiện tại Việt Nam. Đầu ra của dự án là báo cáo và một khung ma trận thể hiện chi tiết các hoạt động trên. Hiện 22 Live&Learn đang phối hợp với Plan điều phối hoạt động này. • Xây dựng tài liệu giáo dục về BĐKH nhằm hỗ trợ lồng ghép nội dung BĐKH vào các hoạt động ngoại khóa trong trường học. Bộ tài liệu đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Quá trình lồng ghép đang được Live&Learn thí điểm tại 18 trường học tại tỉnh Quảng Trị và huyện Sóc Sơn, Hà Nội; MOET thí điểm tại 1 trường và Hội đồng Anh thí điểm tại 15 trường học tại 5 tỉnh. • Tiểu nhóm Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi (ABC) đang thúc đẩy việc hình thành nhóm Học tập về truyền thông. Nhóm học tập là cơ sở để các tổ chức phi chính phủ hợp tác chặt chẽ hơn với giới truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Tháng 8/2012, hội thảo truyền thông đã được tổ chức với sự tham gia của 35 đại biểu (từ 21 tổ chức phi chính phủ và 14 đơn vị báo chí). Kết quả hội thảo là chiến lược cải thiện cách thức làm việc giữa báo chí và các tổ chức phi chính phủ. Kế hoạch sẽ được tiếp tục hoàn thiện vào năm 2013. • Đồng tổ chức Ngày quốc tế Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, chủ đề vai trò của phụ nữ và trẻ em trong chuẩn bị, phòng ngừa và ứng phó thảm họa. Sự kiện thu hút sự tham gia đông đảo của giới truyền thông với nội dung thú vị và hấp dẫn. Nhóm cũng tổ chức các hoạt động tại các khu vực thường xuyên gặp thiên tai như vùng ven biển miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long. • Tăng cường tiếp cận thanh niên/thế hệ trẻ để xây dựng năng lực và hỗ trợ những sáng kiến/dự án của các bạn trẻ trong thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Hoạt động này đang được điều phối bởi Live&Learn và Challenge to Change. • Thúc đẩy chiến dịch Văn phòng Xanh nhằm giảm lượng rác thải, giảm tiêu thụ năng lượng và biến nơi làm việc thành một không gian xanh bền vững. Các tổ chức tham gia chiến dịch Văn phòng xanh bao gồm CARE, WWF, C&E and SRD. • Tham gia và đại diện CCWG tại các hội nghị/sự kiện quốc tế về BĐKH, ví dụ như Rio+20 tại Brazil, COP18 tại Quatar. Kế hoạch cho năm 2013 • Nhóm học tập về truyền thông sẽ được khởi động vào đầu năm 2013. Nhóm hướng tới các hoạt động vận động chính sách thông qua nâng cao hiệu quả hợp tác giữa NGOs và giới truyền thông. Hoạt động bao gồm diễn đàn chia sẻ, thăm quan thực địa và tập huấn. • Tăng cường vận động chính sách thông qua áp dụng trên diện rộng các tài liệu giáo dục do L&L và Plan xây dựng (Ausaid tài trợ). L&L sẽ tiếp tục quan hệ đối tác với Hội đồng Anh, xây dựng quan hệ đối tác mới với World Vision và ít nhất 2 trường đại học. Tập huấn sử dụng tài liệu có thể được thực hiện tại 100 trường học. • Tổ chức hội thảo, tập huấn về vận động chính sách liên quan tới Biến đổi khí hậu. • Lồng ghép Thích ứng BĐKH và Giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và kế hoạch hành động của các ngành. • Thực hiện kế hoạch hành động cho chiến lược vận động chính sách chung với Nhóm làm việc về Quản lý rủi ro thiên tai (DMWG) và các thành viên mạng lưới JANI. • Tiếp tục các chủ đề liên quan tới giảm thiểu BĐKH trong nông nghiệp, hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo, REDD và nền kinh tế carbon thấp (bao gồm cơ chế phát triển sạch CDM). • Tổ chức hội thảo tham vấn, đối thoại về năng lượng bền vững kết hợp thăm quan mô hình năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng. 23 • Thí điểm các mô hình giảm nhẹ (dựa trên kinh nghiệm/thế mạnh của các thành viên và các mô hình thành công như mô hình Biogas VACINA, bếp cải tiến, vv..) • Tiếp tục tăng cường hợp tác với Bộ Tài nguyên & Môi trường (MONRE), Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH. Trọng tâm là thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ vào chương trình Hỗ trợ Ứng phó với BĐKH (SPRCC), xây dựng kế hoạch hành động và đối thoại chính sách ở cấp tỉnh và cấp quốc gia. Thông điệp gửi tới cuộc họp các nhà tài trợ 2012 • Các chương trình, hoạt động, chiến lược về BĐKH cần được xây dựng và thực hiện với sự tham gia của xã hội dân sự và các cộng đồng dễ bị tổn thương, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em. • Xóa đói giảm nghèo và bình đẳng giới phải là trọng tâm của mọi chiến lược và đầu tư liên quan tới BĐKH. • Cần quan tâm đặc biệt tới quản lý hệ sinh thái kết hợp với thích ứng dựa vào cộng đồng, thu hút sự tham gia của những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. • Cần quan tâm và cân nhắc nhiều hơn tới việc thúc đẩy và lồng ghép những can thiệp dựa vào cộng đồng hoặc do cộng đồng chủ động thực hiện như nâng cao nhận thức, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH ở cấp địa phương. • Một cơ chế cụ thể và chính thống để tham gia vào các đối thoại trong chương trình mục tiêu quốc gia, chiến lược quốc gia về BĐKH và chương trình Hỗ trợ Ứng phó với BĐKH cần được xây dựng nhằm tạo ra không gian mở và khuyến khích vai trò của các bên liên quan, bao gồm chính quyền cấp tỉnh và các tổ chức xã hội dân sự. • Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH và các chương trình liên quan tới BĐKH phải lồng ghép việc học tập và những thực hành tốt từ các dự án phát triển ở Việt Nam. Nền tảng để học hỏi và chia sẻ là vô cùng khẩn thiết. Các tổ chức xã hội dân sự được cho là sẽ dẫn dăt và thúc đẩy phát triển nền tảng này. • Chính phủ Việt Nam và xã hội dân sự nên hợp tác với các đối tác trong khu vực và quốc tế nhằm đảm bảo có được sự đa dạng trong hỗ trợ tài chính. Đặc biệt Việt Nam nên yêu cầu các nguồn tài trợ cho thích ứng phải là những nguồn viện trợ không hoàn lại. • Việc thực thi REDD+ phải đảm bảo các cơ chế chia sẻ công bằng lợi ích phát sinh từ chương trình REDD, đặc biệt với các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng. • Đồng thời bổ sung thêm các điều kiện đảm bảo về mặt xã hội trong chương trình REDD, cụ thể là cộng đồng dân tộc thiểu số và các cộng đồng địa phương được cung cấp thông tin kịp thời, tham gia hiệu quả trong quá trình gia quyết định và giám sát, cũng như nhận được lợi ích chia sẻ công bằng từ các dự án REDD có liên quan đến họ. • Nhà nước nên phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ, các tổ chức xã hội dân sự và giới doanh nhân nhằm đảm bảo việc chia sẻ thông tin, điều phối và phối hợp hành động. 24 Nhóm Công tác về Khuyết tật http://www.ngocentre.org.vn/disabilitywg Bối cảnh và các mục tiêu của nhóm Kể từ sau khi Pháp lệnh về nguời tàn tật của Việt Nam được ban hành năm 19980, công tác hỗ trợ cho người khuyết tật (NKT) đ. phát triển nhanh và đạt được những kết quả tích cực. Cùng với những hỗ trợ Quốc tế trong lĩnh vực này ngày càng đóng góp nhiều hơn vào thành công trong hỗ trợ NKT, nhu cầu tăng cường và cải thiện mối liên kết, thông tin giữa các bên liên quan. nhất là các tổ chức phi chính phủ cùng làm việc trong lĩnh vực khuyết tật ngày càng được nhận thức rõ ràng hơn. Vì vậy, năm 2007 nhóm làm việc về khuyết tật (gọi tắt là DWG) chính thức được thành lập và hoạt động theo hướng dẫn hoạt động dưới sự bảo trợ của Trung tâm Dữ liệu các tổ chức Phi Chính Phủ. Tuy vậy, DWG hoạt động không chỉ giới hạn trong các tổ chức phi chính phủ Quốc tế mà mở rộng với sự tham gia của tất cả cá nhân và tổ chức có cùng mối quan tâm đến khuyết tật và phát triển chung. Hoạt động chủ yếu của DWG là tổ chức những buổi họp định kỳ 2 tháng một lần với những chủ đề thảo luận được chọn trước dựa trên nhu cầu trao đổi thông tin của các thành viên tham gia. Vào tháng 12 năm 2011, nhóm đã họp và thảo luận về những ưu tiên của nhóm trong năm 2012. Một loạt các chủ đề đã được đưa vào kế hoạch 2012, tập trung chia sẻ thông tin kinh nghiệm vào các vấn đề 1) Tiếp cận nguồn vốn vay xã hội; 2) chủ đề phụ nữ khuyết tật; 3) doanh nghiệp và việc làm hòa nhập; 4) lồng ghép vấn đề khuyết tật vào công tác truyền thông chung; và 5) hoạt động chung giữa các thành viên nhằm tài liệu hóa các chương trình/mô hình trợ giúp NKT. Trong năm 2012 tính đến thời điểm hoàn thành báo cáo, nhóm đã tổ chức 4 cuộc họp định kỳ theo hướng họp mở, có sự tham gia của các thành viên. Chủ tịch và nhóm nòng cốt Việc điều hành và điều phối nhóm làm việc được do nhóm nòng cốt cùng thực hiện. Nhóm nòng cốt bao gồm 5 tổ chức phi chính phủ quốc tế (tổ chức CRS, Ủy ban Y tế Hà Lan (MCNV), Liên minh hỗ trợ người khuyết tật quốc tế (HI), Quỹ Cựu chiến binh Mỹ (VVAF) và Hội chữ thập đỏ Tây Ban Nha (SRC). Ngoài ra còn có sự tham gia của 2 tổ chức phi chính phủ Việt Nam là Ban hành động vì sự phát triển hòa nhập (IDEA) và Hội vì sự phát triển của Người khuyết tật tỉnh Quảng Bình (AEPD). Các tổ chức thành viên nòng cốt cùng nhau chia sẻ công việc với đồng chủ tịch nhóm chẳng hạn như đóng góp các ý tưởng cho hoạt động của nhóm, tham gia tích cực vào các cuộc họp và hỗ trợ viết biên bản cuộc họp, hỗ trợ dịch thuật khi cần thiết. Vai trò điều hành nhóm được thay phiên nhau trong nhóm nòng cốt. Trong năm 2012, thành viên nhóm nòng cốt được bổ sung bao gồm Hội NKT thành phố Hà Nội, Trung tâm Sống Độc Lập Hà Nội, tổ chức Đông Tây Hội Ngộ, VNAH và tổ chức Caritas..Tổ chức CRS đóng vai trò chủ tịch và tổ chức IDEA đồng chủ tịch. Chủ tịch nhóm hiện tại là chị Đinh Thị Nguyệt, cán 25 bộ quản lý chương trình giáo dục hòa nhập của tổ chức CRS, và chị Nguyễn Hồng Oanh, Giám đốc IDEA. Mục tiêu chính của nhóm Mục tiêu chung của DWG là tăng cường mối liên kết, điều phối, trao đổi và chia sẻ thông tin, bài học kinh nghiệm giữa các bên cùng tham gia vào công tác hỗ trợ cho NKT. Mục tiêu chính xuyên suốt trong các phiên họp thường kỳ là chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, những thành công và bài học nhằm đem lại lợi ích cho tất cả thành viên tham dự. Bên cạnh đó hoạt động của nhóm cũng được xem như là một cơ chế hữu hiệu và kịp thời nhằm giúp các bên tham gia giao tiếp và điều phối những kế hoạch hoạt động của mình được tốt hơn. Các hoạt động trong năm 2012 Trong năm 2012, vào thời điểm viết báo cáo, nhóm đã tổ chức được 4 cuộc họp trong tháng 3, tháng 5, tháng 7 và tháng 10 như sau: Cuc hp tháng 3: Cuộc họp định kỳ đầu tiên của nhóm được tổ chức, tập trung thảo luận vấn đề việc làm và cơ hội phát triển doanh nghiệp của NKT. Hội NKT Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm về tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ xã hội. Các nguồn vốn vay xã hội có mức lãi suất ưu đãi hiện đang rất sẵn có đối với NKT, tuy nhiên nhiều NKT và các doanh nghiệp của NKT không thể tiếp cận do NKT chưa biết cách làm đúng thủ tục quy trình và chứng mình năng lực của mình trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay. Do vậy NKT và các doanh nghiệp của NKT cần chú ý về các yêu cầu thủ tục để có thể tiếp cận được các nguồn vốn vay này. VNAH chia sẻ kinh nghiệm về phục hồi chức năng nghề nghiệp thông qua dự án hợp tác với Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội. VNAH cũng giới thiệu về hội đồng doanh nghiệp dải băng xanh (BREC) có nhiều doanh nghiệp tham gia vào tuyển dụng NKT. Thông qua chương trình phục hồi chức năng nghề nghiệp, cầu nối liên kết giữa NKT và doanh nghiệp, NKT được đào tạo các kỹ năng xin việc còn các doanh nghiệp được tham vấn về những kỹ năng mà họ mong đợi từ nhân viên là NKT. Cả hai bài trình bày đã cung cấp cho người tham dự về cách tiếp cận nguồn vốn xã hội giúp NKT có thể khởi sự doanh nghiệp của mình và tăng cơ hội tiếp cận với các cơ hội tuyển dụng. Thảo luận trong cuộc họp cũng nhấn mạnh về việc NKT cần tăng cường các kỹ năng xã hội để chuẩn bị các cơ hội nghề nghiệp thông qua mô hình phục hồi chức năng nghề nghiệp mà VNAH đang hỗ trợ. 26 Ngoài hai bài trình bày, nhóm còn thảo luận một số gợi ý để thúc đẩy chất lượng của nhóm làm việc bao gồm những điểm sau: • Các tổ chức tham gia nhóm cần dành thời gian để cập nhật thông tin về các chương trình hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ NKT để chia sẻ với các thành viên trong nhóm; • Tổ chức nào nhận điều hành chủ đề trong cuộc họp định kỳ nên chủ động mời đại diện các Bộ/ban ngành có liên quan để chia sẻ về các vấn đề chính sách có liên quan cũng như để họ lắng nghe những ý kiến từ cộng đồng NKT. • Tất cả các thành viên tham gia cuộc họp đều nhất trí với việc nhóm nên tổ chức hoạt động chung như hội thảo chung nhằm tài liệu hóa các chương trình/ mô hình hỗ trợ trong lĩnh vực