Firmament - Thế Hữu Văn Đàn
Transcription
Firmament - Thế Hữu Văn Đàn
Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 The Firmament Literary Journal Th‰ H»u Væn ñàn April 2012 1 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 2 Contents To The Reader Bính Hữu Phạm. Xưng Tội Ðàm Trung Pháp. Khi Tiếng Anh Nhuốm Màu Đia Phương Sóng Việt Đàm Giang. Rồng Diễm Âu. Lama Nguyễn Văn Sở. Kỳ Vọng Của Ân Sư Tôi David Lý Lãng Nhân. Rập Rình Thi Ca Phạm Trọng Lệ. Vietnamese-American Woman Writer's First Novel in Poetry Ðàm Trung Pháp. Giới Thiệu Tập Truyện Quê Hương Vụn Vỡ Của Nguyễn Văn Sâm David Lý Lãng Nhân. The Legacy of Kwai Chang Minh Thu. Australian Modern Masterpieces from The Art Museum of New South Wales Sóng Việt Đàm Giang. Cây Rồng Và Cây Máu Rồng David Lý Lãng Nhân. For Your Eyes Only Thanh Trà Tiên Tử. Hai Bài Thơ Thiền Tương Mai Cư Sĩ. A Spring Night Dream Dã Thảo. Jacques-Yves Cousteau: Một Truyền Thuyết Về Biển Cả Poetry Corner Dã Thảo. Ngày Đó...Bây Giờ David Lý Lãng Nhân. Tháng Bảy Mưa Dầm David Lý Lãng Nhân. Vạt Áo Dài Truyền Kiếp David Lý Lãng Nhân. Làm Thơ David Lý Lãng Nhân. Xuân Mấy Độ Sầu David Lý Lãng Nhân. Old Wine of Burgundy David Lý Lãng Nhân. Rượu Cũ Xứ Buộc-găn-đy Nguyễn Ngọc Cảnh. Cô Láng Giềng Minh Thu. Tình Suông Minh Thu. Mãn Tang Thanh Trà Tiên Tử. Thư Phòng Một Đêm Xuân Thanh Trà Tiên Tử. Đêm Thao Thức Haiku Poetry Kim Châu. Mẹ Già Kim Châu. Cơ Cực Kim Châu. Sân Ga Kim Châu. Chia Ly Kim Châu. Cánh Buồm Kim Châu. Thiền Kim Châu. Tâm Từ Kim Châu. Tâm Bi Minh Thu. Bốn Mùa Corneille. Le Cid (suite et fin) Minh Thu. (tr.). Le Cid (tiếp theo và hết) Sóng Việt Đàm Giang. Du Lịch Liên Bang Nga Và Bắc Âu, Phần II (tiếp theo) Minh Thu. Nghệ Thuật Cắm Hoa Ikebana Của Người Nhật Dã Thảo. Cảnh Đẹp Paris Dã Thảo. Tình Của Cỏ Mưa Trong Vườn Nhà Em 4 5 11 15 22 32 36 39 47 50 53 62 66 67 70 71 79 79 81 82 83 83 84 84 85 86 87 88 89 90 90 91 91 92 92 93 93 93 94 95 133 155 168 175 187 188 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Thở Dài Vườn Hoang Æsop. Fables : The Kingdom of the Lion The Wolf and the Crane The Fisherman Piping Thomas D. Le. Fire and Ice: Robert Frost and Cosmology (continued) Sóng Việt Đàm Giang. Phượng Hoàng: Một Loại Cây “Mới” Ở Việt Nam 3 188 189 190 190 190 190 191 213 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 4 To The Reader Dear Friend and Reader, He routed the Moors and saved Castilla. She still demanded justice, his head, but feared to get it. He submitted to her will and said goodbye. She chastised him. How could the terror of Castilla's foe want so easily to give up his life in an unequal duel? To please you, my sweetheart! He was Rodrigue, the pillar of his country; and she Chimène, whose father her lover killed. Relax. Enjoy the verbal duel between lovers, and the dénouement of Corneille's delicious drama, thanks to Minh Thu. The Year of the Dragon should never be allowed to slip in quietly without Sóng Việt Đàm Giang whipping up the excitement with her research on the dragon in both East and West, and some thoughts about the dragon-blood plant, a botanical tidbit which her pharmacist background enriches with curious but not forgotten lore. English, as the world's lingua franca, constantly undergoes changes in surprising ways. In a highly readable essay, our linguistics professor Ðàm Trung Pháp entertains you with years of accumulated tales of linguistic variations. Two book reviews by academics should give us plenty of food for thought. Ðàm Trung Pháp delves into the drama of a shattered fatherland which an old colleague of his penetratingly probed with poignant vignettes laden with morals. Phạm Trọng Lệ digs beneath the surface to lay bare the reasons for the success of a prize-winning children's book by a Vietnamese-American who had reached these shores only a few short decades ago. Bính Hữu Phạm, master of surprise endings, tells a tale of violence and redemption while conteur David Lý Lãng Nhân one of courage and friendship. Dã Thảo paints another compelling portrait in the person of a great ecologist whose name is synonymous with ocean exploration and preservation. And Nguyễn Văn Sở reminisces about the teachers to whom he owed so much. Minh Thu surprises you with the richness of Australia's art scene and at the next breath showcases the Japanese art of flower arranging. Whether in Haiku or flower arranging, the Japanese excel in doing more with less. Compare a vase of flowers arranged by a western hand and that arranged by a Japanese to appreciate the difference. Linguistic imbroglio or word play occupies the mind of the young Diễm Âu, who grew up with the puzzle, but finally succeeded in linking two totally incongruous concepts in unexpected ways. There is never one dull moment in our Poetry land, whose denizens have so much to say in so few words: Kim Châu, Dã Thảo, Minh Thu, David Lý Lãng Nhân, Nguyễn Ngọc Cảnh, Thanh Trà Tiên Tử, Tương Mai Cư Sĩ, all can delight, sadden, enliven, and stir our emotions. Let your heart connect with their hearts and enjoy the tenderness and charm of their expansions. Go, go with them, with the peripatetic Sóng Việt Đàm Giang to St. Petersburg, Moscow, and Novgorod, and with Dã Thảo to her Paris secret hideaways of the Buttes of Chaumont, Le Marais, and the Château of Vincennes, each glowing with its unspeakable charm. And when you are satiated with too much fun, come back here to listen to the voice from days gone by as recorded by Thomas Le, who brings you the Theory of the Heartland. Yes, spring will not be spring unless its charm is shared and beauty savored. Let us then raise our cups to life, which Spring brings forth. Viva Primavera! Viva Firmament! ■ Thomas D. Le April 2012 To join Thế Hữu Vǎn Ðàn, please link to: http://groups.yahoo.com/group/thehuuvandan/join Thế Hữu Vǎn Ðàn web site: http://thehuuvandan.org. Send comments and submissions to: thomasle22@yahoo.com. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 5 XÜng T¶i Bính H»u Phåm Thánh Lễ cuối cùng ngày Chủ Nhật chấm dứt. Giáo dân lũ lượt kéo nhau ra về. Có những ông bà già đi chầm chậm, vừa đi vừa dìu nhau. Có những cặp vợ chồng trẻ, dắt díu mấy con nhỏ, khuôn mặt sáng ngời, thủ thỉ chuyện trò. Có những thanh niên, thiếu nữ quàng tay qua lưng nhau, mặt nhìn mặt say sưa, đắm đuối. Cha Dominic Lê Thanh Liêm cứ mặc nguyên áo lễ ra đứng trước thềm nhà thờ, tươi cười bắt tay tiễn chào các giáo dân. Có người đoán Cha Dominic năm nay chừng 27 hay 28 tuổi. Cha cao lớn hơn bât cứ người Việt nào trong giáo sứ này. Với vừng trán rộng, cặp lông mày rậm, đôi mắt sáng trong, nước da trắng ngà và mái tóc đen rẽ ngôi giữa, Cha Dominic giống như một tài tử màn bạc hơn là một linh mục. Một vài người đàn ông khi đi qua chỗ Cha đang đứng, dừng lại bắt tay Cha Dominic như những cái máy, nhắc lại những lời chúc tụng mà cha đã nghe cả trăm lần: - Chúc Cha nghỉ ngơi cuối tuần vui vẻ. Một số người khác, nắm chặt tay cha vài ba phút, trò chuyện thân mật về những chuyến du lịch, hay việc học hành của con cái. Có vài ba cô thấy cha cao lớn, trắng trẻo, đẹp trai thì lợi dụng những lúc này đến ôm chầm lấy cha, như thể gặp lại được người thân sau nhiều năm xa cách. Một cô táo bạo ghé vào tai cha nói nhỏ: - Cha đẹp trai như thế mà đi tu, uổng quá cha ơi! Cha Dominic đã quen với những thử thách này. Cha không phải là người để các cô có thể bắt nạt được. Cho nên một hôm trong bài giảng ngày Chủ Nhật Cha đã bắt đầu như thế này: - Có một số giáo dân nghĩ rằng những người đi tu là những người khổ hạnh, thất bại trên đường đời, nhất là về tình duyên. Để trả lời chung cho quí vị này, tôi xin mượn hai câu thơ sau đây: “Ai bảo đi tu là khổ “Đi tu sướng lắm chứ.” Cử toạ phá lên cười. Cha Dominic nói tiếp: - Quí vị ai cũng có một gia đình. Một linh mục như tôi thì có cả trăm gia đình. Ai trong giáo sứ này cũng là người thân của tôi, là anh, là chị, là em tôi, là cô, là chú, là bác tôi. Mọi người nghe mà cảm động. Cha Dominic vồn vã, thân thương với mọi người. Cha có cách ăn nói duyên dáng, dí dỏm dễ gây cảm tình với người đối thoại. Nhưng tất cả những cái đó chỉ là một lớp sơn hào nhoáng bên ngoài. Ít ai thấu hiểu được cái buồn mênh mang tràn ngập tâm hồn Cha Dominic khi Cha ở một mình. Sau khi người giáo dân cuối cùng ra khỏi khuôn viên nhà thờ, Cha Dominic trở lại giáo đường, yên lặng đóng cửa, cài then. Cha bỗng thấy lòng buồn tê tái. Tất cả chung quanh đều yên lặng hoàn toàn. Quay nhìn tứ phía, Cha chỉ thấy cây thánh giá trên bàn thờ và những hàng ghế lớp lớp trống trơn. Không có một ai để Cha trò chuyện. Không một ai hỏi han Cha. Cha biết đám giáo dân của Cha sẽ về nhà quây quần quanh bàn ăn, với những món ăn ngon, nóng hổi, chuyện trò, đùa cợt với nhau. Những người khác có lẽ sẽ đi ăn tiệm. Nhưng ở đâu họ cũng cười nói, vui vẻ yêu đời. Các linh mục khác cũng đã đi thăm cha mẹ, chú bác, anh chị em xa gần. Riêng cha Dominic không có thân thuộc nào để thăm hỏi. Cha hoàn toàn đơn độc. Cha chỉ nhớ lờ mờ rằng khi còn thơ ấu, Cha cũng sống trong một gia đình có bố mẹ và nhiều người anh. Cha nhớ Cha cũng được thương yêu, được ăn no, mặc ấm, được chơi đùa với các anh. Cha nhớ tên Cha lúc đó là Liêm – Lê Thanh Liêm Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 6 Rồi một hôm tất cả những cảnh vui đẹp đó bỗng biến mất. Chú bé Liêm sực tỉnh dậy khi nghe như có tiếng súng nổ. Có tiếng gọi, tiếng đập cửa, tiếng những người hàng xóm la thất thanh, tiếng còi hụ của xe cảnh sát hay xe cứu thương. Còn gì nữa xảy ra sau đó, Cha không nhớ. Có lẽ khoảng thời gian đó quá đau thương nên đã bị xoá mờ đi trong tiềm thức. Ồ mà hình như có ai mang cậu bé Liêm đến một nơi khác, đến nhà Cô Hường. Ít lâu sau, người ta đưa Liêm đến nhà một người khác tên là Chú Lân. Ở đâu Liêm cũng chỉ cảm thấy như người ngoài, không ai thực sự săn sóc đến Liêm. Những lúc vui buồn, Liêm chẳng biết chia sẻ cùng ai. Một buổi sáng, chú Lân nói với Liêm: - Chú vừa mất việc. Chú phải sang nhà người quen ở nhờ. Chú không mang cháu theo được. Chiều nay cơ quan xã hội sẽ đưa cháu đến ở nhà bố mẹ đỡ đầu cho cháu. Chú đã sắp sẵn quần áo cho cháu ở trong sách tay này. Rồi chú Lân lấy ở trong túi áo ra một tấm hình mầu, đưa cho Liêm: - Đây là tấm hình duy nhất của gia đình cháu mà chú còn giữ được. Chú cho cháu để cháu giữ làm kỷ niệm. Liêm trông vào tấm ảnh và nhận ra mọi người : Bố Liêm, mẹ Liêm và bốn anh em Minh, Hoàng, Thứ và Liêm. Tất cả đều tươi cười. Nhưng tất cả bỗng biến đi đâu mà giờ này chỉ còn một mình Liêm ở đây. Liêm không hỏi chú Lân vì Liêm biết chú Lân sẽ không nói, cũng như cô Hường đã không nói cho Liêm biết. Rồi Liêm nghĩ ra: Tất cả đã chết. Liêm nhớ cô Hường có bế Liêm đến nhà thờ. Liêm đã thấy bốn cái hòm. Liêm hiểu lờ mờ rằng những hòm đó dùng cho người chết. Thời gian qua đi. Liêm được chuyển từ cha mẹ đỡ đầu này đến cha mẹ đỡ đầu khác. Liêm vừa làm quen được vài người bạn trong xóm thì lại phải thay đổi chỗ ở, lại phải khởi sự với con số không. Có những cha mẹ đỡ đầu hay la lối làm Liêm sợ xanh mặt. Có những cha mẹ đỡ đầu thờ ơ, cả ngày chẳng nói một câu với Liêm. Để tìm quên lãng, Liêm đã vùi đầu vào với sách vở hay các môn thể thao. Năm mười bốn tuổi, Liêm được đưa đến ở với ông bà Miller, một gia đình công giáo. Thấy Liêm ham học, ông bà Miller cho Liêm vào học trường Đạo. Các nữ tu dạy ở trường khuyến khích Liêm học để làm linh mục. Ở lớp nào Liêm cũng được thày yêu, bạn mến. Học hết trung học, Liêm học thêm tám năm nữa mới đủ điều kiện làm linh mục. Bốn năm đầu Liêm học các môn như các sinh viên đại học khác. Bốn năm sau, Liêm học các môn thần học, lịch sử giáo hội, tâm lý, xã hội, nói trước công chúng. Liêm học cách quản trị một giáo sứ và thực tập làm linh mục. Liêm vui tươi, hăng hái trong giờ học bao nhiêu thì Liêm càng cảm thấy cô đơn hơn khi về phòng riêng bấy nhiêu. Mọi người chung quanh ai cũng ngong ngóng mong đến ngày lễ, ngày nghỉ. Riêng môt mình Liêm sợ những ngày nghỉ và ngày cuối tuần vì đây là lúc mà cái cô đơn của Liêm hiện rõ hơn bao giờ hết. Có những lúc thèm khát một gia đình, Liêm lại lấy tấm ảnh mà chú Lân cho ra xem. Liêm tưởng tượng nếu những người trong tấm ảnh còn sống thì giờ này chắc họ sẽ lấy làm hãnh diện về những thành quả của Liêm. À mà biết đâu Liêm chẳng thuyết phục được một người anh của Liêm vào học làm linh mục như Liêm. Năm hai mươi sáu tuổi, Liêm thụ phong chức linh mục. Ngày lễ thụ phong, Liêm đã mời ông bà Miller và các nữ tu ở trường cũ đến dự. Bây giờ mọi người không gọi Liêm bằng tên riêng nữa. Ai cũng gọi Liêm là Cha Dominic. kể cả Đức Tổng Giám Mục. Cha Dominic được cử về làm việc như một phó tế ở Giáo Sứ Saint Bridget này là nơi có nhiều giáo dân người Việt. Cha bận rộn suốt ngày. Cha dậy từ năm giờ sáng để làm thánh lễ, ngày thường cũng như ngày Chủ Nhật. Cha phải soạn bài giảng trong các thánh lễ, phải dạy giáo lý cho những người muốn trở lại đạo, và nhiều việc không tên nữa. Cũng như ngày còn đi học, Cha Dominic bỏ cả tâm trí vào từng việc, dù lớn hay nhỏ. Nhưng trong tất cả các nhiệm vụ mà Cha phải gánh vác, nhiệm vụ đem lại cho Cha nhiều an ủi, sảng khoái tinh thần có lẽ là nhiệm vụ ngồi toà giải tội trước mỗi thánh lễ hay từ ba giờ đến năm giờ chiều ngày Thứ Sáu. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 7 Cha Dominic còn nhớ ngày Cha đi xưng tội lần đầu khi được mười lăm tuổi. Lúc đó Cha còn là cậu học sinh tên Liêm. Khi bước đến trước cửa phòng giải tôi, Liêm kính cẩn quì xuống, chờ đợi. Có tiếng người từ sau màn che màu đen hỏi: - Con xưng tôi lần cuối cùng là bao giờ? Liêm run run thưa: - Đây là lần đầu tiên con đi xưng tội. Xin cha giúp con xét mình. Tiếng người sau màn che nhỏ nhẹ: - Để cha giúp con. Con cứ thành thật mà trả lời những câu hỏi của cha. Con có thờ phụng một thánh thần nào khác ngoài Đức Chúa Trời ra không? - Dạ. Không. - Con có kính mến bố mẹ con không? - Con không biết, vì con không có bố mẹ - Con có ăn gian, nói dối không? - Dạ. Không. - Con có giết người không? - Chắc chắn là không. - Con có ham muốn vợ chồng người khác không? - Dạ. Cũng không. Nhưng đêm qua con bị xuất tinh ướt cả quần. Con không biết trong khi ngủ con có mơ điều gì xấu xa không. - Con có đọc những sách mà Hội Thánh cấm đọc không? - Con đọc những sách mà các thày giáo bảo con phải đọc. Con cũng đọc những sách khác mà con thích tuy các thày không đòi hỏi con phải đọc. Con không biết sách nào là sách mà Hội Thánh cấm đọc. - Con đã thành thật trả lời những câu hỏi của cha. Cha tha tội cho con nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Thần. Con hãy ra về bình an và đọc năm kinh Lạy Cha và năm kinh Kính Mừng. Liêm đứng lên ra về, lòng tràn trề một niềm hoan hỉ. Liêm cảm thấy Liêm là một con người hoàn toàn mới, trong trắng, thanh khiết, không vướng một chút bụi trần gian, Liêm cảm thấy như mình có thể bay bổng lên không được. Bây giờ thì Cha Dominic là người ngồi sau màn che, lắng nghe những lời xưng tội của các con chiên. Ngồi đây Cha Dominic cảm thấy Hội Thánh La-Mã đã ban cho các linh mục một quyền lực quá lớn lao, được đòi hỏi tất cả các con chiên, từ những người già cả trăm tuổi đến các thiếu nhi vừa chịu phép Thêm Sức, tất cả mọi con chiên - từ những người cao uy quyền thế đến những kẻ vô danh, tiểu tốt - phải đi xưng tội với một linh mục, ít nhất là mỗi năm một lần. Quì trước toà giải tội, người ta thổ lộ ra những bí ẩn đã chôn sâu tận đáy lòng, những bí ẩn mà người ta không dám nói ra với ai, kể cả những người thân yêu nhất như bố, mẹ, anh, chị, em ruột thịt, không hẳn vì người ta mong được lên Thiên Đàng hay sợ sẽ bị đày xuống Địa Ngục mà vì bị lương tâm cắn rứt. Cái lương tâm ở trong mỗi người, ngay cả những người cả đời chưa bao giờ đi nhà thờ hay đi lễ chùa, ngay cả ở những người chưa bao giờ đọc sách về luân thường, đạo lý, làm Cha Dominic tin tưởng rằng Thượng Đế đã đặt sẵn lương tâm đó ở sâu trong tâm hồn mỗi người. Cha Dominic còn nhớ có xem trên TiVi một chuyện xảy ra ở Philadelphia, Pennsylvania. Cảnh sát được tin có một người đàn ông chết, nằm ở góc Đường Walnut và Đường 52. Khi đến nơi, cảnh sát đã khám phá ra là người đàn ông đó có tên là George, một người vô gia cư, sống lăn lóc ở đầu đường, xó chợ quanh khu này mà ai cũng biết. George đã tự vẫn bằng cách lấy dao nhọn đâm vào tim. Có điều lạ là trước khi tự vẫn, George đã cắt đầu ngón tay lấy máu viết lên tường một câu vắn tắt: “I am sorry” (Tôi ân hận). Cảnh sát không hiểu anh ta ân hận về cái gì mà tự vẫn. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 8 Một giờ sau, cảnh sát lại được tin báo có một án mạng cách đó chừng hai dặm. Một người đàn bà tám mươi hai tuổi tên là Jackie Lawson bị đâm chết. Phòng ngủ của bà ấy bị lục lọi tung toé, chứng tỏ đã có kẻ gian vào tìm tòi tiền bạc. Dấu tay còn đẫm máu in trên cửa và lối ra vào cho thấy kẻ giết bà Jackie Lawson chính là George. Những người ở khu đó cho cảnh sát biết bà Jackie Lawson là mẹ nuôi của George trong nhiều năm qua. George ở với bà ấy được ít lâu rồi lại bỏ đi lang thang. Khi khốn khổ quá thì lại mò về xin tiền hay đồ ăn. Lần này chắc là bà Jackie Lawson không có tiền cho hắn nên hắn nổi sùng mà giết bà ấy. Nhưng khi nguôi cơn giận thì George đã hối hận và tự vẫn luôn. Một người như George mà còn biết hối hận thì đủ chứng tỏ rằng anh ta cũng có một lương tâm. Cha Dominic đã thấy có nhiều con chiên đến xưng tội, trút bỏ được những u sầu, ân hận chứa chất trong lòng từ bao lâu, khi được giải tội ra về thì vui tươi, hớn hở, như người chết sống lại. Đây là niềm hân hoan, đây là niềm an ủi nhất cho Cha trong nhiệm vụ một linh mục. Cũng có những con chiên đến xưng tội một cách ngớ ngẩn hay không thực lòng ăn năn. Một thiếu nữ đã xưng tội như thế này: - Thưa cha, con đã phạm tội dâm đãng. Cha Dominic hỏi: - Con phạm tôi dâm đãng như thế nào? - Thưa Cha. Con đi xe đạp, yên xe đè vào cửa mình con và con thấy bị khích động tình dục. Cha Dominic hỏi: - Năm nay con bao nhiêu tuổi? - Năm nay con mười bảy tuổi. Cha Dominic muốn nói “Ở cái tuổi mười bảy mà đôi khi con cảm thấy bị khích động về tình dục thì là chuyện tự nhiên. Nếu con không bao giờ cảm thấy bị khích động về tình dục thì mới là điều lo ngại.” Nhưng Cha chỉ nói vắn tắt: - Cha tha tội cho con nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Con ra về bình an và đọc ba kinh Lạy Cha và ba kinh Kính Mừng. Một lần khác, một bà đến xưng tội nói: - Thưa Cha, con mắc tội gian tham của người. Con đi chợ, mua đồ ăn hết sáu mươi hai đô-la. Con đưa giấy một trăm đô-la mà người bán hàng thối lại cho con tám mươi tám đô-la. Con biết người ta nhầm mà cứ lờ đi. Bây giờ con ân hận quá. Cha Dominic nói - Cha tha tội cho con nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần với điều kiện trong vòng một tuần lễ con phải mang trả lại số tiền dư cho người bán hàng kia. Con ra về bình an và đọc năm kinh Lạy Cha và năm kinh Kính Mừng. Bà kia ra về vẻ mặt buồn thiu. Ngày Thứ Năm trước Lễ Phục Sinh là ngày nhiều người đi xưng tội nhất trong năm. Cha Dominic thấy có đến năm sáu chục người, già, trẻ, lón bé đứng xếp hàng để chờ đến lượt vào xưng tội. Có những người đã xét mình kỹ lưỡng và sửa soạn sẵn những lời để mô tả tội lỗi của mình, Cha Dominic yên lặng nghe và thỉnh thoảng “ừ, ừ” , “à, à” để chứng tỏ Cha đang lắng nghe. Cuối cùng Cha nhắc lại câu thường lệ: - Cha tha tội cho con nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Con ra về bình an và đọc ba kinh Lạy Cha và ba kinh Kính Mừng. Có những con chiên khác vào xưng tội mà nói vòng vo, đầu không ra đầu, cuối không ra cuối, làm Cha Dominic phải hỏi đi, hỏi lại mà vẫn không hiểu. Nhưng Cha không thể mất thì giờ về một người để những người khác phải chờ đợi quá lâu. Cha đành chấm dứt người đó bằng câu thường lệ: - Cha tha tội cho con nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Con ra về bình an và đọc ba kinh Lạy Cha và ba kinh Kính Mừng. