cách thức thi hành hajj nền tảng thứ năm của islam

Transcription

cách thức thi hành hajj nền tảng thứ năm của islam
CÁCH THỨC THI HÀNH HAJJ
NỀN TẢNG THỨ NĂM CỦA ISLAM
NGHI THỨC HAJJ
HAJJ LÀ GÌ?
Hajj là một trong năm trụ cột của Islam, là nhiệm vụ cuối cùng trong năm nền tảng của
người Muslim, mỗi người Muslim bắt buộc phải thực hiện Hajj một lần trong đời khi đã hội
đủ điều kiện như: Sức khỏe tốt; lệ phí chi tiêu cho chuyến hành hương cùng với phí chi tiêu
dành cho người thân ở quê nhà nếu là người mà mình có trách nhiệm phải cung dưỡng cho
họ... Nếu khi đã có đủ các điều kiện vừa nêu mà không thi hành nhiệm vụ thì chắc chắn sẽ
mang tội rất lớn đối với Allah, bởi lẽ nó là một trong những trụ cột bắt buộc của Islam mà
Allah đã phán:
79
{Và để phụng mệnh Allah thì bắt buộc con người phải đi hành hương (Hajj) tại ngôi đền
thiêng liêng Kab’ah khi có điều kiện, và kẻ nào phủ nhận bất tuân thì quả thật Allah
luôn là Đấng Hằng Giàu Có trên toàn vũ trụ.} Al-Imran ayat 97.
Chanlyislam
1
Một khi đã hội tụ đầy đủ các điều kiện trên rồi thi hành tốt nghĩa vụ mà Allah Chỉ Thị thì ân
thưởng của Allah ban cho hết sức là to lớn. Bởi vì, Thiên sứ Muhammad (saw) đã nói về sự
ân phước của những người đi làm Hajj như sau: “Hajj hoàn thành tốt đẹp khi được công
nhận thì phần ân thưởng không gì hơn là thiên đàng. Ai làm Hajj mà không dâm dục,
không làm điều tội lỗi thì sẽ trở lại y như thuở mới lọt lòng mẹ”. Hadith Al Bukhory và
Muslim.
Ngược lại, nếu người Muslim nào có đầy đủ điều kiện như đã nêu phần trên mà từ chối Lời
Chỉ Thị của Allah thì Thiên sứ Muhammad (saw) đã nói về những người đó như sau:
« Những ai có đủ điều kiện về vật chất lẫn tinh thần, cũng như có đầy đủ sức khỏe có thể
đi đến Baitulloh (Nhà của Allah) tại Mecca để thi hành bổn phận hành hương (Hajj) mà
không chịu đi, khi chết đi sẽ bị liệt vào hàng ngũ của người Do Thái và Thiên Chúa giáo ».
Hadith do At Tirmizy ghi lại.
Cho nên, nếu ai có đủ điều kiện (nam và nữ) thì phải lập tức lo thi hành nghĩa vụ bắt buộc của
nền tảng thứ năm (Hajj), đừng trì hoản mà để mất cơ hội rồi sau này không biết có cơ hội
khác hay không? Sự thi hành Hajj là một phương cách để rèn luyện con người biết chịu đựng
những gian nan khổ cực từ tinh thần đến vật chất, huấn luyện con người biết kiên nhẩn và
chịu đựng những gian khổ vì Allah. Thi hành Hajj cũng là thời gian biểu hiện của tánh tình để
tự biết kềm chế những dục vọng, dè dặt từ lời nói, khiêm nhường, từ tốn và dịu dàng trong
những cử chỉ cao đẹp đối với mọi người, đây là sự thử thách lớn lao trước sự chứng kiến của
Đấng Vinh Quang Cao Cả.
Thiên sứ Muhammad (saw) đã từng nói : « Những ai thi hành Hajj thật tâm vì Allah mà
không phạm luật, không gây phiền hà cho người khác và kiên nhẩn chịu đựng mọi khó
khăn thì được Allah tha thứ mọi tội lỗi như mới được tái sinh ». Hadith do Al Bukhory và
Muslim ghi lại.
Hajj cũng là cơ hội để nhắc nhở con người
nên biết sẽ có một ngày Allah sẽ tụ họp tất
cả nhân loại lại; Ngày mà mỗi người (linh
hồn) sẽ đối diện với điều phúc mà họ đã làm
và với điều tội mà họ đã phạm. Ngày mà một
số gương mặt sẽ sáng rỡ và một số gương
mặt sẽ tối sầm. Ngày mà tất cả mọi người
mặc đồng phục giống nhau. Ngày mà tất cả
mọi người đều bình đẳng trước Đấng Tạo
Hóa. Ngày mà mọi người chờ đợi sự Phán
Xét Công Minh. Ngày đó không ai lo cho ai được. Ngày mà mọi người nhờ sự hành đạo của
mình để chóng đở sức nóng của mặt trời, vì mặt trời nằm gần ở đỉnh đầu không có một áng
mây che chở. Ngày mà con người cảm thấy mình rất bé nhỏ và không còn cảm thấy sự hơn
thua với đời. Ngày mà không một người nào sẽ bị xét xử thiệt thòi và sẽ được trả lại đầy đủ về
điều mình đã làm. Ngày mà con người ước nguyện được trở về kiếp trước để chăm lo hành
đạo vì Allah…
Để tạo điều kiện dễ dàng cho những anh chị em sẽ đi làm HAJJ, nhóm anh em cựu sinh
viên trường Đại học "Islamic University of Madinah" biên soạn tóm tắt "Cách thức thi
Chanlyislam
2
hành HAJJ" để anh chị em cùng tham khảo trước khi lên đường. Hy vọng bài hướng dẩn nầy
sẽ đem lại những sự hữu ích cho quí tín hữu Muslim sẽ không bỡ ngỡ hay bối rối khi làm
phận sự của mình, Insha-Allah.
CÁC NGHI THỨC CỦA HAJJ:
A- Các Shurut (điều kiện) bắt buộc trước khi muốn thực hiện Hajj:
Shuru't là điều kiện cần phải có trước khi muốn thực hiện Hajj, có nghĩa là một người trước
khi muốn thực hiện Hajj thì bắt buộc y phải hội đủ các điều kiện (Shurut) dưới đây:
1- Phải là người Muslim.
2- Người đã đến tuổi (tính từ sau tuổi dậy thì, dậy thì ở nam giới được tính từ lúc nằm
mộng tinh lần đầu tiên, còn nữ giới được tính từ lúc có kinh nguyệt lần đầu tiên).
3- Người tỉnh táo (không bị bệnh tâm thần, điên dại, hay bị mất trí,...)
4- Người tự do (không phải là nô lệ hay tù binh).
5- Người có khả năng và điều kiện (về vật chất, sức khỏe, phương tiện đi lại và những
thứ khác liên quan đến chuyến hành hương).
B- Các Rukun (điều bắt buộc cơ bản) của Hajj:
Rukun là những nghi thức bắt buộc cơ bản không thể thiếu, Hajj sẽ không thành nếu như
không thực hiện đầy đủ các Rukun của nó. Các Rukun của Hajj gồm có:
1- Ehrom (Bộ lễ phục để làm Hajj) : Trong lúc mặc đồ Ehrom thì nên định tâm
“niek” để vào Hajj, sau khi định tâm người làm Hajj sẽ bị nghiêm cấm một số điều nhất định.
2- Wuqu’f Arafat: Dừng chân tại Arafat vào ngày thứ chín của tháng Zul-Haj từ lúc
mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn, hoặc ít nhất là phải dừng chân tại đó chỉ một lúc trong
ngày. Tuy nhiên, nếu như không thể đến kịp trong ngày với lý do chính đáng thì trễ nhất là
đêm mùng mười tức đêm mùng chín theo cách tính của tây lịch.
3- Tawwaf-Ifadah hay còn gọi là Tawwaf – Ziyarah: Tawwaf là đi vòng quanh ngôi
đền Kab’ah bảy vòng bắt đầu và kết thúc tại cục đá đen.
4- Sa-y: Đi qua lại giữa đồi Safa và Marwa bảy lần, lần thứ nhất bắt đầu từ đồi Safa
và lần thứ bảy kết thúc tại đồi Marwa.
C- Các điều Wajib (bắt buộc) trong nghi thức Hajj:
Wajib cũng là điều bắt buộc giống như Rukun nhưng chỉ khác ở chỗ là nếu như lỡ không thực
hiện thì được thay thế bằng “Dam”, tức phải giết một con cừu hay dê rồi đem phân phát cho
người nghèo trong khu vực làm Hajj, còn nếu không có khả năng trả "Dam" thì được thay
thế bằng cách nhịn chay 10 ngày, 3 ngày trong thời gian làm Hajj và 7 ngày sau khi trở về
nhà.
Hajj gồm các điều Wajib sau đây:
1- Thực hiện Ehrom ngay tại địa điểm Mi-qat (Mi-qat là
điểm ranh giới để định tâm “niek” vào Hajj).
2- Dừng chân tại Arafat cho tới lúc mặt trời lặn.
3- Ngủ đêm tại Muzđalifah vào đêm mùng mười hay còn
gọi là đêm Nahar. (Lịch Islam ban đêm đi trước ban ngày)
4- Cạo hay cắt ngắn tóc toàn đầu đối với nam giới, riêng nữ
giới thì chỉ cắt phần đuôi mái tóc khoảng một đốt ngón tay.
5- Giết tế cừu, dê hay bò hoặc lạc đà đối với những người
làm Hajj Tamattúa và Qira’n.
Chanlyislam
3
6- Ném đá Jamarat kubra’ (Trụ cột lớn nhứt) hay còn gọi Jamarat Aqabah vào ngày
mùng mười của tháng Zul Haj tức ngày Nahar.
7- Ném đá cả ba cột Jamarat vào ngày mười một, mười hai.
8- Ngủ tại Mina vào các đêm Mina (còn gọi là các đêm Tashriq).
9- Tawwaf – wađá (Tawwaf chia tay trước khi rời Makkah để về xứ sau khi đã hoàn
thành các nghi thức Hajj).
D- Các điều cấm khi đã vào trạng thái Ehrom:
Sau khi đã thực hiện xong nghi thức Ehrom tức đã mặc đồ Ehrom và định tâm vào Hajj xong
thì được gọi là người Múhrim. Người Múhrim thì không được phép làm những điều sau đây:
1- CẤM Cạo, cắt, hay nhổ lông, tóc.*
2- CẤM cắt móng tay, móng chân.*
3- CẤM trùm phủ đầu (chỉ đối với nam giới).*
4- CẤM mặc đồ (quần áo) có đường khâu may bằng chỉ (chỉ đối với nam giới).*
5- CẤM đeo bao tay (đối với nữ giới).*
6- CẤM Sử dụng mùi thơm như nước hoa, dầu tắm gội hay những mỹ phẩm có mùi
thơm.*
7- CẤM săn giết thú trên bờ.*
8- CẤM đính hôn, kết hôn.*
9- CẤM quan hệ tình dục.**
10- CẤM mơn trớn kích dục như hôn hít, âu yếm, sờ mó,...**
* Nếu ai cố tình phạm những điều cấm trên (từ điều 1 đến điều 8) thì sẽ phải chịu phạt
"Dam" (một con trừu) tại Mecca.
** Còn nếu ai phạm vào hai tội 9 và 10 thì phải chịu phạt “fityah” (một con lạc đà) và xem
như Hajj đó đã thất bại (không có giá trị), nếu muốn làm Hajj lại thì phải chờ đợi vào mùa
Hajj năm sau.
(Còn nếu ai lỡ quên hay vô tình hoặc không biết mà phạm phải những điều cấm nói trên
thì không sao (trừ điều 9 và 10)).
CÁCH THỨC LÀM HAJJ
Tại quê nhà, trước lúc khởi hành lên đường, hãy đọc câu đu-a dưới đây theo lời dạy của
Thiên sứ Muhammad (saw):
OLLO HU AKB’AR, OLLO HU AKB’AR, OLLO HU AKB’AR. SUB HA NAL LA ZI
SAKH KHO RO LANA HA ZA, WAMA KUN NA LAHU MUQ RININ WA IN NA ILA
RAB BINA LAMUN QO LIBUN, OLLO HUMMA IN NA NAS ALUKA FI SAFARINA
HA ZA, AL BIR RO WAT TAQ WA, WA MINAL AMALI MA TAR DO. OLLO HUM
MA HAW WIN ALAY NA SAFARONA HA ZA, WAT WI AN NA BÚA DAH, OLLO
Chanlyislam
4
HUMMA ANTAS SO HIBU FIS SAFAR, WAL KHOLI FATU FIL AHLI, OLLO
HUM MA IN NI A U ZU BIKA MIN WÁ THA IS SAFAR WA KA A BATIL MANZAR
WA SU IL MUN QOLABI FIL MA LI WAL AHLI.
Ý nghĩa : « Ôi Allah, xin Ngài ban sự du hành nầy của tôi thành sự trung trực, tốt lành và
được Ngài mến thích, xin Ngài tạo sự dễ dàng và thu ngắn lại khoảng cách. Ngài là Đấng
Bảo hộ tôi trên đường đi cũng là Đấng Che Chở cho gia đình tôi khi tôi vắng nhà. Xin
Ngài bảo vệ tôi để vượt qua mọi khó khăn cực nhọc, và che chở cho tôi vì sự ganh ghét của
người đời và cho tôi được bình an để trở về với gia đình. »
Theo Sunnah của Nabi (saw) trước khi rời khỏi nhà Người đọc câu:
(Bismillah, tawakkal tu a lolloh, wa la hâula, wala qu wata illa billah)
Ý nghĩa: {Nhân danh Allah, bề tôi phó thác cho Ngài, không có sự chuyển động nào
chuyển động và cũng không có quyền lực nào phát huy ngoại trừ Allah muốn.}
(Allohumma inny a-uzu bika an a-đil, âu u-đol, âu a-zil, âu u-zal, âu oz-lim, âu uz-lâm,
âu aj-hal, âu dúj-hal a-layda)
Ý nghĩa: {Thưa Allah! Bề tôi cầu xin Ngài che chở cho chúng tôi tránh khỏi những điều
lầm lạc, hoặc làm sai đi những sự hướng dẫn, hoặc làm những điều bất công, hoặc bị đàn
áp làm điều bất công, hoặc làm điều ngu muội, hoặc bị hướng dẫn làm điều ngu đần.}
Hadith do Abu Dawud, Al-Tirmizy, Al-Nasa-y và Ibn Majah ghi lại.