khuyết tật từ các tổ chức và các hội nhóm. Tài liệu này có thể được chia sẻ với công chúng rộng hơn, kể cả với các nhà hoạch định chính sách. Cuc hp tháng 5: Cuộc họp này tập trung thảo luận vào vấn đề giao thông tiếp cận đối với NKT, đặc biệt là giao thông hàng không. Cuộc họp nhằm đưa ra một bức tranh chung về các điều kiện giao thông đối với NKT tại Việt Nam và thu thập các ý kiến đóng góp/ các khuyến nghị từ cộng đồng NKT để có thể trình bày tại Hội thảo đối thoại với các hãng hàng không và Bộ giao thông vận tải về vấn đề giao thông đối với NKT dự kiến tổ chức vào ngày 22/6/2012. Trung tâm Sống Độc Lập Hà Nội trình bày tổng quan về tình hình giao thông tiếp cận với NKT. Qua bài trình bày này cho thấy phần lớn các phương tiện giao thông không tiếp cận với NKT. Các tuyến xe buýt không tiếp cận. Đối với giao thông hàng không, hãng hàng không Việt Nam có một số máy bay có cung cấp dịch vụ tiếp cận đối với người đi xe lăn, tuy nhiên các thủ tục để đăng ký việc sắp xếp xe lăn rất phức tạp, đòi hỏi NKT phải đăng ký tại phòng vé của hãng trước khi đi. Hơn nữa, thái độ phục vụ của nhân viên mặt đất không thân thiện và không thoải mái khi phục vụ NKT. Nhiều nhân viên khôgn có kiến thức cơ bản trong việc phục vụ khách đi xe lăn. Tất cả các vấn đề này sẽ được đại diện của cộng đồng NKT trình bày trong cuộc đối thoại với hãng hàng không và ngành giao thông nhằm cải thiện các điều kiện và thái độ phục vụ đối với hành khách là người khuyết tật. Ngoài bài trình bày và phần thảo luận về giao thông tiếp cận, các thành viên tham gia cũng được lắng nghe chia sẻ của NCCD về kế hoạch năm. Việc biết được các kế hoạch của NCCD sẽ giúp các tổ chức INGOs và các Hội NKT (DPOs) tăng cường hợp tác và phối hợp tốt hơn trong các hoạt động trợ giúp NKT. NCCD đóng vai trò điều phối giữa các ban ngành về vấn đề NKT nhằm tăng cường chia sẻ thông tin và hợp tác. NCCD sẽ là một cầu nối giữa nhóm làm việc với các ban ngành trong phát triển chính sách và thực thi chính sách. Do vậy, nhóm làm việc và NCCD nên chia sẻ kế hoạch hàng năm, các biên bản cuộc họp của nhóm làm việc nên gửi tới NCCD để NCCD có thể gửi tới các ban ngành có liên quan khi cần thiết. Nhóm cũng thảo luận về việc các tổ chức thành viên nên cùng có một hoạt động như tổ chức hội thảo tài liệu hóa các chương trình hỗ trợ trong lĩnh vực khuyết tật nhằm tăng cường chia sẻ kinh nghiệm. Một số các điểm sau đã được thống nhất trong cuộc họp: • Tăng cường chia sẻ thông tin giữa nhóm làm việc và NCCD nhằm thúc đẩy việc chia sẻ và điều phối trong lĩnh vực trợ giúp NKT; • Nhóm làm việc cần xây dựng kế hoạch 2013 và chia sẻ với NCCD và thảo luận xem làm thể nào để có thể hợp tác chặt chẽ hơn nữa; • Nhóm làm việc không chỉ tập trung vào việc chia sẻ thông tin mà còn đóng góp vào việc vận động chính sách, do vậy nếu cần thiết có thể điều chỉnh Điều khoản tham chiếu để có thể mở rộng thành viên tham gia bao gồm cả các tổ chức tài trợ. Cuc hp tháng 7: Cuộc họp này tổ chức với sự tham gia của các tổ chức nòng cốt, bao 27 gồm tổ chức CRS, IDEA, Hội NKT Hà Nội, MCNV, EMW, VNAH, VVAF, HI, Caritas, SCR, Trung tâm Sống Độc Lập Hà Nội, AEPD và NCCD. Nội dung chính của cuộc họp bao gồm 1) xác định các ưu tiên chính của nhóm đến cuối năm 2012; 2) thảo luận về đồng chủ tịch của nhóm trong năm 2013 và tăng cường nhóm nòng cốt; 3) thảo luận kế hoạch năm 2013; 4) thảo luận ý tưởng về hội thảo tài liệu hóa các chương trình trợ giúp NKT và 5) thảo luận về việc có ý tưởng hình thành nhóm đối tác trợ giúp NKT cấp quốc gia. Ngoài các nội dung trên, nhóm còn được NCCD chia sẻ về kế hoạch dự kiến 2013. Tất cả các thành viên nòng cốt đồng ý tiếp tục các chủ đề đã xác định từ đầu năm, tuy nhiên chuyển hoạt động hội thảo chung sang năm 2013. Về vai trò của nhóm, các thành viên đều thống nhất sẽ tập trung chính vào việc chia sẻ thông tin kinh nghiệm và góp phần vào việc vận động chính sách trong lĩnh vực trợ giúp NKT. Điều khoản tham chiếu hiện tại đã đủ thông tin để bất kỳ tổ chức Phi chính phủ quốc tế, địa phương, các tổ chức của NKT, các cơ quan tài trợ và đại diện các ban ngành tham gia các cuộc họp của nhóm. Do vậy không cần điều chỉnh điều khoản tham chiếu. Tuy nhiên, đồng chủ tọa và các thành viên nòng cốt có thể nên thay đổi cách thức tổ chức để hiệu quả hơn và tăng cường mời đại diện các ban ngành đến tham gia chia sẻ và lắng nghe những ý kiến từ NKT khi cần thiết. Về xây dựng kế hoạch 2013, các thành viên đều nhất trí nên xây dựng kế hoạch cho nhóm theo các chỉ số cụ thể để đo hiệu quả làm việc của nhóm vào cuối năm. Đồng chủ tọa đã tình nguyện sẽ xây dựng bản thảo và gửi đến các thành viên để góp ý. Các vấn đề chính sẽ đưa vào kế hoạch 2013 như sau: • Vấn đề tiếp cận đối với NKT (trong giao thông, xây dựng, lĩnh vực CNTT và các dịch vụ); • Vấn đề sinh kế đối với NKT: đào tạo nghề/việc làm và tín dụng nhỏ; • Truyền thông; • Tài liệu hóa các mô hình trợ giúp NKT tại Việt Nam NCCD chia sẻ những ưu tiên chính trong việc phê chuẩn Công ước LHQ về quyền của NKT, xây dựng kế hoạch UNESCAP sau hội nghị tại Incheon, Hàn Quốc (hội nghị tổng kết thập kỷ về NKT của khu vực Châu Á Thái Bình Dương) và thi hành Luật NKT, Đề án trợ giúp NKT giai đaonj 2012-2020. Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ và Hội NKT Hà Nội được lựa chọn là đồng chủ tọa của nhóm năm 2013. Các thành viên nòng cốt sẽ bao gồm tổ chức CRS, IDEA, Hội NKT Hà Nội, MCNV, EMW, VNAH, VVAF, HI, Caritas, SCR, Trung tâm Sống Độc Lập Hà Nội, AEPD, CBM. Cuc hp tháng 10: Cuộc họp này thảo luận chính về vấn đề NKT và các Hội NKT tham gia như thế nào vào việc thực hiện đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012-2020 (đề án số 1019). Vào tháng 11/2012, Bộ LD-TB-XH sẽ tổ chức hội nghị quốc gia triển khai việc thực hiện đề án. Do vậy cuộc họp này của nhóm thảo luận những ý kiến và thu thập các khuyến nghị và nhóm sẽ cử tổ chức thành viên tham gia để chia sẻ các ý kiến về sự tham gia của NKT vào việc thực hiện đề án. Tổng số có 22 người tham dự đến từ 17 tổ chức và 2 đại diện đến từ Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ LD-TB-XH tham gia cuộc họp. Hai đại diện của Cục tham dự với tư cách cá nhân, tuy nhiên cũng chia sẻ với nhóm một số các chính sách và văn bản dưới luật trong việc thực hiện Luật NKT. Hai đại diện cũng gợi ý nhóm làm việc nên thường xuyên mời đại diện từ Bộ để có thể nắm được các chính sách, chia sẻ tăng cường hợp tác tốt hơn trong lĩnh vực trợ giúp NKT giữa các tổ chức phi chính phủ quốc tế, địa phương và Bộ LDTB-XH. Phần lớn các đại biểu đều thống nhất với các khuyến nghị sau: 28 • Cần được chia sẻ về báo cáo đánh giá việc thực hiện đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2005-2010; • Cần tăng cường vai trò và sự tham gia của NKT và Hội NKT vào việc giám sát việc thực hiện đề án giai đoạn 2012-2020; • Lồng ghép các vấn đề trợ giúp NKT vào các hoạt động của các ngành như vậy NKT và Hội NKT có thể phối hợp với các ban ngành trong việc thực hiện; • Hội NKT cần có vai trò thực tham gia thực hiện trực tiếp đề án như là đơn vị cung cấp dịch vụ cho NKT khi năng lực của họ đáp ứng. Ngoài việc thảo luận chủ đề chính, nhóm còn được chia sẻ về kế hoạch dự thảo lễ kỷ niệm Ngày người khuyết tật Quốc tế (03/12), do đồng chủ tọa trình bày lại. Tất cả các tổ chức thành viên được khuyến khích tham gia vào sự kiện này bằng cách đóng góp kinh phí hoặc hỗ trợ cho các thành viên NKT từ địa bàn dự án của mình để tham gia lễ kỷ niệm. Ngoài các hoạt động lễ và hội, lễ kỷ niệm còn tổ chức hội chợ việc làm cho NKT. Tất cả các thành viên đều thống nhất cuộc họp cuối cùng của năm 2012 sẽ tập trung vào chủ đề “doanh nghiệp hòa nhập” do VNAH trình bày. Định hướng năm 2013: Nhóm làm việc sẽ hợp tác với các ban ngành thúc đẩy sự tham gia của NKT và hội NKT trong việc thực thi Luật NKT và Đề án trợ giúp NKT. Các chủ đề sau đây đã được thống nhất lựa chọn để đưa vào kế hoạch 2013 cho việc chia sẻ thông tin kinh nghiệm và đóng góp vào việc vận động chính sách: • Vấn đề tiếp cận đối với NKT (trong giao thông, xây dựng, lĩnh vực CNTT và các dịch vụ) • Vấn đề sinh kế đối với NKT: đào tạo nghề/việc làm và tín dụng nhỏ; • Truyền thông; • Phát triển các hội/nhóm NKT. Thông điệp chính gửi tới Hội nghị các nhà tài trợ năm 2012 • Chúng tôi kêu gọi chính phủ phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền của NKT; • NKT cần được coi là những người hưởng lợi, là những nhân tố đóng góp và có chịu ảnh hưởng từ các chương trình phát triển ở mọi cấp trong việc đạt được mục tiêu thiên niên kỷ; • Chúng tôi đề nghị chính phủ và các nhà tài trợ chú ý nhiều hơn đến việc nâng cao năng lực cho NKT và các tổ chức của NKT để đảm bảo họ có khả năng đưa ra yêu cầu đáp ứng quyền của mình, được tiếp cận các cơ hội và tham gia bình đẳng vào sự phát triển chung của xã hội; • NKT và các tổ chức của NKT cần có vai trò tích cực trong việc thực hiện các chính sách và các chương trình trợ giúp NKT, đặc biệt trong việc giám sát việc thực hiện Luật NKT và Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012-2020; • Cần xóa bỏ các rào cản (bao gồm cả rào cản vật chất và phi vật chất) trong tất cả các dịch vụ nhằm tiến tới một xã hội hòa nhập với NKT, trong đó NKT là các thành viên bình đẳng trong xã hội được hưởng và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của xã hội. 29 Nhóm Công tác về Quản lý Thiên tai http://www.ngocentre.org.vn/dmwg Bối cảnh và mục tiêu của nhóm Nhóm Công tác về Quản lý thiên tai bắt đầu tổ chức họp định ky từ sau trận lụt năm 1999, khi đó các tổ chức Phi chính phủ nhận thấy rằng họ phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc cứu trợ. Từ năm 2001, nhóm Công tác đã bắt đầu họp mặt thường xuyên và tổ chức những cuộc họp khẩn cấp khi cần có những hoạt động liên kết liên quan tới tình hình thiên tai ở Việt Nam. Nhóm Công tác có một nhóm nòng cốt là thành viên của một số tổ chức chia sẻ nhiệm vụ quản lý và hành chính của Nhóm làm việc Quản lý thiên tai (DMWG). Trong các cuộc họp hàng tháng, nhóm phát triển và thực hiện kế hoạch hoạt động năm. Các thành viên của DMWG cũng hoạt động tích cực trong nhóm kỹ thuật Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM) do UNDP và Trung tâm quản lý thiên tai làm đồng chủ tịch, JANI, Các thành viên còn tham gia hội nghị quốc tế lần thứ 6 về CBA. Thành viên và cấu trúc: Nhóm làm việc hoạt động theo hình thức tự nguyện và được quản lý bởi một nhóm nòng cốt. Tư cách thành viên của nhóm nòng cốt sẽ dựa vào cam kết tình nguyện của tổ chức, sự ghi nhận của Chính phủ, năng lực và vai trò trong việc quản lý thiên tai ở Việt Nam Các thành viên của nhóm nòng cốt bao gồm: Tổ chức Action Aid Vietnam, Trung tâm Phòng tránh Thiên tai Châu Á, CARE quốc tế tại Việt Nam, Habitat, IFRC, Oxfam tại Việt Nam, Plan quốc tế tại Việt Nam, Trung tâm thiên tai Thái bình dương, Save the Children và World Vision quốc tế tại Vietnam. MALTESER International. Nhóm Điều phối chương trình của Liên hợp Quốc về quản lý rủi ro thiên tai, bao gồm các tổ chức UNDP, UNICEF, UNFPA, UNHABITAT, UNESCO, UN Women, FAO, WHO. Chủ tọa của DMWG được luân phiên nhau sau 6 tháng và lựa chọn các thành viên của nhóm nòng cốt. Năm 2012 này, IFRC và Save the Children làm chủ tọa của DMWG. Mục tiêu tổng thể của nhóm DMWG là nâng cao việc quản lý thiên tai ở Việt Nam thông qua việc tăng cường chia sẻ thông tin, điều phối các sáng kiến và các hoạt động chung nhằm thúc đẩy các tiểu chuẩn và kinh nghiệm thực tiễn cao nhất có thể. Các mục tiêu chính: • Tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức làm việc trong lĩnh vực quản lý thiên tai thông qua việc chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm và cùng thực hiện các sáng kiến. • Nâng cao năng lực của các tổ chức và những người làm việc trong lĩnh vực Quản lý thiên tai. • Đề xướng và góp phần vào những vấn đề chính sách để cải thiện những chính sách và cách thức làm việc liên quan tới thiên tai của các nhà hoạch định chính sách và những người thi hành chính sách. 30 • Cải tiến việc điều phối và phối hợp trong cứu trợ khẩn cấp, nhất là khi có thiên tai lớn xảy ra. • Điều khoản tham chiếu “Quản lý thiên tai” này bao gồm Giảm nhẹ rủi ro thiên tai / chuẩn bị ứng phó, cứu trợ và phục hồi. • Huy động nguồn lực for các hoạt động cứu trợ thiên tai và phục hồi Các hoạt động năm 2012 T chc các cuc hp thưng kỳ: Nhóm đã