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 9 Sau hơn hai giờ ngồi trong toà giải tội, Cha Dominic bắt đầu thấy bồn chồn, mệt mỏi. Cha chỉ mong cho chóng đến người cuối cùng để Cha được về nghỉ ngơi ít phút. Một người đàn bà đến quì trước toà giải tội. Cha Dominic hỏi: - Còn mấy người đứng đợi đàng sau con? Người đàn bà thưa: - Con là người cuối cùng. Cha Dominic thở phào. Cha nói: - Con có thể bắt đầu. Người đàn bà tiếng run run nói: - Con xưng tội lần cuối cùng cách đây hơn hai mươi năm. Con đã phạm tội ngoại tình và tội giết người. Cha Dominic ngồi thẳng mình lên: - Con hãy nói cặn kẽ cho Cha nghe. Người đàn bà sụt sùi nói tiếp: - Ngày ấy con ba mươi sáu tuổi. Con trẻ, đẹp. Con có chồng và bốn đứa con trai. Chồng con làm nghề sửa máy lạnh. Con làm thợ cắt tóc ở tiệm Hair Cuttery. Gia đình chúng con sống sung túc, hạnh phúc ở Thành Phố San Augustine, Texas. Một hôm có một thanh niên đến cắt tóc. Thấy con là anh ấy tỏ lòng say mê, quyến luyến ngay. Anh ấy tên là John Yates, một kỹ sư vừa tốt nghiệp, đang làm với hãng General Electirc, có văn phòng gần tiệm cắt tóc Hair Cuttery. Mỗi lần đến cắt tóc là anh ấy mang quà đến tặng con. Khi thì hộp kẹo sô-cô-la, khi thì cái khăn quàng cổ, khi thì lọ nước hoa. Rồi chúng con yêu nhau vụng trộm, hẹn hò lúc đi ăn trưa. Có những ngày cuối tuần, con nói dối chồng con là con phải đi làm giờ phụ trội, rồi đi chơi với người tình của con. Cho đến một hôm Thứ Bảy, con cũng nói dối chồng con là con đi làm để rồi đi chơi với John ở Busch Garden. Lúc về, đường bị kẹt cứng vì có tai nạn xe hơi. Con sợ hãi biết là bao. Con biết không thấy con về, chồng con sẽ đến tiệm Hair Cuttery tìm con rồi sẽ biết là con đã lừa dối anh ấy. Con sợ anh ấy bắn chết con nên con không dám về nhà. Con vào một motel ở qua đêm để suy tính. John lúc bấy giờ còn ở chung với bố mẹ. Sáng hôm sau thì TiVi loan tin chồng con đã bắn chết mấy đứa con rồi tự tử theo. Con hoảng hốt bỏ trốn lên vùng này vì con sợ bị cảnh sát bắt và bị bà con sỉ vả. Con cũng không có can đảm nào mà về để nhìn thấy cảnh gia đình tan rã do con gây ra. John cũng sợ bị liên luỵ nên không liên lạc với con nữa. Ít lâu sau thì con kiếm được việc làm lau chùi nhà cửa và nấu ăn trong một tu viện của các nữ tu dòng MânCôi cách đây mười hai dặm. Con âm thầm về thăm mộ chồng con và các con con mấy tháng sau đó. Con khóc lóc và quì ở đó cả giờ để khấn vái, xin chồng con và các con con tha thứ cho con. Con nhận ra là một trong số bốn đứa con con, có một đứa thoát chết vì con chỉ thấy có bốn nấm mồ. Suốt hơn hai mươi năm qua, không một ngày nào mà con không nghĩ đến cái thảm cảnh gia đình do con gây ra và đứa con còn sống sót. Nào biết nó lang bạt về đâu, bơ vơ một mình, không một người thân yêu. Cha Dominic thay đổi cách xưng hô, hỏi: - Bà có muốn tìm đến đứa con còn sống sót đó không? Người đàn bà suy nghĩ một giây rồi thưa: - Con có biết nó ở đâu đâu mà tìm. Con cũng không biết nó có muốn gặp lại con không. Làm sao con có thể nói cho nó biết vì tội lỗi của con mà cái gia đình đầm ấm của nó tan tành. Cha Dominic hỏi tiếp: - Vậy bà còn có ước nguyện gì nữa không? Người đàn bà suy nghĩ vài giây rồi nói: - Con chỉ ước sao con tìm được một tấm ảnh gia đình chụp lúc chúng con còn có nhau để con được nhìn lại mặt người chồng suốt đời cặm cụi lo cho gia đình mà con đã phản bội, để con được nhìn thấy mặt những đứa con trai kháu khỉnh mà con đã sô đẩy vào chỗ chết. Cha Dominic, nước mắt chảy ròng ròng, mở cửa toà giải tội, bước ra. Người đàn bà giật bắn Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 10 mình, quay lại, mặt tái xanh. Cha Dominic tiến đến, oà lên khóc, vụng về đưa hai tay để lên vai người đàn bà, nói qua nước mắt: - Mẹ ơi. Con là Liêm, đứa con còn sống sót của mẹ đây. Người đàn bà lùi lại, lắc đầu, không dám tin. Cha Dominic suy nghĩ một giây, rồi đưa tay vào túi áo lấy ra một tấm ảnh, đưa cho người đàn bà: - Đây là tấm ảnh gia đình mà Chú Lân cho con. Mẹ có nhận ra những người trong ảnh này không? Người đàn bà nhìn tấm ảnh, rồi oà lên khóc, chân tay run rẩy, gục xuống chân Cha Dominic: - Lạy Chúa tôi. Vậy Cha thật là Liêm. Cha là,..cha là.. người còn sống sót. Xin Cha, ..xin con tha tội cho mẹ. Cha Dominic cúi xuống nâng người đàn bà đứng lên: - Chuyện đã xảy ra hai mươi năm rồi, khi mẹ còn trẻ người, non dạ, khi mẹ bị quyến rũ. Mẹ đã ăn năn, hối hận suốt hơn hai mươi năm qua. Thế cũng đủ rồi. Con xin Chúa Ba Ngôi tha thứ mọi tội lỗi cho mẹ. Rồi Cha Dominic làm dấu Thánh Giá trên mặt mẹ. Người đàn bà cúi xuống làm dấu Thánh Giá và lẩm bẩm: - Đa tạ ơn Chúa. Người đàn bà nhìn đồng hồ đeo tay, hoảng hốt: - Một Sơ cho mẹ quá giang đến nhà thờ. Sơ hẹn sẽ trở lại đón mẹ. Mẹ phải ra cổng nhà thờ ngay cho kịp giờ của Sơ. Cha Dominic đi cùng người đàn bà ra cổng nhà thờ, vừa đi vừa nói: - Con biết chỗ ở của mẹ rồi. Con sẽ đến tìm mẹ sau. Người đàn bà thấy chiếc xe đậu ngay sát cổng nhà thờ và chạy vội ra. Cha Dominic đứng đó nhìn theo cho đến khi chiếc xe khuất sau cuối phố. ■ Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 11 Khi Ti‰ng Anh NhuÓm Màu ñÎa PhÜÖng ñàm Trung Pháp Mời ăn “rắn trong lỗ” hay sao đây? Từ nhiều năm nay tôi thường có một số sinh viên quốc tế theo học lớp ngữ học giáo dục (educational linguistics) tôi phụ trách tại Texas Woman’s University. Cách nói và viết tiếng Anh khá đặc thù của họ đã kích thích tính tò mò của tôi và thúc đẩy tôi tìm hiểu thêm về những dạng thức khác nhau của tiếng Anh ngày nay trên thế giới. Đôi khi tôi thắc mắc và tự hỏi liệu những người nói tiếng Mỹ “tiêu chuẩn” như quý bạn và tôi có khó khăn gì không khi giao dịch với những người nói tiếng Anh loại này, chẳng hạn trong trường hợp giả dụ rất có thể xảy ra dưới đây? Chúng ta đang dự một buổi tiếp tân tại một khách sạn bên Ấn Độ, quê hương của biết bao thứ mãng xà, và bất chợt nghe vị MC bản xứ dõng dạc nói qua máy vi âm điều gì nghe như thể “Snakes are now in the hole, please serve yourself!” thì chắc chắn chúng ta sẽ chới với. Khiếp thế, cho ăn món gì đây? Hổ mang hoa, rắn đeo kính chăng? Thưa không phải như vậy đâu, may thay! Sự hiểu lầm này xảy ra chỉ vì cách phát âm độc đáo của Anh ngữ Ấn Độ mà thôi. Trong phương ngữ này, người ta giảm bớt đi một số mẫu âm bằng cách “giết hai con chim bằng một hòn đá”, và vì vậy hai chữ “snack” và “snake” chứa đựng hai mẫu âm khác nhau một trời một vực đều được phát âm là “snake.” Hai mẫu âm khác nhau trong chữ “hall” và chữ “hole” cũng cùng chịu chung một số phận ấy, và cùng được phát âm là “hole”! Thứ tiếng Anh này cũng có một số từ vựng độc đáo, như “co-brother” và “co-sister” chẳng hạn, ý nghĩa tương đương với “anh em cột chèo” và “chị em dâu” trong ngôn ngữ chúng ta. Quý bạn nào tôn trọng ngữ pháp tiêu chuẩn trong tiếng Anh, tiếng Mỹ sẽ không khỏi chau mày khi thấy người nói Anh ngữ Ấn Độ sử dụng các “thời” trong động từ theo quy luật riêng lạ kỳ của nó, như trong hai thí dụ điển hình sau đây: “We are here since yesterday” (thay cho We have been here since yesterday) và “They’ve been here 20 years ago” (thay cho We were here 20 years ago). Xin nhớ là những người này rất có học và sử dụng Anh ngữ Ấn Độ tiêu chuẩn đấy! Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 12 Lingua franca hoàn vũ Thực khó mà coi nhẹ vai trò tiếng Anh ngày nay trên thế giới. Tiếng Anh hiện được coi là một “lingua franca” tức là thứ tiếng dùng chung của hằng hà sa số những người không nói cùng một thứ tiếng mẹ đẻ. David Crystal (1996) ước lượng số người sử dụng tiếng Anh trong 3 khối nhân loại tượng trưng bằng 3 vòng tròn đồng tâm lan rộng ra như sau: (1) “Vòng tròn trong cùng” gồm những xứ mà đại đa số dân chúng nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, như Hoa Kỳ, Anh Cát Lợi, Úc Đại Lợi, vân vân, có khoảng từ 320 đến 380 triệu người; (2) “Vòng tròn ngoài” gồm những xứ mà dân chúng sử dụng tiếng Anh từ lâu như Ấn Độ, Tân Gia Ba, Ghana, vân vân, có khoảng từ 150 đến 300 triệu người; và (3) “Vòng tròn lan rộng” gồm những xứ như Trung Hoa, Nga, Việt Nam, vân vân, có khoảng từ 100 triệu đến 1 tỷ người. Như vậy, con số người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ nhỏ hơn con số người dùng nó như một thứ ngôn ngữ thứ hai rất nhiều. Tổng cộng, tối đa có cả thẩy 1 tỷ 680 triệu người hiện dùng tiếng Anh trên thế giới. Đúng như lời tiên đoán vào năm 1780 của Tổng Thống John Adams (1735-1826) rằng tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ được nể vì nhất trên thế giới và sẽ được đọc và nói nhiều nhất hoàn vũ trong những thế kỷ kế tiếp. Hiện tượng bản xứ hóa Hiển nhiên khi tiếng Anh lan tràn đến một nơi xa lạ, nó sẽ không thoát khỏi ảnh hưởng tiếng nói của người địa phương, trong tiến trình bản xứ hóa. Hiện tượng trăm hoa đua nở này đã mang lại nhiều dạng thức khác nhau cho tiếng Anh, đến nỗi ngày nay các nhà nghiên cứu đã dùng số nhiều cho danh từ “English” cho tập thể “the Englishes of the world”! Hai yếu tố thường được chú ý nhiều nhất trong hiện tượng bản xứ hóa là phát âm và từ vựng. Bằng phương cách đối chiếu, các nhà nghiên cứu có thể phát hiện và hệ thống hóa những khác biệt đặc thù giữa tiếng Anh tiêu chuẩn và tiếng Anh bản xứ hóa. Nhưng thế chưa đủ, vì tiến trình này còn phản ánh vài yếu tố sáng tạo khác, như sự giản dị hóa cú pháp hoặc sự sử dụng những phương thức tu từ cá biệt của các ngôn ngữ địa phương liên hệ. Các loại Anh ngữ địa phương hóa (và nay đã qui củ hóa) tại Đông và Tây Phi Châu, Ấn Độ, Tân Gia Ba, Phi Luật Tân, vân vân, đều cho giảm đi con số âm vị (phonemes) của tiếng Anh tiêu chuẩn, bằng cách “sáp nhập” các âm vị tương đối giống nhau (vì chúng ở các vị thế phát âm kế cận) vào làm một. Đáng kể nhất trong khuynh hướng đại đồng này là việc sáp nhập các mẫu âm trong các cặp chữ “eat” và “it”, “pool” và “pull”, “hole” và “hall”; và các tử âm trong các cặp chữ “see” và “she”, “den” và “then”, “tick” và “thick”. Các cặp chữ vừa kể này với phát âm khác biệt trong tiếng Anh tiêu chuẩn nay trở thành đồng âm. Tiếng Anh nói tại Đông Phi Châu (trong các quốc gia Kenya, Tanzania, và Uganda) đã cho sáp nhập hoặc đồng hóa nhiều âm vị Anh ngữ tiêu chuẩn nhất. Tại đây nhiều người còn không phân biệt được cách phát âm hai tử âm trong cặp “lice” và “rice” và cũng cho đồng hóa các tử âm trong ba chữ “sue”, “shoe”, và “chew”, tức là biến cả ba chữ ấy thành đồng âm, với phát âm chung là “sue.” Vị trí của âm tiết nhấn mạnh trong một số chữ cũng thay đổi. Chẳng hạn, tại Tây Phi Châu, người ta nhấn mạnh âm tiết sau cùng của các chữ “congratulate” và “investigate” và âm tiết đầu của chữ “success.” Anh ngữ Ấn Độ hóa biểu hiện một ngữ điệu (intonation) khá lạ tai do ảnh hưởng của tiếng Hindi, khiến cho nhiều người không quen với ngữ điệu này rất khó hiểu Anh ngữ Ấn Độ hóa. David Crystal (1995) có nhắc đến chuyện bà Thủ Tướng Indira Gandhi (một sản phẩm giáo dục của Đại Học Oxford bên Anh Quốc) đã than phiền với Bộ Giáo Dục trong nội các của bà về những “tiêu chuẩn đi xuống” của tiếng Anh tại Ấn Độ, sau khi bà không hiểu nổi lời phát biểu bằng tiếng Anh của người đại diện Ấn Độ tại một hội nghị quốc tế! Từ vựng đương nhiên là một đặc thù của các Anh ngữ địa phương hóa. Nhiều từ ngữ được lấy Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 13 thẳng từ ngôn ngữ địa phương, như “askari” (cảnh sát viên), “chai” (trà), “kibanda” (chợ đen) trong Anh ngữ Đông Phi Châu; “crore” (mười triệu), “durzi” (thợ may), “sahib” (chủ nhân), “gherao” (phản đối một cá nhân bằng cách không cho người ấy ra khỏi văn phòng) trong Anh ngữ Ấn Độ; “koon” (ngủ), “tolong” (giúp), “chope” (dành trước) trong Anh ngữ Tân Gia Ba; và “boondock” (núi), “carabao” (trâu nước) trong Anh ngữ Phi Luật Tân. Những từ vựng địa phương này có được thế giới để ý đến hay không là tùy thuộc vào tầm quan trọng ý nghĩa của chúng. Vì vậy, trong tiếng Anh Nam Phi Châu, “apartheid” (chính sách phân chia chủng tộc tại Cộng Hòa Nam Phi) và “impala” (một loại linh dương tại Nam Phi Châu chạy rất nhanh) đã gia nhập từ vựng trong đại gia đình Anh ngữ, trong khi “dorp” (làng nhỏ) và “bredie” (một món thịt hầm) thì ít người biết đến. Những từ vựng địa phương nào mà đã có những tương đồng trong tiếng Anh tiêu chuẩn thì thường bị bỏ qua, như trường hợp “outwith” (tiếng Anh Tô Cách Lan, tương đương với “outside”) và “godown” (tiếng Anh Ấn Độ, tương đương với “warehouse”). Một số từ vựng Anh ngữ tiêu chuẩn khi địa phương hóa đã thay đổi ý nghĩa, hoặc có thêm ý nghĩa nới rộng, hoặc được canh tân hình thức với ý nghĩa mới, như trong các thí dụ sau đây. Trong Anh ngữ Ấn Độ, colony = residential area, hotel = restaurant / café, police firing = shooting by police, cousin-sister = female cousin, co-brother = wife’s sister’s husband, Eve-teasing = harassment of women, Himalayan blunder = grave mistake. Trong Anh ngữ Tây Phi Châu, balance = change (money returned to a customer), bluff = dress fashionably, hot drink = liquor, hear = understand, take in = become pregnant. Những biến thiên của cú pháp Anh ngữ tiêu chuẩn cũng đáng kể trong các Anh ngữ địa phương hóa. Sau đây là một số kỳ hoa dị thảo nổi bật. Tại Tân Gia Ba, người ta dùng thành ngữ tân lập “use to” (thời hiện tại) để diễn tả một thói quen: “I use to go shopping on Mondays” (thay cho I usually go shopping on Mondays). Nhóm chữ “can or not?” được dùng ở cuối một câu nói để người nghe phải xác nhận hoặc phủ nhận sự chính xác của câu nói đó: “She wants to go, can or not?” Điều này xảy ra tôi đoán là do ảnh hưởng trực tiếp của tiếng Hán, trong đó “năng bất năng?” là nhóm chữ tương đương về ý nghĩa và vị trí với “can or not?” được sử dụng phổ thông. Và người ta cũng dùng chữ “la” (hẳn là do chữ “liễu” trong tiếng Hán mà ra) như một tiểu từ trong câu nói để diễn đạt sự xuề xòa, thân thuộc: “Please la come to the party!” Tiếng Anh bên Ấn Độ sử dụng “isn’t it?” (với nghĩa “phải không?”) cho tất cả mọi câu nói để biến chúng thành các câu hỏi chẳng hạn như các câu “She is going home soon, isn’t it?” và “You did not pass the test, isn’t it?” Và không kém phần sáng tạo, cú pháp tiếng Anh tại Tây Phi Châu cho phép một túc từ (“them” trong thí dụ sau đây) được sử dụng trong một mệnh đề phụ bắt đầu bằng một đại từ quan hệ (“whom” trong thí dụ sau đây), mặc dù túc từ đó không cần thiết: “The guests whom I invited them have arrived.” Phương ngữ này cũng không phân biệt ý nghĩa giữa đại từ phản thân “themselves” và đại từ hỗ tương “each other”, và do đó câu “They like themselves” đồng nghĩa với câu “They like each other.” Tương lai ra sao? Trong lịch sử ngôn ngữ loài người chưa có thứ tiếng nào được sử dụng rộng rãi như tiếng Anh ngày nay trên khắp thế giới. Khó đoán chuyện gì sẽ xảy ra sau này. Hiện giờ có hai vấn đề mâu thuẫn nhau, đó là (1) sứ mệnh truyền thông quốc tế của tiếng Anh và (2) bản sắc riêng biệt của các loại tiếng Anh nhuốm màu địa phương. Sứ mệnh truyền thông quốc tế đòi hỏi yếu tố minh bạch để mọi người cùng hiểu, tức là một tiêu chuẩn chung mà mọi nơi cùng thỏa thuận về cú pháp, từ vựng, chính tả, phát âm, và quy ước sử dụng. Một phương ngữ quốc gia của một ngôn ngữ quốc tế đương nhiên phải có bản sắc đặc thù, cũng trong các lãnh vực cú pháp, từ vựng, chính tả, phát âm, và quy ước sử dụng. Tương lai của tiếng Anh trong cương vị một quốc tế ngữ tùy thuộc vào mức “hòa giải” giữa hai vấn đề mâu thuẫn vừa kể. Một hòa giải đại đồng có thể sẽ dẫn tới sự hình thành của một thứ “Anh ngữ tiêu chuẩn thế giới” Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 14 mà David Crystal (1995) mệnh danh là “World Standard English.” Theo ngữ học gia lẫy lừng danh tiếng này thì một trong ba điều sau đây có thể xảy ra: Một phương ngữ quốc gia “nặng ký” có thể được các tổ chức quốc tế hàng đầu dần dần chấp nhận và trở thành Anh ngữ tiêu chuẩn thế giới. Tiếng Mỹ đã và đang đi những bước dài về hướng này. Các phương ngữ có thể kết hợp dần dần để trở thành một hình dạng mới, không giống bất cứ một phương ngữ hiện tại nào. Một thí dụ là loại tiếng Anh nghe thấy trong các hành lang quyền lực của Âu Châu, mệnh danh “Euro-English.” Một loại Anh ngữ mới tinh có thể được chế tạo, chỉ nhắm vào những yếu tố quan trọng và hữu ích nhất trong truyền thông quốc tế. Một thí dụ là lời đề nghị hồi đầu thập niên 1980 cho phát triển một loại tiếng Anh “hạt nhân” chỉ chứa đựng những yếu tố truyền thông tối cần thiết trong văn phạm và từ vựng mà thôi. ■ Tài liệu tham khảo Crystal, D. (1995). The Cambridge encyclopedia of the English language. Cambridge, England: Cambridge University Press. Crystal, D. (1996). English: The global language. Washington, D.C.: U.S. English Foundation. Kachru, B. (1982). The other tongue: English across cultures. Oxford, England: Pergamon Press. McArthur, T. (2002). The Oxford guide to world English. Oxford, England: Oxford University Press. Trudgill, P., & Hannah, J., (1994). International English. London: Edward Arnold. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 15 RÒng Sóng ViŒt ñàm Giang (Thu thÆp và biên soån) Lời mở đầu Trải qua bao thế kỷ, Rồng luôn luôn biểu tượng cho sức mạnh và huyền bí. Trong huyền thoại từ Âu đến Á, Rồng được miêu tả như một giống linh thiêng có khả năng tạo nên sự sợ hãi, hay thờ phục và kính nể. Trong thời Trung cổ ở Âu châu, Rồng được miêu tả như một linh vật có thể khạc/thổi ra lửa, và rất hung dữ làm mọi người khiếp sợ. Theo huyền thoại Âu châu xuất phát những chuyện truyền kỳ dân giả liên hệ đến Hy lạp và thần thoại vùng Trung đông và từ lâu trước khi có Ki tô giáo, Rồng Tây Âu thường miêu tả có đôi cánh. Rồng cũng có thể có hai chân, bốn chân, nhiều chân hoặc không có chân nào cả. Sau này, Rồng cũng đã từng được miêu tả trong Tân ước với thánh Archangel Michael chiến thắng được quỷ Satan đội lốt rồng đỏ có bẩy đầu và mười sừng. Rồng cũng là một quái vật có cánh đã bị thánh George giết chết theo huyền thoại. Rồng cũng được miêu tả khác nhau và có nhiều giống khác nhau tùy theo nguồn gốc lịch sử: Rồng có sừng được coi là giống mạnh nhất Rồng Trời (The Celestial Dragon) phù trợ Trái đất và che chở các vị thần Rồng Trái đất (The Terrestial Dragon) cai trị địa cầu Rồng Thông Linh ( The Spiritual/ Divine Dragon) kiểm soát gió và mưa Rồng Canh gác kho tàng dưới lòng đất (the Treasure/Underground Dragon) canh gác kim quý, bảo vật Rồng có cánh (The Winged Dragon) Rồng Uốn lượn (The Coiling Dragon) sống trên đại dương Rồng Vàng không có sừng là Rồng thông thái trí tuệ. Trái với truyền thuyết về Rồng từ thời trung cổ ở Âu châu, bên Á châu những huyền thoại về Rồng hoàn toàn khác biệt. Phần dưới đây nói về Rồng phương Đông như Rồng Trung hoa, và vài quốc gia khác như Hàn quốc, Nhật bổn và Việt Nam. Rồng phương Đông Người viết đã có dịp thăm viếng Dư viên, Thượng Hải, Trung Hoa vào năm 2003 và nhớ đến bức tường thành có Rồng chấn giữ. Dư viên là một thắng cảnh nổi tiếng của Thượng Hải (Shanghai). Vườn Dư viên nằm ở Đông bắc khu vực Trung Hoa cũ, đây là một kiến trúc cổ của Thượng Hải. Tài liệu cho biết Dư viên được một vị quan nhà Minh (Ming) tên Phan Vân Đoan (Pan Yundua) cho xây cất từ năm 1559 đến 1578 mới hoàn tất. Phan Vân Đoan xây Dư viên cho thân phụ có nơi vui hưởng tuổi già. Khi gia đình họ Phan sa sút vì chiến tranh, Dư viên trở nên hoang tàn hư hại. Sau một thời gian dài trùng tu, Dư viên được mở cửa cho dân chúng vào xem từ năm 1961. Cấu trúc gồm nội viên và ngoại viên, Dư viên được chia làm sáu khu vực cách biệt nhau bằng năm bức tường. Sáu khu vực trong Dư viên mang tên Đại Thạch (Grand Rockery), Vạn HoaViên (Ten Thousand Flowers Pavillon), Điện Báo Xuân (Hall of Heralding Spring), Nội Viên (Inner Garden), Điện Ngọc Hoa (Hall of Jade Magnificence), và Hồ Sen (Lotus pool). Sáu khu vực phân chia bằng những bức tường rồng. Mỗi bức tường là đầu rồng và một thân rồng lượn suốt dọc theo bức tường. Tất cả Rồng trên bức tường thành này chân đều chỉ có 4 móng. Tục truyền rằng khi mới hoàn tất, chân rồng được khắc có 5 móng, là Rồng của vua chúa (vì chỉ có vua mới được dùng Rồng 5 móng, mặc áo thêu Rồng năm móng; rồng 4 móng và 3 móng được các quan trào theo cấp bậc cao thấp mà mặc). Khi tin này đến tai vua với những lời xì xào rằng bố con nhà Pan Yundua phạm thượng, bất kính với vua, và có mầm phản loạn, và Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 16 vua cho người đến điều tra thì Pan Yundua đã ra lệnh cho chặt bớt đi một ngón trên tất cả các tượng. Tuy nhiên cũng có chuyện khác kể rằng khi dân Trung hoa thấy tượng hoàn tất có bốn móng nên đã đặt ra chuyện trên. Rồng Trung Hoa Rồng tường thành Dư Viên Thượng Hải Á châu ca tụng Rồng như một linh vật huyền thoại đáng kính, rất thông minh và có lòng tốt. Rồng là một biểu tượng gắn liền với văn hóa vùng Đông Á Châu. Người Trung Hoa coi mình như là hậu duệ của Rồng. Rồng được biết đến qua tên Lung (Long) và họ cho rằng Rồng nguyên thủy xuất xứ từ Nội địa Trung quốc. Rồng Hàn quốc Rồng Nhật Bổn Rồng Việt Nam Rồng Trung Hoa đuợc miêu tả là có 36 vẩy lực Âm (Yin) và 81 vẩy lực Dương (Yang). Rồng Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 17 Trung Hoa nguyên thủy có năm móng trên cả bốn tứ chi. Từ thuở nhà Tây Hán (Xi Han) (206 B.C.) Rồng được miêu tả có năm móng và được coi là độc quyền của nhà vua, là biểu tượng cho quyền hành tối cao của vua chúa. Rồng Hàn quốc gọi chung là Yong, gồm ba loại: Yong mạnh nhất bảo vệ trời, Yo không có sừng sống ở ngoài biển cả, và Kyo sống trên núi. Khác với Rồng Trung Hoa, Rồng Hàn quốc chỉ có bốn móng. Rồng Nhật bổn gọi là Tatsu hay Ryu, Rồng Tatsu hay Ryu cũng được coi như là biểu tượng của Hoàng tộc. Rồng của Nhật còn được miêu tả là có thể chuyển mình như rắn, có thể thay đổi vóc dáng lớn nhỏ hay là biến mất (tàng hình được). Rồng Nhật bổn thì chỉ có ba móng. Cách giải thích về sự khác biệt của số móng (ba của Nhật bổn, bốn của Đại hàn hay năm của Trung hoa) tùy thuộc vào huyền thoại truyền tụng của nước họ. Trung hoa thì nói rằng Rồng càng đi xa đất liền của họ thì càng mất móng. Trái lại Nhật bản thì nói rằng Rồng càng xa Nhật thì càng mọc thêm móng. Rồng nói chung bất kể nguồn gốc từ nước nào đều luôn luôn biểu tượng bằng mầu xanh dương, vàng, và những mầu khác như đen, trắng và đỏ. Hình dạng của Rồng cũng khác nhau tùy theo huyền thoại. Rồng có thể mang hình dạng một linh vật đầu ngựa, mắt lạc đà, có gạc như hươu nai, có cổ như rắn, có móng như chim đại bàng, thân có vẩy như cá, bụng mềm như loài nhuyễn thể, lòng bàn chân như hổ, và có đuôi như thiên xà, v.v… Rồng cũng thường được gắn liền với viên ngọc trai. Viên ngọc trai có thề nằm trong hàm Rồng, dưới cầm của Rồng, và đôi khi dưới móng vuốt của Rồng. Viên ngọc trai của Rồng tương trưng cho năng lực huyền bí khiến Rồng có thể biến lên thiên đàng. Ngọc trai cũng tượng trưng cho may mắn và thịnh vượng. Ngọc trai trong hàm Rồng hay dưới cầm Rồng cũng tượng trưng cho quyền lực chi phối mặt trăng, thủy triều, mưa, sấm chớp,cùng chu kỳ sinh, tử và tái sinh. Rồng và Viên Ngọc Trai Chuyện viên Ngọc trai và rồng đuợc kể như sau. Ngày xửa ngày xưa, ở bên Trung quốc, bên bờ sông Mân (Min) phía nam huyện Szechwan có hai mẹ con một người đàn bà sống rất nghèo nàn. Để mưu sinh đứa bé trai phải đi cắt cỏ tươi để bán cho dân làng dùng nuôi súc vật. Vào một mùa hè khô ráo, cậu bé phải đi rất xa nhà để kiếm cỏ xanh, cậu tìm được một vùng không có dấu hiệu bị hạn hán mà cỏ rất xanh và mọc lại rất nhanh không hề có dấu vết cỏ đã bị cắt hôm trước. Thấy phải đi xa quá, cậu bé quyết định bứng luôn cả rễ một mảng cỏ với ý định mang về trồng gần nhà. Dưới mảng cỏ vừa bứng cậu tìm thấy một viên ngọc trai. Cậu mang mảng cỏ về và kể cho mẹ nghe. Bà mẹ rất vui mừng vì con bắt được ngọc quý, nên mang ngọc giấu vào hũ gạo đã gần hết. Sáng ra thì cỏ không mọc mà úa héo chết. Bà mẹ an ủi con trai, nói có thể mang bán ngoc lấy tiền mua gạo, nhưng khi mở hũ gạo thì gạo đầy tới miệng lu. Biết con bắt đuợc ngọc quý, hai mẹ con đặt ngọc vào hũ đựng tiền thì sang ra hũ tràn đầy những đồng xu sáng chói. Hai mẹ con trở nên giàu có, mặc dù họ không nói chi nhưng dân làng đều biết họ có bí mật chi đó. Một ngày có một bọn cướp đến cướp của nhà hai mẹ con. Cậu bé vội bỏ viên ngọc trai vào mồm và nuốt chửng. Viên ngọc vừa vào bụng thì cậu bé thấy nóng như lửa, vội chạy ra sông uống nước. Càng uống càng khát, uống cho đến khi thân hình câu chợt biến thành một con Rồng vẫy vùng trên sông, tạo thành những cồn cát lớn còn tồn tại đến ngày nay. Rổng hay Long tượng trưng cho Hoàng tộc Trung hoa. Rồng được coi như mang phước lành cho dân chúng. Rồng cũng đuợc coi như liên quan mật thiết đến mưa, đến mùa xuân mang lại nguồn sống mới cho nhân loại mà chúng ta thấy được miêu tả qua nhũng bức họa Rồng đang vùng vẫy trên trời cao, đùa với hạt trai cùng sấm chớp. Một tục ngữ của Trung Hoa nói rằng “Rồng ngửng đầu lên cao vào ngày thứ hai của con trăng thứ hai” với giải thích là Rồng cai quản mây mưa sẽ thức giấc sau mùa đông và bắt đầu rắc mưa xuống Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 18 địa cầu. Ngày này được gọi là Ngày Hội Rồng Mùa Xuân. Qua bao thế kỷ Rồng đã và vẫn còn là một phần quan trọng trong văn hóa Trung quốc mặc dù nguồn gốc còn mơ hồ. Gần đây hơn chuyên viên khảo cổ đã tìm thấy chứng cớ di tích rồng ở thung lũng sông Liaohe vùng đông bắc Trung Hoa. Và như thế thì những tượng đồng có hình dạng Rồng khắc khảm khai quật đuợc vào triều đại Shang (1600-1100 B.C.) không chắc đã là những biểu tượng cổ nhất ở Trung Hoa. Những khảo vật tìm thấy gần hơn nữa ở vùng hoang tàn Hongshan tại Niuheliang, Liaoning vào năm 2003 đã được coi là cổ nhất. Vì bộ lạc Hongshan sống ở thung lũng sông Liaohe cả 5 ngàn đến sáu ngàn năm nên khảo cổ viên cho rằng văn hóa rồng đã có từ vùng này ít nhất là năm ngàn năm. Những khảo vật hình rồng tại thung lũng sông Liaohe có thể được sắp thành tám nhóm căn cứ vào thời gian và dạng. Cũ nhất là những dạng đá, trạm nổi, khắc trên gỗ, khảm trên kim loại, đồ gốm màu, đồ sứ đồ sành, điêu khắc ngọc và tranh họa màu. Ngọc rồng tìm được từ thung lũng sông Liaohe được miêu tả như một hỗn hợp của nhiều loại thú vật heo, nai, gấu, chim và rắn. Những biểu tượng hiện đại về Rồng là sản phẩm của hàng ngàn năm đã được các họa sĩ, nghệ sĩ hình dung và sáng tạo ra. Một khám phá quan trọng khác là một tượng rồng làm bằng ngọc có đầu lợn dài 26 cm, và cuộn lại hình chữ C, môi mím, mắt lồi, và có lỗ ở phía sau. Vì người ta cũng tìm thấy nhiều xương lợn chộn lẫn với xác người chết ở Hongshan nên những nhà khảo cổ cho rằng lợn giữ một vị trí quan trọng và là biểu tượng cho thịnh vượng. Thân rồng thì được cho là bắt nguồn từ thằn lằn, cá sấu, hay rắn. Đầu thì từ ngựa hay một động vật có sừng. Rồng Trung hoa được phân loại làm ba nhóm: rồng đầu heo ở vùng Bắc, rồng đầu rắn mình người ở vùng trung tâm, và rồng đầu cá sấu ở vùng phía Đông. Rồng Việt Nam Dân tộc Việt thường tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên nối liền với huyền thoại Âu Cơ -Lạc Long Quân. Rồng Việt nam kể từ thời Văn Lang, Giao Chỉ, Đại Việt với họ Lý họ Trần, rồi triều đại Lê Nguyễn có rất nhiều thay đổi trong các câu chuyện/tranh miêu tả Rồng. Hình ảnh Rồng quen thuộc hiện nay được coi như là hình ảnh Rồng lưu truyền từ thế kỷ thứ 19 sau khi nhà Nguyễn dành Rồng làm độc quyền cho vua chúa và vẽ theo mẫu hình Rồng Trung quốc. Tóm tắt Tóm lại, theo truyền thuyết về Rồng phương Đông thì Rồng là một biểu tượng cho điềm lành và sự khôn ngoan. Trong thần thoại, rồng là một sứ giả giữa người và thần thánh, là sứ giả mang phước lành từ thiên đàng xuống hạ giới. Rồng mang khả năng kỳ diệu kiểm soát được gió mưa. Rồng có thể bay trên không hay lặn ngụp vẫy vùng giữa biển cả. Và hiển nhiên Rồng là biểu tượng cho quyền lực tối cao của một quốc gia như thấy trên áo bào hay các dấu ấn của vua chúa một số quốc gia. Cũng kèm theo ở phía dưới là một số tem được phát hành trong đầu năm 2012 để kỷ niệm năm Rồng (Nhâm Thìn). Tùy theo quốc gia phát hành tem, số móng Rồng có thay đổi, đặc biệt Rồng Thailand không có “chân”. Sóng Việt Đàm Giang 14 January 2012 (hình ảnh thu thập trên Internet) Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Taiwan China Croatia Macau-China Việt Nam USA Anh 19 Firmament Philippine Volume 5, No. 1, April 2012 Singapor Pháp New Zealand 20 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Thailand. New Zealand còn tiếp…. … 21 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 22 Lama DiÍm Âu 1. Khoảng thời gian năm tôi lên tám, lên chín tuổi, lâu lâu vào ngày Chủ Nhật, bố mẹ tôi vẫn hay dắt chị em chúng tôi tới một tiệm sách chuyên bán sách báo của Pháp nằm xế bên hông Vương Cung Thánh Đường Sàigòn. Cái không khí tĩnh lặng, tinh khôi, trong vắt như một ly nước suối trong tiệm sách đó đã luôn luôn là cảm giác rất quyến rũ cho một đứa bé sớm thích mơ mộng như tôi. Tôi nhớ mang máng (và không biết mình có nhớ lầm không), phía trên những kệ sách dài khắp bốn bờ tường là những khung kính hình chữ nhật, nơi những khoanh nắng rất tươi của buổi sáng luôn hối hả luồn vào. Tiệm sách sáng trong, ánh sáng cũng tinh khôi như ly nước suối. Có những hôm, tôi ngồi khoanh chân dưới đất, trong lòng ôm một quyển sách mở toang. Tôi giở nhẹ từng trang giấy, và lúc đó, thầm ước, phải chi có một ông nhà văn nào đó, chẳng hạn như là người đã viết cái quyển sách đang mở toang trong lòng tôi này, tình cờ bước chân vào tiệm sách, tình cờ nhìn thấy tôi với quyển sách của ông... Ông sẽ cúi xuống mỉm cười với tôi, xoa tóc tôi, và sẽ hỏi, bé con, em thích nhất trang nào trong quyển sách của tôi, em có muốn đóng vai con bé con trong đêm khuya khoắt bị sai đi lấy gầu ra giếng kéo nước trong truyện của tôi không? Và tôi sẽ gật đầu, và sẽ trả lời ông rằng, vâng, em thích được đóng vai con bé bị hất hủi ấy lắm, và em sẽ đóng... rất hay! Buồn cười, tôi luôn luôn hay mơ mộng những chuyện lăng nhăng và buồn cười như thế! Và tôi hay mơ mộng lăng nhăng như thế là bởi vì tôi ít khi thích bỏ thời giờ ra ngồi nhá mấy quyển sách Pháp văn mà chúng tôi bị bắt phải đọc trong trường. Thường thường, tôi chỉ đọc đoạn nào tôi thích nhất, rồi tha hồ vẽ ra những bức tranh tưởng tượng trong đầu. Tranh mặc tình nhảy muá uyển chuyển như sóng lụa, tôi cũng mải mê uốn mình bay bổng trên sóng lụa, đợt này tiếp đợt kia, quên tuốt mất những trang còn lại trong cuốn sách cần phải đọc, nên cuối cùng, có nhớ được gì đâu! Lý do là bởi vì tôi yêu tiếng Việt và say mê đọc sách, đọc truyện tiếng Việt hơn cả, nhất là sử Việt, bởi thế, Pháp văn tôi chưa từng bao giờ giỏi ngày nào, vốn liếng chỉ vừa đủ dùng mà thôi! Nhưng thưở ấy, tôi thích đọc, hay xem, truyện hình "Tin-Tin" bằng tiếng Pháp lắm (bởi vì nó nhiều hình, ít chữ!). Và lạ lùng thay, bây giờ, hơn ba mươi mấy năm sau, tôi mới hiểu ra được rằng, chính "Tin-Tin" đã là cái giềng mối sớm nhất và đầu tiên nhất trong đời gợi cho tôi nhớ lại được những quan hệ cội rễ vô cùng mật thiết bắt nguồn từ những... tiền kiếp xa xôi! Buổi trưa hôm ấy, tôi đã ngồi xem "Tin-Tin" trên chiếc giường mà tôi ngủ với bà tôi mỗi tối, vừa xem vừa cười khúc khích. Nhưng chỉ mới đọc được vài trang thì tôi đã khựng lại. Trong tranh, tôi nhớ, có vẽ hình con thú bốn chân trông giống một con lừa. Đó là một con... la ở xứ Peru! Người dẫn đường bản xứ, một anh trai trẻ người Peru đội mũ quấn khăn sặc sỡ, đã cắt nghĩa cho Tin-Tin biết... đây là con "lama" (La-ma), cẩn thận nhé, khi nào nó giận thì nó phun nước miếng đấy! Anh ta phải cắt nghĩa như vậy vì con lừa mất lịch sự ấy vừa mới phun xong nước miếng vào mặt ông già thuyền trưởng đang đứng sớ rớ ngay đó không thương xót. Ít phút trước đó, nó đã bị ông ta chọc ghẹo! Cuối cùng, trước khi quay lưng bỏ đi, hình như ông bạn già lẩm cẩm này của Tin-Tin đã vùng vằng la lên mắng nó,đại khái..."đồ con la-ma". Tôi đọc đến đây thì... khựng lại. Tôi còn nhớ như in cái cảm giác ngỡ ngàng, tột cùng ngỡ ngàng trong lòng vào giây phút ấy! Ba mươi mấy năm sau, mà cái cảm giác ngỡ ngàng vẫn còn hiện rõ như một vết cắt ngọt sớt trên mảnh da non khi hồi nhớ lại. Tôi đã ngồi thừ rất lâu, cố moi móc trong đầu ra xem tại sao con lừa ngu ngốc và kém lịch sự này lại có tên là con La-ma như vậy. Lúc ấy, tôi đã Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 23 lý luận rất đơn sơ rằng, đây là con lừa, không phải con... La-ma, và nếu hỏi tôi tại sao tôi quả quyết như thế thì tôi không trả lời được. Đơn giản lắm, tôi nghĩ, La-ma là... La-ma, là tiếng gọi một… cái gì khác, nhưng nhất quyết, không phải tiếng để gọi con lừa! Cái cảm giác ngỡ ngàng và khó chịu đã đeo theo tôi suốt buổi, cho đến tối. Ăn cơm xong, tôi lấy quyển sách truyện hình ra đưa cho bố tôi xem. Tôi chỉ tay vào hình con lừa xứ Peru và hỏi bố tôi rằng, "tại sao" người ta lại gọi con lừa này là con La-ma vậy hở Bố? Lúc hỏi câu hỏi ấy xong, tôi chỉ mong chờ thấy bố tôi nhíu mày lại, hay cũng kêu lên một tiếng gì đó biểu lộ sự ngạc nhiên chẳng hạn. Nhưng ông không ngạc nhiên, và cũng chẳng nhíu mày. Ông đã trả lời hết sức hồn nhiên và điềm đạm, đâu có gì "tại sao" đâu con, đây là một con lừa, nhưng người dân Peru gọi nó là con "Llama" (La-ma), tiếng đó cũng có nghĩa giống như là con lừa, giống như tiếng Pháp người ta gọi con lừa là "l'âne" (đọc âm là 'lan', chú thích của người viết). Tôi đã im mất một lúc lâu sau đó. Rồi tôi ngớ ngẩn nhắc lại cái lý luận rất đơn sơ và cũng rất ngớ ngẩn của mình... Tôi nói một cách cương quyết: - Bố ơi Bố, nhưng mà La-ma không phải là con lừa! La-ma là tiếng để gọi... cái gì khác! Bố tôi hỏi tôi: − Vậy thì con nghĩ đó là tiếng gọi... cái gì? Tôi lắc đầu: - Con không biết. Bố không biết thật hay sao Bố? Bố tôi cũng lắc đầu. Và câu chuyện buổi tối của hai bố con tôi chấm dứt ở đó! Qua hôm sau, tôi hỏi mẹ tôi, rồi hỏi bà ngoại tôi, cùng một câu hỏi ấy. Qua hôm sau nữa, tôi đem sách truyện ra chỉ cả cho hai chị giúp việc trong nhà tôi xem, và cũng hỏi cùng một câu hỏi ấy. Tôi vào lớp học, chờ đúng lúc (hay không hẳn là... đúng lúc), giơ tay lên hỏi cô giáo, hỏi Soeur giám thị, hỏi luôn mấy con bé bạn thân nhất của tôi, rằng "La-ma" có phải "đúng" là tiếng gọi một con lừa không, rồi vội vàng lập lại điều tôi quả quyết, rằng con lừa "không thể" là... "La-ma" được! Lẽ dĩ nhiên, mỗi người trả lời tôi hoặc góp ý với tôi một cách khác, tùy theo trình độ hiểu biết của từng người, nhưng chẳng có một ai nói lên điều tôi mong mỏi cả! Ba mươi mấy năm sau, khi ngồi viết lại những giòng này, tôi thấy trong lòng một niềm vui nhẹ nhàng như hương trà buổi sớm, khói mỏng manh quyện lên cao, dấy lên những cánh cung tròn lơ lửng. Không biết bám vào đâu, mà cũng chẳng bám vào đâu. Ôi, con La-ma của tôi! Tôi thấy tôi thật buồn cười, và... ngây thơ không kém gì cái cậu-bé-tác-giả St. Exupéry của truyện Hoàng-Tử-Bé! Cũng gần gần, đâu đó! Lên sáu tuổi, cậu vẽ bức tranh một con trăn quấn mồi, nuốt tuột con mồi vào bụng. No nê, bụng trăn căng phình lên, to như cái trống với một cái lõm lún xuống ngay giữa bụng. Câụ đem bức hình đi khoe với mọi người, gặp người quen người lạ nào cậu cũng hỏi, có biết em vẽ cái gì đây không? Ai cũng trả lời cậu, đây là cái mũ, em vẽ cái mũ, phải không? Cậu lắc đầu, trong lòng buồn bã. Không, đây là con trăn nuốt mồi, bụng nó căng cứng, phình to lên đó! Mọi người nhìn cậu trố mắt, chẳng biết phải nói năng gì. Rồi cậu thôi, không vẽ nữa, chẳng buồn vẽ nữa. Cậu bỏ mộng làm họa sĩ vì cái kinh nghiệm vẽ vời không được mấy vừa ý của những ngày bé thơ. Cho đến khi cậu trở thành một người đàn ông, điềm nhiên, chững chạc. Người đàn ông quên mất chuyện con trăn-cái mũ và giấc mộng vẽ vời, say mê học lái máy bay, trở thành một phi công tài giỏi. Người phi công đó đã được gặp Hoàng-Tử-Bé trong một hoàn cảnh cực kỳ lạ lẫm, không thể ngờ trước được, và ông bắt đầu vẽ trở lại, vì người bạn tí hon của ông, là người cũng có thể nhìn thấy được con mồi trong bụng chú trăn tham ăn. Mà còn hơn thế nữa, bạn ông còn thấy được cả con cừu con hiền lành ngơ ngác trong bức hình ông vẽ một chiếc hộp kín bưng nữa kìa! Hỏi mãi về La-ma không xong, tôi cũng đành... thôi không hỏi nữa. Nhưng cái cảm giác lấn cấn cứ còn nguyên vẹn trong lòng. Như một hạt cát mỏng kẹt đâu đó trong chiếc giầy đang mang vừa chân. Cho đến năm cả gia đình chúng tôi chạy tỵ nạn sang Hoa Kỳ, hạt cát mỏng lâu lâu vẫn làm chân tôi ngưa ngứa, chỉ vừa đủ ngưa ngứa thôi chứ không còn ngỡ ngàng, khó chịu như buổi đầu tiên. Tôi vào Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 24 lớp Bảy, ghi tên đủ hết cả các môn học, kể cả Pháp văn. Khi bắt đầu quen thân với bà giáo dạy Pháp văn hơn, tôi lại tự động đem câu hỏi cũ ra nhào nắn. Mười ba tuổi, khôn ngoan hơn một chút, tôi biết đặt vấn đề một cách dè dặt hơn, và không cả quyết điều gì nữa hết. Tôi hỏi, thưa Bà, tôi đọc thấy trong truyện người ta viết con lừa bên Peru họ gọi là con Llama (La-ma), như thế có đúng không ạ? Có phải đúng là có một giống vật giống con lừa gọi là con... Llama không thưa Bà? Lẽ dĩ nhiên, bà giáo Pháp văn vui vẻ gật đầu! Tôi liền vào thư viện trong trường, tìm sách về... Peru để đọc, và lục tự điển tìm chữ "Llama" để tra! Đó là vào khoảng năm 75, 76. Hơn hai mươi lăm, hai mươi sáu năm trước, hoặc là sách giáo khoa và tự điển ở Hoa Kỳ vẫn còn thiếu sót nhiều lắm, tầm nhìn của soạn giả thu hẹp trong văn hoá và địa lý của Mỹ Châu và Âu Châu, hoặc là vì nhân duyên chưa đủ nên tôi tra không đúng được một quyển tự điển có tầm nhìn bao quát hơn cũng không biết chừng... Dù sao đi nữa, điều gì tôi tìm thấy trong sách hay trong tự điển vào thời gian đó cũng đều công nhận những câu trà lời tôi đã đuợc nghe từ bao lâu nay. Tôi bỏ cuộc, không đi tìm La-ma (mà-không-phải-là-con-lừa-xứ-Peru) nữa! Tôi lớn lên, trở thành một cô gái dậy thì, thích mơ mộng, biết yêu rất sớm, rồi trở thành vợ, thành mẹ, và sống êm đềm trong cái tổ chim ấm áp có lót những cọng rơm hiu hiu vàng còn thơm nức hương mùa xuân. Tôi học vẽ, rồi bỏ vẽ. Mon men viết văn, rồi bỏ viết văn. Làm kiến trúc, rồi bỏ kiến trúc. Theo Kháng Chiến, bỏ Kháng Chiến. Học Hán văn, bỏ Hán văn. Say mê sách thiền, rồi bỏ cả sách thiền. Chuyện gì tôi cũng làm nửa chừng, dang dở. Nhưng tôi không thấy tiếc nuối hay khó chịu với những cái dang dở của tôi. Buồn cười thế đấy! Lúc nào cũng có những chuyện "mới mẻ" khác đang chờ, những cánh buồm no căng mới đang chực giong ra khơi. Lâu lâu, rảnh rang một chút, tôi lại ngồi lan man nghĩ đến con... La-ma của tôi! Rồi tôi nghiệm thấy rằng, hình như chỉ có mỗi mình câu chuyện dang dở này là vẫn còn làm tôi băn khoăn, khó chịu mỗi khi nhớ đến, có lạ lùng chưa! 2. Và cứ thế, mãi sau này, cho đến ngày hôm nay (và biết đâu... sau hơn nữa), truyện trẻ thơ luôn luôn trởthành những đầu mối tháo gỡ được những gút mắc trong tôi. Lạ thật! Như con lừa kém lịch sự trong một quyển truyện bằng tranh! Khoảng giữa năm 1990, khi chúng tôi có ý định thụ thai để mang vào đời những hạt giống mới, chồng tôi mua về làm quà cho tôi một quyển truyện bằng tranh rất dễ thương (chắc chắn là dễ thương gấp bội phần truyện bằng tranh của Tin-Tin và con lừa kém lịch sự). Quyển truyện mang tên, Những Rặng Núi Ở Tây-Tạng, trong đó có những bức họa màu sắc tươi vui, nét vẽ đơn sơ mềm mại. Chồng tôi viết, "để em-bé-Mẹ đọc cho em-bé-Con nghe"... Anh biết vốn dĩ tôi cũng vẫn còn ưa thích truyện trẻ con lắm. Tôi luôn luôn tìm thấy trong đó những khám phá mới mẻ, nhẹ nhàng nhưng lại rất... vằng vặc. Cũng có thể, tôi nghĩ, truyện trẻ con vừa giống như là nắng đầu ngày, vừa giống cả bờ hồ phản ảnh ánh trăng vào đêm. Người ta thức dậy buổi sáng, ngắm ánh nắng ban mai chan hòa, rồi hấp tấp vội vàng đến sở. Quên lửng mất đi. Khuya về, tình cờ bắt gặp mảnh trăng lung linh trên nước, có thể người ta sẽ nhớ đến nắng sớm mai, mà cũng có thể... sẽ không hề nhớ đến. Nhưng không có nắng đó, thì làm gì có được trăng đó? Thi sĩ hay làm thơ ca tụng ánh trăng non, trăng ngà, mà quên mất bầu mặt trời vòi vọi. Bởi thế tôi vẫn thường hay nghĩ đến những quyển sách truyện bé thơ như những luồng sáng non, mà về đêm, nếu để lòng lắng xuống một chút, chúng ta cũng có thể bắt gặp được luồng sáng non đó trên một chiếc tô ngà, chiếc tô trăng tròn xoe, nạm vàng, đang nhởn nhơ dầm mình trong nước mát. Quà tặng của chồng tôi là một quyển truyện kể về cuộc đời tầm thường, đơn sơ của một ông lão tiều phu người Tây-Tạng. Tôi đã từng dịch quyển truyện trẻ con này ra, và đã đăng báo trong một truyện ngắn tôi viết tặng cho con trai đầu lòng. Ông lão tiều phu sinh ra và lớn lên trên những rặng núi trắng tuyết ở xứ Tây-Tạng. Từ ngày còn là một chú bé, ông đã rất mê thả diều. Những khi đứng thả Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 25 diều, chú bé cũng thường thả hồn mình bay xa, bay vượt qua khỏi những rặng núi cao bao bọc quanh ngôi làng chú ở. Chú mơ ước có ngày sẽ được đi du lịch đến những xứ sở khác, viếng thăm những nơi chốn xa xôi khác. Chú bé lớn hơn nữa, trở hành một người đàn ông, lấy vợ, có con, sống an bình cho đến ngày chú trở thành một ông lão. Đến khi ông lão ra đi khỏi cuộc đời này, ông chưa hề một lần bước chân ra khỏi ngôi làng nơi ông đã sinh ra. Bây giờ đã đến lúc ông phải chạm mặt với cái chết và chạm mặt với những chọn lựa khác nhau trong giai đoạn chuyển tiếp sau khi chết. Bao nhiêu những hình ảnh, âm thanh và ánh sáng liên tục hiện ra, rầm rập, ào ào. Xuất hiện trước mắt ông, bao nhiêu là những kỳ quang của vũ trụ, những đền đài tráng lệ, thành phố nguy nga, những khu rừng nhiệt đới, những dải biển biếc xanh, những nơi ông mơ ước được đi thăm nhưng chưa bao giờ đuợc đặt chân đến. Ông còn thấy nào chim bay, nào cá lội, từng đoàn thú vật diễn hành tuần tự qua trước mặt ông. Chỉ suýt chút nữa thôi là ông đã quyết định để đầu thai làm một con chim hải âu đang lượn cánh bay tuyệt đẹp, nhưng vô tình ông cũng nhìn thấy một đứa bé đang đứng thả diều ngay phía dưới, trên bãi cát mịn màng, tiếng cười của nó lắc rắc như thủy tinh trong suốt, bay cao. Ông nhớ đến những cánh diều ngũ sắc sặc sỡ của ông ngày còn thơ... Thế là ông đổi ý, muốn đuợc làm người thay vì làm chim. Rồi bỗng nhiên ông lại nhìn thấy một vùng núi cao không hiểu sao quen thuộc lắm, gợi trong lòng ông nhiều nỗi rưng rưng. Ông thấy thêm rất nhiều những ông bố và những bà mẹ trẻ đang dang tay ra mời gọi ông hãy đến làm con của họ. Ông nghĩ, tôi muốn trở lại nơi vùng núi cao đó, làm con của một ông bố có vòng tay bao bọc, và của một bà mẹ có nụ cười êm ái sưởi ấm lòng tôi. Nhưng trước kia tôi đã từng làm con trai, giờ đây, tôi muốn được đầu thai làm con gái, để xem làm con gái sẽ ra thế nào. Và bức tranh minh hoạ cuối cùng trong sách vẽ hình một cô bé gái thắt bím, mặc áo mang ủng sặc sỡ, đang thả bay con diều ngũ sắc trên một rặng núi cao. Cô bé con người Tây-Tạng, chào đời trên một rặng núi tuyết, mê thả diều không kém gì ông lão tiều phu năm xưa! Ở trang sau chót của quyển truyện, tôi tìm thấy có ghi mấy giòng giới thiệu tác giả Mordicai Gerstein, nhà văn chuyên viết truyện nhi