Khi đã an tọa trên phương tiện như xe, máy bay hay tàu thủy để đi đến Mecca thì hãy cầu xin:
"‫"هللا أكبر" "هللا أكبر" "هللا أكبر‬
31
Chanlyislam
31
5
(Allahu Akb’ar, Allahu Akb’ar, Allahu Akb’ar (phần Qur'an surah 43/13-14 thì tự đọc, vì
Qur’an không được phép phiên âm). Allahumma inna nas-a-luka fi safarina haza al-birro
wat toq-wa, wa minal a-mali ma tarđo. Allahumma hâu win a-layna safa-rona haza,
wot-wi anna búa-đáh. Allahumma an-tos sohibu fis sa-far, wal kho-li-fa-tu fil ah-li.
Allahumma in-ny a-u-zu bi-ka min wa-sa-is safar, wa ka-a-batil man-zar, wa su-il mun
qo-labi fil mali wal ah-li)
Ý nghĩa: {Allah thật vĩ đại, Allah thật vĩ đại, Allah thật vĩ đại! « Vinh Quang thay Allah!
Đấng đã chinh phục vật này cho chúng tôi sử dụng trong khi chúng tôi không có khả
năng chinh phục. Và chắc chắn chúng tôi sẽ trở về gặp Thượng Đế của chúng tôi (vào
Ngày Sau). » Thưa Allah! Chúng tôi cầu xin hãy ban cho chuyến đi này đầy ý nghĩa và
kính sợ (Ngài) và hãy ban cho chúng tôi thực hiện được những việc làm Ngài hài lòng.
Thưa Allah! Hãy làm cho chuyến đi này thật thanh thản, dễ dàng và ngắn lại. Ngài là
Đấng kề cận giúp đỡ bề tôi trong chuyến đi, là Đấng giám hộ gia đình. Cầu xin hãy che
chở cho bề tôi tránh khỏi mọi khó khăn, mệt nhọc trong chuyến đi và tránh xa mọi điều
xấu xảy ra trong gia đình cũng như tài sản khi trở về} Hadith do Muslim ghi lại.
Khi trở về nhà thì đọc lời cầu xin trên và thêm câu dưới đây:
(A-di-buna, ta-i-buna, a-bi-đuna, li-rab-bina, ha-mi-đuna)
Ý nghĩa: {Chúng tôi quay trở về sám hối, thành tâm tôn thờ và vì Thượng Đế của chúng
tôi, chúng tôi ca tụng, tán dương Ngài} Hadith do Muslim ghi lại.
Hajj được chia ra làm ba loại:
 Hajj Ifr’od: là chỉ làm Hajj duy nhất, không bắt buộc giết tế dê hay trừu, nhưng bắt
buộc mặc đồ Ehrom cho đến khi nào xong Haj.
 Hajj Qir’on: là làm Umroh cùng với Hajj, bắt buộc phải giết tế dê hay trừu và bắt
buộc mặc đồ Ehrom cho đến khi nào xong Hajj.
 Hajj Tamađtúa: là làm Umroh riêng và làm Hajj riêng, bắt buộc phải giết tế dê hay
trừu, nhưng được phép mặc quần áo (có đường may) trở lại bình thường sau khi làm
xong phần Umroh.
Việc định tâm cho Hajj như sau :
 Đối với ai làm Hajj Ifr’od thì nói:
(Lab bai kolló humma hajja)
 Đối với ai làm Hajj Qir’on thì nói:
(Lab bai kolló humma umróh và hajja)
 Đối với ai làm Hajj Tamadtúa phải thi hành Umroh trước và làm trong những tháng
Hajj (tức tháng 10, 11 và mười ngày đầu của tháng 12 theo niên lịch Islam) sau làm
Umroh xong thì ở lại Makkah cho đến ngày mùng 8 tháng 12 Zul Haj.
Chanlyislam
6
1- HAJJ TAMATTÚA
 CÁCH THỨC LÀM UMRAH
Bước 1: Dù ở đâu khi tới Mi-qa’t (điểm
định tâm “niek” vào Hajj), hãy tắm rửa
sạch sẽ rồi làm vệ sinh những việc sau:
*Nhổ hay cạo lông nách và vùng kín, cắt
móng tay và móng chân, xịt dầu thơm lên
người nhưng không được xịt lên đồ
Ehrom.
*Nam giới thì nên cắt tỉa râu mép.
(Những việc làm vệ sinh này có thể làm
trước ở nhà để khi đến Miq’at còn thời
gian làm chuyện khác).
*Mặc đồ Ehrom vào (Đồ Ehrom của nam
giới gồm hai mảnh vải màu trắng, một
mảnh che thân dưới và một mảnh che thân trên không phủ lên đầu). Không được mặc đồ đã
được khâu may sẵn như quần áo, không được mang giày cổ cao trên mắt cá chân mà nên
mang dép, nếu như không có dép thì có thể cắt giày sao cho giày không có phần trên mắt cá.
*Còn Ehrom của nữ giới là bộ quần áo (không có màu sắc sặc sở) tùy thích miễn sao che kín
toàn thân nhưng chừa gương mặt và hai bàn tay, không được mang bao (găng) tay, không
được trang điểm làm đẹp trên quần áo cũng như không thoa son trát phấn (mỹ phẫm) trên
gương mặt, (quần áo không được thiết kế tạo dáng giống như nam giới), được quyền sức dầu
thơm lên người (nhưng không được sức dầu thơm lên đồ Ehrom).
 Sau khi đã mặc đồ Ehrom xong, hãy định tâm “Niek” làm Umrah, cách định tâm là
nói:
“LABBAY KA UMRAH” (Thưa Allah, tôi đã hiện diện và
định tâm làm Umrah), tiếp sau đó hãy đọc câu Talbiyah:
“LAB BAY KOLLO HUMMA LAB BAYK, LAB BAY KALA SHARI KA LAKA LAB
BAYK, INNAL HAMDA WAN NÉ MATA LAKA WAL MULK, LA SHARI KA LAK”
(Ôi Allah, tôi đã nghe và hiện diện, tôi không bao giờ tôn thờ ai đồng đẳng với Ngài. Sự
khen ngợi, cảm tạ và Ngai Vàng đều thuộc về Ngài và tôi nhứt quyết không tôn thờ ai đồng
đẳng với Ngài.)
 Đến đây là đã xong phần nghi thức Ehrom.