tổ chức 10 cuộc họp hàng tháng với các chủ đề liên quan, các bài trình bày, chia sẻ kinh nghiệm từ các thành viên của nhóm, ngoài ra còn thảo luận đưa ra các hoạt động chung mà các thành viên có thể cùng tham gia. Năm 2012, các thành viên nòng cốt của Nhóm làm việc đã phát triển và thống nhất kế hoạch làm việc gắn với các mục tiêu chính của DMWG. Các hoạt động chính như sau: Các cuc hp đi u phi kh!n c"p / Đánh giá chung Cho tới Tháng 10 năm 2012, đã có 3 cuộc họp điều phối khẩn cấp được tổ chức trong nhóm DMWG để tìm các thông tin cứu trợ nhân đạo và các hình thức cứu trợ, hỗ trợ phục hồi cần thiết và trao đổi các quyết định ứng phó với các sự kiện sau: • Hạn hán kéo dài ở tỉnh Hòa Bình (Tháng 5/2012) • Lụt lội ở tỉnh Thanh Hóa (Tháng 7/2012) • Cơn bão Son Tinh ở các tỉnh phía Bắc (Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa (cuối tháng 10 năm 2012) với sự tham gia của PACCOM Các hot đng vn đng chính sách Các thành viên nhóm DMWG, bao gồm cả thành viên nhóm JANI đều thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực như tổ chức Hội thảo và tập huấn về vận động chính sách cho việc lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng vào trong kế hoạch phát triển và phù hợp với Chiến lược quốc gia về Phòng ngừa, ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. • Trong tuần từ 10-13 tháng Mười năm 2012: Các thành viên của DMWG, cùng với sự hỗ trợ của JANI và UN đã cùng tổ chức Ngày Quốc tế phòng ngừa rủi ro thiên tai. Một loạt hoạt động đã được tổ chức ở các tỉnh: Nghệ An, Quảng Trị, Đà Nẵng và Đồng Tháp bởi Save the Children, UN Women, Oxfam và Plan International. Tuần lễ Quốc tế Phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai có sự tham gia của các cơ quan chính phủ, các cơ quan báo chí và các tổ chức Phi chính phủ và đã nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của Phòng ngừa giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Năm nay, thông điệp để vận động là: ”Hãy ghi nhận sức mạnh của Phụ nữ và Trẻ em gái trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai”. • Trong dự án của JANI, với sự hợp tác của UNICEF và UNESCO, các thành viên của nhóm DMWG đã tham gia tích cực vào lĩnh vực giáo dục và quản lý rủi ro thiên tai cungf với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong những năm qua. Việc này mang lại những kết quả dưới đây : • Tháng 4/ 2012, với sự hỗ trợ của JANI, Bộ GD & ĐT đã phê duyệt tài liệu bộ tài liệu 31 tham khảo về ứng phó với Biến đổi khí hậu và Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, đây là kết quả của sự hợp tác giữa tổ chức Live and Learn, Save the Children, Plan, Care. • Ngày 11 tháng 6 năm 2012, Bộ GD & ĐT đã đưa ra Kế hoạch hành động của Bộ GD & ĐT về việc thực hiện chiến lược Quốc gia về phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong ngành giáo dục từ năm 2011 – 2020. • Tháng 7, báo cáo năm 2012 về khung hành động HYOGO đã được xem xét và chuẩn bị. • Ngày 28 tháng 8 năm 2012, Bộ GD & ĐT kêu gọi các cơ quan Liên hợp quốc và các Tổ chức Phi chính phủ Quốc tế tham gia cuộc “Họp Nhóm điều phối Giáo dục về Phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro Thiên tai” đầu tiên Các hi tho • Các thành viên đã tham gia hội thảo 2 ngày về Phối hợp vận động chính sách của nhóm DMWG và CCWG (Nhóm làm việc về Biến đổi Khí hậu). Hội thảo đề cập tới các chủ đề then chốt như năng lực của chính quyền địa phương, tiếng nói của cộng đồng dân sự và việc lồng ghép Giảm nhẹ rủi ro thiên tai / Thích ứng với Biến đổi khí hậu. Đây là một hoạt động nhằm đẩy mạnh hoạt động chung giữa hai nhóm DMWG và CCWG. • Một hội thảo tập huấn 2 ngày về Phòng ngừa rủi ro thiên tai được tổ chức ở Hà Nội cho thành viên Nhóm Đánh giá chung. Tập huấn bao gồm các bài trình bày và các bài tập tình huống giả định. • Một hội thảo nửa ngày về Hỗ trợ tiền mặt do Plan Việt Nam và Trung tâm phát triển Nông nghiệp tổ chức. Đây là hội thảo để các tổ chức Phi chính phủ chia sẻ kinh nghiệm trong các chương trình Hỗ trợ tiền mặt như Irish Aid, Plan Vietnam, CRD, Oxfam, Save the children, Hội chữ thập đỏ Netherlands, UNDP… Các hoạt động khác • Nhóm đã lập một tiểu nhóm làm việc về Sphere và huy động được hỗ trợ tài chính là 8,000 USD từ tổ chức Oxfam, Care, Tầm nhìn thế giới, Plan và UNDP cho việc dịch và xuất bản quyển sách này. 3000 cuốn sách kèm đĩa CD đã được xuất bản và phát miễn phí cho các thành viên vào đầu tháng 8 năm 2012. • Tháng 10 năm 2012, chủ tịch của nhóm DMWG đã tham gia Hội nghị Bộ trưởng Châu Á lần thứ 5 về Giảm nhẹ rủi ro Thiên tai được tổ chức ở Jog Jakarta, Indonesia, đã nêu lên tiếng nói trong việc điều phối trong Giảm nhẹ rủi ro trong thiên tai và vấn đề Trẻ em trong hoàn cảnh khẩn cấp, các tổ chức Phi chính phủ ở Việt Nam đã đóng góp 2 bài phát biểu tại hội nghị, đóng góp vào Báo cáo tổng kết của Hội nghị năm 2012. • Tháng 5 năm 2012 các thành viên của DMWG đã tham gia cuộc họp chung với các cơ quan Liên hợp quốc, Bộ NN & PT Nông thôn / Trung tâm quản lý thiên tai và nhóm tư vấn để thảo luận về kế hoạch và học tập về quá trình lựa chọn 6,000 xã thực hiện chương trình Giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng của Chính phủ. • Thành viên DMWG là Oxfam và Hội chữ thập đỏ hợp tác với Hội phụ nữ đã chuẩn bị 32 1 chương trình nói chuyện talk show trên truyền hình về vấn đề Giới. Hội CTĐ đã chuẩn bị video 30 phút về vấn đề giới và Giảm nhẹ rủi ro thiên tai nhằm tăng cường sự tham gia của giới trẻ… • Tổ chức Ngày quốc tế phòng ngừa và giảm nhe rủi ro thiên tai trong tháng 9 và tháng 10 năm 2012: Năm nay chủ đề là Vai trò của phụ nữ và Trẻ em gái. Hội LHPN và Tổ chức Phụ nữ LHQ đã bắt đầu cùng nhau thảo luận về sự kiện này, UNDP và các tổ chức Phi chính phủ đã cùng sản xuất một đoạn phim ngắn, sách về các câu truyện điển hình về Phụ nữ trong Giảm nhẹ rủi ro… ý tưởng là thực hiện 1 tuần sự kiện với sự tham gia của các tổ chức khác nhau. • Một sự kiện về Hỗ trợ Tiền mặt do tổ chức Oxfam, CARE and PLAN cùng thực hiện vào ngày 16 tháng 7 nhằm thu thập những công cụ, mẫu biểu sẵn có của các tổ chức, phương thức tiếp cận chung cho can thiệp hỗ trợ tiền mặt. • Tại các cuộc họp nhóm nhóm kỹ thuật của DMWG đã thảo luận nhóm về nhiều vấn đề, chia sẻ kinh nghiệm bao gồm cả mô hình nhà bằng tre, hoặc các phương pháp cho đánh giá chung khi có tình trạng khẩn cấp. • Chia sẻ thông tin về tìm nguồn tài chính cho cứu trợ nhân đạo khẩn cấp điều phối bởi OCHA vào tháng 9 năm 2012. Định hướng năm 2013 • Khẳng định lại sự tham gia của các thành viên chủ chốt, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới sẽ đảm nhiệm vai trò chủ tịch nhóm từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2013, tổ chức Oxfam sẽ đảm nhiệm từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2013; • Tiếp tục chia sẻ cẩm nang sách Shere năm 2011 về phòng ngừa thiên tai, quỹ hỗ trợ tiền mặt, đánh giá chung; • Tiếp tục hỗ trợ Chiến lược Quốc gia về Phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ rùi ro Thiên tai tới năm 2020; • Hỗ trợ chuẩn bị bản dự thảo Luật Quản lý rủi ro thiên tai (cùng với Quốc hội trong tháng 11 năm 2012); • Hỗ trợ thành lập và duy trì diễn đàn quốc gia về giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; • Đẩy mạnh mảng giáo dục quản lý thiên tai và biến đổi khí hậu giữa các tổ chức phi chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo; • Thí điểm lồng ghép hướng dẫn Giảm nhẹ rủi ro thiên tai / thích ứng với biến đổi khí hậu vào địa bàn hoạt động của các thành viên trong nhóm CCWG; • Cùng thực hiện các hoạt động cùng vận động chính sách Giảm nhẹ rủi ro thiên tai / thích ứng với biến đổi khí hậu, cùng cộng tác với Nhóm làm việc về Biến đổi khí hậu • Tăng cường vận động cho Đào tạo quản lý thiên tai và Biến đổi khí hậu trong nhóm các tổ chức phi chính phủ và với Bộ GD & ĐT; • DMWG nên tìm cơ hội để có tham gia và hỗ trợ sự kiện ASEAN về thực hành cứu trợ 33 khẩn cấp được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 10 năm 2013 theo thỏa thuận của ADDMER về chương trình hành động từ năm 2010 – 2015. • Đóng góp cho diễn đàn toàn cầu về Giảm thiểu rủi ro thiên tai, được tổ chức tại Geneva vào tháng 5 2013 cũng như những sự kiện vùng và quốc tế liên quan khác và sáng kiến về quy trình tư vấn khung hành động Hyogo, ADDMER • Vận động về chất lượng và trách nhiệm về cứu trợ nhân đạo do các tổ chức thành viên của DMWG và các bên liên quan thực hiện thông qua xây dựng năng lực (Sphere, HAP, đánh giá chung, vv) và xây dựng các quan hệ đối tác; • Hỗ trợ dịch vụ như một cơ chế chung cho việc hợp tác đánh giá chung, cứu trợ nhân đạo từ các bên liên quan về hỗ trợ khẩn cấp; • Điều hành các nhóm lĩnh vực trong việc phòng ngừa và ứng phó với các tình trạng thiên tai nặng xảy ra.. Các kiến nghị • Vận động việc hình thành, xây dựng luật về quản lý thiên tai, bao gồm quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, các tổ chức trong việc quản lý thiên tai, cũng như quản lý hành chính nhà nước và đảm bảo nguồn lực trong quản lý thiên tai, luật còn nên tập trung vào việc quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; • Vận động cho việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa rủi ro thiên tai cẩp quốc gia được DOLISA thực hiện. Đảm bảo các chiến lược giảm thiểu rủi ro thiên tai, chương trình và các hoạt động được xây dựng và thực hiện với sự tham gia đầy đủ của xã hội dân sự và cộng đồng dễ bị tổn thương, xem sét các vấn đề về nghèo đói, đặc biệt là dân tộc thiểu số, trẻ em và phụ nữ, người khuyết tật; • Đảm bảo bình đẳng giới được đưa vào tất cả các bước trong hoạt động quản lý thiên tai: lập kế hoach, thực hiện, giám sát, đánh giá. • Cần quan tâm và cân nhắc nhiều hơn tới việc thúc đẩy và lồng ghép những can thiệp dựa vào cộng đồng hoặc do cộng đồng chủ động thực hiện như nâng cao nhận thức, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH vào việc xây dựng kế hoạch kinh tế xã hội ở cấp địa phương. Thúc đẩy việc điểu phối, học hỏi, chia sẻ thông tin giữa chính phủ, các tổ chức xã hội và cộng đồng. • Xây dựng môt cơ chế kêu gọi hỗ trợ tài chính cho các hoạt động chung, như đánh giá chung, xây dựng năng lực, và vận động chính sách. Cứu trợ nhân đạo nên được áp dụng HAP, Sphẻe và được thông báo thông qua chất lượng đánh giá nhu cầu liên quan đến các nhóm dễ bị tổn thương. • Đảm bảo rằng vấn đề sinh kế được xem xét đưa vào việc quản lý và ứng phó thiên tai. Việt nam là một nước phần lớn người dân sống dựa vào ngành nông nghiệp, mất mát về mùa màng và sinh kế nên được chú trọng trong việc cứu trợ thiên tai. 34 Nhóm Công tác về Dân tộc thiểu số www.ngocentre.org.vn/emwg Bối cảnh và các mục tiêu của nhóm Nhóm công tác về Dân tộc Thiểu số (EMWG) đóng vai trò như một diễn đàn cho các tổ chức phi Chính phủ, các cơ quan phát triển và những học giả nhằm trao đổi thông tin và bài học về cách thức cải tiến chính sách phát triển và hoạt động thực tế đem lại lợi ích cho Dân tộc Thiểu số. Các hoạt động của EMWG do Nhóm nòng cốt điều phối. Khi có các hoạt động cụ thể, nhóm sẽ thành lập một đội chuyên trách và chịu trách nhiệm chuẩn bị, điều phối các hoạt động đó. Nhóm gặp mặt hàng tháng dựa trên kế hoạch hành động được thống nhất trước đó. Công việc hàng ngày của Nhóm được giao cho một Điều phối viên. Nhiệm vụ của Điều phối viên bao gồm tổ chức các cuộc họp và hoạt động, tổng hợp số liệu của các cơ quan làm việc về Dân tộc Thiểu số, điều hành quỹ nhóm, liên lạc trong và ngoài nhóm, là người điều hành email nhóm và Website, và chuẩn bị báo cáo hàng năm cho nhóm khi có yêu cầu. Chủ tịch và Nhóm nòng cốt Nhóm công tác về Dân tộc Thiểu số làm việc dựa trên sự tự nguyện và được điều hành bởi một nhóm nòng cốt là các tổ chức phi Chính phủ Quốc tế. Từ đầu năm 2011, Oxfam được chỉ định là Chủ tịch nhóm. Thành viên của Nhóm nòng cốt bao gồm: Oxfam, Caritas Switzerland, Save the Children, Care International, Plan Quốc tế, iSEE (Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường) và Action Aid Vietnam. Mục tiêu chính của Nhóm Mục tiêu cao nhất của Nhóm là cải thiện sinh kế của người Dân tộc thiểu số bằng cách tăng cường những hoạt động hỗ trợ của các tổ chức thành viên và xây dựng năng lực cho người Dân tộc Thiểu số để họ tham gia tích cực và hiệu quả vào quá trình phát triển. Những mục tiêu cụ thể của nhóm: • Chia s và qung bá thông tin: Nhóm công tác