đồng, người đã từng đoạt được một số giải thưởng cao quý trong lãnh vực văn chương thiếu nhi. Trong mấy câu giới thiệu ngắn ngủi trên, có kèm theo một giòng, chỉ một giòng, còn... ngắn ngủi hơn thế nữa!. Chỉ một giòng thôi, mà lại chính là cái chìa khóa rất khéo, rất tinh xảo, mở hé ra khung cửa quá khứ trong tôi. Chỉ một giòng đó, như sau... "Tác giả cảm hứng câu chuyện thiếu nhi này sau khi đuợc đọc quyển Tử-Thư Tây-Tạng. “Tử -Thư Tây-Tạng" Cho đến giờ phút ấy, tôi chưa bao giờ nghe đến cả! Sách dành cho người chết? Sách viết về cõi chết? Về cái chết? Tôi đứng vụt dậy khỏi chiếc ghế mây đang ngồi trong căn phòng ngập ánh sáng, một phòng sách nhỏ, với một ô cửa kính rộng đối diện hướng Nam - căn phòng có nhiều ánh sáng nhất trong một căn nhà thiếu ánh sáng. Phòng nào trong nhà cũng tối, ngoại trừ căn phòng sách của chúng tôi! Trong cõi sáng tầm thường bình dị của căn phòng sách nhỏ, tôi đã tình cờ bắt được sợi dây-mối dẫn dắt tôi lần mò tìm về lại với một cõi ánh sáng khác, một cõi bao la không thể nghĩ bàn! Nhưng... phải mãi đến tận sau này, tôi mới hiểu ra được điều đó! Tôi rời khỏi chiếc ghế đang ngồi, đi tìm chồng tôi để hỏi xem anh có biết Tử -Thư Tây-Tạng là gì không? Anh có bao giờ đọc nó chưa? Tôi tin là anh sẽ biết vì vốn liếng về văn hoá và lịch sử thế giới của anh rất dồi dào. Chúng tôi hay đùa với nhau rằng, lẽ ra anh phải nên làm một nhà ngoại giao quốc tế, để có thể sử dụng khả năng giao thiệp và vốn liếng ngôn ngữ, văn hoá, lịch sử thế giới của mình, thay vì làm một kỹ sư vi tính, và theo đuổi một công việc không mấy hứng thú đối với anh! Tử -Thư Tây-Tạng? Anh bảo anh có nghe nói đến, anh chưa đọc nó bao giờ, và anh thêm rằng không phải chỉ người Tây-Tạng mà người Ai-Cập cũng có một quyển sách viết riêng cho người chết, gọi là Tử-Thư Ai-Cập, quyển đó thì anh nhớ mang máng là đã có xem qua một lần. Tôi ôm câu trả lời của chồng tôi và ôm hình bóng quyển kinh chưa một lần giáp mặt vào lòng, như ôm một chiếc gối lông ngỗng. Chiếc gối mềm, êm, chỉ mới lần đầu chạm tay vào thôi mà không hiểu sao đã thấy có nhiều hơi hướm thơm tho, quen thuộc. Tôi gối đầu trên chiếc gối ấy, ngủ những Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 26 giấc ngủ mơ màng. Khi thức dậy, khi làm công việc hằng ngày, khi bận rộn chăm lo cho con, khi đi chợ, mua sắm bó rau, chiếc bánh, trong lòng rất nhiều lúc thấy nhơ nhớ chiếc gối êm, thèm được ngã đầu lên đó! Khi ấy, tôi chẳng có một khái niệm gì rõ rệt về Tây-Tạng cả. Tôi không biết là Tây-Tạng đã bị Trung Cộng chiếm đóng từ năm 1959. Tây-Tạng mất chủ quyền, bị buộc phải sát nhập vào lãnh thổ của Trung-quốc. Hằng ngàn tu viện bị phá hủy và kinh sách đã bị đốt ra tro. Hằng chục ngàn tu sĩ phải sa vào vòng tù ngục, bị giết hại, bị tra tấn. Ở một quốc gia mà một phần tư dân số là tu sĩ Phật giáo sống hiền hoà trong tu viện, thì chắc chắn, vũ khí của quốc gia ấy không phải là súng đạn và bạo lực để có thể chống đỡ lại với bạo lực xâm lăng của một cường quốc như Trung Hoa. Khi ấy, tôi hoàn toàn không biết gì về những chuyện này, mãi cho đến về sau... Một hôm, chúng tôi có dịp đi ra biển Laguna Beach, đó là một vùng biển rất thơ mộng ở miền Nam tiểu bang California, Hoa Kỳ. Phố chính của biển Laguna có những tiệm bán tranh và sản phẩm tiểu công nghệ tuyệt đẹp. Nghệ sĩ , hoạ sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, lãng tử... lang thang khắp nơi, góc đường nào cũng có. Phố chính nằm giáp lưng vào một rặng núi sững, rậm xanh. Có núi chở che, nên thành phố mang nét vững vàng, yên ổn. Từ phố chính, người ta có thể nhìn băng qua con lộ hẹp, băng qua một công viên có bãi cỏ mượt, băng qua vùng cát óng, nhìn suốt ra đến tận dải nước sẫm màu ngọc bích của Thái Bình Dương. Thành phố nghệ sĩ này, lãng mạn đến độ có thể biến thành một... cuộn phim tình đen trắng, vừa cổ kính, vừa tân thời, có lúc ồn ào mời mọc, có lúc im lắng mà như chỉ muốn gào lên những tiếng sóng lòng mênh mang! Vợ chồng chúng tôi hay rủ nhau, dắt nhau ra thành phố ven biển này vào bất kể lúc nào, có khi còn thuê phòng trọ ngủ lại qua đêm (cho dù chúng tôi chỉ ở cách đó chưa đầy 15 dặm). Chỉ để sáng hôm sau được thức dậy trong... cuộn phim tình đen trắng! Ở đó còn có một tiệm sách mà chúng tôi yêu thích lắm, mang tên Farenheit 451. Đó là tên một quyển truyện khoa học giả tưởng viết về những kẻ thù ghét văn chương (một loại Tần Thủy Hoàng thời đại). Họ đã đi lùng tìm đốt sạch ra tro hết tất cả sách vở khiến thức nhân loại, nhưng cuối cùng, đành bó tay trước lòng can đảm tột cùng của những người một lòng yêu quý sách, chịu hy sinh tất cả để cho văn chương kiến thức được trường tồn. Và cũng chính trong cái tiệm sách Farenheit 451 mà tôi đã tìm thấy ra được tập Tử-Thư TâyTạng lần đầu tiên! Một điều tôi không bao giờ ngờ đến... Cái thành phố làm bối cảnh đóng phim tình đã đem trả về cho tôi tập kinh viết về sự chết và cái chết, về âm thanh và ánh sáng, của một cõi bao la không thể nghĩ bàn. Đó là bản dịch bằng Anh-Ngữ của ông Walter Y. Evans-Wentz, giáo sư đại học Oxford tại Anh quốc. Bản dịch này được phát hành lần đầu vào năm 1927. Thật ra, đây là một công trình nhuận biên của giáo sư Evans-Wentz khởi đầu từ tài liệu được cung cấp bởi một số người Tây-Tạng trong đó có ông Kazi Dawa Samdup. Ông Kazi Dawa Samdup đã từng là thông dịch viên cho chính quyền Anhquốc ở tiểu quốc Sikkim cũng như cho tòa lãnh sự của Tây-Tạng tại Ấn-quốc. Ông còn là thầy dạy ngôn ngữ và thông dịch viên riêng của bà Alexandra David-Neel trong thời gian bà trú ngụ tại xứ Sikkim. Đó là người đàn bà đầu tiên đã khởi đầu những cuộc thám hiểm Xứ Tuyết Tây-Tạng, một người đàn bà can đảm và phi thường. Ông Kazi Dawa Samdup mất đi vào năm 1922, khoảng 5 năm trước khi bản dịch Tử-Thư Tây-Tạng đầu tiên được giáo sư Evans-Wentz cho xuất bản, gây ra nhiều tranh luận sôi nổi ngay trong vuơng triều Anh-quốc và trong giới trí thức khoa bảng tại Luân-Đôn thời bấy giờ. Buổi tối trở về phòng trọ ven biển, tôi nằm nhẩn nha đọc quyển Tử-Thư của Evans-Wentz bên cạnh chồng và chỉ chừng chưa đầy một chục trang sau đó, tôi đã cảm thấy một nỗi thất vọng tràn dâng. Chưng hửng! Chiếc gối lông ngỗng mà tôi hằng ao ước và mơ tưởng sao không giống một chiếc gối lông ngỗng chút nào, nó nặng nề, trì trì như một tảng đá. Tôi không thể phủ nhận công trình đồ sộ cũng như hông thể phủ nhận sự dốc tâm dốc lòng của giáo sư Evans-Wentz, nhưng phải vất vả lắm, tôi mới có thể bắt ý và đoán mù mờ được về những điều ông đã nhuận dịch. Văn phong của ông là văn phong Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 27 của thời đại..., nó cứng ngắc, thuần lý, thấm nhuần rất nhiều tư tưởng bác học và triết học Tây Phương, kể cả thần-học (theology). Dùng văn phong đó một cách cứng ngắc để giảng dịch về Phật pháp và về những điều rất trừu tượng không hiện diện trong ngôn ngữ bình thường hằng ngày, thật là một việc làm khó khăn cùng tột. Tôi gấp sách lại, còn nhớ rõ cảm giác hụt hẫng và chán nản như chiếc lưới mỏng giăng quanh quấn lấy người mình. Cảm giác từa tựa giống hai con mắt đang chau mày nhìn vào hai con mắt khác của mình (cũng đang chau mày) trong gương! Tự hỏi, rồi tự trả lời. Sao mình lại tệ đến mức này, sao chẳng thể nào thật sự nắm bắt được cái gì hết cả? Sáng ra, tôi nói với chồng tôi, đây là một quyển kinh đọc bên linh sàng người chết, tả cho họ biết họ sẽ thấy những gì sau khi chết, lại có đầy đủ từng chi tiết hướng dẫn hương linh người chết phải làm gì, nghĩ gì, hành động như thế nào trong 49 ngày sau khi chết. Đại khái là như vậy, nhưng đọc nhức đầu lắm, hết vị Thần này hiện ra đến vị Thần kia hiện đến, càng đọc càng thấy rối mù, chẳng thể ghi nhớ lại được gì trong đầu hết! Chồng tôi... xoa đầu tôi, anh có thói quen nựng vợ lạ lùng như thế, rồi anh bảo đùa với tôi là, mai mốt khi nào cưng lớn lên thêm chút nữa thì đến lúc đó cưng sẽ hiểu được nhiều hơn. Năm đó, tôi đúng ba mươi tuổi, không lớn rồi thì là gì? Đợi lớn lên thêm nữa thì biết đợi đến bao giờ, đợi đến... già ư? Người trẻ thường chẳng bao giờ quan tâm đến cái chết. Đó là đề tài muôn thuở của người già khi người già đến tuổi biết rằng cái chết sẽ là chiếc trạm ngưng nghỉ cuối cùng trong đời mình, nơi bao vạn ức người trước đã đi qua, và bao vạn ức người sau sẽ phải tìm đến. Tôi bắt đầu đặt câu hỏi về cái trạm xe cuối cùng đó cũng vào khoảng năm lên tám lên chín tuổi, khi ngồi bên thềm nhà xem Bà tôi làm lễ hoá vàng, tụng kinh hoá độ. Câu hỏi không phải "chết là gì", cũng không phải "chết sẽ ra sao". Không triết lý sâu xa, hiện thực, hay... không hiện thực! Câu hỏi của một đứa bé con, khi ấy, chỉ đơn giản là... không biết mình sẽ nhớ đến ai nhiều nhất, nhớ đến cái gì nhiều nhất khi mình chết, bỏ lại sau lưng không biết bao nhiêu là kỷ niệm tươi hồng, búp bê, sách truyện, bố mẹ, bà ngoại, em trai, cô giáo, chiếc gối mềm chưa từng một ngày xa rời, những hạt mưa lăn tăn như hạt ngọc... Mấy câu hỏi buồn cười ấy, vậy mà, hoá ra, cuối cùng, lại là những câu nên hỏi! Điều này, mấy chục năm sau, tôi mới thấu hiểu được, mù mờ như sương nhàn nhạt khi tôi bắt đầu đọc sách dịch TửThư lần đầu. Và cứ dần dần sáng lên ánh trời quang đãng trong những lần nghiền ngẫm Tử-Thư sau này qua tay những người dịch khác, sau ông Evans-Wentz. Tôi hiểu ra được rằng chính những gì mình nghĩ đến, nhớ đến, ước ao đến trong trạng thái giao chuyển sau khi chết, những cảm giác đó, những hình tượng đó, những mong tưởng đó sẽ chính là chiếc bè đưa tôi qua sông, đến bến. Mà bến sông, trong hay đục, thấp hay cao, an lành hay sóng gió, cũng tùy thuộc rất nhiều vào đó, vào những cảm giác, những hình tượng, những mong tưởng dùng làm chiếc bè đưa tôi ra đi khỏi cuộc đời này. Những điều vừa kể trên, tưởng rất đơn sơ mà thật ra là thăm thẳm sâu không trông thấy đáy, trân châu ngọc quý cũng chẳng thể sánh bằng, như một mảnh ván gỗ già nua bỗng biến thành chiếc phao cứu người trên biển cả. Tôi sẽ viết thêm sau về những điều này trong những chương sắp tới, những khám phá lẽ dĩ nhiên không phải của tôi, về cái cõi sáng không thể nghĩ bàn của giai đoạn giao chuyển sau khi chết. Rời phòng trọ ven biển, tôi đem bản dịch quyển Tử -Thư của ông Evans-Wentz về nhà, cất lên kệ, lâu lâu vẫn nhớ đến nó, nhưng chẳng bao giờ có can đảm đọc lại một cách nghiêm chỉnh cho tới nơi tới chốn. Một đôi khi, tôi lấy nó xuống, ngồi ngắm nghía cái bìa màu đen tuyền có vẽ hình một ngọn lửa cháy đỏ rực, lật lật vài trang ra xem, nhìn chữ mà như không thấy chữ, mân mê, ngẫm nghĩ một hồi rồi lại cất nó trở lại lên trên kệ. Khoảng thời gian ấy, con trai đầu lòng của chúng tôi sắp sửa tròn hai tuổi. Chúng tôi rời căn nhà nhiều bóng tối hơn ánh sáng ở Irvine, dọn đến một căn nhà mới rất xinh xắn lưng đồi Laguna Niguel, gần vịnh Dana thuộc phía Nam Cali. Hoàn toàn khác hẳn! Căn nhà mới là một cõi sáng mênh mông! Ánh nắng hồng và tươi rói luôn luôn tràn vào những khung cửa kính lớn, từ sớm tinh mơ cho đến ráng chiều, không ngưng một phút. Lâu lâu chúng tôi có muốn đi... trốn nắng một chút cũng chẳng thể được - chẳng biết trốn vào đâu được trong căn nhà đó! Đó là một căn-nhà-mặt-trời ! Sau nhà là một triền đồi Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 28 thoai thoải, mởn xanh. Mùa xuân hoa vàng mọc tràn lan nhiều như... bươm bướm, từng đàn từng đàn hớn hở đuổi bắt nhau trên mảng đồi non! Tôi nghỉ làm ở nhà từ ngày mang thai con đầu lòng, chưa bao giờ ở trong một căn nhà đem đến cho tôi nhiều niềm vui mới toanh, nhẹ nhàng như thế. Hằng ngày, tôi lái xe xuống vịnh, dẫn con đi dạo bộ hoặc cho con chơi cát, hai mẹ con cũng vẫn thường hay ném bánh vụn cho chim hải âu ăn. Cuối tuần, ba bố mẹ con dẫn nhau ra vịnh, ngồi ngắm những cánh thuyền buồm thong thả giong xa, những cánh buồm nõn nà như có phết kem trắng mịn, lướt êm trên mặt nước với phong thái ung dung tự tại của một kẻ nhàn cư ! Đằng sau giải biển lấp lánh ánh hồng, an bình và trải rộng, những rặng núi ở Tây-Tạng cứ mờ nhạt dần đi. Cả quyển Tử-Thư trong tôi cũng thế! Mọi thứ nằm yên, thụ động, ngái ngủ, giống như một đứa bé... . 3. Bỏ rơi Evans-Wentz, tôi bắt đầu đọc sách dịch của Nguyên Phong, quyển đầu tiên mang tựa Đường Mây Qua Xứ Tuyết, một loại tự truyện của một vị Lạt-Ma Tây Tạng tên Govinda. Đến nay, tôi không còn nhớ được hầu hết tất cả những gì đã đọc được trong quyển sách đó, chỉ duy có một khung cảnh 1 là không sao quên được. Đó là cảnh Lạt-Ma Govinda miêu tả gia đình ông tưng bừng nôn nức chuẩn bị cho ông lên đường đi xuất gia làm một Lạt-Ma tí hon... Gia đình ông là một gia đình khá giả, thuộc giai cấp thượng lưu, kẻ hầu người hạ tấp nập ra vào lo sắp đặt cho những nghi lễ cần thiết trong dịp tiễn ông đi tu. Những buổi tiệc thết đãi họ hàng, làng xóm, những lời chúc tụng, những túi xách hành trang, bà mẹ ông trong bộ áo màu sắc tươi vui đẹp mắt nhất, nữ trang lịch lãm nhất, tất cả những gì quý nhất, sáng nhất, trang trọng nhất, người ta mang ra mặc vào trên người trong dịp ấy. Tôi chỉ nhớ rõ cảm giác 1 Hiệu đính và ghi chú của tác giả vào năm 2004. Cách đây mấy năm, khi viết những giòng chữ này lần đầu tiên để gửi đăng trên tạp chí Văn Học, tôi đã phạm một lỗi lầm rất lớn. Khi ấy, có một cảnh tượng cứ hiện lên rõ mồn trong đầu tôi… tôi đinh ninh là tôi đã đọc thấy cảnh này trong quyển “Đường Mây Qua Xứ Tuyết” do Nguyên Phong dịch từ quển hồi ký “The Way of The Clouds” của lạtma Govinda. Tôi cứ đinh ninh như như thế rồi trích dẫn mà không hề kiểm chứng; đây là một việc làm tắc trách mà lỗi hoàn toàn ở tôi. Sau này tôi mới khám phá ra rằng cái cảnh tượng đó chẳng tìm thấy đâu ra trong quyển “Đường Mây Qua Xứ Tuyết” mà tôi đã trích dẫn cả! Hoàn toàn không có! Tôi đâm ra rất ngờ vực về trí nhớ, cách làm việc tắc trách và thiếu nghiêm túc của mình. Cho đến một hôm, khi nhân duyên đã chín mùi, đại sư trưởng lão Kyabgon Chetsang Rinpoche (vị Sư Tổ đời thứ 37 của giòng phái Drikung Kagyu Mật-tông Tây Tạng) có dịp ghé đến nhà tôi. Trước đó, chị ruột của ngài, người đã lập gia đình vói anh ruột của đức Đạt-Lai Lạt-Ma, vừa cho ra đời một quyển hồi ký có tên là “Born in Lhasa”, tường thuật lại lịch sử của giòng dõi đại gia Tsarong lừng lẫy của bà, trong đó có kể lại chi tiết cảnh gia đình bà tổ chức đưa tiễn đứa con trai yêu quý, tức Sư Tổ Kyabgon Chetsang Rinpoche, lên đường đi xuất gia như thế nào. Khi ấy ngài chỉ vừa mới lên ba tuổi và được tuyên nhận là hóa thân đời thứ 37 của vị Tổ giòng truyền thừa Drikung Kagyu. Tôi vừa đọc, vừa xúc động bồi hồi. Những trang sách vẽ ra những bức tranh sống động, sáng tươi và rõ nét, y như chỉ vừa diễn ra đâu đó hôm kia hôm qua. Cảnh tượng đó, mấy năm trước khi ngồi xuống viết bút ký “Lama” này, tôi “tưởng lầm”là đã đọc thấy trong một cuốn sách dịch của Nguyên Phong thì bây giờ lại hiện ra nguyên vẹn ở đây, trong một quyển hồi ký mà tôi mới vừa mua về! Suy nghiệm mãi về chuyện này thì bây giờ tôi tin chắc là những hình ảnh đó, dù có trong sách hay không có trong sách, chắc chắn là những kinh nghiệm mà tôi đã được trực diện trong một quá khứ tiền kiếp xa xôi, và đã trở thành một dấu ấn chắc nịch, hằn đậm trên trang ký ức luân hồi! Tôi đã viết về cảnh tượng đó như sau khi gửi bài này đến tạp chí Văn Học lần thứ nhất… Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 29 quen thuộc một cách... bất thường (!) khi đọc về cảnh này, như đã từng đựơc chứng kiến, từng được tham dự rất nhiều lần. Người Tây-Tạng tổ chức lễ xuất gia cho người thân trong gia đình như tổ chức một... lễ cưới, đó là dịp hoan hỉ nhất, mãn nguyện nhất, được nhiều lời chúc phúc nhất. Theo tục lệ cổ truyền, họ có thể không cả mặc quần áo đẹp trong ngày lễ cưới, nhưng khi dự lễ xuất gia, khi đến thăm thầy, thăm chùa trong những ngày lễ lớn, họ sẽ mặc lên người những gì lành lặn nhất, đẹp đẽ quí giá nhất, như thể niềm tôn quý của họ đối với cái đẹp của Phật pháp không những được ủ, tẩm từ bên trong, mà còn toát cả ra đến bên ngoài. Quyển sách dịch thứ nhì của Nguyên Phong mà tôi đọc mang tên Hoa Sen Trên Tuyết. Nội dung của sách viết về cuộc hành trình đi tìm chân lý cuộc đời của một vị bác sĩ y khoa Hoa Kỳ. Cuộc hành trình ấy đã dẫn dắt ông ta đến tận thành phố Dharamsala, Ần Độ - thủ đô tị nạn của người Tây-Tạng và là hiện nơi cư ngụ của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma. Thế giới bắt đầu chú ý đến Đức Đạt-Lai Lạt-Ma rất nhiều kể từ khi Ngài được trao giải Nobel Hoà-Bình vào năm 1989. Tôi đọc sách dịch của Nguyên Phong, đọc tập hồi ký Tự Do Trong Lưu Đày của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, đọc thêm nhiều tài liệu báo chí Anhngữ tường thuật những hoạt động của Ngài. Bỗng một hôm, như người tỉnh ngủ, tôi bật kêu lên: - Lạt-Ma! La-ma là... Lạt-Ma! Ngay khoảnh khắc ấy, tôi tỉnh ngủ... thật! Tôi thấy mình bao năm nay sao ngờ nghệch quá! Y như người vừa tỉnh khòi bùa mê, bước ra khỏi đêm tăm tối, thấy mọi thứ rõ mồn một như ban ngày. "Lama" là tiếng nguyên thủy của người Tây-Tạng để gọi một nhà sư, một vị thầy, người hướng dẫn mình về Phật Pháp. Sách báo Anh-ngữ dùng lại nguyên âm từ ngữ đó. "Lama", giống như là "the Dalai Lama", tức "Đức Đạt-Lai Lạt-Ma". Chỉ có người Việt bắt chước người Trung Hoa dịch âm "Lama" ra thành "Lạt-Ma", và tôi, cái đứa bé mơ mộng, ngớ ngẩn năm lên tám tuổi, mới chỉ nhận biết ra được điều này sau hơn mấy chục năm... mơ ngủ mà thôi! 4. Gần hai năm nay, căn nhà riêng của chúng tôi bỗng trở thành nơi tiếp đón các vị Đại Lạt-Ma Tây-Tạng đến vùng này giảng pháp. Có khi mười ngày. Có khi hai tuần. Có khi chỉ vài bữa. Các vị là trưởng lão thuộc giòng phái Drikung Kagyu, là một hệ trong bốn tông phái chánh của Phật Giáo Tây-Tạng. Nền tảng của phái Drikung Kagyu, cũng giống như những tông phái Đại-Thừa khác, là phát triển tâm Bồ Đề và thực hành Bồ-Tát-đạo. Tuy nhiên, một trong những chuyên biệt nổi tiếng nhất của phái Drikung Kagyu lại là pháp tập Phowa, tức pháp chuyển thần thức khi ta bắt đầu bước vào tiến trình chết và cả sau khi chết. Tôi chẳng còn phải đi lùng tìm Tử-Thư ở đâu xa. Có nhiều ngày tôi chỉ cần... ngồi yên là sẽ được nghe giảng giải tỉ mỉ tận tình về cái chết và tiến trình chuẩn bị cho cái chết. Mùa hè năm 1998, chúng tôi chuẩn bị rời Cali để dọn về miền Đông Hoa Kỳ. Khoảng một vài tuần trước đó, đang ngồi gà gật giữa trưa, tôi mơ màng thoáng thấy hiện ra một vị sư mặc y vàng đứng trước mặt tôi, khuôn mặt vị ấy hiền từ sáng rỡ. Về lại miền Đông không lâu sau, một giấc mơ nữa lại đến với tôi. Tôi thấy tôi ngồi trong căn bếp với mẹ tôi cùng với một vị sư khác. Vị này quấn y màu rượu chát đỏ sẫm. Cả ba chúng tôi đang ngồi uống trà, và vui vẻ trò truyện với nhau chung quanh một chiếc bàn tròn. Lúc ấy, tôi vừa nhắc lại một câu hỏi của mẹ tôi và đang chờ để được nghe câu trả lờI của vị sư ấy. Khi thức giấc, nhớ lại về giấc mơ lạ, tôi phải bật cười chính mình! Nằm mơ thấy một vị sư ngồi trong bếp nhà mình thay vì ngồi trang nghiêm nơi chánh điện trong chùa thì thật là... mộng mơ quá đáng! Nhưng tôi nào có ngờ! Lẽ dĩ nhiên, làm sao có thể ngờ! Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 30 Ở miền Đông, căn nhà của chúng tôi nằm trên một miếng đất tương đối rộng, sau nhà là khu rừng thưa nằm lưng chừng đồi. Đất rừng cũng thuộc vào địa phận đất của chúng tôi, nhưng đất rừng cao hơn đất nhà cả hơn mười mấy bậc tam cấp. Căn nhà và khu rừng thay đổi tùy theo mùa. Lam, tím, hồng, mơn mởn mùa xuân, xanh rì rậm rạp mùa hè, vàng ối đỏ rực mùa thu, nõn nà trắng toát mùa đông. Chẳng khác gì trong thơ Đường! Cỏ lam, trà biếc, rượu vàng, tuyết trắng, màu sắc rất yêu kiều, ngời ngời từng nét sóng sánh. Thoắt một cái, bỗng một hôm, căn nhà bốn muà của chúng tôi trở thành nơi tụ hội của các vị Lạt-Ma Tây-Tạng, và rất đông những người từ khắp các nơi đổ về nghe pháp, không phải người Việt, mà là người Mỹ da trắng, người Mỹ gốc Phi châu, người Gia-Nã-Đại, người Đức, người Nga, người Do Thái, người Tây-Ban-Nha, người Venezuela, người Ần, người Đài Loan, người Trung-Hoa, người Tây-Tạng... Chẳng khác nào một trụ sở Liên-Hiệp-Quốc tí hon! Nhân duyên bất ngờ, hết sức kỳ lạ, sâu đậm một cách khó lường. Một năm bốn mùa. Mỗi mùa một vị Đại Lạt-Ma. Chúng tôi đâm ra bận rộn hết cả bốn mùa. Những cội rễ của tiền kiếp... trổ hoa, đôi lúc làm cho chính tôi phải kinh ngạc! Những buổi sáng nấu xong món cháo bằng lúa mạch hầu thầy tôi, Garchen Triptul Rinpoche, vị Đại-Lạt-Ma Hoá-Thân sinh trưởng ở vùng Kham, miền Đông Tây-Tạng, chúng tôi hay ngồi ăn chung với thầy trong căn phòng bếp hoặc phòng ăn nhỏ. Lúc nào ánh nắng ban mai cũng chan hoà, vàng óng và tươi như những nhánh lau non, phết lên khắp nơi trong phòng một màu lóng lánh! Tôi mới bắt đầu học nấu món cháo lúa mạch từ khi có các vị Lạt-Ma đến ngụ trong nhà, sáng nào cũng một món đó. Lúa mạch ngọt thơm tinh khiết, nấu chung với nước, sữa tươi, mật ong, nho khô, quế bột, cộng thêm với hạnh nhân thái mỏng. Người Tây-Tạng có một món cháo đặc biệt hơi tương tự như món cháo lúa mạch của tôi, họ gọi là tsampa. Thầy tôi, vị Đại-Lạt-Ma nổi tiếng là bậc giác ngộ, đã được tuyên nhận là một Hoá-Thân và đã đi tu từ năm lên bảy tuổi. Thầy tôi kể là tại các tu viện Tây-Tạng, sáng nào cũng như sáng nào, cả chùa cũng điểm tâm chỉ bằng một món tsampa! Bây giờ cũng thế, không khác. Sáng nào tôi cũng nấu một nồi cháo sáng thật to, và dọn thêm những lát bánh làm bằng lúa mì hoặc bằng ngũ cốc trét đầy bơ mặn. Đó là thời gian yên lắng nhất và được gần gũi với thầy tôi nhất. Nhiều vị Đại-Sư cũng đã ngồi ăn sáng trong căn phòng bếp đó, phòng ăn đó. Tôi đã học được rất nhiều từ quý thầy ngay trong những giây phút sớm mai đơn sơ, đôi lúc còn nhiều hơn cả những khi ngồi nghe thuyết pháp. Hỏi thầy tôi những câu hỏi không đầu không đuôi vào buổi sáng, hỏi những câu hỏi có phần thâm hậu hơn một chút cũng vào buổi sáng, được thầy đánh thức tâm mình dậy bằng những câu trả lời thấu đáo cho những câu hỏi mình chưa kịp lên tiếng hỏi cũng buổi sáng. Nụ cười nở tươi dung lượng của thầy tôi đọng lại trong nắng, tỏa ra khắp nơi. Tôi tưởng tượng đến những nụ cười dung lượng y như thế trong hai mươi năm thầy tôi ở trong trại tù Trung Cộng kể từ sau khi Tây-Tạng bị Trung Cộng hoan toàn cưỡng chiếm. Chưa bao giờ tôi nghe thầy lên tiếng kết án một ai, kể cả những kẻ đã cầm tù thầy. Người Tây-Tạng kể, trong trại tù, thầy đã kiên trì tiếp tục học pháp của Đức Phật, học hạnh nhẫn nhục của đất, học tánh từ bi của Bồ-Tát, thầy toạ thiền, nhập định liên tục, và chính ở trong tù, thầy tôi đã đắc pháp. Nắng sớm rồi cũng có lúc tan, nhưng nụ cười và tấm lòng dung lượng của thầy đã vượt ra khỏi cõi vô thường tạm bợ này. Nên những buổi điểm tâm tràn nắng mai và ngập tấm lòng từ bi của thầy, cho riêng chúng tôi, và cho tất cả chúng sinh, chính là những bài pháp thoại quý báu lắm! Tôi ao ước có ngày đủ được nhân duyên để có thể ghi lại hết những gì tôi học được từ thầy tôi, từ tất cả những vị Lạt-Ma đã đến ngụ trong căn nhà quanh năm bốn mùa thay đổi, và mỗi bình minh, đã cùng ngồi ăn những bát cháo lúa mạch nghi ngút khói với chúng tôi. Nửa đời người, bây giờ tôi mới biết tại sao hai tiếng Lama đã từng theo đuổi tôi từ khi còn bé thơ, theo đuổi suốt! Bây giờ thì đi đâu cũng thấy Lama hết, chỉ thấy toàn Lama, phòng khách, phòng ăn, căn bếp,sân trước, rừng sau, lưng đồi! ■ Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Diễm-Âu Maryland 2002 – Hiệu đính 2004 (Trích Bút Ký ‘Buổi Sáng, Điểm -Tâm Cùng Lạt-ma’ ) **Diễm-Âu là một bút hiệu khác của Tâm-Bảo-Đàn 31 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 32 Kÿ V†ng Cûa Ân SÜ Tôi NguyÍn Væn Sª Suoát cuoäc ñôøi hoïc sinh vaø sinh vieân toâi ñaõ ñöôïc may maén hoïc vôùi khaù nhieàu Thaày gioûi, töø caùc Freøres raâùt taän tuïy, göông maãu tröôøng Pellerin, Hueá (thuoäc doøng Jean Baptiste de la Salle), nhöõng vò ñaõ aân caàn chæ daïy toâi vaø ñaõ aûnh höôûng raát lôùn ñeán söï choïn löïa ngheà nghieäp cuûa toâi sau naøy, ñeán caùc giaùo sö ñaïi hoïc Vieät Nam vaø Hoa Kyø, haàu heát ñeàu laø nhöõng vò suoát ñôøi gaén boù vôùi ngaønh giaùo duïc. Caùc vò laø göông saùng cho toâi neo theo trong suoát cuoäc ñôøi daïy hoïc cuûa toâi baét ñaàu töø nieân khoùa 1960-1961 cho ñeán nay. Raát tieác laø phaàn lôùn caùc vò ñeàu ñaõ qua ñôøi. Moät vaøi vò toâi coøn giöõ lieân laïc ñöôïïc ôû California thì ñaõ höu trí. Trong soá nhöõng baäc Thaày ñaõ ñi qua ñôøi toâi, ñaëc bieät coù moät ngöôøi ñaõ ñeå laïi trong toâi raát nhieàu löu luyeán, thöông tieác vì luùc sinh tieàn OÂng ñaõ ñeán vôùi toâi nhö moät aân sö. OÂng khoâng höôùng daãn toâi phaàn chuyeân moân ôû ñaïi hoïc, lieân heä ñeán caùc ngaønh ngoân ngöõ hoïc, ngöõ aâm hoïc, ngöõ vò hoïc, hay ngöõ nghóa hoïc maø toâi ñaõ phaûi maát nhieàu naêm nghieân cöùu, tìm hieåu. Nhöõng ñieàu OÂng noùi vôùi toâi cuõng khoâng lieân heä gì ñeán caùc moân phöông phaùp luaän, taâm lyù giaùo duïc, taâm lyù-ngoân ngöõ hoïc, hay xaõ hoäi-ngoân ngöõ hoïc, nhöõng moân hoïc ñaõ giuùp toâi trôû thaønh moät giaùo sö Anh ngöõ. Nhöng OÂng ñaõ coù coâng daãn daét toâi trong nhöõng böôùc ñaàu ñi tìm moät phaùp moân giaûi thoaùt phieàn naûo, khoå ñau döïa treân cô sôû nhöõng lôøi Phaät daïy. Chuyeän toâi muoán keå laïi ôû ñaây laø söï tình côø lyù thuù ñaõ cho toâi caùi cô duyeân ñöôïc bieát ñeán OÂng ñeå roài töø ñoù baét ñaàu nhöõng naêm thaùng ñöôïc OÂng san seû nhöõng kinh nghieäm quyù baùu veà ñôøi cuõng nhö veà ñaïo. Sau naøy moãi laàn nghó nhôù ñeán OÂng, toâi cho laø do soá phaàn may maén toâi môùi ñöôïc gaëp gôû OÂng sau saùu naêm ñi tuø caûi taïo veà. Teân OÂng laø Tröông Khueâ Quan, Baùc syõ, Vieän tröôûng Vieän Quoác gia Nghóa töû thôøi Ñeä nhò Coïng hoøa. OÂng goác ngöôøi Mieàn Nam. Qua quaù trình tu taäp vaø nghieân cöùu kinh saùch, lòch söû Phaät giaùo Vieät nam cuõng nhö qua caùc lieân heä vôùi caùc vò laûnh ñaïo Phaät giaùo tröôùc 1975, oâng coù moät taàm hieåu bieát thaâm saâu veà Phaät giaùo vaø söï phaùt trieån cuûa Phaät giaùo Vieät Nam. Sau khi töø traïi tuø Gia Trung naèm trong thung luõng An Kheâ veà laïi Saøi goøn vaøo thaùng 5.1981 ñöôïc vaøi thaùng toâi baét ñaàu tìm caùch ñi daïy keøm ñeå kieám soáng, ñoàng thôøi cuõng ñeå deã xin vaøo hoä khaåu cho gaàn gia ñình. Nhöõng naêm ñaàu thaäp nieân 1980 coøn nhieàu vaát vaû, khoù khaên nhö bao nhieâu anh em khaùc ñöôïc thaû veà tröôùc toâi ñaõ chòu. Maõi ñeán khoaûng giöõa thaäp nieân 1980, khi tình hình kinh teá quaù suy suïp, chính quyeàn coïng saûn ñaàu taét, maët toái vôùi nhöõng phöông caùch kieám aên, baét ñaàu bôùt chuù yù ñeán thaønh phaàn hoïc taäp caûi taïo veà, töø ñoù söï kieåm soaùt cuõng bôùt gaét gao, khaéc nghieät, vaø nhöõng anh em nhö toâi môùi coù theå taïm soáng baèng ngheà daïy keøm, tuy khoâng ñöôïc pheùp chính thöùc. Keøm töøng nhoùm khoaûng 10 em, bieán phoøng khaùch nhaø mình thaønh lôùp hoïc, vöøa keøm vöøa lo sôï nôm nôùp, khoâng bieát Phöôøng, Quaän coù ñeå yeân cho hay khoâng. Laïi nöõa moãi Phöôøng, moãi Quaän noùng laïnh khaùc nhau. Bôûi theá anh Phaïm Keá Vieâm ôû Quaän 3 daïy taïi nhaø maø lôùp ñoâng nhö caùc lôùp tö tröôùc 1975, coøn toâi ôû Quaän Phuù Nhuaän chæ daùm nhaän raát ít, tuøy vaøo söï “thoâng caûm” cuûa coâng an khu vöïc vaø taøi “vaän ñoäng ngoaïi giao” cuûa nhaø toâi. Luoàng laùch trong nhöõng ñieàu kieän nhö theá maø soáng cho ñeán thaùng 1.1990 môùi ñöôïc qua Hoa Kyø theo dieän HO. Caùc lôùp toâi daïy vaøo thôøi ñoù khoâng coù khai giaûng, khoâng coù maûn khoùa. Caùc em cöù hoïc lieân tuïc. Em naøo may maén “ra ñi” yeân oån seõ ñöôïc thay theá baèng moät em khaùc coù trình ñoä gaàn töông ñöông, cöù theá maø tieáp tuïc. Sau moät thôøi gian daïy heát caùc boä saùch coøn tìm ñöôïc ôû caùc chôï saùch cuõ Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 33 (nhö Essential English, English 900, English for Today …) toâi ñaùnh baïo photocopy caùc essays töø tuaàn baùo Newsweek hoaëc Times ñeå daïy caùc em. Caùc baùo naøy toâi thueâ ñöôïc töø maáy tay cho thueâ laäu, moãi soá ñöôïïc ñoïc trong voøng 24 giôø roài phaûi traû laïi ñeå hoï cho ngöôøi khaùc thueâ. Caùc tay naøy coù ñöôïc baùo laø nhôø moùc ngoaëc vôùi an ninh phi tröôøng Taân Sôn Nhaát. Coù maáy ai bieát ñöôïc caùi ngheà môùi cho thueâ baùo ngoaïi ngöõ laäu vaøo thôøi ñoù! Vì lôùp hoïc keùo daøi nhieàu naêm maø taøi lieäu giôùi haïn, toâi coøn xöû duïng ñeán caùc kòch baûn, hoài ñaàu laø nhöõng kòch baûn moät maøn (one-act plays), keá ñoù laø nhöõng kich daøi nhö Death of a Salesman (Arthur Miller), The Glass Menagerie (Tennessee Williams), hay Pygmalion (George Bernard Shaw). Moät giai thoaïi ñaùng nhôù coù lieân quan ñeán GS Tröông Vaên Thuaän (Khoa Anh Vaên, Vaên Hoaù Vuï/TVBQG) laø khoaûng naêm 1983 toâi coù choïn moät kòch baûn ñöôïc chuyeån theå töø moät truyeän ngaén cuûa Nathaniel Hawthorne coù teân laø Dr. Heidegger’s Experiment hay The Fountain of Youth ñeå in roneo vaøo moät taäp taøi lieäu daønh cho caùc lôùp Anh Vaên cao caáp ôû Trung Taâm Boài Döôõng Baùch Khoa. Kòch baûn naøy ñöôïïc laáy ra töø taäp People, Places and Opinions cuûa 3 taùc giaû Swain, Bailey, and Leavell (1961), moät cuoán caùch ñöôïc soaïn ñeå daïy caùc nhaân vieân laøm vieäc cho Lieân Hieäp Quoác. The Fountain of Youth (Suoái Tröôøng Sinh) laø moät cuoäc thí nghieâm xem thöû khi veà giaø ñöôïc uoáng nöôùùc suoái tröôøng sinh vaø treû laïi, lieäu ta coù haønh ñoäng, öùng xöû khoân ngoan hôn khoâng hay vaãn noâng noåi, lieàu lónh, vaø ñieân roà nhö thôøi treû daïi. Keát quaû laø caùc nhaân vaät trong kòch sau khi ñöôïc treû laïi cuõng vaãn giöõ nguyeân veïn thoùi hung haêng, thieáu suy nghó chính chaén nhö bao nhieâu ngöôøi treû tuoåi khaùc. Coù ñieàu laø moät trong nhöõng nhaân vaät trong kòch ngaøy tröôùc laø moät chính trò gia baây giôø treû laïi vaãn giöõ nguyeân leà thoùi cuõ vaø trong luùc say söa vaän ñoäng ñaõ coù luùc theùt leân “Ñaû ñaûo ñoäc taøi! Ñaû ñaûo coïng saûn!” (Down with tyranny! Down with communism.) Toâi chæ löïa baøi tuøy theo ñoä khoù cuûa baøi hoïc maø queân maát caûnh giaùc veà söï nguy hieåm coù theå gaëp phaûi vì noäi dung chính trò. Theá môùi bieát khoâng coù caëp maét cuûa moät chính trò vieân coïng saûn (political commissar) hay moät nhaân vieân kieåm duyeät vaên hoùa phaåm laøm sao ñeå yù thaáy nhöõng chi tieát nhö vaäy! Sau khi saùch in xong vaø baùn cho hoïc vieân, moät soá hoïc vieân cuûa Thuaän baùo cho Thuaän bieát söï nguy hieåm noùi treân vaø anh em trong Trung Taâm Boài Döôõng Baùch Khoa hoài ñoù ñaõ kòp thôøi thu hoài taát caû vaø huûy ñi. Toâi laø ngöôøi löïa baøi, dæ nhieân phaûi laûnh chòu traùch nhieäm neáu nhö vuï sô xuaát naøy khoâng ñöôïc thoâng caûm, boû qua. Duø sao trong nhöõng ngaøy tieáp theo sau ñoù toâi cuõng ñaõ soáng trong phaäp phoøng, lo laéng, vì tai hoïa trôøi giaùng coù theå xaûy ñeán baát cöù luùc naøo. Keå laïi giai thoaïi treân laø ñeå noùi tieáp trong hoaøn caûnh naøo Baùc Syõ Tröông Khueâ Quan ñaõ ñeán vôùi toâi vaø sau ñoù trôû thaønh aân sö cuûa toâi. Soá laø Baùc Syõ Quan coù moät ngöôøi con gaùi theo hoïc vôùi toâi teân laø Tröông Thuøy Trang. Vaøo nhöõng dòp Leã, Teát, caùc lôùp hoïc vôùi toâi thöôøng choïn taäp moät vôû kòch ngaén ñaõ hoïc ñeå trình dieãn cho nhau xem, vaø lôùp cuûa Trang cuõng theá. Ñaây laø moät loaïi hình sinh hoaït toâi khuyeán khích ñeå caùc em phaùt trieån theâm veà kyû naêng noùi tieáng Anh cho troâi chaûy, löu loaùt, töï nhieân. Sau khi döï moät buoåi trình dieãn nhö theá, ngaøy 31.10.1985 OÂng ñaõ vieát cho toâi moät laù thö vôùi nhaän xeùt nhö sau: “Thaày laø moät Giao sö Anh vaên. Traùch vuï cuûa Thaày laø daïy cho caùc hoïc sinh noùi ñöôïc tieáng Anh ñuùng vaên phaïm, dieãn taû tö töôûng, yù muoán, tình caûm caøng gaàn gioáng ngöôøi Anh caøng toát. Veà maët naøy, phaûi noùi laø Thaày ñaõ thaønh coâng. Teát naêm roài, toâi coù dòp laøm khaùn giaû cuûa moät vôû kòch do caùc hoïc sinh dieãn xuaát baèng tieáng Anh, vaø ñaõ coù caûm nghó raèng taát caû dieãn vieân laø nhöõng boâng hoa xöông roàng trong baõi sa maïc. Toâi ñaõ traûi qua nhöõng phuùt thích thuù baát ngôø. Neáu söï vieäc xaûy ra ôû Tröôøng Ñaïi hoïc Michigan thì ñoù khoâng laøm cho toâi kinh ngaïc. Nhöng vôû kòch ñaõ ñöôïc ñoùng taïi Vieät Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 34 Nam, do hoïc vieân baûn xöù dieãn xuaát. Phaûi noùi ñoù laø moät ñieàu laï luøng. Nhaát laø taïi Vieät Nam naêm 1985.” Ñoaïn thö treân cho thaáy Baùc Syõ Quan ñaõ nhaän xeùt raát xaùc ñaùng veà “traùch vuï” cuûa moät ngöôøi daïy ngoaïi ngöõ, nhöng OÂng khoâng chæ ngöøng laïi ôû ñoù maø coøn nhieàu gôiï yù khaùc raát ñaùng traân troïng: “Toâi caûm thaáy caàn phaûi gôûi lôøi khen taëng Thaày, ñoàng thôøi ñoùng goùp vôùi Thaày moät vaøi yù kieán xaây döïng. Toâi khoâng coù dòp tieáp xuùc ñeå ñaùnh giaù caùc hoïc vieân khaùc, nhöng veà chaùu Trang so vôùi hai naêm tröôùc ñaây thì phaùt aâm ñuùng ñaén, ngöõ vöïng doài daøo, kieán thöùc veà vaên hoùa Myõ Quoác keå cuõng taïm ñuû. Ngay töø baây giôø, cöù neùm chaùu vaøo xaõ hoäi nöôùc Myõ, chaéc chaén laø chaùu seõ khoâng coøn bôû ngôû, rutï reø nhö caùch ñaây hai naêm. Tuy nhieân, theo yù rieâng toâi, thì sôû hoïc con ngöôøi khoâng chæ ñoùng khung trong söï thoâng thaïo ngoân ngöõ, moät phöông tieän truyeàn thoâng tö töôûng khoâng thoâi. Treân vieäc thoâng thaïo ngoaïi ngöõ coøn coù vieäc lôïi duïng tieáp thu ngoaïi ngöõ ñeå naâng cao giaù trò tinh thaàn con ngöôøi, ñoàng thôøi noùi leân cho ñöôïc nhöõng öu ñieåm cuûa neàn vaên hoùa daân toäc. Ai ñi hoïc tieáng Myõ cuõng kyø voïng tìm ñöôïc sinh keá beân ñoù. Coù maáy ai hoïc tieáng Myõ ñeå khi sang ñöôïc Myõ, hoäi nhaäp vaøo xaõ hoäi Myõ ñeán möùc ñoä ñoùng goùp vaøo neàn vaên minh ñoù, laøm cho noù theâm phaàn phong phuù baèng tinh hoa cuûa vaên hoùa daân toäc mình. Ngöõa tay thu nhaän daàu sao cuõng khoâng baèng ra tay ñoùng goùp xaây döïng. Ñoù laø loaïi hoäi nhaäp tích cöïc (integration active et positive). Toâi coi ñoù nhö laø moät lyù töôûng cuûa thaønh phaàn ngöôøi Vieät ra ñi “trong voøng traät töï.” Noùi nhö vaäy seõ coù ngöôøi cho raèng toâi baøn vieäc leân cung traêng. Nhöng Napoleon ñaõ noùi, töø “impossible” khoâng coù trong töï ñieån nöôùc Phaùp, vaø Louis Armstrong ñaõ choïn ñònh nghóa cuûa Napoleon laøm ñôn vò cho cuoäc ñôøi cuûa anh ta. Vaø anh ta ñaõ thaønh coâng.” Vaøo thôøi ñieåm 1985 taïi Vieät Nam, trong moät xaõ hoäi böng bít, ngoät ngaït, maáy ai thaáy ñöôïc aùnh saùng töông lai, maø OÂng vaãn nhaén nhuû nhöõõng ngöôøi ñang hoïc ngoaïi ngöõ chuaån bò töø giaû queâ höông raèng quaù trình hoäi nhaäp treân ñaát môùi phaûi laø moät quaù trình “tích cöïc”, thaät quaû laø moät caùi nhìn ñaày laïc quan, xaây döïng. OÂng vieát tieáp: “Nhaân tieän toâi xin keå laïi moät tyû duï hoäi nhaäp thaønh coâng cuûa moät ngöôøi tî naïn, ñoù laø Benedict de Spinoza. OÂng ta voán laø ngöôøi Do Thaùi, gia ñình laäp nghieäp taïi Y Pha Nho. Ñeán giöõa theá kyû thöù 17, vua Ferdinand nöôùc naøy coù yù ñònh tòch thu taøi saûn cuûa daân Do Thaùi neân kyù saéc lònh baét buoäc ngöôøi Do Thaùi, neáu khoâng boû ñaïo, theo Thieân Chuùa Giaùo, seõ bò truaát höõu. Spinoza theo cha di cö vaøo ñaát nöôùc Hoøa Lan. OÂng ta töø boû tieáng meï, hoïc chöõ La tinh, bò excommunie ra khoûi ñaïo Juive, vieát xong boä Ethique noåi tieáng cho ñeán ngaøy nay. Tö töôûng cuûa Spinoza ñaõ un ñuùc tinh thaàn hieáu khaùch, phoùng khoaùng cuûa daân toäc Hoøa Lan maø theá giôùi hieän nay ai cuõng thaùn phuïc. Hieän giôø taïi thaønh phoá La Haye, ngöôøi Hoøa Lan thieát laäp moät Trung taâm nghieân cöùu veà tö töôûng Spinoza maø hoïc giaû ngoaïi quoác naøo cuõng ñeán thaêm vieáng. “Chieàu ngaøy 31 thaùng 10 naêm 1985, toâi gôûi Thaày quyeån saùch vì nghó raèng chæ coù Thaày môùi hoäi ñuû ñieàu kieän giuùp ñôû hoïc sinh Vieät Nam khai trieån vaên hoùa khaû dó giuùp hoï, neáu coù theå ñöôïc, hoaøn thaønh lyù töôûng noùi treân. Bieát ñaâu trong nöûa trieäu ngöôøi di cö sang Myõ laïi chaúng coù moät Spinoza Vieät Nam, vaø ngöôøi ñoù laø hoïc troø cuûa Thaày. Moät nhaø vaên truùng giaûi Nobel (Pearl Buck?) naêm 1963 coù noùi: La vie est faite d’espoir, et l’espoir fait vivre.” Ñaây laø böùc thö ñaàu tieân Baùc Syõ Quan gôûi cho toâi vôùi nhöõng yù kieán raâùt caáp tieán veà chöùc naêng cuûa moät ngöôøi daïy ngoaïi ngöõ, nhaát laø vaøo thôøi ñieåm 1985 taïi Vieâït Nam, nhöõng yù kieán ñaõ ñoäng vieân tinh thaàn toâi vaø laøm toâi suy nghó raát nhieàu veà coâng vieäc mình ñang laøm vaø phaûi laøm ñeå xöùng ñaùng vôùi kyø voïng cuûa moät baäc phuï huynh coù moät taàm nhìn nhö OÂng. Cuõng chính böùc thö naøy laø moät caùi duyeân ñöa daãn toâi ñeán vôùi OÂng vaø sau ñoù hoïc hoûi vôùi OÂng cho ñeán ngaøy OÂng cuøng gia ñình leân Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 35 ñöôøng sang Hoøa Lan theo dieän ñoaøn tuï vôùi moät ngöôøi con gaùi lôùn laäp nghieäp ôû ñoù vaøo cuoái thaäp nieân 1980. Ñoái vôùi soá ñoâng anh em chuùng toâi sau nhöõng naêm tuø caûi taïo veà, coù hai loaïi hình sinh hoaït khaù phoå bieán: taäp Thaùi cöïc döôõng sinh ñeå phuïc hoài söùc khoûe, ngaên ngöøa beänh taät, vaø daønh nhieàu thì giôø hôn ñeå chaêm soùc ñôøi soáng taâm linh. Veà sinh hoaït thöù hai naøy, tröôùc toâi ñaõ coù nhieàu nhoùm ñöôïc Baùc Syõ Quan höôùng daãn nghieân cöùu, hoïc taäp caùc boä kinh Phaät giaùo Ñaïi thöøa cuõng nhö caùc phöông phaùp tu taäp cuûa caùc Toå maø kinh saùch coøn giöõ ñöôïc. Phaàøn lôùn caùc ngöôøi nghe OÂng giaûng phaùp ñeàu laø nhöõng vò coù tuoåi, coù hoïc vò cao, coù chöùc phaän trong chính quyeàn cuõ, coù ngöôøi laø baïn cuûa OÂng, xaáp xæ tuoåi OÂng. Trong soá ñoù baây giôø coù ngöôøi ñaõ xuaát gia, thoï giôùi, coù ngöôøi phaùt taâm tu taïi gia nhö anh chò Buøi Nhöû Tieáp (baøo huynh cuûa GS Buøi Nhöû Truï, Vaên Hoaù Vuï/TVBQG; anh toát nghieäp ngaønh caàu, ñöôøng ôû Phaùp, coøn chò laø döôïc syõ), coù ngöôøi ghi laïi caùc kinh nghieäm thöïc chöùng cuûa chính mình ñeå phoå bieán trong anh em ñoàng ñaïo nhö Nhi Baát Nhöôïc (tuïc danh Nguyeãn Naêng Nhu, cöïu tuø caûi taïo caáp taù), taùc giaû taäp saùch “Giaûi Thoaùt Töùc Thì”. Rieâng toâi may maén ñöôïc OÂng haèng tuaàn ñeán tậân nhaø giaûng phaùp cho nghe. Cuõng taïi caùi baøn daøi trong phoøng khaùch maø ngaøy ngaøy toâi vaãn daïy hoïc, toâi trôû thaønh moät ñeä töû chaêm chuù laéng nghe vaø ghi cheùp, coøn OÂng ñöùng tröôùùc baûng ñen vôùi cuïc phaán traéng treân tay. OÂng raát coù taøi aên noùi haáp daãn, maïch laïc, bao giôø cuõng hoaït baùt, löu loaùt, minh hoïa boùng baûy, ngoân töø ñaày nhöõng aån duï, so saùnh ñoäc ñaùo, hình aûnh soáng ñoäng, khi phaân tích thì saâu saét, daãn chöùng phong phuù, khi toång hôïp thì khuùc trieát, minh baïch, thaéc maéc ôû ñaâu OÂng giaûi ñaùp ôû ñoù roõ raøng, daãn chöùng ñaày ñuû. OÂng gioûi tieáng Phaùp, tieáng Anh, ñoïc ñöôïc tieáng Phaïn, tieáng Pali, vieát ñöôïc chöõ Haùn, cho neân buoåi giaûng naøo cuûa OÂng cuõng raát lyù thuù. Chæ moät töø trong kinh nhieàu khi OÂng phaân tích, giaûng giaûi caû buoåi. Toâi laø ngöôøi daïy ngoaïi ngöõ laâu naêm maø nghe OÂng giaûng kinh cuõng phaûi meâ, coøn meâ hôn caû nghe caùc Thaày maø toâi ñaõ ñöôïc dòp nghe giaûng phaùp ôû chuøa. Hoài ñaàu chæ coù moät mình toâi. Sau moät thôøi gian moät soá caùc baïn ñoàng nghieäp cuûa toâi ôû Ñaïi hoïc Vaên khoa vaø Ñaïi hoïc Sö Phaïm nghe tieáng OÂng cuõng ñeán tham döï. Nhöõng ñieàu toâi tieáp thu trong nhöõng buoåi giaûng naøy cuõng nhö raát nhieàu nhöõng böùc thö keá tieáp maø OÂng vieát rieâng cho toâi laø nhöõng baøi hoïc quyù giaù nhaát ñôøi toâi ñaõ aûnh höôûng raát lôùn ñeán caùch nhìn vaø loái soáng cuûa toâi töø ñoù cho ñeán nay. Bôûi vaäy maø toâi traân troïng nghó töôûng veà OÂng nhö moät aân sö. Moãi laàn töø Hoøa Lan qua Myõ thaêm baø con OÂng ñeàu goïi ñieän thoaïi cho toâi ñeå toâi ñeán thaêm OÂng, môøi OÂng thôøi côm chay, hoaëc ñöa OÂng ñi ngoaïn moät caûnh chuøa. OÂng maát gaàn nay ôû Hoøa Lan, nheï nhaøng, thanh thoaùt, sau moät côn ñau tim ñoät ngoät. Buùt tích cuûa OÂng ñeå laïi cho toâi, toâi vaãn coøn giöõ. Vaø hai tieáng “bieát ñaâu” cuûa OÂng trong böùc thö ñaàu tieân gôûi cho toâi, toâi vaãn nhôù. Vôùi taát caû hy voïng laø –khoâng phaûi trong soá nhöõng sinh vieân ñaõ theo hoïc vôùi toâi—maø trong soá nhöõng con em trong caùc coäng ñoàng Vieät Nam thuoäc theá heä thöù hai taïi Hoa Kyø cuõng nhö ôû caùc nöôùc treân khaép naêm Chaâu, seõ khoâng chæ coù moät maø coøn coù nhieàu “Spinoza Vieät Nam” vôùi nhöõng ñoùng goùp xöùng ñaùng ñeå ñôøi ñoái vôùi neàn vaên hoùa cuûa nhöõng ñaát nöôùc ñaõ cöu mang, ñuøm boïc mình. Ñuùng nhö kyø voïng cuûa aân sö toâi. ■ Nguyeãn Vaên Sôû Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 36 RÆp Rình Thi Ca David Lš Lãng Nhân Tùy Bút Trong Truyện Kiều Việt Nam có đoạn Nguyễn Du tiên sinh tả cảnh vị anh hùng Từ Hải tái hơp với nàng Kiều trong một buổi tiệc liên hoan rộn rịp tưng bừng với binh tướng của Từ. Với hai câu thơ lục bát kỳ thú sau đây quang cảnh lễ khao quân đã được thi hào Nguyễn Du mô tả một cách linh hoạt tài tình: Tiệc bày thưởng tướng khao binh Thì thùng trống trận rập rình nhạc quân … Cứ mỗi lần mục kiến một nghi lễ quân cách có diễn hành thì hai chữ “rập rình” lại hiện về trong tâm trí tôi như một ám ảnh thân thương … Và tôi lại càng xuýt xoa càm phục các vị tiền bối của tôi đã sáng tạo giùm tôi môt hệ thống ngôn ngữ kỳ diệu, có sức tượng hình và tượng âm mạnh mẽ, khi rập rình như nhip điệu nhạc quân hành, lúc du dương trầm bổng như ca như hát…Khách du lịch ngoại quốc có người nhận xét về tiếng Việt rằng nghe phụ nữ Việt Nam nói chuyện kháu với nhau như nghe một bầy… họa mi ríu ra riu rít…. Có lẽ những du khách đó cũng không nói ngoa làm chi hỉ? Hai đặc tính du dương trầm bổng và rập rình đó đã nằm trong tiềm thức của tôi “ từ khi mới ra đời” và vì được sử dụng tự động hằng ngày như hơi thở nhip nhàng của tôi nên không còn được tôi lưu ý mấy, cho đến khi tôi … tập làm thơ …Haiku Nhât Bản . Loại thơ này khá phổ thông quốc tế vì nó ngắn gọn, cô đọng, vỏn vẹn chỉ có 3 câu 5-7-5 âm tự (Syllable) – không cần vần và thanh luật bằng