 Hãy nhớ sau phần Ehrom thì đã trở thành người Múhrim. Người Múhrim không được
làm các điều cấm như đã ghi trong mục D ở trên.
 Câu Talbiyah nên đọc thường xuyên cho đến khi đã tới Kab’ah mới ngừng hẳn.
Bước 2: Khi tới Makkah đi vào Masjid al-Haram, theo Sunnah hãy bước vào bằng chân phải
đồng thời nói câu: (áp dụng cho tất cả các Masjid trên thế giới):
Chanlyislam
7
(Bismillah, wos-solatu was salamu ala rosulillah)
Ý nghĩa: {Nhân danh Allah. cầu xin Allah ban hồng ân và sự bình an cho Thiên Sứ của
Ngài.} Hadith do Abu Dawud và Al-Nasa-y ghi lại.
((
))
(Allahum-maf-tahly ab-waba rohma-tika)
Ý nghĩa: {Thưa Allah! Cầu xin Ngài hãy mở các cánh cửa khoan dung độ lượng của Ngài
cho bề tôi.} Hadith do Muslim ghi lại.
((
))
(A-uzu billahil azim, wa bi wajhi-hil karim, wa sulto-nihil qođim mi-nash shayto-nir
rojim)
Ý nghĩa: {Cầu xin Allah Đấng Vĩ Đại, Đấng Rất Mực Rộng Lượng, Đấng có Uy Quyền
Vĩnh Hằng che chở tránh xa sự cám dỗ của Shayton đáng bị nguyền rủa.}
Đi thẳng đến điện
Kab’ah, chúng ta sẽ thực
hiện Tawwaf Umroh bảy
vòng, vòng thứ nhất bắt
đầu từ cục đá đen và
vòng thứ bảy kết thúc
cũng tại đó. Mỗi lần đến
cục đá đen hãy giơ tay
phải lên hướng về cục đá
và nói câu
“OLLO HU AKB’AR”
(nghĩa là nói mỗi khi bắt
đầu cho một vòng
Tawwaf).
 Theo Sunnah nếu
không gặp khó
khăn trở ngại thì hãy đến hôn cục đá đen, còn nếu như quá khó khăn vì người đông
nghẹt thì chỉ cần đứng từ xa đưa tay phải lên chào và nói
“OLLO HU
AKB’AR” là đủ rồi.
 Đối với nam giới, trong suốt thời gian đi Tawwaf hãy để hở vai bên phải bằng cách đặt
mảnh vải Ehrom lòn dưới nách đồng thời hãy đi nhanh trong ba vòng đầu, bốn vòng
còn lại thì đi bình thường. Việc mặc Ehrom để hở vai bên phải là sunnah chỉ đối với
trong lần Tawwaf làm Umrah và trong lần Tawwaf Qudu'm của Hajj tức Tawwaf khi
vừa mới đến Kab’ah, còn trong lần Tawwaf Ifa'dah cũng như Tawwaf wiđá là không
cần phải để hở vai.
 Tawwaf yêu cầu phải ở thể trạng sạch sẽ tinh khiết tức đã có nước wuđu (solah).
Chanlyislam
8
 Trong lúc đi Tawwaf nên zikir và đu-a cho thật nhiều hoặc có thể đọc Qur’an cũng
được, nhưng mỗi khi tới Rukun-al-Yamani (gốc thứ tư của Kab’ah tính từ gốc có cục
đá đen) theo sunnah hãy đọc:
“RAB BANA ATINA FID DUNYA HASA NAH WA FIL A KHIRO TI HASA NAH
WA QINA AZA BAN NAR”
(Ôi Chủ nhân của chúng tôi, xin Ngài ban cho chúng tôi cuộc sống tốt lành hạnh phúc ở
trên đời nầy cũng như Ngày Sau và xin Ngài cứu vớt chúng tôi từ Hỏa Ngục.)
 Tawwaf xong, dâng lễ Salah hai rak’at phía sau Maqa’m Ibrahim nếu như không gặp
trở ngại, còn nếu gặp khó khăn vì người quá đông thì dâng lễ nơi nào cũng được miễn
là trong Masjid (trong hai rak’at sau Tawwaf này, theo sunnah ở rak’at thứ nhất sau
khi đọc xong bài Fatihah thì đọc chương Al-Kafirun, ở rak’at thứ hai thì đọc chương
Ikhla’s). Sau đó, hãy tìm đến nơi chứa nước ZamZam để uống và nếu có thể thấm một
chút nước zamzam lên đầu.
Bước 3: Sau khi dâng lễ Salah và uống nước Zamzam xong, hãy tiến về phía đồi Safa để đi
Sa-y (đi qua lại giữa đồi Safa và Marwa), khi vừa bước lên đồi Safa, nói:
351
“IN NAS SOFA WAL MAR WATA MIN SHA A I RIL LAH, FA MAN HAJJAL
BAYTA A WÉ TA MA RA FA LA JU NA HA ALAY HI AY YAT TAW WAFA BI
HIMA, WA MAN TA TAW WA A KHOY RAN FA IN NOL LO HA SHA KI RUN
ALIM”
« Quả thật (hai ngọn đồi) Safa và Marwah là những Phép lạ của Allah. Do đó, ai đến
làm Hajj hoặc Umroh tại Ngôi Đền (của Allah) thì sẽ không có tội khi họ đi vòng
(Tawwaf) hai địa điểm đó. Và ai tự nguyện làm điều lành thì quả thật Allah hằng Ghi ơn
Hằng Biết (việc làm tốt của họ) » S.2 – A.158
 Khi đã ở trên đồi, hãy đứng hướng mặt về Qiblat (Kab’ah) và nói ba lần
“OLLO HU AKB’AR” rồi đưa hai tay lên tiếp tục nói ba lần câu sau đây:
“LA I LA HA IL LOL LO HU WAH DA HU LA SHA RI KA LAH, YUAH YI WA YU
MIT WA HUWA ALA KUL LI SHAY IN QO DIR. LA I LA HA IL LOL HU WAH DA
HU, AN JAZA WÁ DA HU WA NA SO RO AB DA HU WA HA ZA MAL AH ZA BA
WAH DAH”.
(Chỉ có Allah Duy nhứt để tôn thờ chớ không có ai đồng đẳng với Ngài, Vương Quyền và
mọi sự khen ngợi cảm tạ đều dâng lên Ngài, Ngài là Đấng Cai Quản trên tất cả)
*Sau đó, đu-a tùy thích theo ngôn ngữ mà mình hiểu biết.
 Đu-a xong hãy xuống đồi để bắt đầu Sa-y đi đến đồi Marwa. Khi tới đồi Marwa trước
khi muốn Sa-y dòng kế tiếp trở lại Safa, đứng hướng mặt về Qiblat, hãy nói và thực
hiện tương tự như ở đồi Safa.
Chanlyislam
9
Lưu ý:
 Sa-y gồm bảy vòng cả thảy được bắt đầu từ đồi Safa, từ Safa đến Marwa là một vòng
và ngược lại từ Marwa đến Safa là một vòng kế tiếp, cứ như thế vòng thứ bảy được
kết thúc tại Marwa.