về Dân tộc Thiểu số hoạt động như một diễn đàn thảo luận vấn đề liên quan đến phát triển của cộng đồng Dân tộc Thiểu số ở Việt Nam. Nhóm cũng phổ biến rộng rãi thông tin về luật, chính sách, nghiên cứu và tài liệu liên quan đến Dân tộc Thiểu số. • Thúc đ!y chia s sáng ki#n, bài hc kinh nghim gi$a các t chc thành viên: Những người tham gia Nhóm sẽ chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tế nhằm tăng cường ảnh hưởng (số lượng và chất lượng) của các chương trình can thiệp tại cộng đồng. • Đi thoi chính sách: Chia sẻ kinh nghiệm và thông tin liên quan đến Dân tộc Thiểu số để hướng tới những thay đổi tích cực trong hoạt động chính sách giữa các tổ chức thành viên và các tổ chức đối tác. Nhóm cũng là nơi diễn ra các chương trình đối thoại chính sách với chính phủ, các nhà tài trợ và tổ chức liên quan. • Nâng cao ti#ng nói ca ngưi dân tc thiu s: Nhóm cung cấp cơ chế khác nhau cho người thiểu số đưa ra ý kiến, quan điểm về các chương trình phát triển và ảnh hưởng của những chính sách và chương trình đó đến cuộc sống của họ. 35 Những hoạt động chính trong năm 2012 Đầu năm 2012, thành viên nòng cốt của Nhóm công tác về Dân tộc Thiểu số đã hình thành nội dung làm việc và phát triển đề cương cơ bản cũng như thời gian thực hiện cho mỗi công việc. Dưới đây là những công việc được tiếp tục triển khai từ năm 2011, với các hoạt động phong phú như sau: • Phân biệt đối xử/ kỳ thị • Phát triển nguồn lực • Phát triển hướng tiếp cận làm việc với người Dân tộc thiểu số với cơ chế nhằm nâng cao tiếng nói của họ trong quá trình quyết định chính sách của các cơ quan chính phủ • Nâng cao năng lực và mạng lưới (bao gồm thông tin truyền thông, cán bộ địa phương, nhà tài trợ...) • Hoàn thành dữ liệu EMWG và các hoạt động thường xuyên • Các chiến lược bảo trợ xã hội Các hoạt động cụ thể trong năm 2012 như sau: Ngày 6/1/2012: Chia s ca nhóm EMWG v giáo dc trong cng đ%ng dân tc thiu s. Buổi chia sẻ đã thu hút 20 tham dự viên từ các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và quốc tế hoạt động về các vấn đề liên quan đến cộng đồng dân tộc thiểu số. Có 2 bài trình bày trong buổi chia sẻ, bài nghiên cứu của iSee: “Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên cộng đồng dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Hà Giang, Yên Bái và Điện Biên”. Bên cạnh đó, đại diện các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong Nhóm EMWG đã chia sẻ kinh nghiệm phát triển nguồn lực vùng dân tộc thiểu số thông qua chương trình giáo dục mà họ đã và đang thực hiện. Các đại biểu tích cực thảo luận những cơ hội việc làm cho trẻ em dân tộc thiểu số sau khi ra trường. Vấn đề rào cản ngôn ngữ cũng được thảo luận rất sôi nổi sau 2 bài trình bày. Theo đó, rào cản ngôn ngữ vẫn được coi là một trong những trở ngại chính trong việc huy động trẻ em vùng dân tộc thiểu số đến trường. Đường dẫn đến bài chia sẻ: http://www.ngocentre.org.vn/pub/emwg-sharing-education-ethnic-minority-children-jan-2012 Ngày 15/3/2012: Chia s ca nhóm EMWG v nh$ng ưu tiên trong chính sách và chi#n lư&c quc gia liên quan đ#n cng đ%ng dân tc thiu s. Buổi chia sẻ có sự tham dự của Ông Nguyễn Hải Hữu, Cục trưởng Cục bảo vệ trẻ em, MOLISA và Ông Nguyễn Văn Đủ, Phó cục trưởng, Cục Hợp tác quốc tế và Phát triển nông thôn, MARD, và 25 đại biểu từ các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và quốc tế hoạt động tại Hà Nội. Đại diện MOLISA chia sẻ những chiến lược và chương trình liên quan đến trẻ em, đặc biệt trẻ em khu vực miền núi, hẻo lánh. Theo đó: • Chương trình Quốc gia về Bảo trợ trẻ em từ 2011-2015 (Xây dựng Cơ chế bảo trợ 3 cấp độ) 36 • Xây dựng và nhân rộng mô hình chăm sóc và bảo trợ trẻ em • Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 2012-2020 (ưu tiên những huyện nghèo) • Chương trình phòng chống thương tích trẻ em • Chương trình hỗ trợ trẻ em sống chung/bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; Chương trình xóa bỏ mọi hình thức bóc lột lao động trẻ em • Chương trình hỗ trợ trẻ em đường phố, Chương trình sữa học đường (tập trung vào trẻ em và học sinh tiểu học ở những huyện nghèo) Một số chính sách cho trẻ em: • Bảo trợ xã hội và chính sách chăm sóc thay thế • Chính sách chăm sóc y tế • Chính sách giáo dục: Hỗ trợ tài chính cho học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn • Chính sách hỗ trợ vui chơi, giải trí • Chính sách đào tạo nghề • Chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh • Chính sách hỗ trợ trẻ em nghèo (đang chuẩn bị triển khai) Chia sẻ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Ông Nguyễn Văn Đủ chia sẻ thông tin về chương trình Phát triển nông thôn mới. Những thảo luận xoay quanh sự tham gia của người dân bản địa trong việc lập kế hoạch sẽ khác nhau theo từng vùng hỗ trợ; Cần tăng cường sự tham gia của cộng đồng, nhóm trực tiếp hưởng lợi vào trong quá trình lập kế hoạch, để những hoạt động can thiệp phù hợp với nhu cầu của họ hơn. Đồng thời, các đại biểu cũng thảo luận tích cực về 11 xã thử nghiệm chương trình nông thôn mới, 19 tiêu chí nông thôn mới, và việc lồng ghép cơ sở hạ tầng và tạo việc làm. Quốc hội và chính phủ đã thật sự quan tâm tới tính thực tế của 19 tiêu chí và MARD đã được yêu cầu để điều chỉnh lại các tiêu chí đó cho phù hợp hơn. Đường dẫn đến thông tin buổi chia sẻ: http://www.ngocentre.org.vn/pub/emwg-sharing-government-priorities-related-ethnicminorities-15th-march-2012-summary Ngày 17/5/2012: Hi tho chia s v “Nh$ng khát vng – Gii, tình dc và Dân tc thiu s” được đồng tổ chức bởi Tiểu nhóm công tác về Giới và tình dục – Nhóm công tác kỹ thuật về phòng chống HIV/AIDS Nhóm công tác về Dân tộc thiểu số, tại Hà Nội với sự tham gia của 26 đại biểu. Hội thảo giới thiệu những nội dung về hôn nhân, tình yêu và văn hóa của phụ nữ dân tộc H’mông. Bài trình bày đầu tiên chia sẻ những khát vọng của người con gái H’mông và những khuôn mẫu đang dần thay đổi liên quan đến hôn nhân sắp đặt. Sự sắp đặt này hình thành dựa trên tình yêu đôi lứa, sự đồng thuận trong tục bắt dâu có sắp đặt từ trước, tục “cưỡng ép” bắt vợ và hôn nhân sắp đặt. Kết luận chung của nghiên cứu cho thấy “Vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ trong cộng đồng dân tộc H’mông, thể hiện qua việc định cư sau đám cưới và việc kiểm soát xã hội của người chồng và tục lệ gia đình, điều này hạn chế đáng kể sự tự do của người phụ nữ". Bài thứ 2 chia sẻ kinh nghiệm về việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Theo đó, vẫn còn tồn tại một số rào cản, ví dụ vị trí địa lý, sự khác biệt về băn hóa, rào cản ngôn ngữ và sự khác biệt trong tiếp cận giáo dục. Sau bài chia sẻ là phần thảo luận sôi nổi của các đại biểu, đặc biệt những kết luận từ những nghiên cứu nhỏ về sự đa dạng của nhóm dân tộc thiểu số, thậm chí trong cộng đồng dân tộc 37 H’mông; đồng thời, có đề xuất cho rằng cần cẩn trọng để không áp đặt khuôn mẫu, định kiến khi tiến hành nghiên cứu. Những thảo luận cũng xoay quanh tính “tương đối” của những nghiên cứu định tính nhỏ khi so sánh với những khảo sát định lượng cỡ lớn. Tất cả ý kiến đều cho rằng cần có thêm các nghiên cứu ở những vùng xa xôi, hẻo lánh để hiểu rõ hơn tính phức tạp của vấn đề. Đường dẫn đến bài trình bày: http://www.ngocentre.org.vn/pub/presentation-joint-workshop-gender-sexuality-and-ethnicminorities-17th-may-2012 Ngày 13/8/2012: Hi tho nhóm EMWG v Đa dng văn hóa trong các chương trình phát trin Cng đ%ng dân tc thiu s được tổ chức vào ngày 13/8/2012 tại khách sạn Moevenpick, Hà Nội. Hội thảo đã diễn ra rất thành công với sự tham dự của các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong nước và quốc tế hoạt động về phát triển tại Việt Nam, cơ quan báo chí, và các cá nhân quan tâm đến công tác phát triển vùng dân tộc thiểu số, như ông Nguyễn Hữu Thức – Vụ trưởng vụ Văn hóa Văn nghệ, Ban tuyên giáo Trung Ương, ông Phạm Phú Thịnh, Chuyên viên cao cấp, Vụ tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc (CEMA) và ông Hoàng Đức Hậu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đặc biệt, hội thảo còn có sự tham gia của đại diện cộng đồng dân tộc thiểu số tại các dự án của Nhóm nòng cốt. Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Bert Maerten chủ tịch EMWG chia sẻ “Việt Nam đang đối mặt với những thách thức mới đòi hỏi phải có cách làm mới, có tính đột phá nhằm tháo gỡ những rào cản và những bất bình đẳng mà cộng đồng dân tộc thiểu số đang gặp phải. Những giải pháp, các chương trình phát triển phải tính đến sự đa dạng văn hóa cũng như tính chủ thể của người dân. Buổi hội thảo bắt đầu với bài trình bày của Tổ chức Plan quốc tế tại Việt Nam về Khai thác kiến thức bản địa, văn hóa địa phương trong các chương trình giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số. Theo bà Lê Thị Bích Hạnh, Quản lý chương trình giáo dục, việc phát triển giáo cụ đậm chất văn hóa và lịch sử của tộc người, đưa nội dung gần gũi với kiến thức bản địa, lịch sử và ngôn ngữ dân tộc đã làm cho học sinh hứng thú đến trường hơn và dễ tiếp thu hơn. Chia sẻ với ý kiến của bà Hạnh, ông Mông Văn Hợi Chủ tịch ban dân tộc tỉnh Nghệ An cho rằng nhà nước cần đầu tư mạnh vào giáo dục mầm non và tiểu học bằng cách đào tạo giáo viên là người bản địa. Ông nhấn mạnh, bậc học mầm non và tiểu học rất quan trọng nên học sinh dân tộc nên được học bằng chính ngôn ngữ của mình từ đó tạo nền tảng cho các cấp học tiếp theo. Anh Giàng A Của, dân tộc H’mông chia sẻ tại Hội thảo Ông Nguyễn Hữu Thức – Vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ, Ban tuyên giáo TƯ. Ảnh: EMWG Bên cạnh đó, hội thảo đã thảo luận sôi nổi về việc dựa vào văn hóa dân tộc để xây dựng các chương trình phát triển hướng đến cộng đồng dân tộc thiểu số và tăng lòng tự hào và tự tin của người dân. Theo đó, người dân chỉ bảo tồn những gì họ cho là phù hợp và thấy tự hào 38 về nó. Chính vì vậy, các chương trình phát triển phải tập trung nâng cao niềm tự hào của người dân thay vì cho rằng văn hóa của họ là lạc hậu cần phải thay đổi. Điều đặc biệt quan trọng đó là người dân phải ở trung tâm của quá trình lựa chọn này, họ phải có không gian tự do để thảo luận và chia sẻ (Dự án Photovoice, do Oxfam, iSEE và Care quốc tế tại Việt Nam thực hiện). Là những cán bộ tích cực của dự án, anh Giàng A Của người H’mông và chị Hồ Thị Bụi người Pa Cô đã chia sẻ, khi người dân có cơ hội học hỏi về văn hóa của mình, chia sẻ về văn hóa của mình tính cộng đồng tăng lên và lòng tự hào văn hóa cũng tăng lên. Ông Phạm Bá Thược, đại diện của Mạng lưới “Bảo tồn phát triển tri thức bản địa dân tộc Thái Việt Nam - VTIK” ở Thanh Hóa, nhấn mạnh: Khi cộng đồng tự hào và thấy văn hóa của mình quan trọng họ sẽ chủ động tham gia gìn giữ. Chia sẻ với hội thảo, ông Nguyễn Hữu Thức – Vụ trưởng vụ Văn hóa Văn nghệ, Ban tuyên giáo cho rằng, việc gìn giữ văn hóa các dân tộc là rất quan trọng và cần thiết và đội ngũ tri thức dân tộc thiểu số là lực lượng tiên phong thực hiện và thúc đẩy nhiệm vụ này. Đường dấn đến bài trình bày: http://www.ngocentre.org.vn/pub/presentations-emwg-workshop-culture-diversitydevelopment-programmes-ethnic-minority-communities Ngày 14/8/2012, tại Hà Nội, Ủy ban dân tộc (CEMA) phối hợp với Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tổ chức Diễn đàn chính sách “Thực trạng nhân lực vùng dân tộc, miền núi và Giải pháp triển khai thực hiện các chính sách phát triển nhân lực vùng dân tộc, miền núi đến năm 2020” với sự tham gia của các bộ, ngành, nhà tài trợ, cơ quan nhà nước cấp tỉnh và huyện, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế làm việc về phát triển vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Đặc biệt, 20 đại diện cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam đã tới tham dự Diễn đàn với sự hỗ trợ của nhóm EMWG. Nhằm nâng cao tiếng nói của người dân tộc thiểu số vì một cuộc sống tốt đẹp và vững bền hơn, nhóm EMWG đã được mời để chia sẻ một bài tham luận tại diễn đàn. Bài tham luận này thể hiện những quan tâm của nhóm về phát triển nguồn lực vùng dân tộc thiểu số thông qua chương trình hỗ trợ giáo dục. Nhóm EMWG kêu gọi mạnh mẽ rằng tất cả các chương trình phát triển hướng đến vùng dân tộc thiểu số cần quan tâm đặc biệt đến văn hóa và kiến thức bản địa. Bên cạnh đó, người dân địa phương cần được nâng cao năng lực và trao quyền để bản thân họ có thể xây dựng, thực hiện và duy trì các chương trình can thiệp trong cộng đồng của chính họ. Đường dẫn đến bài tham luận: http://www.ngocentre.org.vn/pub/ingo-sharing-papercemaundp-forum-human-resource-development-ethnic-minority-areas-14th-aug-2012 Đại diện cộng đồng dân tộc thiểu số tại Diễn đàn chính sách của CEMA/UNDP Forum 39 Ngày 24/10/2012: Chia s nhóm EMWG v “S phát trin ca Dân tc thiu s Vit Nam: Đi u gì to nên thành công?” do nghiên cứu Andrew Wells-Dang trình bày với sự tham gia của 20 đại biểu. Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 11/2011-tháng 2/2012 tại cộng đồng dân tộc thiểu số của 3 tỉnh (Đắk Lắk, Trà Vinh và Lào Cai). Phương pháp Positive deviance (tạm dịch là biến đổi tích cực) đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu về y tế công cộng và giáo dục (Marsh et al 2004). Nghiên cứu này đã áp dụng phương pháp tương tự khi nghiên cứu về tình trạng nghèo đói vùng dân tộc thiểu số, với một nhận định quan trọng: tập trung vào những khía cạnh cấp cộng đồng của positive deviance. Bên cạnh việc hỏi các gia đình dân tộc thiểu số tại sao họ lại đang làm kinh tế tốt hơn những gia đình khác, nghiên cứu thấy rõ những thôn bản, hay các nhóm dân tộc thiểu số trong một xã là những ví dụ điển hình của Positive Deviance. Một vấn đề chính mang tính khái niệm được thể hiện rõ trong nghiên cứu: làm thế nào định nghĩa được Sự thành đạt, với những khái niệm liên quan được sử dụng trong bảng hỏi phỏng vấn như Cuộc sống tốt đẹp, Hài lòng với cuộc sống hay Làm ăn khá. Buổi chia sẻ đã diễn ra sôi nổi với những câu hỏi liên quan đến phương pháp nghiên cứu này. Link to report and presentations: http://www.ngocentre.org.vn/pub/emwg-sharingethnic-minority-development-vietnam-what-leads-success-andrew-wells-dang-24th-octob Định hướng năm 2013: Nhóm công tác về Dân tộc Thiểu số sẽ tiếp tục tập trung vào những chủ đề quan trọng và là mối quan tâm của thành viên hoạt động về những vấn đề dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhóm sẽ tiếp tục hoạt động chiến lược với các thành viên nhằm tổ chức cuộc họp và quảng bá thông tin về những vấn đề liên quan đến quá trình giảm nghèo của Dân tộc thiểu số. Nhóm sẽ tiếp tục tăng cường đối thoại hợp tác giữa các tổ chức phi Chính phủ và các cơ quan liên quan của Chính phủ nhằm đảm bảo những bài học kinh nghiệm của các tổ chức phi Chính phủ sẽ hữu ích cho chương trình của Chính phủ trong vùng Dân tộc thiểu số Nhóm sẽ tiếp tục tăng cường các cơ hội để thúc đẩy tiếng nói của cộng đồng dân tộc thiểu số trong các chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của nhà nước. 40 Nhóm Công tác về Chăm sóc Mắt http://www.ngocentre.org.vn/node/5363 Bối cảnh và các mục tiêu của nhóm: Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực về Mắt bắt đầu triển khai các chương trình chăm sóc mắt tại Việt nam từ những năm 1980 thông qua hợp tác với Bệnh Viện Mắt Trung Ương. Đến năm 2007, nhóm công tác phi chính phủ về chăm sóc mắt (ECWG) chính thức được thành lập nhằm kết nối và điều phối các hoạt động phòng chống mù lòa giữa các tổ chức trên toàn quốc, chia sẻ các bài học kinh nghiệm và thành công trong hoạt động phòng chống mù lòa, và cùng nhau thực hiện các hoạt động liên quan đến nâng cao nhận thức về phòng chống mù lòa trong cộng đồng cũng như các hoạt động vận động chính sách khác. ECWG bao gồm sáu thành viên là là BrienHolden Vision Institute (BHVI), tổ chức CBM, Eye Care Foundation (ECF), Fred Hollows Foundation (FHF), Helen Keller International (HKI) và tổ chức ORBIS. Trong những năm qua, nhóm đã làm việc và phối hợp chặt chẽ với Bộ Y Tế, Bệnh Viện Mắt Trung Ương (VNIO), các cơ quan đối tác dự án ở 44 tỉnh và thành phố trong cả nước để triển khai các chương trình chăm sóc mắt, phòng ngừa và chữa trị các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, glaucoma, tật khúc xạ, võng mạc đẻ non, võng mạc tiểu đường.vv. Các chương trình được triển khai bao gồm các hoạt động hỗ trợ Ủy Ban Phòng Chống Mù Lòa Guốc Gia và các tỉnh, đào tạo y bác sỹ, kỹ thuật viên và đội ngũ quản lý; cung cấp trang thiết bị y tế; nâng cao nhận thức cộng đồng; hỗ trợ các nghiên cứu trong công tác chăm sóc mắt. Các chương trình này nhằm hướng tới các cộng đồng nghèo, người già, phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật. Hoạt động của nhóm ECWG đóng góp đáng kể vào việc nâng cao sức khỏe nhân dân và gián tiếp tác động vào việc xóa bỏ tình trạng nghèo đói, qua đó đóng góp tích cực vào việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) mà chính phủ Việt nam đã cam kết với quốc tế. Các mục tiêu chính của nhóm Tại Việt Nam, có khoảng 2 triệu người mù, trong đó có 32,000 là trẻ em; 80% các bệnh về mắt đều có thể điều trị và phòng tránh được; Đầu tư US$1 cho việc chăm sóc mắt cho người lao động ở độ tuổi (15-49 tuổi ) mang lại lợi ích kinh tế bằng 4.1 lần số đã đầu tư. • Chia sẻ thông tin giữa các tổ chức phi chính phủ về các cách tiếp cận, các sáng kiến mới và các thông tin có liên quan trong công tác chăm sóc mắt. • Là một kênh kết nối thông tin giữa các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và Ủy Ban Phòng chống Mù lòa Quốc Gia (UBPCMLQG) và các đối tác Việt Nam • Điều phối những hoạt động hợp tác chung của các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ công tác chăm sóc mắt ở Việt Nam. Các hoạt động chính trong năm 2012 Trong năm 2012, hoạt động của ECWG tập trung chính vào các lĩnh vực sau đây: H( tr& hot đng ca )y ban Phòng chng Mù lòa Quc gia • Nhóm công tác cùng với cơ quan đại diện về phòng chống mù lòa của Việt nam là VNIO chuẩn bị kế hoạch điều tra nhanh về các bệnh mù lòa có thể phòng tránh được 41 trên toàn quốc năm 2013 để có số liệu phục vụ công tác xây dựng chiến luợc phòng chống mù lòa gia đoạn 2014-2019. • Hỗ trợ tài chính cho các hoạt động về chính sách và điều phối của Uỷ ban phòng chống mù lòa quốc gia bao gồm cả việc hỗ trợ hỗ trợ UBPCMLQG tổ chức các hội thảo đánh giá hàng năm và giữa kỳ của một số dự án • Tư vấn Ủy ban Phòng chống Mù lòa quốc gia và Viện Mắt TƯ thông qua các cuộc họp và diễn đàn ( dialogue ) liên quan đến công tác phòng chống mù lòa , đóng góp ý kiến và đưa ra các khuyến nghị cho hội thảo nhãn khoa hàng năm. • Giúp đỡ nâng cao năng lực chuyên môn cho các bác sĩ và cán bộ y tếở tuyến Trung Ương, Tỉnh, Huyện trong lĩnh vực chăm sóc mắt thông qua các chương trình đào tạo trong và ngoài nước hay các chuyến thăm quan học hỏi trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan đối tác. • Giúp đỡ Việt nam xây dựng các tài liệu đào tạo về chăm sóc mắt, hỗ trợ xây dựng hệ thống thông tin quản lý quốc gia; Xây dng và chia s thông tin v các mô hình chăm sóc m*t • Các mô hình chăm sóc mắt thành công trên thế giới như mô hình “đơn vị chăm sóc mắt toàn diện tuyến huyện”, “mô hình phòng ngừa và chữa trị tật khúc xạ”,” mô hình chăm sóc mắt thân thiện trẻ em”, “mô hình chăm sóc mắt có lồng ghép hòa nhập khuyết tật, bình đằng giới và bảo vệ trẻ em” đã được triển khai ở nhiều tỉnh thành phố trong cả nước. Các can thiệp củacác mô hình này bao gồm các hoạt động nâng cao nhận thức, đào tạo xây dựng năng lực, cung cấp trang thiết bị, triển khai các hoạt động ở cộng đồng. Thông tin và bài học kinh nghiệm về việc triển khai các mô hình chăm sóc mắt được chia sẻ trong ECWG và với các đối tác phía Việt Nam cũng như vận động việc triển khai các mô hình thành công trên phạm vi rộng. Trin khai chương trình chung v chăm sóc m*t ca mt s t chc • Giữa một số tổ chức trong ECWG còn triển khai chung chương trình phòng chống mù lòa được hỗ trợ bởi AusAid. Các tổ chức cùng nhau phối hợp trong các hoạt động lập kế hoạch dự án, triển khai, giám sát và đánh giá dự án. Tham gia chương trình này gồm có BHVI, CBM và FHF. T chc các cuc hp ECWG hàng quí • Các cuộc họp của ECWG được tổ chức định kỳ hàng quí và được các tổ chức thay nhau chủ trì. Đây là một diễn đàn mở của các tổ chức trong mạng lước ECWG và VNIO nhằm chia sẻ hoạt động của tổ chức mình ,thảo luận về việc hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và thành công . Cuộc họp gần đây nhất được tổ chức vào ngày 11.10.2012 nhân dịp kỷ niệm Ngày Thị giác Thế giới và Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc đánh dấu lần thứ 22 của hoạt động họp nhóm thường xuyên này. Định hướng hoạt động năm 2013 • Tiếp tục duy trì các hoạt động thường xuyên của nhóm và tiến hành họp hang quí • Vận động chính sách và hỗ trợ các hoạt động của UBPCMLQG và các tỉnh • Triển khai điều tra nhanh về các bệnh phòng chống mù lòa có thể phòng tránh được. 42 • Đẩy mạnh công tác đào tạo và truyền thông nâng cao nhận thức. Thông điệp gửi tới chính phủ và các nhà tài trợ • Việc phòng chống mù lòa phải được đề cập đến trong MDG giai đoạn tới trong khuôn khổ các vấn đề về người tàn tật • Cần quan tâm tới việc phòng chống mù lòa như là một ưu tiên quốc gia giống như các chương trình về phòng chống sốt rét hay chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.Ở một số nước như Ấn độ, Trung Quốc việc đầu tư vào chăm sóc mắt là ưu tiên quan trọng của chính phủ với đầu tư hàng năm lên tới hàng tran triệu USD. • Các nghiên cứu về tác động kinh tế xã hội được nghiên cứu gần đây (tháng 9 năm 2012) bởi chuyên gia của PWC cho thấy tình trạng mù lòa ảnh hưởng lớn đến lực lượng lao động và là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và cho đất nước. Nghiên cứu cũng cho thấy ở các nước đang phát triển đầu tư vào chăm sóc mắt chính là giải quyết vấn đề đói nghèo ở bộ phận dân cư nghèo nhất. • Vấn đề ngày càng có giá trị khi 80% những người mù hiện nay, đặc biệt là trẻ em hoàn toàn có thể phòng tránh hay điều trị khỏi. Cụ thể là: • Tăng cường viện trợ song phương ( aids ) cho các chương trình dự án về chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa ở Việt nam • Vấn đề chăm sóc mắt phải được lồng ghép vào y tế tuyến cơ sở và hệ thống y tế. • Cần sự đầu tư nhiều hơn từ phía chính phủ Việt nam về chính sách cũng như ngân sách cho các hoạt động phòng chống mù lòa như ngân sách cho các cơ sở chăm sóc mắt tuyến Tỉnh, mạng lưới chăm sóc mắt tại tuyến cơ sở vv. • UBPCML nên đặt dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao của Chính phủ nhằm phát huy được sự phối hợp cũng như đồng bộ về chính sách giữa nhiều ban ngành ( giáo dục, y tế, bảo hiểm) 43 Nhóm Công tác Kỹ thuật về Phòng chống HIV/AIDs http://www.ngocentre.org.vn/hivaids-twg Bối cảnh và mục tiêu của nhóm Nhóm Kỹ thuật về HIV (TWG) đóng một vai trò trên phạm vi rộng lớn và đầy ấn tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin và điều phối giữa các cá nhân và các tổ chức hoạt động về các vấn đề có liên quan tới: các nhóm có nguy cơ lây nhiễm, những người sống với HIV và những người bị ảnh hưởng của HIV. HIV TWG đã được đăng ký với Trung tâm Tư liệu các Tổ chức Phi Chính phủ (NGO Resource Center), dưới sự quản lý của Ủy ban Điều phối Viện trợ Nhân dân (PACCOM), cùng có sự tham gia của các thành viên đến từ các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các cơ quan Đảng, Chính phủ, các tổ chức đoàn thể của Việt Nam, các nhà tài trợ song phương và đa phương, các quỹ, các cơ quan LHQ và các nhóm của người sống với HIV (PLHIV). Tham gia vào TWG được mở rộng cho tất cả các ngành, các tổ chức và cá nhân. Từ năm 2004, Nhóm Kỹ thuật về HIV (TWG) đã tổ chức các phiên họp định kỳ. Các mục tiêu chính của Nhóm Kỹ thuật về HIV: • Vận động cho một môi trường hỗ trợ và thuận lợi để triển khai các dự án dự phòng HIV & chăm sóc tại Việt Nam theo phương pháp đa ngành, không phân biệt đối xử; • Lưu giữ tư liệu, thảo luận và phổ biến các bài học kinh nghiệm; • Cộng tác ở những lĩnh vực chung về xây dựng năng lực, đặc biệt là về đào tạo và xây dựng các tài liệu nguồn; • Phân tích và trao đổi thông tin trên các kinh nghiệm thực tiễn; • Xác định các thiếu hụt trong chương trình tổng thể PC HIV của quốc gia và xây dựng quan hệ đối tác giữa các tổ chức để giải quyết thiếu hụt này; và • Xác định các tổ chức đối tác khác có thể cùng Công tác để xây dựng quan hệ đối tác và tăng cường hoạt động truyền thông, kể cả thông tin đại chúng, khu vực tư nhân, và các mạng lưới ngành-chuyên môn khác. Cấu trúc và thành viên Ban Thư ký UNAIDS tại Việt Nam đảm nhận vai trò thư ký của TWG, với sự hỗ trợ của UNAIDs, ban điều phối nhóm đã điều phối các hoại động như: tổ chức họp 2 tháng một lần với các chủ tịch tiểu nhóm, phiên họp chuyên đề hàng tháng, điều hành tổng quan 9 tiểu nhóm, duy trì cập nhật trang web, điều hành hòm thư chung của nhóm và hỗ trợ quan hệ kết nối giữa các chủ tịch và các chủ tịch của các tiểu nhóm, Trung tâm Dữ liệu các tổ chức Phi chính phủ, và Đại học Y tế Cộng đồng. Các buổi họp đều bố trí phiên dịch đồng thời và tài liệu các cuộc họp được chuẩn bị bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Ông Matthew Tiedemann, tổ chức PACT hiện đảm nhận vai trò Chủ tịch Nhóm Kỹ thuật về HIV (HIV TWG) cùng chị Đào Mai Hoa, tổ chức COHED là Phó chủ tịch nhóm. Tổ chức đầu mối của nhóm đã hỗ trợ các chủ tịch trong các hoạt động đã được nhắc đến ở trên và giải quyết các vấn đề liên lạc giữa các chủ tịch, các tiểu nhóm và các thành viên. TWG theo dõi và hỗ trợ hoạt động của chín nhóm chuyên đề, đáp ứng sâu hơn các vấn đề kỹ thuật về HIV, đồng thời xây dựng các mục tiêu và kế hoạch hoạt động riêng của mỗi 44 nhóm. Các nhóm chuyên đề tổ chức họp thường xuyên hoặc theo thể thức đặc biệt, và bao gồm các chủ đề sau: Giới và Tình dục; Tăng cường sự tham gia Tích cực hơn của những Người sống với HIV; Sử dụng Ma túy và HIV; Chăm sóc và Điều trị; HIV và Truyền thông; Trẻ em và HIV; Nam tình dục đồng giới; Mại dâm; và Nhóm Kỹ thuật về HIV tại TP Hồ Chí Minh. Nhóm Kỹ thuật HIV (TWG) tiếp tục chia sẻ thông tin thông qua hộp thư điện tử của nhóm (mailing list), đã được phát triển với trên 768 thành viên đăng ký. Các thành viên trong diễn đàn được nhận và phổ biến các thông tin mới về 33 chủ đề liên quan đến HIV thông qua cơ chế này một cách nhanh chóng. Hòm thư điện tử của nhóm được sử dụng thường xuyên hàng ngày. Tháng 5 năm 2012 Nhóm Công tác kỹ thuật về HIV/AIDs đã tạm dừng hoạt động vì một số giới hạn về kinh phí; tuy nhiên nhóm sẽ hoạt động trở lại vào tháng 1 năm 2013. 