 Sau khi thực hiện xong vòng thứ bảy, tại đồi Marwa để kết thúc nghi thức Sa-y, tương
tự hãy đứng lại hướng mặt về Kab’ah và nói như mỗi lần trước khi bắt đầu dòng Sa-y.
 Trên đường Sa-y qua lại giữa đồi Safa và Marwa, có một đoạn được đánh dấu bởi hai
vệt sáng màu xanh, nên nhớ mỗi khi đi tới đây nếu là nam giới thì hãy đi nhanh, còn
nữ giới vẫn đi bình thường.
 Trong suốt thời gian Sa-y nên Zikir hoặc đọc Qur’an.
 Sa-y không yêu cầu phải có wuđu tức nước solah như đi Tawwaf, nhưng nếu Sa-y
trong thể trạng có wuđu thì tốt hơn, nếu đang đi Sa-y mà lỡ hư nước wuđu thì cứ tiếp
tục đi cho hết 7 vòng.
Bước 4: Xong phần Sa-y, đối với nam giới hãy cạo
đầu hay cắt ngắn tóc toàn đầu, (đây chỉ là phần làm
Umrah, nếu ai định tâm làm Hajj Tammattúa thì thời
điểm này nên cắt ngắn là tốt hơn, mục đích nhằm giữ
lại tóc để cạo đầu vào ngày mùng mười khi làm Hajj);
riêng nữ giới thì chỉ cắt khoảng một đốt ngón tay ở
phần đuôi của mái tóc mà thôi.
 Đến đây là đã xong phần Umrah, chúng ta được quyền mặc quần áo và được phép tự
do trở lại bình thường rồi chờ đến ngày mùng tám tháng Zul-Haj để định tâm làm
Hajj.
Các nghi thức trên đây từ bước một đến bước thứ tư là toàn bộ nghi thức của Umrah. Ai
muốn làm Umrah thì cứ thực hiện như đã chỉ dẫn phần trên.
 NGHI THỨC LÀM HAJJ
Bước 5: Vào sáng ngày mùng tám – tức là ngày Tarawih, hãy tắm rửa sạch sẽ rồi mặc đồ
Ehrom trở lại và định tâm vào Hajj nói:
“LAB BAY KA HAJJAN”
(Thưa Allah, tôi đã hiện diện và định tâm làm Hajj)
 Sau đó, hãy thường xuyên nói câu Talbiyah dưới đây cho tới khi ném đá trụ Jammarat
Aqabah xong thì ngừng.
 Câu Talbiyah như sau:
“LAB BAY KOLLO HUMMA LAB BAYK, LAB BAY KALA SHARI KA LAKA LAB
BAYK, INNAL HAMDA, WAN NÉ MATA LAKA WAL MULK, LA SHARI KA LAK”
Bước 6: Mặc đồ Ehrom xong, khoảng lúc mặt trời lên khỏi một sào, hãy rời chỗ vừa định tâm
để đến vùng đất Mina. Tới Mina chúng ta sẽ nghỉ ngơi tại đó một ngày và nguyên đêm. Tại
đây chúng ta sẽ Salah Zuhur chỉ hai rak’at, Asar hai rak’at, Magrib ba rak’at, Isha hai rak’at
và Fajr hai rak’at, tất cả đều solah trong giờ của nó.
Chanlyislam
10
CHÚ Ý : Tại Mina chỉ solah rút ngắn còn hai rak’at nhưng phải trong giờ của sự solah đó.
Chẳng hạn đến giờ solah Zuhr chỉ solah hai rak’at, rồi đợi đến giờ solah Asr mới solah hai
rak’at nữa, chứ không được solah liên tiếp như ở Arafat.
Bước 7: Sáng sớm ngày mùng chín (hay còn gọi là ngày Arafat), lúc mặt trời vừa mọc thì
phải rời Mina để đi đến Arafat (trên đường đi cũng nên thường xuyên nói câu Talbiyah).
 Tới Arafat, hãy ở đó cho đến lúc mặt trời
lặn. Và tại Arafat khi giờ Zuhur đến, hãy
Azan và Iqamat rồi dâng lễ Zuhur hai
rak’at, cho salam xong hãy đứng dậy
Iqamah lần hai và tiếp tục dâng lễ Asar
hai rak’at luôn thể. Đây được gọi là
Salah Jamúa-Taqdim với một Azan và
hai Iqamah.
 Trong thời gian ở Arafat, hãy nên zikir,
đọc kinh Qur’an và thành tâm đu-a cầu
xin Allah và đặc biệt hãy đu-a cầu xin
thật nhiều vào lúc hoàng hôn trước khi
mặt trời sắp lặn.
 Có rất nhiều Zikir khác nhau, không có
Zikir nhất định riêng biệt nào cho ngày
hôm đó cả, nhưng Zikir mà Nabi (saw)
thường tụng niệm nhiều nhất ở Arafat đó là:
“LA I LA HA IL LOL LO HU WAH DA HU LA SHA RI KA LAH, LA HUL MULKU
WA LAHUL HAM DU, YUAH YI WA YU MIT WA HUWA ALA KUL LI SHAY IN
QO DIR”.
 Còn đu-a mà Thiên sứ (saw) thường đu-a nhiều nhất trong ngày hôm đó là:
“RAB BANA A TINA FIT DUNYA HASANAH, WA FIL A KHIRO TI HASANAH,
WA QINA AZA BAN NAR”.
 Lưu ý: Đu-a có nghĩa là cầu xin, cho nên không bắt buộc phải đu-a bằng tiếng Ả rập,
nếu biết thì tốt còn không thì cầu xin bằng tiếng mẹ đẻ của mình, chắc chắn Allah sẽ
Nghe Thấy và Hiểu tất cả.
CHÚ Ý : Tại vùng đất Arafat, Thiên sứ (saw) hướng dẩn mọi người dâng lễ Solah Zuhr (rút
ngắn) hai rak’at rồi đứng dậy tiếp tục dâng lễ Asar (rút ngắn) hai rak’at mà chỉ có một Azan
nhưng hai lần Iqomah, ở đây không cần đợi đến giờ của Asar mà solah hai rak’at của giờ Asar
sau khi dâng lễ solah hai rak’at của giờ Zuhr.
Bước 8: Khi mặt trời đã lặn hoàn toàn (đến giờ solah Magrib), hãy từ tốn rời Arafat để di
chuyển về Muzdalifah. Khi tới Muzđalifah thì Azan và Iqamah rồi dâng lễ Magrib ba rak’at,
sau đó tiếp tục Iqamat lần hai và dâng lễ Isa hai rak’at luôn thể. Đây gọi là Salah JamúaTákhir với một Azan và hai Iqamah.
Chanlyislam
11
 Xong, hãy ngủ ở Muzdalifah cho tới khi mặt trời gần mọc rồi dâng lễ solah Fajr ở đó.
(Tuy nhiên, đối với phụ nữ và những người già yếu thì được phép rời Muzđalifah để
đến Mina sau nửa đêm nếu muốn).
Bước 9: Khi mặt trời sắp mọc vào sáng ngày mùng mười hay còn gọi là ngày Nahar, hãy rời
Muzdalifah để về lại Mina (trong lúc đi cũng
thường xuyên nói câu Talbiyah).
 Theo Sunnah thì đừng quên nhặt sẵn 7 viên
đá nhỏ cỡ hạt sỏi khi còn ở Muzđalifah để
chuẩn bị cho việc ném trụ Jamarat Aqabah
(trụ cột lớn nhứt) vào ngày mùng mười.
Nhớ là chỉ nhặt 7 viên nhỏ để ném trụ vào
ngày mùng mười thôi, còn các viên đá để
ném các trụ vào các ngày sau đó thì chúng
ta sẽ nhặt tại Mina. Đây chỉ là việc làm
sunnah, nếu ai nhặt đá không theo chỉ dẫn
này mà nhặt tại các nơi khác thì cũng chẳng
có vấn đề gì.
Sau khi về đến Mina chúng ta sẽ thực hiện các việc làm sau:
1- Ném trụ Jamarat Aqabah với bảy viên đá nhỏ cỡ hạt sỏi (được nhặt tại Muzdalifah),
mỗi lần ném một viên đồng thời nói
2-
3

(Allohu-Akb’ar) và hãy chắc chắn rằng
các viên đá đã được ném vào trong hố.
Giết tế dê cừu, bò hay lạc đà theo khả năng, lấy ăn một ít còn lại đem phân phát cho
người nghèo. (Nếu không có khả năng giết tế thì phải nhịn chay 10 ngày, ba ngày
trong thời gian làm Hajj và bảy ngày khi đã trở về nhà. Nếu nhịn chay thì tốt nhất là
nhịn chay ba ngày trước ngày Arafah, nhưng nếu nhịn chay vào các ngày sau ngày
Arafat thì cũng không sao).
Cạo đầu hay cắt ngắn tóc nhưng cạo đầu thì tốt nhất, riêng nữ giới thì chỉ cắt phần
đuôi của mái tóc khoảng chừng một đốt ngón tay.
Sau khi đã thực hiện xong ba điều trên thì hãy thay quần áo bình thường và được phép
làm tất cả các điều cấm quy định trong tình trạng Ehrom ngoại trừ quan hệ nam nữ
(gọi là Tahallul lần đầu).
Có thể thực hiện ba điều trên trước sau tùy ý nhưng tốt hơn hết là thực hiện theo thứ tự
1,2,3.
Bước 10: Sau khi hoàn tất các việc làm ở bước 9 thì hãy trở lại Makkah để thực hiện Tawwaf
– Ifadah hay còn gọi là Tawwaf – Hajj
và Sa-y giữa đồi Safa và Marwa.
 Sau khi xong phần Tawwaf –
Ifa’dah và Sa-y là được phép
làm tất cả những điều cấm kể cả
quan hệ nam nữ (gọi là Tahallul
lần cuối).
 Lưu ý : Tawwaf – Ifadah tốt
nhất là nên thực hiện nó sau khi
đã xong phần ném đá, giết tế và
cạo đầu trong ngày mùng mười,
nhưng nếu gặp trở ngại thì có
Chanlyislam
12
thể trì hoãn đến các ngày sau đó cũng không sao.
Bước 11: Sau phần Tawwaf – Ifadah và Sa-y thì bắt buộc phải trở lại Mina để ngủ ở đó các
đêm mười một và mười hai.
 Vào các ngày mười một, mười hai, mỗi ngày sau khi mặt trời đã nghiêng bóng, hãy
ném đá cả ba trụ Jamarat lần lượt bắt đầu từ trụ Sughra (nhỏ), kế đến là trụ giữa Wusta
(trung) và cuối cùng là trụ Aqabah Kubra (lớn), mỗi trụ ném bảy viên đá, cách ném
tương tự như đã chỉ dẫn ở mục số 1 trong bước 9.
 Lưu ý : Theo Sunnah thì hãy đứng lại hướng mặt về Qiblat để đu-a mỗi khi ném xong
các trụ Sughra và trụ giữa wusta, có nghĩa là sau khi ném trụ Sughra xong trước khi đi
ném trụ wusta kế tiếp, ta hãy tìm một chỗ đứng hướng mặt về Qiblat để đu-a, tương tự
khi ném xong trụ wusta trước khi đi ném trụ Kubra cũng đứng lại đu-a như thế.
 Người bệnh hay già yếu được phép nhờ người khác ném thay; và người ném thay sẽ
ném cho bản thân mình trước, kế đến là ném cho người nhờ cậy trong cùng một lần
ném, có nghĩa là ở mỗi cột, cứ việc ném bảy viên cho bản thân xong thì tiếp tục ném
cho người nhờ cậy, không nhất thiết phải ném xong ba cột rồi mới quay lại ném cho
người nhờ cậy.
Bước 12: Sau khi hoàn tất việc ném đá các trụ Jamarat của ngày mười hai, nếu như vội muốn
rời khỏi Mina gấp trong ngày hôm đó thì phải ra đi trước lúc mặt trời lặn, còn không thì phải
ngủ lại ở đó thêm một đêm nữa là đêm mười ba và tiếp tục công việc ném đá giống như các
ngày mười một, mười hai. Nhưng tốt nhất nếu có thời giờ thì nên ở lại thêm ngày mười ba.
Bước 13: Sau khi đã xong phần ném đá các ngày mười một, mười hai, hay mười ba và trước
khi muốn rời khỏi Makkah để về xứ xở của mình (hoặc di chuyển đi nơi khác để tham quan di
tích lịch sử) thì phải đi Tawwaf chia tay, nhưng đối với phụ nữ có kinh hay máu sanh thì được
miễn phần này.
Xong bước 13 là đã hoàn tất các bước làm Hajj Tamattúa.
Điều lưu ý quan trọng dành cho nữ giới .
 Đối với nữ giới, sau khi mặc Ehrom Umrah nếu bị có kinh nguyệt thì phần Tawwaf
cũng như Sa-y nên hoản lại, hãy đợi cho tới khi dứt kinh thì tắm rửa sạch sẽ rồi đi
Tawwaf và Sa-y sau đó cắt chút tóc để hoàn thành phần làm Umrah.
 Trường hợp đã đến ngày mùng tám – ngày Tarawih - ngày định tâm Ehrom vào Hajj
mà kinh nguyệt vẫn chưa dứt thì cứ tiếp tục mặc Ehrom làm Hajj bình thường tại nơi
đang hiện có mặt và cùng mọi người đi đến Mina (lúc bấy giờ quí cô sẽ định tâm làm
Hajj Qira’n chớ không còn làm Hajj Tamattúa nữa), và hãy thực hiện tất cả các nghi
thức của Hajj như wuquf (bắt buộc) ở Arafat, ngủ ở Muzdalifah, ném đá Jamarat,....