45 Nhóm Thảo luận các Tổ chức Phi Chính Phủ Quốc tế tại TP HCM http://www.ngocentre.org.vn/hcmcwg Bối cảnh và các mục tiêu của nhóm Trong chín năm qua, Nhóm Thảo luận các Tổ chức Phi chính phủ nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh (tiền thân là Nhóm Thảo luận các Tổ chức Phi chính phủ vì trẻ em) có chức năng như một diễn đàn dành cho các đại diện và nhân viên đến từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có văn phòng đại diện và đang hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh miền Nam. Các cuộc họp về những chủ đề mà các Tổ chức Phi chính phủ nước ngoài quan tâm được tổ chức 3 lần trong một năm tại trụ sở của Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị thành phố Hồ Chí Minh (HUFO). Các cơ quan chính phủ, các nhà tài trợ và các tổ chức đối tác đều được mời tham dự các cuộc họp này. Chủ tịch và nhóm chủ chốt: Nhóm chủ trì gồm 5 đến 6 đại diện đến từ các Tổ chức Phi chính phủ quốc tế chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc họp và những hoạt động khác. Đôi khi, họ tham gia với cương vị là chủ tịch hoặc đồng chủ tịch của 3 nhóm công tác chuyên biệt: Nhóm công tác về lĩnh vực Quyền trẻ em, Nhóm công tác về lĩnh vực khuyết tật và Nhóm công tác về lĩnh vực HIV/AIDS (Nhóm hành chính – tài chính không còn hoạt động). Người tham gia vào nhóm chủ trì phải đại diện cho tổ chức ít nhất 1 năm và có đóng góp tích cực cho các hoạt động của Nhóm Thảo luận các Tổ chức Phi chính phủ nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm 2012, nhóm chủ trì đã họp mặt hàng tháng với các đại diện của 8 tổ chức phi chính phủ nước ngoài: Christina Noble Children’s Foundation, East Meets West Foundation, Education for Development, Loreto Viet Nam – Australia Programme, Norwegian Mission Alliance, Saigon Children’s Charity, Vietnam Plus và VinaCapital Foundation. Education for Development là tổ chức điều phối với sự hỗ trợ của Saigon Children’s Charity. Nhóm Thảo luận các Tổ chức Phi chính phủ nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp một diễn đàn để các tổ chức chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm. Mục tiêu của Nhóm Thảo luận là tạo ra sự hợp tác vững chắc trong các lĩnh vực như nghiên cứu, đào tạo cũng như thảo luận về chính sách. Các hoạt động trong năm 2012 Kết nối Tổ chức các cuộc họp thường niên • Trong cuộc họp đầu tiên vào tháng 4 năm 2012, ông Đôn Tuấn Phong – chủ tịch PACCOM – đã trình bày và trả lời câu hỏi về Nghị định mới 12-2012-ND-CP. Cũng trong buổi họp này, ông Marko Lovrekovic – Đồng Giám đốc Quản lý của Trung tâm nguồn lực các tổ chức phi chính phủ Việt Nam đã cập nhật các hoạt động của Trung tâm và các tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam. • Tại buổi họp thứ hai vào tháng 8 năm 2012, Nhóm Thảo luận các Tổ chức Phi chính phủ nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh đã xem xét lại hoạt động của các nhóm công tác chuyên biệt đang hoạt động tại thời điểm này: Nhóm cũng đã thảo luận về việc có nên thành lập các nhóm làm việc chuyên biệt mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mối quan tâm hiện tại của các thành viên. Xem phần Điều kiện thuận lợi của các Nhóm công tác chuyên biệt bên dưới để biết thêm thông tin. 46 • Để chuẩn bị cho cuộc họp cuối được tổ chức vào tháng 11 năm 2012, Nhóm chủ trì đã lên kế hoạch thảo luận về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, và cách để các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các công ty có thể phối hợp làm việc hiệu quả. Tổ chức các buổi ăn trưa hàng tháng Những buổi ăn trưa hàng tháng đã tạo ra một diễn đàn xã hội không chính thức cho đại diện của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng như những người quan tâm đến cộng đồng các tổ chức phi chính phủ và công việc của họ tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm nay, các buổi ăn trưa hàng tháng được tổ chức tại nhà hàng KOTO Sài Gòn. Tào điều kiện thuận lợi của các nhóm công tác chuyên biệt Có 3 nhóm công tác chuyên biệt ở thành phố Hồ Chí Minh: Nhóm công tác về quyền trẻ em TP. HCM, Nhóm công tác về lĩnh vực khuyết tật TP. HCM, Nhóm công tác về lĩnh vực HIV/AIDS. Để biết thêm thông tin về các nhóm công tác chuyên biệt trến, vui lòng tham khảo các mục bên dưới. Nhóm công tác về Quyền trẻ em có sự thay đổi về nhân sự và họat động chưa được tích cực trong năm 2012. Đồng chủ tịch là Bà Ai My and Bà Bùi Thị Thu Hằng. Có thể liên hệ qua địa chỉ email là <hcmc_crwg@googlegroups.com>. Nhóm HIV/AIDS thì hoạt động trực tiếp dưới nhóm kỹ thuật HIV/AIDs tại Hà Nội. Các thông tin chi tiết về hoạt động của họ, và nhóm Khuyết tật, xin tham khảo các phần liên quan trong báo cáo này. Trong buổi họp thứ hai của Nhóm Thảo luận các Tổ chức Phi chính phủ nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, Nhóm hành chính – tài chính, đã không hoạt động trong năm 2012, được dự kiến sẽ tái thành lập. Sự thành lập của 4 nhóm công tác chuyên biệt mới cũng được đưa ra bởi các thành viên tham dự: Xây dựng năng lực, Giáo dục, Môi trường/biến đổi khí hậu và Công tác xã hội. Hai nhóm công tác chuyên biệt cuối không nhận được sự ủng hộ để thành lập. Tuy nhiên, các thành viên cũng được khuyến khích giữ liên lạc với những người có tên trong danh sách được đính kèm trong Biên bản cuộc họp nếu họ quan tâm đến việc thành lập các nhóm công tác chuyên biệt đó. Người liên lạc của các nhóm chuyên biệt dự kiến được thành lập, bao gồm Xây dựng năng lực, Giáo dục và Hành chính – tài chính, phải báo cáo với Nhóm Thảo luận các Tổ chức Phi chính phủ tại thành phố Hồ Chí Minh vào buổi họp cuối cùng của năm 2012 để xác nhận khi nào các nhóm này được thành lập và bắt đầu các hoạt động. Kế hoạch cho năm 2013 • Duy trì hoạt động tích cực của Nhóm Thảo luận các Tổ chức Phi chính phủ tại thành phố Hồ Chí Minh trong việc chia sẻ và học hỏi thông tin cũng như các hoạt động đối thoại về chính sách. • Hỗ trợ các nhóm công tác chuyên biệt để đảm bảo hoạt động của họ được thuận lợi, bao gồm việc liên lạc với cộng đồng các tổ chức phi chính phủ. • Duy trì các buổi ăn trưa với mục đích kết nối và chia sẻ thông tin Tham gia và thông tin liên hệ Các buổi họp của Nhóm Thảo luận các Tổ chức Phi chính phủ tại thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức 3 lần trong một năm tại trụ sở của HUFO, 31 Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Các thông báo và thư mời được gửi qua danh sách tại hộp thư <ingohcmc@ngocentre.org.vn>. Các buổi ăn trưa hàng tháng được tổ chức vào thứ sáu đầu tiên mỗi tháng và thư mời được gửi qua dach sách tại hộp thư <ingo-hcmc@ngocentre.org.vn>. 47 Tiểu nhóm Công tác về Khuyết tật tại thành phố HCM : http://www.ngocentre.org.vn/content/hcmc-disability-working-group Bối cảnh và các mục tiêu của nhóm Nhóm công tác về lãnh vực khuyết tật thành phố Hồ Chí Minh được quản lý bởi một nhóm gồm 5 tổ chức nòng cốt chịu trách nhiệm điều phối kế hoạch làm việc hàng năm và chương trình làm việc hàng ngày của nhóm. Nhóm chủ trì hoạt động dựa trên sự tình nguyện và hiện nay bao gồm các thành viên đến từ các tổ chức người khuyết tật, các tổ chức phi chính phủ địa phương và nước ngoài. Bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào quan tâm đến việc hỗ trợ người khuyết tật (PWD) đều được khuyến khích tham gia với chúng tôi. Mục đích và mục tiêu Nhóm công tác về lãnh vực khuyết tật thành phố Hồ Chí Minh hoạt động với mục đích tìm ra hướng giải quyết các vấn đề của người khuyết tật thông qua việc cùng hợp tác, trao đổi thông tin và tư liệu, các sự kiện, tập huấn và các buổi hội thảo, các diễn giả và phát triển các mối quan hệ đối tác tích cực. Các hoạt động trong năm 2012 Nhóm công tác về lĩnh vực người khuyết tật (DWG) đã tổ chức 4 cuộc hội thảo về các vấn đề sau: • Tháng 3/2012: Các dụng cụ sáng tạo để dạy trẻ khuyết tật • Tháng 7/2012: Nhận thức về người khuyết tật • Tháng 9/2012: Mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh • Tháng 11/2012: Can thiệp sớm Kế hoạch cho năm 2013 DWG sẽ tổ chức các cuộc hội thảo về các vấn đề sau • Tháng 3/2013: Các dụng cụ sáng tạo để dạy trẻ khuyết tật • Tháng 5/2013: Trị liệu bằng nước • Tháng 10/2013: Tự kỉ • Tháng 11/2013: Can thiệp sớm Ngoài ra, DWG sẽ tiếp tục theo đuổi các mục tiêu: 1. Tăng cường sự tham gia của các tổ chức địa phương và người khuyết tật trong các hoạt động của DWG thông qua các buổi tập huấn/ hội thảo và các cuộc họp song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh) 2. Tăng cường số thành viên trong nhóm chủ trì của DWG 3. Chú trọng tổ chức hội thảo và tập huấn để bao quát hết các vấn đề đã được xác định 4. Cố gắng giải quyết các nhu cầu đặc biệt của các tổ chức bằng cách hỗ trợ phát triển quan hệ đối tác Nhóm chủ trì DWG sẽ tổ chức các cuộc họp hàng tháng và không giới hạn người tham gia. Thời gian và địa điểm sẽ được thông báo qua danh sách tại hộp thư của DWG (gửi mail qua địa chỉ: <hcmcdwg@yahoo.com> để bổ sung tên bạn hoặc tổ chức của bạn) và danh sách tại hộp thư của các tổ chức phi chính phủ quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh. 48 Nhóm Công tác về phát triển công nghệ Thông tin http://www.ngocentre.org.vn/ictdwg Bối cảnh và các mục tiêu của nhóm Phát trin Công ngh Thông tin là một thuật ngữ chung chỉ việc áp dụng Công nghệ Thông tin trong các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, phát triển quốc tế và quyền con người. Giả thuyết cơ bản cho phương pháp tiếp cận này là thông tin và truyền thông càng nhiều và càng tốt thì xã hội càng phát triển (như tăng thu nhập, cải thiện giáo dục, y tế, an ninh hoặc các khía cạnh phát triển con người khác). Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Information_and_communication_technologies_for_development Nhóm công tác về Phát triển công nghệ thông tin được các thành viên của Trung tâm nguồn lực các tổ chức Phi chính phủ quốc tế (VUFO-NGO Resource Centre) tái khởi động vào tháng 9/2012. Các Tổ chức Phi chính phủ quốc tế, các cơ quan đối tác Việt Nam, các tổ chức quốc tế và các tổ chức, cơ quan công hoặc tư nhân có hoạt động trong lĩnh vực Phát triển trông nghệ đều được tự do tham gia. Các thành viên tham gia Nhóm công tác nhằm tìm kiếm sự phối hợp trong các khía cạnh khác nhau của Công nghệ Thông tin trên các lĩnh vực phát triển tại Việt Nam. Họ tiếp cận hiện trường theo các cách khác nhau như nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực và vận động. Họ có cùng mối quan tâm chung là chia sẻ thông tin và kinh nghiệm để hiểu rõ hơn về các khả năng Phát triển công nghệ thông tin và cải thiện sự hợp tác. Các hoạt động chính trong năm 2012 Tháng 3/2012, Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ (VVOB), Hội đồng Anh tại Việt Nam, UNESSCO và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tổ chức một cuộc họp có 30 thành viên tham gia lĩnh vực Phát triển công nghệ trong giáo dục. Mục tiêu của cuộc họp các thành viên nòng cốt này là thúc đẩy thảo luận về tích hợp Công nghệ thông tin trong giáo dục tại Việt Nam và hướng dẫn các đối tác tiềm năng nhằm khai thác các lĩnh vực hợp tác. Thông tin chi tiết cuộc họp được viết chi tiết tại: http://www.vvob.be/vietnam/?q=key-players-meeting-ict-education-vietnam Tiếp theo cuộc họp đó, các đơn vị tổ chức tiếp tục khởi xướng nhóm công tác Phát triển công nghệ thông tin (ICT4DEV) tại Trung tâm nguồn lực VUFO-NGO. Mục tiêu của Nhóm công tác là thúc đẩy sự hợp tác Phát triển công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt chú trọng công nghệ thông tin trong giáo dục. Cuộc họp khởi động đã được tổ chức vào ngày 19 tháng 9, với sự tham gia của các đại diện từ các tổ chức Plan International, UNESCO, Trung tâm nguồn lực VUFO-NGO, VVOB Việt Nam, Intel, AIESEC, GIS Việt Nam, CDF, vv. Sau phần giới thiệu, các thành viên tham gia đã xem xét bản dự thảo mô tả công việc của Nhóm công tác và thảo luận về cơ sở và mối quan tâm chung liên quan tới Phát triển công nghệ thông tin. Trong các tổ chức, có ba lĩnh vực liên quan tới phát triển Công nghệ thông tin được xác định là cơ sở chung: • Công nghệ thông tin hỗ trợ nâng cao năng lực • Nâng cao năng lực trong sử dụng công nghệ thông tin • Công nghệ thông tin trong quản lý tổ chức 49 Các cuộc họp thường kỳ do Nhóm công tác tổ chức Trong cuộc họp khởi động, các thành viên đã thống nhất sẽ tổ chức các cuộc họp hàng quý tại Hà Nội. Tại các cuộc họp thường kỳ, các thành viên có thể thảo luận các chủ đề khác nhau liên quan tới phát triển công nghệ thông tin dựa trên các cơ sở và mối quan tâm chung. Cuộc họp chuyên đề đầu tiên sẽ được tổ chức ngày 12/12/2012 về lĩnh vực Phát triển công nghệ trong giáo dục. VVOB, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Trường Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ phối hợp tổ chức một hội thảo về tương lai của phát triển công nghệ trong giáo dục và tất cả các thành viên Nhóm công tác đều được mời tham dự và trình bày tại hội thảo. Điều phối Hiện nay VVOB Việt Nam làm chủ tịch Nhóm công tác. Chủ tịch sẽ được bầu sau 12 tháng. Liên hệ: Jef Peeraer: jp.vvobvn@gmail.com Định hướng tương lai cho năm 2013 Do Nhóm công tác mới được tái khởi xướng nên nhóm đang hướng tới củng cố các mục tiêu và chức năng của Nhóm. Trước mắt, các vấn đề trong phạm vi chủ đề sẽ được thảo luận trong các cuộc họp. Sau đó, các khả năng hợp tác sẽ gồm thiết lập một chương trình nghiên cứu về phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam, hợp tác nâng cao năng lực phát triển công nghệ thông tin, vận động với vai trò là một Nhóm công tác để phát triển công nghệ thông tin. 50 Nhóm Công tác về Bom mìn http://www.ngocentre.org.vn/landmineswg Bối cảnh và các mục tiêu của nhóm Năm 1996, Nhóm Làm việc về Bom mìn được thành lập bởi đại diện của các tổ chức Phi chính phủ (PCP) hoạt động trong lĩnh vực bom mìn. Với mục đích chia sẻ thông tin về các vấn đề bom mìn và vật liệu chưa nổ tại Việt Nam, tập trung vào các mục tiêu cơ bản liên quan đến các vấn đề nghèo đói, phát triển kinh tế xã hội và các nhu cầu của con người. Tại thời điểm đó, chưa có tổ chức quốc tế nào thực sự tiến hành các hoạt động rà phá bom mìn, Nhóm chỉ bắt đầu bằng một dự án trồng cây nhỏ vào năm 1996, theo đó là chương trình giáo dục nguy cơ bom mìn và năm 1997 mới thực sự triển khai một đội rà mìn do các tổ chức quốc tế tài trợ. Được sự phê duyệt của Thủ tướng, chính quyền tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt các chương trình hỗ trợ nạn nhân bom mìn, giáo dục nguy cơ bom mìn và các sáng kiến khác bao gồm cả hoạt động rà phá của các tổ chức PCP khác. Hiện tại, Nhóm Làm việc về Bom mìn có khoảng 20 thành viên tham gia, mỗi năm Nhóm tổ chức ít nhất 3 cuộc họp. Hiện tại, trong danh sách nhóm thư điện tử của Nhóm có hơn 90 các tổ chức và cá nhân. Chủ tịch và Nhóm chủ chốt (đã cập nhật) Vị trí chủ tịch được rà soát hàng năm và các thành viên lựa chọn đại diện để đảm nhận các vị trí này. Bà Hannah Bryce của MAG và ông Jonathan Guthrie của NPA được bổ nhiệm vị trí đồng chủ tịch vào 14/10/2011 tuy nhiên bà Hannah Bryce rời khỏi chuơng trình nên đã rút lui khỏi vị trí này. Nhóm không tìm người thay thế và ông Guthrie vẫn đảm nhận vị trí Chủ tịch. Trong suốt năm 2012 không có “nhóm chủ chốt” nào được công nhận, tuy nhiên, dự tính sẽ có một số thành viên chủ chốt sẽ được đề nghị tham gia vào nhóm này trong tương lai. Các thành viên Nhóm Công tác về Bom mìn tham gia Hội thảo xem xét lạI Phác thảo Tiêu chuẩn Quốc gia về Hành động Bom mìn do Cơ quan Hành động Bom mìn Quốc gia chủ trì 51 Mục tiêu và mục đích Đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thông qua việc giảm thiểu số lượng vật liệu chưa nổ còn sót lại sau chiến tranh và tiến hành hỗ trợ nạn nhân và giáo dục nguy cơ bom mìn nhằm hỗ trợ cho các mục tiêu nhân đạo. Để thực hiện được mục tiêu này, Nhóm sẽ tiến hành năm (5) hoạt động chính: • Đảm bảo sự liên kết giữa các thành viên của Nhóm làm việc về Bom mìn. • Ủng hộ các vấn đề đã được các thành viên nêu và đồng thuận. • Kết nối giữa các thành viên và đối tác chính ví dụ như các cơ quan ban ngành Chính phủ liên quan. • Các thành viên đại diện tham gia vào các diễn đàn phát triển kinh tế xã hội rộng mở. • Thúc đẩy hoạt động của các thành viên tham gia. Hoạt động chính trong năm 2012 Phát trin Các đi u khon Tham chi#u cho Nhóm Làm vic Chủ tịch Nhóm Làm việc đã xác định sự cần thiết của việc đảm bảo tính rõ ràng trong các điều khoản tham chiếu để hướng các hoạt động của nhóm đi đúng mục tiêu. Điều khoản tham chiếu đã được phác thảo và nhận được sự đồng thuận trong cuộc họp đầu tiên của Nhóm được tổ chức vào ngày 16/2/2012. Các cuc hp ca Nhóm Công tác v Bom mìn: Trong năm 2012, nhóm Công tác về Bom mìn đã tổ chức hai (2) cuộc họp, trong đó có một cuộc họp đã được lên kế hoạch trước thời gian cuối năm. Cuộc họp có hơn 20 đại biểu tham dự từ tất cả các tổ chức thực hiện dự án khắc phục bom mìn tại Việt Nam. Các vấn đề được đề cập trong các cuộc họp bao gồm: Các t chc cp nht thông tin và k# hoch hot đng ca mình cho năm 2012. • Chia sẻ các thông tin chung của các thành viên Nhóm Làm việc Cập nhật từ các Nhà tài trợ cho Việt Nam • Trình bày về kết quả của các dự án chính, như Dự án Giải phóng Đất do Trung tâm Xử lý Bom mìn (BOMICEN) thuộc Bộ Tư lệnh Công binh tiến hành. • Xác định các hoạt động chính sẽ tiến hành trong năm 2012, như Ngày Hành động Bom mìn, Hội nghị giữa các Bên lần ba về Công ước Bom chùm tại Oslo, Tập huấn Quản lý Chất lượng Quốc gia, hội thảo tiêu chuẩn quốc tế và cuộc họp quốc gia về Hành động Bom mìn. S tham gia ca các Thành viên Nhóm Công tác trong các hot đng trong nưc: Nhằm xây dựng chương trình hành động bom mìn quốc gia, các thành viên của Nhóm Công tác về Bom mìn được mời tham dự một số hội thảo và chương trình tập huấn. Các hội thảo và khoá tập huấn bao gồm: • Sự kiện Ngày Hành động Bom mìn Quốc gia được tường thuật trực tiếp, tại đây, các Thành viên Nhóm Làm việc được yêu cầu chia sẻ các cam kết dự tính của mình. • Trung tâm Quốc tế Rà phá Bom mìn Nhân đạo của Geneva đã tổ chức tập huấn 52 Đánh giá Chất lượng trong chương trình Hành động Bom mìn. • Hội thảo xem xét lại Bản thảo Lần 1 về Tiêu chuẩn Quốc gia về Hành động Bom mìn. Các thành viên được yêu cầu đóng góp ý kiến đối với bản thảo tiêu chuẩn trước hội thảo. Chia s Thông tin: Nhóm tiếp tục là nguồn thông tin cơ bản về hoạt động khắc phục bom mìn tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác, các thông tin kỹ thuật về công nghệ và phương pháp đã được tiến hành và áp dụng tại Việt Nam. Các báo cáo, tin tức, hình ảnh và các thông báo về hoạt động tổ chức phi chính phủ được lưu truyền thông qua các danh sách thư điện tử của thành viên Nhóm Làm việc. Việc Nhóm Làm việc về Bom mìn đã không tận dụng hết khả năng lưu trữ và tiếp cận các tài liệu của trang điện tử Trung tâm Nhân lực tổ chức PPC cũng được đem ra thảo luận đồng thời khuyến khích các thành viên tận dụng tối đa nền tảng mở rộng này để lưu trữ và thu thập các tài liệu. 53 Nhóm Công tác về quản lý tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp bền vững http://www.ngocentre.org.vn/node/134 Bối cảnh và các mục tiêu của nhóm: Kể từ khi hoạt động trở lại vào tháng 8 năm 2011, SANRM-WG tiếp tục hoạt động trong năm 2012. Thành viên chủ chốt ban đầu của Nhóm Làm việc gồm 05 tổ chức, VECO (Chủ tịch), GRET, AAV, ECOECO & Đông Tây Hội ngộ, sau đó, CARE & Bánh mì Thế giới cũng gia nhập nhóm. Ít nhất 19 tổ chức khác tham gia vào các hoạt động của Nhóm làm việc, bao gồm cả ADDA, AGI, BfdW, CARITAS, CCRD / CIFPEN, CGFED, FAO, OXFAM, IFAD, HDI / RENEW, JICA, Bộ NN & PTNT, NPA, SRD, VEW, Hiệp hội Bảo vệ động vật Thế giới (WSPA), VFP, và Tầm nhìn Thế giới. Mục tiêu và mục đích Mục đích: Cải thiện sinh kế cho những người sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Mục tiêu: • Chia sẻ thông tin trong nhóm SANRM và kinh nghiệm của các thành viên, và • Triển khai các hoạt động chung về các vấn đề thực tế và chiến lược đã được xác định để tạo cơ hội cho các cuộc đối thoại chính sách với các cơ quan Nhà nước có liên quan và các nhà tài trợ. Các hoạt động năm 2012 Hp nhóm Từ tháng 1 đến tháng 10, Nhóm làm việc đã tổ chức và tiến hành 06 cuộc họp định kỳ và 02 cuộc họp đặc biệt. Mục đích của các cuộc họp này là thảo luận về các chủ đề và vấn đề chính sau: (a) Kết nối nông dân với thị trường / phát triển chuỗi giá trị, (b) Kế hoạch hoạt động 2011-2012, (c) Diễn đàn chia sẻ học hỏi, (d) Chiến lược và chiến dịch tuyên truyền, chia sẻ kiến thức về biến đổi gen (GMO); (e) Hội viên chủ chốt của nhóm, (f) xây dựng dữ liệu hoạt động của nhóm SANRM, và (g) những sáng kiến của các thành viên Nhóm. Hp lp k# hoch năm 2012 Họp nhóm để xem xét lại 06 chủ đề, thống nhất lập kế hoạch dựa trên những vấn đề đó, cụ thể như sau: • Bài học kinh nghiệm, tổ chức các chuyến thăm quan chéo tới các mô hình thành công (hoặc không thành công) về SANRM do các tổ chức thành viên Nhóm làm việc SANRM triển khai (iNGO, VNGO, và các bên liên quan khác) để chia sẻ kinh nghiệm. • Các mô hình nông/lâm nghiệp/quản lý (giảm nhẹ/thích ứng với BĐKH), lồng ghép vào các chính sách phát triển của địa phương. • Chính sách về nông nghiệp bền vững và quản lý tài nguyên thiên nhiên, đầu tư của Nhà nước vào nông nghiệp bền vững. Hỗ trợ để người nghèo tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ (công, vai trò của khu vực tư nhân). 