 Và sau khi thực hiện xong các nghi thức của Hajj, nếu như đã sạch kinh thì hãy về
Mecca để đi Tawwaf và Sa-y. Còn nếu ai sau khi đã hoàn thành Tawwaf và Sa-y của
Hajj và trước khi phải lên đường trở về xứ thì thấy có kinh, trường hợp này người có
kinh nguyệt được miễn đi Tawwaf – wiđá (chia tay), còn những ai không nằm trong
trường hợp này thì bắt buộc phải đi Tawwaf – wiđá rồi mới được rời khỏi Mecca.
 Trường hợp nếu như người phụ nữ có kinh nguyệt đã làm hết các nghi thức của Hajj
chỉ còn Tawwaf và Sa-y (Hajj) nhưng kinh vẫn chưa dứt mà ngày lên đường về xứ đã
đến thì cách giải quyết như sau:
Chanlyislam
13
 Nếu xứ của họ ở gần có thể quay lại Tawwaf và Sa-y một cách dễ dàng thì họ được
phép ra đi nhưng phải quay lại Tawwaf và Sa-y trong lần khác trong thể trạng sạch
sẽ.
 Còn đối với người không thể quay lại vì xứ của họ xa xôi như Việt Nam,
Indonésia,… thì được phép dùng băng vệ sinh (hay những gì tương tự giúp phụ nữ
chặn kinh) rồi đi Tawwaf, Sa-y với định tâm là Tawwaf Hajj. (Trích theo Trả lời
hỏi đáp Fata’wa của Sheik Abdul Aziz bin Baz về các điều luật Hajj, Umrah và
viếng thăm).
2- HAJJ IFRA’D ?
Các bước thực hiện cũng tương tự như Tamattúa chỉ khác ở chỗ là làm Ehrom có một lần tại
Mi-qat và nói
“LAB BAYKA HAJJAN”, và khi tới Makkah sau khi đã Tawwaf,
Sa-y xong như đã nói ở các bước 2,3 trong phần chỉ dẫn làm Hajj Tamattúa thì không cạo
đầu, đồng thời vẫn phải mặc đồ Ehrom cho tới khi xong phần ném trụ Aqabah vào ngày mùng
mười tức là ngày Nahar. Khi Tawwaf Ifadah thì không cần phải Sa-y, còn nếu như chưa Sa-y
trong lần Tawwaf khi đến Makkak thì bắt buộc phải Sa-y có nghĩa là Hajj – Ifra’d chỉ Sa-y có
một lần.
 Ifra’d không yều cầu giết tế dê hay cừu.
“Hãy hỏi thăm những người hiểu biết nếu các ngươi không biết” (Surah Nahl – 43).
((Quả thật, Allah sẽ không dung thứ cho điều tổ hợp Shirik cùng với Ngài nhưng Ngài sẽ
dung thứ cho những tội lỗi khác đối với ai Ngài muốn)) (An-Nisa:116)
3- HAJJ – QIR’AN
Các bước thực hiện giống như Ifra’d chỉ khác là trong phần Ehrom tại Mi-qad thì nói ‫"لَبَّ ْي َك‬
"‫“ ُع ْم َرةً َو َح َّجا‬LAB BAYKA UMROTAN WA HAJJAN” và yêu cầu phải giết tế dê hay cừu
giống như Tamattúa.
Chú ý : Đối với ai chưa từng làm Hajj hay Umrah thì họ nên làm Hajj – Tamattúa hay Qira’n
bởi vì bắt buộc mỗi người Muslim phải thực hiện Hajj một lần trong đời, và Hajj ở đây có
nghĩa là Hajj và Umrah như Allah đã phán:
"
"
((Và hãy thi hành hoàn tất Hajj và Umrah vì Allah)) (Al- Baqarah : 196).
Còn ai làm Hajj – Ifra’d thì phải làm thêm Umrah từ Tan-im hoặc từ nơi ngoài phạm vi
Haram, sau khi hoàn tất xong Hajj nếu như trước đó chưa từng làm Umrah hay Hajj, còn nếu
đã từng làm Umrah trước đó thì không bắt buộc phải thực hiện lại.
Chanlyislam
14
LỜI NHẮN ĐẾN CÁC ĐỒNG ĐẠO ĐANG THI HÀNH NGHĨA VỤ
THIÊNG LIÊNG HAJJ
Mọi lời ca ngợi kính dâng lên Allah, xin chân thành tạ ơn Ngài đã ban điều kiện và phương
tiện để các đạo hữu có cơ hội quí báu viếng thăm ngôi nhà của Ngài – Baitullah và để hoàn
thành chuyến hành hương Hajj thiêng liêng – nghĩa vụ cuối cùng trong năm nghĩa vụ của
người Muslim. Cầu xin Allah chấp nhận và ban nhiều phước đức cho việc làm ngoan đạo của
các đạo hữu.
Các đạo hữu hành hương thân mến,
Xin chân tình gửi đến quý đạo hữu vài lời nhắn hữu ích, hy vọng Allah soi sáng và chỉ dẫn
những đạo hữu hành hương làm tròn nghĩa vụ và hoàn thành nó một cách tốt đẹp cả hình thức
lẫn nội tâm.
1- Các đạo hữu hãy luôn ghi nhớ rằng chúng ta đang trên đường phụng mệnh Allah-Đấng
Duy nhất, cho nên hãy chân thành tâm niệm và tấm lòng của mình trước Allah, hãy tự bảo với
lòng: “Tôi làm Hajj là vì Allah, vì muốn tìm ân phước nơi Ngài chứ không vì danh lợi hay
mục đích gì khác”. Một khi các đạo hữu thường tự bảo như thế, chắc chắn các đạo hữu sẽ hết
lòng hoàn thành Hajj một cách trọn vẹn vì Allah. Nếu tâm niệm của các đạo hữu đã hoàn toàn
hướng về Allah đồng thời thực hiện theo đúng các nghi thức của thiên sứ Muhammad (saw)
đã chỉ dạy thì chắc chắn Hajj đó sẽ được Allah đón nhận. Và một khi việc Hajj được Allah
đón nhận thì chắc chắn Ngài sẽ ban ân thưởng như Nabi (saw) đã nói: “Hajj hoàn thành tốt
đẹp khi được công nhận thì phần ân thưởng không gì hơn là thiên đàng”.
2- Hãy biết rằng Shaytan lúc nào cũng quanh quẩn bên con cháu Adam. Chúng luôn tìm đủ
mọi cách để cám dỗ và lôi cuốn hầu đẩy con người vào con đường xấu xa tội lỗi cùng với
chúng. Những ngày làm Hajj là những ngày thiêng liêng và ân phước cho những người tin
tưởng, là thời gian tụ hợp tất cả mọi tín đồ khắp nơi trên thế giới tại một nơi duy nhất để cùng
thi hành nghĩa vụ phụng mệnh Allah, cho nên đây là thời gian cần sự thông cảm nhẫn nhục
cho mỗi tín đồ, bởi vì chỉ cần một chuyện va chạm không đâu Shaytan cũng sẽ lợi dụng nó để
xúi bẩy chúng ta trở nên giận dữ và phẫn nộ. Do đó, hãy thật sự nhẫn nhục chịu đựng, quả
thật, Allah luôn ở cùng với những người ấy, Allah bảo: “Quả thật, Allah luôn ở cùng với
những người nhẫn nhục chịu đựng”. Và để thoát khỏi Shaytan hãy tránh xa những cãi vã
không đâu và bỏ qua những va chạm không đáng, hãy thể hiện tình yêu thương đồng đạo để
được trọn vẹn đức tin (Iman) theo lời di huấn của Thiên sứ (saw): “Đức tin Iman của các
Chanlyislam
15
người sẽ không được hoàn thiện cho đến khi nào các người biết yêu thương người anh em
(trong Islam) của mình như yêu thương chính bản thân mình”.