54 • Đối thoại/vận động chính sách với chính quyền và các bên liên quan khác nhằm cải thiện sinh kế cho người nghèo (khuyến nông), các kinh nghiệm về vận động chính sách cho Quản lý tài nguyên thiên nhiên. • Lập sơ đồ các dự án/ chương trình đang triển khai về nông nghiệp và phát triển nông thôn, quy hoạch (Ma trận Tổ chức thành viên nào của SANRM đang làm gì?) • An ninh lương thực / an toàn lương thực và tác động của cung, cầu, giá cả thị trường toàn cầu thay đổi đối với An ninh lương thực của Việt Nam. Mối liên hệ giữa an ninh lương thực với các phương pháp tiếp cận theo định hướng thị trường cho những hộ nông dân nhỏ lẻ. Di6n đàn hc h7i Nhóm làm việc đã tổ chức và thúc đẩy thành công 04 diễn đàn học hỏi/phiên thảo luận: • • Kết nối nông dân với thị trường/ phát triển chuỗi giá trị - các kinh nghiệm liên quan của GRET (chuỗi giá trị cây tre), OXFAM (chuỗi giá trị con bò) và VECO (Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững trong các sản phẩm rau, chè, gạo nếp an toàn sinh học) đã được trình bày trước một nhóm gồm khoảng 20 người tham gia. Với những đối tượng khác, các phiên thảo luận tập trung vào lồng ghép các phương pháp tiếp cận và các chiến lược theo định hướng thị trường vào các chính sách. Khung làm việc chiến lược quốc gia IFAD 2012-2017 – Giám đốc Quốc gia của IFAD (Atsuko Toda) đã trình bày về khung làm việc và thu hút được sự quan tâm chú ý của người nghe. Lưu ý: các bài thuyết trình của GRET, OXFAM, VECO và IFAD có tại: http://www.ngocentre.org.vn/pub/presentations-meeting-sanrm-wg-meeting-13-january-2012 • Chương trình Nông thôn mới – lý do cần phải thảo luận về vấn đề này là do giới hạn thông tin về chương trình và các hàm ý về các hoạt động cũng như vai trò của NGO/iNGOs. Do vậy, Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó cục trưởng Cục Kinh tế Hợp Tác và Phát Triển Nông Thôn đã được mời tới thuyết trình. Bài thuyết trình của ông đã tập trung vào các vấn đề sau: o o o o o o o Chương trình Nông thôn mới là gì và nó có liên hệ ra sao với các chương trình hiện tại khác như Chương trình 135A? Chương trình này sẽ được triển khai ra sao, sử dụng chiến lược và phương pháp tiếp cận nào? Các NGOs sẽ tham gia thế nào, vai trò là gì? Nông dân sẽ tham gia vào quá trình triển khai chương trình như thế nào? Làm sao để chúng ta đảm bảo là nông dân thực sự hưởng lợi nhiều hơn từ chương trình? Vai trò của công nghệ cao là gì, đặc biệt là công nghệ sinh học (hạt giống lai và GMO- sinh vật biến đổi gen) trong chương trình này? Vai trò của khu vực tư nhân trong chương trình này là gì? Họ tham gia vào những phần nào? Các phương pháp chương trình sử dụng để đảm bảo rằng tính bền vững được quan tâm thích đáng? Dù bài thuyết trình và phần thảo luận sau đó đã làm rõ các khía cạnh của chương trình này, những người tham gia đều thấy là chương trình chưa đề cập tới các vấn đề GMO. • GMO – Ở Việt Nam, việc sử dụng GMO đã vượt qua giai đoạn thử nghiệm và đã lan 55 rộng ra nhiều vùng miền trên cả nước theo như ước tính của các phóng viên/báo cáo, nông dân và những người khác. GMO vẫn đang trên đà lan rộng mà người ta vẫn chưa biết rõ các tác động nó có thể gây ra đối với tầng lớp nông dân nghèo, đặc biệt là người dân tộc thiểu số sống chủ yếu dựa vào việc trồng trọt các giống bản địa của địa phương. Trong dài hạn, GMO có khả năng sẽ đe dọa đa dạng sinh học ở Việt Nam. Một số vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt có thể sẽ gồm: o o o Nhận thức và kiến thức của người dân về GMO còn thấp do thiếu thông tin được dịch ra tiếng Việt. Quản trị còn yếu kém nên không thể thực hiện tốt vai trò của mình trong việc quản lý GMO; và Áp lực từ các tập đoàn đa quốc gia để thử nghiệm và nhân rộng GMO trong khi không công bố công khai với công chúng. Dù đã có khung pháp lý để kiểm soát việc thử nghiệm và áp dụng GMO tại Việt Nam qua Nghị định 69, việc thực hiện khung này vẫn chưa rõ ràng. Xét tới bối cảnh trên, Nhóm làm việc SANRM đã thành lập một tiểu nhóm hoạt động về GMO. Tiểu nhóm này bao gồm một số tổ chức như CARE, BFTW, CGFED, SRD và những tổ chức khác khởi xướng. Sau hàng loạt cuộc họp, một bản kế hoạch hành động đã được lập nhằm nâng cao nhận thức về GMO tại Việt Nam. Hơn nữa, tiểu nhóm này và các bên tham gia quan tâm đã tổ chức và/hoặc tham gia vào các sự kiện liên quan tới GMO: Ngày Sự kiện Đơn vị tổ chức 8 /8/ 2012 Hội thảo về GMO ở Cần Thơ Sứ quán Mỹ, Bộ NN&PTNT Đại học Cần Thơ 9 /8/ 2012 Hội thảo về GMO ở HCMC 14 /8/ 2012 15 /8/ 2012 Chúng ta cần biết gì về GE đối với các CGFED & SRD cùng tổ chức (Người trình bày từ PAN AP- Mạng lưới nhà hoạch định chính sách và nhà khoa học? hành động về thuốc trừ sâu Châu Á-Thái bình dương) Chúng ta cần biết gì về GE đối với các NGO và nhà báo? Sáng 16 /8/ 2012 Chúng ta cần biết gì về GE đối với các sinh viên và giáo viên ở Đại học Thái Nguyên? Chiều 16 /8/ 2012 Chúng ta cần biết gì về GE đối với nông dân 2 xã thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên? Theo sau kế hoạch hành động này, tiểu nhóm đang lập một sổ tay về GMO để thông báo và phổ biến thông tin cho công chúng. Lập sơ đồ các tổ chức hoạt động trong nhóm SANRM Theo mẫu biểu, việc lập bản đồ này đang được thực hiện, hỗ trợ cán bộ do Trung tâm dữ liệu các tổ chức Phi chinh phủ chịu trách nhiệm. Dự kiến sẽ hoàn thành sơ đồ này vào cuối năm 2012, hoặc muộn nhất là đầu năm 2013. 56 Thành viên và cơ cấu Nhóm nòng cốt: Nhóm nòng cốt ban đầu gồm 05 tổ chức, giờ đã tăng lên thành 07 tổ chức, là: VECO, GRET, AAV, ECOECO, Đông Tây Hội ngộ, CARE & Bánh mì Thế giới. Tuy nhiên ECOECO, Đông Tây Hội ngộ và AAV tham gia còn hạn chế. Các tổ chức NGOs/iNGOs khác và các nhà hoạt động đã bắt đầu tham gia vào các hoạt động của Nhóm làm việc, đặc biệt là vào các diễn đàn thảo luận – đây là một sự phát triển đáng khích lệ. Tiểu nhóm làm việc về GMO: Với các vấn đề và thách thức mà GMO đặt ra tại Việt Nam, Nhóm làm việc đã phê duyệt việc hình thành một Tiểu nhóm làm việc về GMO, với sự tham gia của nhiều tổ chức thành viên như CARE, SRD, RENEW/HDI, BFTW, và CGFED. Các tổ chức khác cũng tham gia vào các hoạt động nêu trong kế hoạch hành động của tiểu nhóm này. Các thảo luận chi tiết về vấn đề này đã được đề cập ở phần trên. Định hướng năm 2013: • Tổ chức và chủ trì các diễn đàn thảo luận theo chủ đề do các thành viên Nhóm công tác xác định (v.d. sau thu hoạch, quyền sử dụng đất, v.v.) với các vị khách mời tới để thuyết trình; • Xây dựng bản đồ hoạt động và lưu lại xem các thành viên SANRM đang làm gì và ở đâu; • Các phiên chia sẻ kinh nghiệ, dữ liệu giữa các thành viên Nhóm làm việc; • Đối thoại với chính quyền và các bên tham gia SANRM về các vấn đề nhất định; • Thực hiện kế hoạch hành động của tiểu nhóm làm việc về Biến đổi gen (GMO). Khuyến nghị Các tổ chức Phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực phát triển Nông Lâm Nghiệp có nhiều kinh nghiệm thực tế trong và ngoài nước. Các thành viên mạng lưới có thể chia sẻ các bài học kinh nghiệm của mình liên quan tới việc hình thành và thực hiện các chính sách, chương trình để giúp các Bộ liên quan đưa ra các chính sách đáp ứng được các chỉ số phát triển bền vững về mặt sinh thái, xã hội, kinh tế và môi trường. Các thành viên Nhóm làm việc SANRM cần tham gia nhiều hơn và các Bộ cần chủ động tham vấn hơn. Ví dụ về các chủ đề và vấn đề này là biến đổi gen (GMOs), phát triển chuỗi giá trị có sự tham gia và an toàn thực phẩm, an ninh lương thực v.v. Nhóm công tác SANRM là một diễn đàn chung cho các Bộ Ngành Chính phủ, đặc biệt là Bộ NN&PTNT, Bộ TN &MT phổ biến thông tin, hoặc các chính sách mới, các công bố về phát triển nông nghiệp và nông thôn. Theo cách này, các khoảng trống trong truyền thông sẽ được thu hẹp lại, và các tổ chức xã hội được định hướng đầy đủ trong quá trình triển khai các chương trình của họ cũng như các can thiệp nhằm hỗ trợ các chính sách và chương trình đó. 57 Nhóm Công tác về Nước sạch, VSMT – VSCN http://www.ngocentre.org.vn/workinggroups/wash Bối cảnh và các mục tiêu của nhóm: Nhằm cải thiện các phương tiện/công trình cấp nước và vệ sinh sẵn có đối với người dân vùng đô thị và nông thôn Mục tiêu • Thúc đẩy truyền thông và trao đổi thông tin giữa các tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế, các cơ quan tài trợ song phương và đa phương, các bên đối tác trong nước và chính quyền địa phương trong lĩnh vực cấp nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân (lĩnh vực WASH) • Tạo điều kiện cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực WASH có diễn đàn trao đổi về các vấn đề thực tế thuộc các chương trình làm nổi bật lĩnh vực WASH tại Việt Nam • Cộng tác và chia sẻ chuyên môn kỹ thuật về các vấn đề liên quan đến cấp nước và vệ sinh môi trường • Cải thiện tác động của các hoạt động cấp nước và vệ sinh môi trường • Chia sẻ thông tin về các chính sách liên quan đến cấp nước và vệ sinh môi trường, cải thiện sự hiểu biết về các vấn đề liên quan Các hoạt động năm 2012 Họp và trình bày: Các chủ đề quan tâm được chuẩn bị và trình bày nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực WASH. Nhóm công tác WASH tổ chức cuộc họp định kỳ 2 tháng 1 lần tại trụ sở của NGO RC - Từ tháng 4/2012, sau khoảng 1 năm gián đoạn do vắng sự chủ trì, Trưởng nhóm công tác WASH đã được các thành viên bầu chọn. Từ tháng 4/2012 đến nay, nhóm công tác đã tổ chức được 3 cuộc họp. Đại diện của 28 tổ chức đã tham gia tích cực vào các cuộc họp của nhóm. Một số các tổ chức NGO khác đã không tham dự họp nhưng vẫn tham gia chia sẻ thông tin thông qua hòm thư điện tử của nhóm. Các ch đ sau đây đã đư&c ti#n hành ti các cuc hp: • Thảo luận KH hành động nhóm công tác WASH 2012: Theo KH hoạch này, nhóm công tá WASH thỏa thuận họp 2 tháng 1 lần. Nhóm ssex chia sẻ với nhau những kinh nghiệm thực tế, các bài học từ việc thực hiện các dự án, chương trình do các NGO hỗ trợ. Chương trình nghị sự cho mỗi cuộc họp sẽ được trưởng nhóm chuẩn bị thảo trước, sau đó gửi tới các thành viên cho ý kiến để XD bản cuối. • Trình bày của RWSSP về chương trình mục tiêu quốc gia cấp nước và VSMT nông thôn (RWSS NTP) – NTP2 2006-2010 & NTP3 2011-2015; Sự khác nhau trong xây dựng chương trình, trách nhiệm của các bộ ngành liên quan, cơ chế điều phối và quản lý, mục đích và ưu tiên của NTP3 • Kế hoạch IEC (thông tin-giáo dục-truyền thông) của NTP3 thuộc Cục quản lý môi trường Y tế VIHEMA, Bộ Y tế Child Fund chia sẻ kinh nghiệm về PAOT - Giáo dục 58 hành động) ở Hòa Bình • Chia sẻ thong tin hội nghị EASAN III tại Bali,Indonesia từ ngày 09-12 tháng 9 năm 2012. Đoàn Việt Nam có sự tham gia của các thành viên từ Văn phòng phủ Thủ Tướng, Cục quản lý cơ sở hạ tầng, Bộ Xây dựng, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, WB, UNICEF, Plan International in Vietnam • Water SHED căm Pu Chia giới thiệuThiết bị rửa tay • Chương trình vệ sinh trong trường học do BORDA trình bày • WHO trình bày về Kế hoạch an toàn nước – mục đích, mục tiêu, tại sao cần thiết, cách tiếp cận và các mô đun thực hiện • NCERWASS trình bày “Chương trình quản lý chất lượng nước” – cơ sở tiến hành, mục tiêu, nhiệm vụ • NUSA trình bày kỹ thuật xử lý, lọc nước có thể áp dụng rộng rãi ở đô thị và nông thôn việt Nam. Kỹ thật xử lí của NUSA đa dạng đối với cả nước mặt, nước ngầm và nước thải Hoạt động mạng lưới/ trao đổi thông tin Nhóm công tác WASH thực hiện hoạt động trong mạng lưới thông qua hệ thống thư điện tử chung của nhóm do Trung tâm Dữ liệu các tổ chức phi chinh phủ.. Mỗi một thành viên sau khi đăng ký sẽ được NGO RC cấp cho một tài khoản thư điện tử để trao đổi trong mạng, cũng như là tiếp cận với các thông tin mở khác (như báo cáo, nghiên cứu, chương trình họp, ghi chép tại cuộc họp, vv.) được chia sẻ bởi các bên khác nhau trong mạng lưới của NGO RC Định hướng năm 2013 Nhóm công tác WASH sẽ vẫn tiếp tục tổ chức các cuộc họp theo phương thức tham gia nhằm vào các chủ đề WASH. Nhóm cũng cố gắng tìm cách tố hơn để cải thiện việc chia sẻ các bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực WASH, bao gồm trao đổi tham quan các dự án của nhau để chia sẻ kinh nghiệm thực tế tốt; Tham gia các lớp tập huấn do các TCQT/NGOs tổ chức (như là tập huấn giảng viên nguồn về XD kế hoạch an toàn nước do WHONCERWASS tổ chức; Tham gia cuộc họp các nhóm công tác Chính phủ-các nhà tài trợ (như là nhóm công tác VSMT thuộc NTP3); Tham gia các sự kiện WASH, vv. Nhóm công tác WASH sẽ làm việc theo cách để có thể hỗ trợ các thành viên thực hiện chương trình một cách hiệu quả và hiệu suất nhất, trong khi cố gắng lồng ghép và đóng góp vào việc đạt được được các mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường. Khuyến nghị từ nhóm WASH: • Các tổ chức Phi chính phủ mong muốn khai thác những mô hình bổ sung ttại các vùng miền khác nhau ở Việt Nam và tài liệu hóa các bài học kinh nghiệm để chia sẻ với các cơ quan đối tác của chính phủ và các cơ quan khác liên quan. • Các tổ chức Phi chính phủ mong muốn được tạo điều kiện cho việc đánh giá các tác động và các nghiên cứu hoạt động, cho việc CLTS để thu thập các dữ liệu tại vùng hoạt động dự ánvề tác động và hiệu quả của các mô hình đang được thử nghiệm. Những đánh giá này sẽ giúp triển khai đánh giá thị trường để đánh giá sự sẵn có và khả năng tiếp cận các sản phẩm WASH giá cả phải chăng và phương pháp nghiên cứu KAP để đo lường việc thay đổi hành vi cũng như hạn chế của những việc làm đó. 59
Similar documents
1 2 3 4 - Live and Learn
PGS. TS Đặng Duy Lợi - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội TS Đào Văn Tấn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ThS Phạm Thị My - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội GS. TS Trần Thục - ...
More informationC?T - The United Nations in Vietnam
Trong khi chủ trương thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, Việt Nam xác định phát triển kinh tế-xã hội phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, coi bảo vệ môi trường là một trụ cột của p...
More information