3- Hãy bỏ qua tính cố chấp và tự cao tự đại, sẵn sàng hỏi thăm những người hiểu biết (người
A-lim) một khi gặp phải khúc mắc trong vấn đề hành đạo cũng như việc làm Hajj để chúng ta
thi hành mệnh lệnh của Allah một cách đúng đắn và tốt đẹp. Alllah phán bảo:
11
« Hãy hỏi thăm những người hiểu biết nếu các ngươi không biết » S. 16 / 43
4- Các đồng đạo thân hữu, Allah ra sắc lệnh xuống cho người Muslim có những việc làm
mang tính Farđu (bắt buộc, không thực hiện là mang tội trước Allah nhưng khi thực hiện lại
được ân phước) và có những việc làm chỉ mang tính Sunnah (khuyến khích không bắt buộc,
nếu thực hiện thì được ân phước còn không thực hiện không mang tội cũng không bị khiển
trách). Allah sẽ không đón nhận những việc làm Sunnah đối với người nào thực hiện nó mà
gây cản trở người khác đang thi hành Farđu. Đây là vấn đề mà thật sự đã có không ít người
hành hương mắc phải, cũng như có một số người cố chen lấn và xô xát để được hôn cục đá
đen, vấn đề này làm gây hỗn loạn và dẫm đạp lên nhau, có người lại cứ khăng khăng đứng
dâng lễ solah sát ngay phía sau Maqa’m Ibrahim gây cản trở những người đang Tawwaf dẫn
đến tình trạng té đè lên nhau,... Những việc làm Sunnah vừa nêu đã gây tai hại đến đồng đạo
khác đang thi hành bổn phận bắt buộc cho nên nó trở thành việc làm Haram. Do đó, làm sao
Allah có thể chấp nhận và ban phước cho những việc làm Sunnah khi nó mang lại tai hại cho
mọi người? Giữ gìn việc làm Sunnah là điều nên làm nhưng hãy thực hiện nó sao cho không
gây tai hại đến bản thân cũng như những người xung quanh, như Nabi (saw) bảo với ý nghĩa:
“Không hại mình cũng như không hại người”
5- Dâng lễ Salah hai rak’at phía sau Maqa’m Ibrahim khi xong Tawwaf là Sunnah, còn việc
sờ đụng vào Maqa’m là bid-a'h không nằm trong đường lối và di huấn của thiên sứ Mhammad
(saw). Sẽ là điều tệ hại khôn lường nếu như ai có quan niệm rằng sờ đụng nó để mong được
phúc lành và barkat, bởi việc làm đó đã rơi vào Shirik vì họ đã mong đợi phúc lành và barakat
từ một vật vô tri vô giác trong khi Allah mới là Đấng ban phúc và barakat cho chúng sinh. Và
Shirik là một đại tội mà Allah sẽ không bao giờ tha thứ trừ phi phải ăn năn sám hối như Allah
phán cảnh báo:
331
« Quả thật, Allah sẽ không dung thứ cho điều tổ hợp Shirik cùng với Ngài, nhưng Ngài
sẽ dung thứ cho những tội lỗi khác đối với ai Ngài muốn » S 4 / 116
6- Ném đá các trụ Jamarat là một trong những nghi thức Hajj theo cung cách và đường lối
của thiên sứ Muhammad (saw) đã thực hiện và chỉ dạy, chứ nó không mang một ý nghĩa đặc
biệt nào khác. Đã có không ít người lầm tưởng rằng việc ném đá ở đây mang ý nghĩa là ném
chọi Shaytan, cho nên mỗi khi ném họ lại nhặt lấy những cục đá to gây nguy hiểm thay vì họ
phải chọn những viên đá nhỏ theo đúng sự chỉ dẫn của Thiên sứ (saw), thậm chí có người lại
không dùng đá mà dùng những vật dụng khác để ném như giày dép, dù, chay nước... với ý
nghĩ là đánh đuổi Shaytan. Đây là những việc làm với ý nghĩ sai lệch không hiểu biết chẳng
những không đúng với sự chỉ dẫn của Nabi (saw) mà còn dẫn đến nguy hiểm tai hại đến tính
mạng cho người khác. Do đó, các đạo hữu hành hương hãy cẩn thận ghi nhớ: Ném các trụ
Chanlyislam
16
Jamarat với những viên đá nhỏ bằng hạt sỏi mới là đúng theo chỉ dẫn của Thiên sứ
Muhammad (saw).
7- Các viên đá khi ném không yêu cầu trúng vào các trụ mà thật ra chỉ yêu cầu rơi vào trong
hố. Do đó, nếu đã đến gần bên hố thì chỉ việc nhẹ nhàng bỏ vào hố là xong.
8- Trong những ngày làm Hajj, chớ nên nói lời sàm bậy không hay hoặc phỉ báng gièm pha
người khác, chớ đấu khẩu hơn thua mà dẫn đến gây gổ xích mích mất lòng nhau, hãy tận dụng
thời gian quý báu này để chúng ta tụng niệm sám hối cầu xin Allah ban phước và xóa tội.
Thay vì nói chuyện không đâu thì tốt hơn ta nên đọc Qur’an, Zikir, và Đu-a để tìm ân phước
và lòng từ bi của Allah. Đọc Qur’an có thể khó khăn trở ngại đối với người không biết đọc
nhưng Zikir thì không phải thế. Nó chỉ là những câu ngắn gọn đơn giản và dễ nhớ, tuy nhiên
nó mang lại nhiều ân phước một cách dễ dàng.
 Các câu Zikir nên nói :
 Ollohu Akb’ar
 Subha nallo hil azim
 Alhamdu lillah
 La i la ha il lolloh
 As tagh fi rulloh
9- Hãy bám sát lấy Thiên kinh Qur’an và đường lối của Thiên sứ Muhammad (saw), bởi đó
là lệnh phán bảo của Allah:
(Ngược lại, hãy vâng lệnh Allah và Sứ giả của Ngài, để may ra các ngươi được khoan
dung) (Al-Imran – 132).
BAN BIÊN TẬP Chanlyislam soạn thảo
Qua sự hướng dẩn của nhóm cựu sinh viên University Islamic of Madinah
Abu Harith - Abu Zaytune – Abu Hisaan ibnu Ysa
Chanlyislam
17