trắc, như thơ thất ngôn hay thơ lục bát Viêt Nam. Quả là giãn dị! thích ứng và hợp hòa với loại thơ Thiền, tuy ngắn gọn mà hàm ẫn một triết lý sâu xa… Nay chẳng những tôi “du nhập” thể thơ Haiku sang thơ VN mà lai còn nới rộng pham vi sữ dụng nó Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 37 trong lãnh vực trữ tình lãng mạn, thảo nào nó chẳng “có vấn đề”… “lắt lẻo gập ghềnh khó đi”…Ví dụ bài Haiku VN sau đây – mà bạn tôi đã “tủm tỉm” phê bình là …“không giống ai” hêt trơn! MẦU XANH NÚI NGỰ - Bài 1 Cầu Trừơng Tiền mấy nhip? Anh về bên kia còn nhớ không Núi Ngự mầu xanh lơ Phân tách Bài Haiku 1 trên đây tôi thấy tuy nó hội đủ điêu kiện 5-7-5 của thơ Haiku Nhật Bản, nhưng bởi “ cấu trúc” mới lạ, nên khi đọc lên – hay ngâm nga thữ… thì cảm thấy nó… thiếu thiếu, nhớ nhớ.. cái rập rình và du dương quen thuộc của thi ca Việt. Do đó, tôi thữ áp dụng âm vận vào câu thơ Haiku VN, hy vong bài thơ sẽ tăng thêm “giai điệu” … Ví dụ sau đây cho thấy sự “Viet Nam hóa” thơ Haiku với những “phụ lệ” về âm vận cho… êm tai người Việt – theo ý kiến …”nôm na” của tôi: MẦU XANH NÚI NGỰ - Bài 2 Cầu Trường Tiền mấy nhip? Anh về bên nớ, nhớ không anh Xanh xanh núi Ngự Bình L©i K‰t Tôi thường nghe nói thưởng thức thơ là việc rất riêng tư, do cảm xúc cá nhân. Tuy nhiên, vì rằng Thơ phụng sự cho cái Đẹp trong ngôn ngữ và ý tưởng, nên trong vòng thi hữu khoan hồng, tôi xin kính gửi 2 bai Haiku VN dưới đây, để chia sẻ cảm nghĩ về 2 chữ Rập Rình “éo le” của tiếng Nôm ngàn năm yêu dấu. Tiếng Việt vì độc âm ( monosyllabic) nên cần phải được “hát” lên theo từng nốt, nhưng vì tiếng Việt cũng gồm có nhiều tiếng kép đôi,” lắp láy”, như : lung linh, lóng lánh, lạnh lùng… róc rách, rung rinh, run rẩy,..nhũng “cụm từ” đặc biệt Nôm đó cũng đòi hỏi một chổ đứng xứng dáng để cho câu thơ Haiku Việt vừa du duơng , vừa rập rinh. MÙA THU BUỒN Mùa Thu khe khẻ sang Rừng Thu lả tả lá phong vàng Thưa thớt chuyến đò ngang Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 TRĂNG SÁNG Trăng sáng lung linh vàng Mong manh khói sóng hồ chưa ấm Mãi mãi hợp rồi tan ■ Madison, AL, December 2011, LLN 38 Firmament Volume 4, No. 4, January 2012 Vietnamese-American Woman Writer’s First Novel in Poetry Wins National Award Summary and analysis by Phåm Tr†ng LŒ 39 Firmament Volume 4, No. 4, January 2012 40 ThanhHa Lai, Inside Out and Back Again. HarperCollins Publishers, 2011, 262 pp. [Hardcover] Price: US$15.99 Winner of the 62nd National Book Award, Young Adult Fiction (2011); Newbery Honor (2012). http://www.harpercollins.com/author/microsite/About.aspx?authorid=36544 After the fall of Saigon on April 30, 1975, there have been hundreds of books written, many of which were personal accounts of the harrowing miseries of Vietnamese refugees in the days when they struggled to get out of Viet Nam by boat, over the sea, to the islands near the Philippines, Malaysia, Indonesia and Thailand. A standout is one prize-winning book for children aged 8+ written by ThanhHa Lai, a 47-year-old Vietnamese-American writer, who came to this country when she was only ten years old, knowing practically no English. After a month on a Navy ship, her family of ten—her mother, six elder brothers and two sisters--came to Guam, then to a refugee camp in Florida before arriving at Montgomery, Alabama, through the sponsorship of an American auto-shop owner. Why Montgomery, Alabama? “Believe me,” she says in an interview, “we didn’t know about Alabama to choose it. But to enter the United States refugees had to have a sponsor. The man who had the nerve to take on all of us (10 in all) lived in Alabama.” In Alabama, she repeated her unfinished 4 th grade from Saigon, one year older than her Firmament Volume 4, No. 4, January 2012 41 classmates. There she recounted the story of isolation and alienation from the adjustment to the dullness of American food (compared to spicy and tasty Vietnamese fare), to new friends Pam (“Pem”) and Steven (“SSsì-Ti-Vân”) and Pink Boy, her bullying classmate; her struggle with the English language and its idiosyncrasies (the sibilants sounding like snakes), but with the help of her generous “cowboy” and her kind-hearted neighbor and retired teacher, Ms. Washington, whose 21-year-old son and soldier Tom was killed in Saigon, Hà’s English improved. After high school, the author went on to undergraduate studies from the University of Texas, and graduated with a Bachelor’s degree in journalism. She worked for 2 years as a reporter covering the police beat for the Orange County Register in California, where she says, “I got the insane idea that I should quit and write fiction.” She left her reporting job and went to an MFA in creative writing program in New York University. For fifteen years, she worked on a novel about her life in Saigon, Alabama and Texas. Sent to ten agents and publishers, the manuscript was repeatedly rejected. She knows why: “Looking back, its beautiful sentences did not offer a plot and never really got anywhere.” (Publishers Weekly) By fortune, she was connected with a New York literary agency and a good editor. In 6 months she rewrote the novel, using the base material, this time in short, concise, and lean prose-verse. The result is the novel in poetic form--Inside Out and Back Again. It was selected the finalist in the 2011 National Book Award annual contest. (The NBA: Once a year since 1938, except for an interruption during the Second World War, the award is given in 4 genres: fiction, non-fiction, poetry and young people’s literature, five prizes for each genre.) Last November, among 5 semi-finalists, ThanhHa Lai’s story in prose-poems was declared the final winner among hundreds of books vying for that prestigious top prize. Written in short poems, the book recounts the semi-biographical story of a 10-year-old girl named Hà and the life-changing year of 1975, the year Saigon fell (hence “Inside Out”) when she, her mother and three elder brothers fled Vietnam on a ship. [The author is the youngest of 8 siblings--2 sisters and 6 brothers.] The 262-page book is told through the eyes of Hà. How is it that a foreign-born writer who could not speak a word of English and struggled with English grammar (such as the plural s after regular nouns since there is no such thing in Vietnamese) is able to write an English book that merits acceptance by HarperCollins, a mainstream publishing house, whose submission to the NBA ultimately won the coveted prize that American-born writers strove to earn? What kind of style, vocabulary, symbolism and drama did the author use to capture the reader’s heart? Is there a lesson for other aspiring foreign-born authors whose first language is not English to learn? Division of the story: Chronologically the story covers one full lunar year, from Tết of the Cat (1975) to Tết of the Dragon (1976). The poetic novel has four chapters: Chapter I: Saigon (34 poems); Chapter II. At Sea (19 poems); Chapter III. Alabama (51 poems), and Chapter IV. From Now On (11 poems). Total: 120 poems. Each poem serves as a page of her diary, telling a story of that day. The tale starts with February 11, 1975, and ends with January 31, 1976. The events of the fateful year recounted vividly the days on the ship (rationing of food and drink, cramped living quarters), at the tent city in Guam, at school (hiding herself in the bathroom to avoid the jeering of classmates). The tales include Mr. Johnson, her sponsor, whom she calls “Our Cowboy” and his neighbors, the bullying classmate at school and out of class; her brother-hero Vũ, who teaches her self-defense and whose gigantic motorbike came in time to save her from the bully Pink Boy; her eldest brother Quang, an engineering student, who works as an auto mechanic; and her brother Khôi who refuses to eat eggs hoping naively that they all hatch into Firmament Volume 4, No. 4, January 2012 42 chicks; and especially her mother, a wise and practical, firm but loving mother, advisor and friend. ThanhHa Lai’s style As one reviewer notes, she uses a “spare but accessible” style, leaving a lot of space for the reader’s emotions to seep in. One critic advises the reader to reread the story to notice “how perfect the thin line of the prose itself mirrors the thin line that Hà walks during that year.” (Kathi Appelt, bestselling author of the Newbery Honor Book, The Underneath.) Suspense: Core details of the event are held up until the end to create suspense and intensify the reader’s interest: In “NOW!” she tells how her mother who speaks little English succeeds in getting the butcher to grind the pork for her: She has me ask the butcher, Please grind our pork. I’m sure I said it right, but the butcher sharpens his face, slams down our meat, And motions us away. Mother wrinkles her brows, thinking, pausing, then rings the buzzer again. Please, she says. It comes out, Peezzz The butcher turns away without a word. Mother presses the buzzer for a long time. When the butcher returns, he hears a lot of Vietnamese in a voice stern and steady, from eyes even more so. Mother ends with a clear, NOW! The butcher stares then takes our meat to the grinder. Firmament Volume 4, No. 4, January 2012 43 (pp. 217-218.) In half prose, half unrhymed verses, the novel retains rhythm. The author has selected the right medium because the poetry allows her to write spare verse and at the same time packs into each line powerful imagery, allowing the reader to reach the raw emotions and humor. Also, the form of a diary lets the author tell the event of the day in her family, in her class, outside of school and in the neighborhood in a dramatic manner. The Vietnamese idioms are appropriately used: “Tears of an ugly fish”<=“Nước mắt cá sấu”=>”False tears of a crocodile.” “Clamp shut his mouth.” (The mother scolds brother Quang). The word clamp suggests a sound and picture of a clam.=>câm miệng hến lại. Tenderness and wisdom: In “Confessions” Hà tells her mother that she is bullied at school and whether she can fight back: They chase me. They yell “Boo-Da, Boo-da” at me. They pull my arm hair. They call me Pancake Face. They clap at me in class. And you want me to wait? Can I hit them? Oh, my daughter. at times you have to fight, but preferably not with your fists. (pp. 215-216) Vivid characters: Here the mother tells her children to focus on the present and forget the past, including their MIA father, who looks “forever young” in his picture on the altar: Until you children master English, you must think, do, wish for nothing else Not your father, not our old home, not your old friends, Firmament Volume 4, No. 4, January 2012 44 not our future. She tries to mean it about Father, but I know at times words are just words. (“English Above All,” p. 116-117) Each character springs to life from a few strokes of her brush. The American sponsor, Mr. Johnson, whom Hà calls “Our Cowboy,” brings gifts to the family, corrects Hà that horses in American do not go “hee, hee, hee” but “neigh, neigh, neigh” and, to her disappointment, doesn’t own a horse. His unsmiling wife and the neighbors do not seem to welcome them when they pay them a courtesy call until her family members decide to attend the church and change their faith. Ms. Washington greets them warmly and serves as ThanhHà’s tutor in English after school (Whoever invented/English/must have loved/snakes—(“First Rule,” p. 118). MiSSSisss WaSShington has her own rules. She asks me memorize one new word a day and practice it ten times in conversation. For every new word that sticks to my brain she gives me fruit in bite sizes, downing in sweet, white fluff; cookies with drops of chocolate small as rain; flat, round, pan-fried cakes floating in syrup. My vocabulary grows! (“New Word a Day,” p. 166) When her sponsor, the “cowboy,” finds a house for them and pays 3-month rent ahead, her brother Quang says the American government gives sponsors money…to ease the guilt/of losing the war. Mother’s face crinkles like paper on fire. She tells Brother Quang to clamp shut his mouth. People living on others’ goodwill cannot afford political opinions. Firmament Volume 4, No. 4, January 2012 45 (“American Address,” pp. 124-125) Here at school during lunch for the first time Hà eats a hotdog for the first time: I don’t know where to sit any more than I know how to eat the pink sausage snuggled inside bread shaped like a corncob, smeared with sauces yellow and red. I think they are making fun of the Vietnamese flag until I remember no one here likely knows that flag’s colors. … (“Black and White and Yellow and Red,” p. 144) Gestures speak more than words to show brotherly love and protection. Hà rides home with brother Khôi on his bicycle: “Chin Nod” I sit sidesaddle, holding on to the handlebar. The edges of our hands touch. As we glide away I ask, Every day? I feel his chin nod into the top of my head After school too? Another chin nod. We glide and I feel as if I’m floating. Firmament Volume 4, No. 4, January 2012 46 (pp. 154-156) Can aspiring writers learn from ThanhHa Lai? First, a solid command of English is a sine qua non. It took ThanhHa Lai 10 years that included high school, undergraduate and an MFA to master the language. In college, professors can be helpful mentors and critics. Second, apply for a fellowship, or an assistantship (if you have a strong BA plus a few articles, short stories, or poems). The assistantship will provide full tuition plus a stipend. First-year MFA candidates normally get free tuition and no teaching duties; second year MFA candidates teach two workshops while working on their thesis, which may be a collection of poems, short stories or a novel in progress. Next, jobs (as interns, reporters, editors, proofreaders, instructors): make sure you are not bogged down by your daily job demands (although work can provide experience and material for your stories) as they may affect your writing goals. (ThanhHa Lai teaches English at Parsons School of Design). Writing workshops (where lecturers are practicing writers or poets) may help. Last, get connected with a literary agent, editors. In the case of ThanhHa Lai, Rosemary Stimola from Stimola Literary Studio accepted her submission before HarperCollins assigned Tara Weikum as her editor. Critics’ comments on ThanhHa Lai’s novel: “An incisive portrait of human resilience…would make a nice movie or children’s television special, too.” (Publishers Weekly) “Lai’s spare verse evokes such emotions that I found myself with tears in my eyes on many pages.” “A must for any teacher dealing with bullying in the classroom/school.” http://blog.schoollibraryjournal.com/slj/home/892838-312/debut_author_thanhha_lai_nab.html.csp “…ThanhHa Lai’s novel is written in verse for a concrete, very good reason. In both cases you have stories where children were entering strange new lands where they did not necessarily know the language. To make this book a verse novel, the child reader gets inside Ha’s head while the same time encountering sentences that are broken up in ways different from your average middle grade novel. The result is simultaneously intimate and isolating. It’s perfect.” “Lai’s spare language captures the sensory disorientation of changing cultures as well as a refugee’s complex emotions and kaleidoscopic loyalties (The Horn Book). Source: (http:///www.amazon.com/Inside-Out-Back-Again-Thanhha/dp/0061962783). The pictures on the book jacket and that of the author are taken from this website. PTL, Virginia, 3/4/2012 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 47 Gi§i ThiŒu TÆp TruyŒn Quê HÜÖng Vøn V«* cûa NguyÍn Væn Sâm ñàm Trung Pháp Tôi quen biết tác giả Nguyễn Văn Sâm của tập truyện Quê Hương Vụn Vỡ từ nhiều năm nay. Phải thưa điều này ra ngay với quý bạn đọc vì tôi tâm đắc lời tâm sự dưới đây của thi sĩ Bàng Bá Lân trong trang mở đầu cuốn sách Kỷ Niệm Văn Thi Sĩ Hiện Đại của ông, xuất bản năm 1962 tại thủ đô miền Nam nước Việt: “Nhiều lúc ngâm đọc những bài thơ, đoạn văn ưa thích, tôi [Bàng Bá Lân] thường tự hỏi: Không biết tác giả có thích như mình không? Đây có phải bài thơ, đoạn văn mà tác giả ưng ý nhất không? Và nếu không thì là bài thơ nào, đoạn văn nào? … Ý nghĩ ấy cứ ám ảnh tôi hoài, nhất là những khi tôi đọc những bài phê bình văn học hoặc chính tôi phải làm việc bình giảng văn thơ. Mắt nhìn những dòng chữ nhảy nhót mà lòng tôi thắc mắc hoang mang. Tôi hoài nghi tự hỏi: Có thật tác giả có tư tưởng này, có dụng ý kia, có tâm sự nọ? Hay tất cả chỉ là võ đoán? Rồi sự thắc mắc trên đưa tới kết luận này: Muốn phê bình thật đúng một nhà thơ, nhà văn nào, phải quen biết nhà thơ, nhà văn ấy!” Tác giả Quê Hương Vụn Vỡ là người miền Nam, còn tôi là người miền Bắc di cư vào Nam từ thuở mới bắt đầu trung học. Chúng tôi cùng lứa tuổi, từng là đồng nghiệp trong khung trời Đại Học Sài Gòn, nơi anh Sâm dạy Việt văn ở Văn Khoa và tôi dạy Anh văn ở Sư Phạm. Tỵ nạn qua Mỹ, chúng tôi gặp lại nhau ở Texas và thường cùng góp phần trong các sinh hoạt văn học Việt Nam từ đó đến nay. Năm 2000 tôi vinh hạnh được nói chuyện trong buổi ra mắt rất thành công cho tập truyện Khói Sóng Trên Sông của anh tại Houston. Và từ nhiều năm nay chúng tôi cùng đóng góp bài vở thường xuyên cho nguyệt san văn học Khởi Hành ở Little Saigon và cho tam cá nguyệt san Văn Hóa Việt Nam ở Houston. Tôi tin tưởng mối thân tình lâu năm giữa chúng tôi đã giúp tôi viết lên những dòng nhận xét về tập truyện mới nhất này của anh một cách khả tín, không phải “chỉ là võ đoán.” Quê Hương Vụn Vỡ là một tuyển tập truyện ngắn đặc sắc qua ngòi bút Nguyễn Văn Sâm. Mỗi truyện anh viết là một kỷ niệm đậm sâu trong đời anh, hoặc trong đời một người rất thân của anh, mà khi đọc xong, dù vui hay buồn, tôi còn lưu luyến mãi trong lòng như một nhắc nhở ray rứt. Anh là một Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 48 nhà văn gốc nhà giáo có một tâm hồn hướng thượng, một trái tim nhân ái, một ước vọng chấn hưng đạo đức trong một quê hương đang băng hoại về lối sống; do đó, mỗi truyện của anh là một bài ngụ ngôn thấm thía. “Văn dĩ tải đạo” là sứ mệnh văn chương của anh mà anh đã thực hiện một cách ngoạn mục trong tập truyện. Phương tiện để anh đạt mục tiêu vừa kể là một văn phong truyền cảm, thành tâm, sâu sắc, quan sát tận tường. Thêm vào đó là những yếu tố bất ngờ kỳ thú trong các cốt truyện được anh xây dựng mạch lạc, những từ vựng thực vui mắt của một phương ngữ miền Nam đáng yêu, và những đoạn văn tả chân thần sầu quỷ khốc của anh mỗi khi anh ra tay hạ xuống. Một bí quyết nữa khiến những truyện ngắn của anh thành công là chúng đều có một mở đầu gợi cảm kích thích bản chất tò mò của người đọc (khiến họ không thể bỏ cuốn sách xuống) và một kết luận làm người đọc xao xuyến trong lòng (khiến họ khó quên được câu chuyện). Tôi thích tất cả các truyện trong tuyển tập này, nhưng tôi mê nhất truyện “Người đổi chó” của anh. Phần kết của tuyệt tác này làm tôi nhỏ lệ vì nó mầu nhiệm quá. Phép lạ nhãn tiền mà Ơn Trên đã dành cho một người có thiện tâm trong cuộc sống vô thường đã làm tôi ấm lòng vô hạn. Xin lấy câu chuyện này để làm thí dụ cho những điều tôi nhận xét về văn tài của bạn tôi. Đây là một ngụ ngôn tuyệt diệu chứng minh cho các niềm tin “ở hiền gặp lành”, “ông Trời có mắt”, “phép lạ có thật”, vân vân. Nhân vật chính trong truyện là một người chuyên đi mua chó rồi bán lại cho các tiệm bán thịt chó để kiếm lời độ nhật. Một bữa anh “trúng mánh” vì anh “được một bà kia kêu tới cho không con chó mực mà bầy con bả đã cho lối xóm hết rồi.” Cho con Mực vào lồng trên xe, anh ta nói với nó: “Ôi Mực ơi, tao cám ơn mầy. Mầy chết mà nhiều người khoái khẩu, tao được đỡ khổ một ngày dang nắng vậy là cái chết của mầy có lý lắm chớ không phải chơi đâu nhen Mực!” Với con Mực trên xe, anh ghé một tiệm thịt chó, nơi mà một số chó đang bị sát hại tàn ác. Phản ứng của con Mực làm nát lòng người đọc: “Nghe tiếng đồng loại tru thảm thiết, con Mực giờ nằm im trong lồng trên xe của tôi, bỗng nhiên lồng lộn vùng vẫy, nó sủa bằng một giọng đứt khoảng của sự sợ hãi đến cùng cực với đôi mắt ghèn trôi theo máu trào ra ở khóe.” Anh ta động lòng trắc ẩn, quyết định thả con Mực. Và đây là đoạn kết nhiệm mầu của câu chuyện, một ngụ ngôn mà ý nghĩa chúng ta sẽ còn nhớ mãi: “Không cần suy nghĩ, tôi mở cửa lồng định bụng thả cho con Mực chạy đi. Nhưng mà lạ, nó không chạy ra xa mà cắn ống quần tôi, vừa cắn vừa gâu gâu. Tôi tức giận đá cho nó một cái như trời giáng vậy mà nó cũng không buông …. Con chó vẫn kéo, chừng độ 4, 5 thước khỏi cái xe, tôi đập được con Mực một cái trúng đầu, nó nằm xuống, thì cũng lúc đó tiếng kèn rú long trời của hai chiếc xe chạy đua từ đâu xẹt tới, một chiếc do tránh người đâm vào chiếc xe của tôi tạo ra một âm thanh chói tai tung cát mịt mù …. Tôi chóng mặt ngang, hình như tôi quá kinh hoàng sau khi thoát khỏi tai nạn, không còn tỉnh trí, chỉ nghe mơ hồ như có ai nói thằng cha đổi chó nầy hên cùng mình nha bây, nếu nó còn đứng chỗ cái xe thì tiêu tùng rồi. Tôi thở dài, ngó cái xe của mình, cong queo, gãy đổ đến tội nghiệp. Tôi ngó xuống con Mực, nó không cắn ống quần tôi nữa mà nhìn lên tôi thân thiết vẫy đuôi, hai khóe mắt của nó ghèn pha máu vẫn còn chảy, bây giờ xuống gần tới mũi.” Đoạn kết nêu trên của câu chuyện cảm động bao nhiêu thì đoạn mở đầu của nó cũng hấp dẫn bấy nhiêu. Thực khó có thể bỏ cuốn sách xuống sau khi đọc những dòng chữ mở đầu hấp dẫn này: “Ban đầu thì tôi chê cái nghề kỳ cục này. Gì mà chở cái lồng chó kêu ăng ẳng sau bọt-ba-ga, đi tới đâu chó trong xóm thi nhau sủa tru mà dân chúng thì thò đầu ra ngó chăm bẳm rồi xầm xì đồ thằng cha làm cái nghề thất nhơn sát đức, giết chó nên chó thấy là sủa ì èo, tru nghe thảm thiết.” Nghệ thuật tả chân của anh thực vô song. Nhiều lúc tôi nín thở để đọc những đoạn văn anh tả chân cuộc sống ở quê nhà, để rồi rùng mình khiếp sợ. “Thằng Tư mặt thẹo” là một tay bắt chó chuyên nghiệp mà “mỗi ngày phải đập đầu chừng một chục con thì uống rượu mới ngon.” Hắn ta tuyên bố câu nói độc ác ấy “mà nhe hai hàm răng lởm chởm đóng bựa vàng và khói thuốc đen phụ họa với cái mặt thẹo bị chém thời cố Hỷ nào coi thiệt là dọa ông kẹ con nít.” Và đọc xong đoạn văn dưới đây thì còn ai dám tiêu thụ bánh tráng hoặc lạp xưởng từ quê nhà xuất cảng sang hải ngoại: Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 49 “Đi qua một lò làm bánh tráng, làm bún mùi chua nồng vậy mà còn dễ thở hơn đi ngang qua chỗ làm lạp xưởng, hay làm đồ lòng, ở đây ruồi vô số và mùi thịt thúi bay dính vô quần áo đi xa cả cây số mà mùi vẫn còn phưởng phất, ác nhứt là mùi thứ nước màu đo đỏ họ dùng để ướp thịt, nghe như mùi sơn ở cái trại hòm, làm mình liên tưởng đến mùi người chết để qua ngày hòm bị xì.” Năm nay ở tuổi “thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất dụ củ” (Luận Ngữ), anh Sâm quả thực không phải suy nghĩ, gắng sức mà vẫn hành động tự nhiên hợp đạo lý. Bài thơ “Nói với đứa cháu nhỏ mới sanh” để thay lời tựa cho tập truyện này của anh chứng tỏ điều ấy. Anh viết ra những điều thật tự nhiên, thành tâm, chan chứa ân tình, hợp đạo làm người. Qua bài thơ, anh đã nói dùm tất cả chúng ta với những thế hệ kế tiếp ở hải ngoại, nhất là đoạn kết của bài thơ: Phải yêu quý nơi mình sinh ra và yêu cả đồng bào quê cha Ông đã sống hết đời mình và tự hào sống đáng Ông tiếc nếu không kịp nhìn thấy lũ cháu lớn lên thành đạt Biết nghĩ suy và nói thông thạo tiếng Việt Nam Bạn hiền ơi, tôi chúc mừng bạn đã trình làng thêm một tác phẩm quý báu và cảm ơn bạn đã mang lại cho tôi một niềm vui lớn là được viết lời giới thiệu Quê Hương Vụn Vỡ của bạn với độc giả bốn phương. ■ *Do Viện Việt Học xuất bản lần thứ nhất năm 2012. Ấn phí ủng hộ $20.00. Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Văn Sâm 12960 High Vista, Victorville, CA 92395 Samnguyen20002002@yahoo.com Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 50 The Legacy of Kwai Chang David Lš Lãng Nhân Long ago, over a beer, my friend told me this story. Kwai Chang was the Mess Hall Sergeant when I reported for duty to this newly activated ARVN Infantry Division as a junior Logistics officer ín 1956. He was a young, handsome, welleducated Chinese –Vietnamese, who could speak and write three languages: Chinese, Vietnamese, and French. He was also the preferred chef for Company’s official dinners and parties. After work, Kwai Chang and I were great friends…. Kwai Chang was very skillful with his hands. His painting was as good as a professional artist's. An experienced auto mechanic and gun smith, he repaired clocks and watches in his spare time. His father used to own a jewelry boutique up North, he told me. When the new regime took over the city, his father was killed during the turmoil. He and his mother were relocated in South Vietnam in 1954. As in most oriental cultures where family bonds are very strong, Kwai Chang’s love and devotion for his mother was exemplary and touching, especially during her long and painful terminal illness. In 1959, I received my new assignment in the Deep South . Kwai Chang and I reluctantly parted from each other with much sadness, since our friendship had grown beyond normal social ties… During the next fourteen years, which included several moves around the country because of my military obligations, we lost track of each other. Then I got my last assignment at an Army Unit near Saigon…. One day, I heard a knock at my office, and a distinguished Army Officer appeared with a big grin on his face: Kwai Chang! The reunion between old friends brought a lot of laughs and sighs. I met his family again: his lovely wife Xiao Ling and his two sons, now 16 and 17, sharplooking high school boys. Xiao Ling met my wife Loan for the first time, and they hit it off at once. But the happy days did not last long. It was April 1975. The situation had degenerated, and Saigon was expected to fall in a matter of weeks. Kwai Chang came to my house one night and said, “Anh Nam, I’ve sold my house and everything valuable and converted the money into 30 ounces of gold, which I have buried in a secret place. Here is what I have in mind: If they ever caught me, I would have no chance to survive …. I beg you to take my family with you if you could manage to go the U.S.- or Australia... Please take the gold and use it where need be. I would not ask you if we were not such close friends.” I said, ”Don’t be silly. There should be an acceptable solution to this turmoil. According to the rumor, there must be some plan to evacuate us to a safer place as political refugees, but we just don’t know the details now. Don’t panic. I don’t need the gold. Just be alert and keep in touch.” Alas, with the chaos of the last days of April in Saigon, it was impossible to keep in touch even with your own immediate family, much less with friends and relatives. I was lucky to make it to the U.S. on those last flights out of Saigon, but I lost track of Kwai Chang. We wondered hundreds of times what happened to him and his family… Ten years went by. One night, the telephone rang. An excited voice asked me, “Mr Nam, Sir?” I said, “Yes, who’s speaking?” The excited voice grew louder. I’m Whu Chang, the son of Kwai Chang; do you remember me?” “Yes,” I said. “Where are you now?” “San Jose, California, Sir, with my mom. It took me a while to locate your number, and I am so Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 51 glad I did. My mom wants to talk to you now.” A moment of silence, then a trembling feminine voice came through: “Hello, Anh Nam, this is Xiao Ling.” “Hello, Xiao Ling. How are you doing?” I said. And I could not hold any longer that fearful question: “What happened to Kwai Chang?” A sob, and she said, “He died five years ago in the re-education camp. He was a prisoner there and had survived the rigorous program - mentally. But the malaria got him. The last time we saw each other, I barely recognized him for he was so skinny and could hardly walk. He lost most of his teeth and was completely bald. He told me, ‘I’m very weak now, and there is no hope I could leave this camp alive. Don’t wait any longer. Dig up the gold, pay the smugglers and take the children out of the country. If you have a chance to go to America, look up Anh Nam; he will help you. Forget about me and just do what I say, please.’ “But I could not force myself to do it before he died in the camp. Then I dug up the gold. But I was so inexperienced that the crooked smugglers took all my gold and turned me in to the authorities. Whu’s younger brother was shot and killed when he tried to run away. We were put in prison for over two years.. Whu was determined to sail out of the country one way or another. We moved to the Mekong River area, and Whu became a fisherman. Whu learned how to sail the fishing boat on the sea. He secretly modified three old lawnmower engines to power our small boat. In March 1982, when the South China Sea was calm and the wind switched south, we sailed out in that 18-foot-long boat together with another family of six adults and two children. We were lucky to escape the Coast Guard patrols and drifted southward for seven days, very low on food and water. When we reached the coast of Malaysia, we were rescued just in time before we would have perished from exposure and starvation. We stayed in the Malaysia Refugee camp for six months. Thanks to the family we sailed with, Whu and I were relocated here in America.” I said, “Xiao Ling, I am terribly sorry about your ordeal, but I am also so glad you made it through. By the way, what is Whu doing now?” Xiao Ling said, “Oh, you know, he is very skillful with his hands, like his father. He works as an auto mechanic but he specializes in car air conditioners and stereos. We live in a small apartment now. I cook and clean for him, but next month we will have some help. Whu will get married on April 19, and we will move to a two-bedroom house in the suburbs of San Francisco.” I said, “That’s wonderful, Xiao Ling. I am so happy for you and Whu.” “By the way, talking about San Francisco and the month of April reminds me that one time I described to Kwai Chang the beautiful scenery of the cherry blossoms in Golden Gate Park. He really wanted to see it himself. I tell you what, Xiao Ling. Let’s get together next month. Loan wants to see you, too. And I bet she, too, will get a kick out of seeing the gorgeous cherry blossoms.” A pause. Then Xiao Ling said, “Anh Nam, I forgot to tell you that I am blind now. I lost my sight three months after we reached the Malaysia Refugee camp. My eyes got infected, and it went from bad to worse because we had very poor--almost no--medical care at the time.” I said, “Oh, I am very sorry to hear that, Xiao Ling.” She said, “Thank you, but it is okay. I am blind, but content now. I can see a bright future for my son here, and I can see his love for me too. A lot of times, I can even see a peaceful smile on Kwai Chang’s face, and I know he is happy for me and for his son. So goes the story of Kwai Chang, my old and dear friend. His memory is with me as long as I shall live. Loan and I have scheduled to fly to San Francisco to meet Xiao Ling and her son sometime. We have to. Not only because we love them and admire their incredible courage and perseverance; not only because they are Kwai Chang’s legacy in flesh and blood; but also because deep down inside, Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Loan and I feel they are a part of our own selves--the part that was once lost, but found again.” ■ Madison, AL April 1985 52 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 53 Australian Modern Masterpieces from The Art Gallery of New South Wales Exhibited at The Art Gallery of Ballarat in Victoria Researched by Minh Thu As one of Australia’s best-preserved cities, and in so far as culture and art are concerned, Ballarat(*) is also one of its most interesting ones to marvel. Indeed one cannot overlook Ballarat’s 19 th century boom-era to take in the city’s grandeur combined with a vibrant and diverse contemporary culture. Gold generating abundant wealth then created the splendid architectural works for the city, the grandest of all is the Art Gallery of Ballarat, which was founded in 1884. As Australia’s oldest and largest regional art gallery, it has, over almost 130 years, built up a magnificent collection. Right through early colonial works to Australian modern masterpieces, the Art Gallery of Ballarat makes it a special reason for people to visit the golden city, especially for one of the gallery’s world-class exhibitions. From October 5 to November 27 last year visitors came to see the gallery’s Australian Modern Masterpieces, a unique exhibition featuring 61 icons of Australian modern art. A veritable who’s who of 20th century Australian art, the exhibition featured works from artistic aristocracy including Arthur Boyd, John Brack, Grace Cossington Smith, William Dobell, Russell Drysdale, Donald Friend, Sidney Nolan, Margaret Preston, Lloyd Rees, John Olsen, Jeffrey Smart, Fred Williams, Brett Whiteley, and Margaret Olley, according to Sandy Guy (1). Nolan was represented by works from a series inspired by the epic but doomed 1861 expedition of Burke and Wills (Fig. 1) Fig.: 1.- Sidney Nolan, Burke, 1962, polyvinyl acetate and oil on cardboard. Modern Masterpieces Exhibition featured 40 of some of the nation’s most important paintings, on loan from the Art Gallery of New South Wales, together with 20 equally significant works from the Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 54 Art Gallery of Ballarat’s superb permanent collection. The choice of works provided an unparalleled insight into the history of Australian modern art from the 1920s to 1970s as expressed by Gordon Morisson, Director of the Art Gallery of Ballarat :“This exhibition recognised the extraordinary ability of Australian artists and the pivotal role they played in capturing the lives and moments of Australians in recent times.” Far from a random selection of highlights from the Sydney gallery’s impressive holdings, works featured have been carefully chosen to enable visitors to explore the works of various artists during a critical 75-year period of Australian art history – from the earliest work, painted in 1915, through to works by John Olsen and Brett Whiteley (Fig. 2). Fig.: 2.- Brett Whiteley, The green mountain (Fiji), 1969, oil, collage on cardboard. Many of the works on loan never left the venerable walls of the Art Gallery of New South Wales. As in Gordon Morisson words: “These are key works which are normally on permanent display in Sydney. This remarkable opportunity has come about solely because the Art Gallery of New South Wales is refurbishing.” For seven weeks, the stately wall of the Art Gallery of Ballarat were adorned with much-loved paintings such as Russell Drysdale’s Sofala, (Fig. 3) his iconic 1947 work of the outback of New South Wales goldmining town. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 55 Fig. 3.- Russell Drysdale, Sofala, 1947, oil on canvass on hardboard. Other works included a selection of paintings by artists known as the “Sydney Moderns” – Roy de Maistre, Roland Wakelin, Grace Cossington Smith, Magaret Preston, Rah Fizelle, Grace Crowley and Nora Heysen. In Arthur Boyd, Sidney Nolan, Jeffrey Smart, John Brack and Brett Whiteley, the exhibition explored some of the great figurative paintings of the twentieth century. The Australian landscapes was also represented in the works of Fred Williams and John Olsen, and the finely-worked landscapes and seascapes of Lloyd Rees. Melbourne artist John Brack (1920-1999) acclaimed as one of Australia’s greatest 20 th century artists, depicted the reality of life as he saw it. Three of Brack’s paintings were featured in the exhibition, including Nude with Two Chairs, (1957), and The sewing machine (Fig.4) (1955) a portrait of his wife, Helen, sewing at the treadle machine. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 56 Fig.: 4 .- John Brack, The sewing machine, 1955, oil on canvass. Regarding the Australian leading ladies in the Australian Modern Masterpieces Exhibition, it featured some of the works of great Australian female artists of the 20th century. A legend in Australian art was Margaret Olley, who, when she died on July 26 last year, aged 88, Australia lost a national treasure. Still life and domestic interiors were the forte of this prolific painter as seen by Sandy Guy (2). In fact, Olley’s bold use of colour and depiction of commonplace objects such as flowers, table settings and bedrooms made her one of the nation’s favourite painters. Olley was equally renowned as the first person to feature in two Archibald Prize winners – William Dobell’s 1948 portrait (Fig. 5) and, 63 years later, the 2011 winning portrait by artist Ben Quilty. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 57 Fig.: 5.- William Dobell, Margaret Olley, 1948, oil on hardboard. During her lifetime Olley had more than 60 solo exhibitons, and her work is represented in major state and national collections. Among her most famous is the seminal Portrait in the Mirror, (Fig.6), painted in 1948, and one of the major works featured at Ballarat’s Australian Modern Masterpieces exhibition. Fig.: 6.- Margaret Olley AC, Portrait in the mirror, 1948, oil on cardboard. Olley’s work joined that of other great Australian female artists of the 20 th century, including Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 58 Grace Cossington Smith, Margaret Preston, Nora Heysen, Grace Crowley and Yvonne Audette. A leading Sydney artist, Grace Cossington Smith (1892-1984) was considered among the great modernists of her generation. Four Cossington Smith works were on display including her most famous The Curve of the Bridge, (Fig.7), (1928), an iconic work showing the geometric structure of the Sydney Harbour Bridge, as well as Centre of the City (1925), Rushing (1922), and The Sock Knitter (1915), which was considered as the first post impressionist work by an Australian artist, and a key picture in the modernist movement. Fig.: 7.- Grace Cossington Smith, The curve of the bridge, 1928-1929, oil on cardboard. Regarded as one of Australia foremost artists between the two World Wars, a time when the Australian art world was dominated by men, Margaret Preston (1875-1963) was renowned in her day for her bold imagery and dynamic designs. Preston who was also a skilful wood engraver and linocut printer, painted subjects ranging from still life to native flowers and urban impressions of Sydney. Preston’s work was well presented , with four key works – Emus, a 1949 stencil; modernist 1943 oil painting Manly Harbour Beach; 1928 Western Australian Gum Blossoms, and a simply structured yet powerful 1930 Self portrait ( Fig. 8 ). Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 59 Fig.: 8.- Margaret Preston, Self portrait, 1930, oil on canvass. Nora Heysen (1911-2003), daughter of renowned landscape painter Sir Hans, was not only the first woman awarded the Archibald Prize. At the age of 27 in 1943 she became the first woman to be appointed as an Australian war artist. Her works are held in the collections of the National Gallery of Australia, the National Portrait Gallery, and several state galleries. Heysen’s vivid, almost Vermeerlike 1932 Self portrait, (Fig. 9), is executed with refined realism. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 60 Fig.: 9.- Nora Heysen, Self portrait, 1932, oil on canvass. A pioneer of modernist theory, Grace Crowley (1890-1979) was one of the leading innovators of geometric abstraction in Australia. The exhibition freatured two of Crowley’s works – Abstract painting (1950) and Portrait of Lucie Beynis (Fig.10), (1929), a semi-abstract painting regarded as the masterpiece of the period she studied in Paris in the 1920s. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 61 Fig.: 10.- Grace Crowley, Portrait of Lucie Beynis, 1929, oil on canvass on hardboard. As regard to the Archibald Prize, many famous artists vied for this prize which is considered as Australia’s most important portraiture award, since its inception in 1921. Devotees of the works of William Dobell (1899-1970), one of Australia’s most admired and controversial artists, could view his celebrated 1948 Archibald prize-winning portrait of the late artist Margaret Olley (Fig.5) at Australian Modern Masterpieces. One of Dobell’s finest and best-loved paintings, his portrait of Olley is a bravura piece, conveying the subject personality through a combination of composition, brushwork and the enigmatic expression of the sitter. Olley, then in her twenties, sits confidently as echoing the spirit of both Gainsborough and Renoir. Many of Australia’s great 20th century artists used the human figure as a source of inspiration, and portraiture figured prominently in the exhibition. Domestic interiors are another theme favoured by several of the artists in the exhibition. ■ Minh Thu Melbourne (11/2011) *Writer’s note : Ballarat is 112 kilometres west of Melbourne. Sources : - Saturday Age. Art feature. Sept. 2011. - 1) - Our Artistic Aristocracy by Sandy Guy. p.2. - 2) - Leading Ladies by Sandy Guy. p.3. - Wikipedia. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 62 Cây RÒng và Cây Máu RÒng Sóng ViŒt ñàm Giang Cây rồng (dracaena) bắt nguồn từ chữ cổ Hy-lạp drakaina có nghĩa là rồng cái. Đây là một genus gồm cỡ 40 species cây. Nó thuộc gia đình Asparagaceae, hay từng được xếp vào họ Dracaenaceae. Hầu hết đều xuất phát từ Phi-châu, một vài loại thì từ Á-châu và Trung Mỹ. Vài ba loại thường thấy ở những nhà bán cây cảnh và ngay trong tiệm bán thực phẩm là Dracaena fragans, Dracaena mariginata (Madagascar Dragon Tree), Dracaena draco, và Dracaena sanderiana. Nghe tên thì không biết nhưng nhìn hình thì nhận ra ngay. Những loại cây kiểng dracaeneae này nhựa không có màu đỏ máu, chỉ có loại một dracaena draco ở một số vùng bên Phi châu và trên vài đảo là có nhựa nhỉ ra màu đỏ. Một loại mang tên cây bắp, một loại cây kiểng dracaena và một loại mang tên cây Thần tài là những cây thấy rất thường. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Cây bắp/corn plant, (Hình 1 và 2) có thân là một khúc chiết trên đầu chỏm là một chùm lá. Cây này có hoa rất hắc, đến cuối mùa hè hoa nở từng chùm từ thân chồi ra, hương hoa mạnh đến nhức đầu. Vì thế nên nhiều khi phải cắt hoa đi nếu không muốn mang chậu cây ra ngoài vườn. Sau mỗi lần ra hoa thì cây có thể có thêm nhánh mới. Hoa có hương mạnh nên mang tên Dracaena fragans. Cây này chiết cành bằng cách cắt ngang thân già một khúc cỡ hai gang tay, để cho khô nhựa xong rồi nhúng vào cát ẩm cho đến khi nó ra rễ non. Đầu trên của khúc cây chiết từ vết sẹo của khúc cắt sẽ ra lá từ một hai mầm nhánh. Người viết có một cây bắp kiểng trồng trong nhà, đúng 10 năm sau, vào một buổi sáng tự nhiên thấy trong nhà có một mùi hương hắc rất mạnh, nhìn vào cây kiểng thì thấy cây bắp đang trổ hoa, một chùm dài. Và sau đó cứ mỗi năm cây lại trổ hoa một lần, hương mạnh đến nỗi phải cắt bỏ. Dracaena marginata (Hình 3 và 4). Loại này cũng thường dùng như cây kiểng, thân nhỏ, mọc lênh khênh, trên đầu có một chùm lá. Loại này gần với cây Máu rồng nhất về hình dạng. Cây Thần-tài, Hình 5 (Lucky bamboo) Dracaena sanderiana. Trái với tên gọi là tre Thần-tài làm mọi người nghĩ là nó có nguồn gốc từ Á châu, nhưng không phải thế. Nó là một cây xuất phát từ West Africa, được trồng làm bờ rào hay bụi Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 63 cây. Cây Thần-tài thuộc genus Dracaena, tên cây do một người ưa trồng cây cảnh gốc Đức-Anh tên Henry F.C. Sander đặt cho. Nó còn mang tên là Dracaena braunii, Ribbon Dracaena, Lucky Bamboo, Belgian Evergreen hay Ribbon Plan. Hình 4 Hình 5 Hình. 6: dragon tree/hoa/quả (Tenerife) Theo thuyết phong thủy tre là loại cây đem lại nhiều may mắn nhất cho gia chủ, giúp chủ nhân làm ăn phát đạt. Tre cũng là biểu tượng của loại cây phú quý, mang lại sự no đủ. Tên cây Thần-tài (Lucky bamboo) là một sáng tạo của người Trung hoa, họ đặt tên cho cây như thể có liên hệ với nghệ thuật Feng Shui, mang thủy, hỏa, thổ, mộc và kim để tạo quân bình cho ngoại cảnh. Cây thần-tài tượng trưng cho mộc(gỗ) và thủy (nước), với một nơ đỏ thắt ngang tượng trưng cho hỏa (lửa) để luân chuyển năng lượng trong phòng. Những nhà trồng cây Thần tài uốn cong phát triển ở Trung quốc. Các bạn có bao giờ biết đến ý nghĩa như thế của số cọng thần tài không? Số cọng của mỗi chậu thần tài cũng mang ý nghĩa khác nhau: ba cọng tượng trưng cho hạnh-phúc, năm cành tượng trưng cho thịnh vượng, sáu cọng tượng trưng cho sức khoẻ. Không bao giờ ta thấy có một chậu gồm bốn cọng thần-tài vì chữ tứ (bốn) đọc lên từa tựa như chữ tử (chết). Cây Máu rồng (dragon blood) Dracaena cinnabari Ngoài các loại cây kiểng mang tên thông dụng như cây bắp, cây dracaena và Thần tài còn có loại cây máu rồng hiếm thấy hơn. Cây Máu rồng tại Việt Nam được mang nhiều tên khác nhau tùy theo nguồn nơi cây mọc/trồng như Huyết giác, cây Cau rừng, Cây xó nhà, Dứa dại, Trầm dứa, Giác ông, Giác máu, ỏi càng (Tày), co ỏi khang (Thái), Dragon tree (Anh), dragonnier de Loureiro (Pháp). Tên khoa học giống ở Á châu là Dracaena cambodiana Pierre ex Gagnep., họ Huyết dụ (Dracaenaceae). Cây dạng trung bình cao tới 3,5m, có thể cao tới 10m, to 30cm, ở gốc thân thẳng, một số thân già hoá gỗ, rỗng giữa màu đỏ nâu, nhánh có thẹo lá to, ngang. Lá mọc khít nhau hẹp nhọn, dài 30-50cm, rộng 1,2-1,5 (-4) cm. Chuỳ hoa dài, có thể tới 2m, chia nhiều nhánh dài, mảnh. Hoa màu vàng, dài 8mm, thường xếp 3-5 (-10) cái trên Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 64 các nhánh nhỏ. Quả mọng tròn, đường kính 8-10mm, khi chín màu đỏ, chứa 3 hạt. Ra hoa tháng 5-7. (xem Hình 6). Loi gỗ hinh trụ rỗng ở giưa hoăc đôi khi là nhưng manh gỗ có hinh dang và kich thươc khac nhau, màu đỏ nâu. Phần thân hoa gỗ màu đỏ (Lignum Dracaenae cambodianae). Thường gọi là Huyết giác, hay Huyết kiệt. Huyết giác được sách thực vật cho hay là có ở Nam Trung quốc (Quảng Tây), Việt Nam, Campuchia. Ở nước ta, cây mọc trên các núi đá vôi trong đất liền và hải đảo từ Bắc chí Nam. (tài liệu thu thập trên Internet). Dragon blood trees (Tenerife/Canary Islands); photos by Song Viet Rất nhiều đảo thuộc chùm đảo Canary đều thấy có sự hiện diện của cây máu rồng. Nổi danh nhất là cây máu rồng già hàng vài nghìn năm trên đảo Tenerife tại Icod de los Vinos với những nhánh cây vặn vẹo tạo thành đỉnh cây với những lá cây dài và nhọn hoắt. Có những cây cổ thụ máu rồng có thân mập mạp và nhiều nhánh ở đỉnh. Có những cây có thân chia làm hai nhánh sau 10 năm đầu rồi sau đó thành một chùm trên đỉnh. Những cây non thường mọc thẳng tắp và trên đỉnh là một chùm lá nhọn . Cây máu rồng mọc rất chậm, thường thì cỡ 10 năm nó mới đủ trưởng thành để ra hoa lần đầu tiên. Khi hoa tàn thì cây bắt đầu mọc thêm nhánh. Cây ở Icod de Los Vino KalkBay/CapeTown/Nam Phi Nhựa cây máu rồng mầu đỏ Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 65 Cây máu rồng có vỏ cây mầu nâu xám. Cây có chứa một chất nhựa, khi cây bị xây xát, chất nhựa rỉ ra khô cứng dần và có mầu đỏ thẫm. Chất nhựa này có nhiều công dụng trong kỹ nghệ sơn mài, lacquer, phẩm nhuộm và chất làm bóng. Thổ dân trên đảo thường xem cây máu rồng là một loại cây linh thiêng, dùng làm thuốc và tẩm xác chết. Máu rồng được dùng trong đông y để trị một số bệnh thí dụ như loét bao tử, xuất huyết, làm gum chân răng mạnh hơn . Ngoài Tenerife, những đảo khác thuộc Canary Islands như La Palma, Gran Canaria, Cape Verde, Madeira cũng thấy hiện diện rải rác cây máu rồng. Có tài liệu cho biết hãng làm đờn violin Stradivarius với những cây đờn vĩ cầm nổi tiếng đã dùng nhựa cây máu rồng trộn với turpentine để nhuộm gỗ làm đờn violin. Canary Islands là một chùm đảo nằm ở phía Tây Bắc của đất liền Phi Châu. Nhóm đảo này phần lớn thuộc quyền sở hữu đã lâu của Spain. Và sau cùng nói đến cây Máu rồng thì không thể không nhắc đến những cây Máu rồng (dracaena cinnabari) hình cái tán (cây dù) nổi tiếng của đảo Socotra, Ấ độ dương (Indian Ocean). Đảo Socotra là một trong bốn đảo thuộc Ấn độ dương, nó nằm phía đông của mỏm sừng Phi châu và phía nam của bán đảo Ả rập. Socotra thuộc Cộng hòa Yemen. Socotra cũng được mệnh danh là “Galapalos của Ấn độ dương” vì có thực vật cổ đã duy trì ở đây hàng triệu năm cũng như Galapalos Islands của Ecuador nằm trong Thái Bình dương vùng Latin America và Caribbean. ■ Photo by Edoard Scepi Photo by Boriskhv Sóng Việt Đàm Giang 14 January 2012 Ghi chú: Một số hình ảnh thu thập trên Internet, không rõ tác giả hay nguồn. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 66 For Your Eyes Only David Lš Lãng Nhân The other day, Teresa came home with a shopping bag, raised it with sparkling eyes, and said, “Guess what? A $128 gown. Got it for $22. And look at these gorgeous dresses I got for the children. Isn’t it nice? All of these were marked down for sales at the season’s end. A real bargain, monsieur!” She didn’t have to tell me she was happy. Happy to be able to buy gifts for her granddaughters. Her eyes told me the story long before she spoke…` All of us are every day communicating our feelings to people around us. But nothing you say makes your words seem true. It’s what you don’t say. It is the non-verbal dimension that builds up your credibility. That is what the experts in communication tell you. As strange as it sounds, up to 95 percent of face-to-face communication is achieved by non-verbal signals. And your eyes alone tell the story better than any words. Therefore, if we had to pick the most important part of our body to send non-verbal signals, we would without hesitation choose the eyes. Not just the eyeball, but also the eyebrows and the area surrounding the eyes that act as window frames of our souls. Yes, your eyes tell your story better than a thousand words! The eyes have such expressive power that people may describe them with so many words: bright, dark, happy, sad eyes. Defiant, indifferent. Tired, glassy eyes. Hot, cold, mystical oriental eyes… We even believe eyes can transmit rays of magical power! Powerful leaders always have exceptional eyes. Their eyes are piercing, hypnotic, or empathetic. The eyes of Genghis Khan. The eyes of Napoleon. The eyes of Jesus of Nazareth. Well, if you are not a naturally powerful and charismatic personality, how do you develop powerful non-verbal characteristics? Can you train yourself? Let me tell you what I have learned. Research has found that true expressions come from the right hemisphere of your brain, while the phony expressions are consciously generated by the left. The signals from the right side are genuine, while the left side can display only a design or reconstruction of the real thing. For example, when you say, “Cheese,” but you don’t really smile, people perceive that phony expression easily. The key rule here is: you convince nobody unless you convince yourself first. That is why great actors and actresses are always sincere. They are so good at making themselves believe in the substance of the character’s desires and emotions that they become the character themselves. And their eyes will tell the story. Genuinely. So, to show your enthusiasm, your friendliness, and sincerity through your eyes, first you must feel it. That gives you a positive emotion surge that radiates through your eyes. Famous leaders are always convincing. We believe them because they believe in what they are communicating. Their expressions flow naturally from a deep faith and conviction. And their eyes speak eloquently what they feel inside them. So, let your eyes speak your heart, unveil your soul, reveal you innermost feeling that no word can convey. Let your eyes twinkle with humor, glow with warmth, and sparkle with wonder when you talk. And why not let there be some poise in your gaze? But most of all, let your eyes speak of Love, Sincerity, and Enthusiasm. ■ Madison, AL, September 2011 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Hai Bài ThÖ ThiŠn Thanh Trà Tiên Tº Vô Thường Trăng rồi cũng đóng cửa Đêm thâu Mặt trời mở cửa Ngày ùa vào Hoa Quỳnh tạ thế trong vườn nắng Ngày vô tình và Đêm quên mau. (khuyết danh) TMCS chuyển thể sang lục bát: Vô thường Rồi trăng khép lại đêm dài Mặt trời mở cửa ban mai ùa vào, Nắng soi quỳnh rũ khi nào, Ngày chìm lơ đãng, đêm vào lãng quên. English translation by TMCS: Impermanence The moon is going to close a long night, Then the sun will open the door to welcome a new daytime, In a garden, in the sunlight The remains of a night flower will lie. At all times The days are indifferent At all moments The nights are so quickly forgetful. Một bài kệ của Thiền Sư Thiên Y Nghĩa Hoài 天依義懷 雁過長空 影沈寒水 雁無遺跡之意 Nhạn quá trường không Ảnh trầm hàn thủy 67 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 68 Nhạn vô lưu tích chi ý Thủy vô lưu ảnh chi tâm. Bóng Nhạn (TMCS chuyển thể lục bát) Lưng trời cánh nhạn qua sông. Trong veo lạnh lẽo sông lồng bóng chim. Nhạn đâu muốn gửi dấu in, Sông vô tâm với bóng chim ngang trời. The Swallow's Image (Translation by TMCS) In the high sky, a swallow flies over a river, Its image sinks in the very cold water. The swallow hasn’t the intention to keep its trace in the river And how to preserve this image, the river minds never. Méditation (Traduction par N.Chan) Vole sur le long du fleuve l’oiseau Son ombre est noyée au fond de l’eau froide Il n’a pas l’intention d’y laisser sa trace Et ne désire point la retenir l’eau. Chút cảm nhận về hai bài thơ Đầu mùa đông năm nay, khi những chiếc lá cuối cùng rời cành, lớp lớp lạo xạo dưới chân giày, tiếng lòng ta như thảng thốt... Bao lần rồi những chiếc lá xanh ngả vàng, đỏ, nâu, lả tả rời cành,.. Hàng cây chìm vào giấc ngủ đông, và hàng cây lại đâm chồi nảy lộc đón mùa lá sau. Còn ta, ta đến từ đâu, ta đi về đâu, ..? Tầng không, xa nghe một tiếng nhạn lạc giữa mênh mông! Thế rồi, trong những đêm giá lạnh, chẳng biết nhân duyên nào đã đem đến hai bài thơ sau... Bài thơ thứ nhất: Trăng rồi cũng đóng cửa Đêm thâu Mặt trời mở cửa Ngày ùa vào Hoa Quỳnh tạ thế trong vườn nắng Ngày vô tình và Đêm quên mau. (Khuyết danh) Hai vầng Nhật Nguyệt theo nhau soi chiếu thế gian này. Ngày và Đêm nối tiếp trong bất tận thời Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 69 gian. Cuộc sống là vậy: là sự chuyển dịch, tiếp diễn và biến đổi. Bông hoa quỳnh dẫu đẹp ngất ngây, cũng như vạn vật vạn sự không thoát vòng sinh diệt ngắn ngủi. Đối cảnh vô thường là Ngày vô tâm Đêm vô niệm! Bài thơ thứ hai: Nhạn quá trường không, Ảnh trầm hàn thủy Nhạn vô lưu tích chi ý Thủy vô lưu ảnh chi tâm Bài thơ trên được lưu truyền là của Thiền Sư Hương Hải. Trong Firmament July 2011, cư sĩ Phí Minh Tâm đã cất công tìm hiểu và cho biết thực ra tác giả bài thơ đó là Thiền Sư Thiên Y Nghĩa Hoài đời Tống. Trong một bản khác, câu thứ ba là “Nhạn vô di tung chi ý” - cùng nghĩa với bản trên. Nghĩa: Nhạn bay trên không Ảnh chìm nước lạnh Nhạn không có ý lưu tích Thủy không có tâm ý lưu ảnh nhạn Cánh nhạn và dòng sông đều là hai hình ảnh luôn lưu chuyển sống động, và được trích ra từ cuộc sống vô thường. Nhưng, như hai bậc thiền giả, vạn sự trôi qua, ‘họ’ không lưu hình giữ ảnh, an nhiên tự tại trước Vô Thường. Giá như trước mọi biến chuyển trong cuộc sống, ta có thể giữ tâm không xao động, vô niệm, vô ưu, và an định như dòng Thiền Hà, như cánh nhạn trong bài thơ trên. Quang Minh tự, mọt chiêu cuôi đông. Tiêt trời thanh tinh. Muôn vat năng vàng óng a từ trên cao rọi xuông như dòng cam lọ chiêu rai lên van vật. Biêt bao chiêc la còn đang say sưa cuọn minh ngủ trong những búp chồi chưa hé. Từ chùa nhìn xuống chân đồi là dòng sông Maribyrnong lấp lánh soi bóng nhưng canh nhan nghiêng chao. Tiêng mo chiêu thanh vọng dọi vào lòng thưc tinh... Tiêng mo, hưong chiêu, câu niẹm Phật Thiên quang diẹu sang coi Vô Uu. Tiên Đông, cẩn bút! ■ Thanh Trà Tiên Tư Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 A Spring Night Dream TÜÖng Mai CÜ Sï 東岸春夢 阮飛卿 瀘水東邊瀘岸村 霏霏江雨暗前 門 耳邊斷送春歸去 萬綠叢中杜宇魂 ĐÔNG NGẠN XUÂN MỘNG NGUYỄN PHI KHANH Lô thuỷ đông biên Lô ngạn thôn Phi phi giang vũ ám tiền môn Nhĩ biên đoạn tống xuân qui khứ Vạn lục tùng trung đỗ vũ hồn. Dịch nghĩa : MÔNG XUÂN Ở BỜ ĐÔNG NGUYỄN PHI KHANH Xóm ở phía đông bên bờ sông Lô Mưa sông mờ mịt làm tối cửa trước Bên tâi vẳng (vừa dứt) tiếng tiễn xuân đi Ấy là hồn chim quyên trong bụi cây xanh. GIẤC MỘNG ĐÊM XUÂN (Chuyển thể lục bát: TMCS) Dòng Lô,xóm nhỏ,bờ đông Mờ mờ trong bụi mưa sông trước nhà. Hồn chim quyên tiễn xuân qua Lùm cây tiếng hót như là còn vang… A SPRING NIGHT DREAM (Translation by TMCS) My hamlet is on the east bank of Lo river. The drizzling rain in front of my house is just a blur. To see off the best season of the year, in green bushes A cuckoo soul dreamingly sings like a singer. ■ 70 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 71 Jacques -Yves Cousteau M¶t TruyŠn Thuy‰t VŠ Bi‹n Cä Dã Thäo Lần nầy Dã-Thảo xin giới thiệu với các bạn về một chủ đề không ướt át, không bi lụy như mọi khi, có lẽ còn hơi khô khan và buồn chán nữa là khác, nhưng đó là một chủ đề gần như thời sự hàng đầu hiện nay, mà ai ai, còn một chút lòng từ bi với quả địa cầu mà chúng ta đang sống, đều phải cân nhắc và quan tâm, đó là làm sao cố gắng bảo vệ môi sinh. Và qua đề tài nầy, Dã Thảo cũng muốn nói đến một người, có nhiều liên quan đến vấn đề môi trường, một con người đã có một định mệnh thật vĩ đại, thật tài hoa, nhưng như cụ Nguyễn Du đã từng nói : Trăm năm trong cõi người ta Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau hoặc : Có tài mà cậy chi tài Chữ Tài liền với chữ Tai một vần Cái Tài thì chắc chắn người ấy đã có rồi, danh vọng cũng ở tột đỉnh, nhưng gia cảnh thì có lẽ buồn nhiều hơn vui, và có phần hơi bi đát. Đó là chuyện đời của Jacques-Yves Cousteau. Được xem như là sứ thần của những đáy biển, thuyền trưởng Cousteau đã thám hiểm không mệt mỏi hành tinh mà chúng ta đang sống và toàn bộ đại dương của nó. Mười ba năm sau cái chết của ông, thông điệp để lại vẫn đứng vững giữa tính thời sự. Sinh ra được đúng một thế kỷ, nhân vật với chiếc mũ đỏ muôn đời đã trở thành một siêu sao thế giới. Cái con người khai phá những nơi sâu cùng cực của vực thẩm, đã phát hiện ra vào lúc hơn sáu mươi tuổi, rằng sự bảo vệ trái đất phải trực tiếp đi qua việc bảo vệ các đại dương. Hôm ấy, cả chục nguyên thủ quốc gia toàn thế giới đã có mặt ở đó. Thế nhưng, tất cả những máy điện âm (micro) đều giơ ra về phía người đàn ông có chiếc áo vét (veste) màu lam lục rất bền bỉ. Ông ấy vừa được giới thiệu như một vị « sĩ quan chỉ huy hành tinh » (Captain Planet) bởi Maurice Strong, Tổng Bí Thư Hội Nghị Thượng Đỉnh Trái Đất (Sommet de la Terre), khai mạc vào tháng sáu 1992 tại Rio de Janeiro. Jacques-Yves Cousteau, tám mươi hai tuổi, với cái nhìn trong suốt, đang sẵn sàng truyền đạt cái thông điệp của ông. Hẳn ông ta không phải là một người tham dự chính thức Hội Nghị Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc (O.N.U.), nhưng nhà hải dương học nổi tiếng nầy, dù chỉ là một khách mời bình thường, nhưng lúc nào ông cũng biết lợi dụng cái uy lực của mình để trở thành cái loa Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 72 cho một hành tinh đang trong tình trạng nguy khốn. Ông có thể phát động sự kêu gọi long trọng của ông, nhấn mạnh lên mối hiểm họa « cơ bản », mà theo ông, về số nhân khẩu quá đông. Jacques-Yves Cousteau, biểu hiệu của một thần tượng, mà ý thức đạo đức đã trở thành hầu như không thể lẩn tránh được. Vừa là một quân nhân, một nhà thám hiểm, một đạo diễn kỹ thuật phim, một thương gia, một viện sĩ của Hàn Lâm Viện Pháp, một nhà sinh thái học…Bao nhiêu trang phục chồng lên trên con người nầy ! Nhưng tầm vóc của một tổng tư lệnh bắt buộc chiếm . ngôi vị hàng đầu. Lúc đó, huyền thoại Cousteau đang ở tột đỉnh. Nhưng thực sự ở vào thời điểm nào mà cái truyền thuyết nầy đã bắt đầu được viết ra bằng màu mực xanh nước biển ? Có cần phải lặn ngụp vào thời thơ ấu của ông, để khơi dậy cái kho báu đam mê tột cùng của ông về những đại dương xanh biếc kia chăng ? Quả thực không đúng lắm. Ông chào đời vào ngày mười một tháng sáu năm 1910 tại Saint André de Cubzac (vùng Gironde) ở Pháp. Là đứa con thứ hai trong một gia đình đã từ sớm, dạy cho ông một cách nhanh chóng là không đặt vali của mình xuống một nơi nào quá lâu. Daniel, thân phụ của ông, khởi đầu làm thư ký riêng cho một nhà triệu phú Mỹ, James Hazen Hyde, người thừa kế một hãng bảo hiểm to lớn, được thành lập từ năm 1859 (hiện nay là cơ nghiệp AXA). Rồi về sau, tiếp tục làm cho một trọc phú cực kỳ giàu có ở Nữu Ước, Eugène Higgins. Đó là những hạng người đi du lịch không ngừng, và họ cũng chất luôn lên tàu những tên Cousteau theo cuộc sống phiêu bạt của họ. Duy nhất một cảng gắn bó, đó là Saint-André-de-Cubzac, nơi cư trú của gia đình bà mẹ ông, Elisabeth, và cũng là nơi chàng trai trẻ Jacques-Yves neo bến trong những kỳ nghỉ. Những di chuyển không ngừng của những năm thanh xuân, không ảnh hưởng chút nào lên các trẻ con của các gia đình quan trọng, mà chưa bao giờ họ phải chịu khổ lụy về vấn đề tiền bạc. Giữa những năm 1920 và 1923, Jacques-Yves và anh của ông, Pierre-Antoine cùng cha mẹ, đặt chân đến Manhattan. Và chính trong một trại hè ở Vermont mà cậu bé nầy khám phá ra trò chơi lặn ngụp dưới nước : một sự khai tâm đã để lại cho ông những dấu ấn sâu sắc về sau nầy. Một sự kiện khác, cậu thanh niên nầy lúc trở về Paris, bỗng đâm ra thích thú say mê về điện ảnh, khi cha cậu mang về nhà một máy quay phim Pathé-Baby. Và nữa, nếu không muốn nói rằng việc học tập của cậu có thể cho là hơi hỗn độn, từ một trường sở nầy thay đổi đến một trường ốc khác, không làm sao dự đoán trước được những năng khiếu gì đặc biệt của cậu. Bắt đầu vào tuổi hai mươi, chàng trai trẻ do dự về con đường nghề nghiệp mà mình phải theo : Ngành y học, điện ảnh hay vào quân đội ? Sẽ là ngành hàng hải ! Ông đỗ đạt vào cuộc thi tuyển trong đội tàu chiến, kích thích bởi Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 73 niềm ao ước đi khám phá thế giới, và với động cơ nầy mà viên thiếu úy hải quân không bao giờ để lỡ cơ hội rút khỏi bao máy quay phim, để chụp bắt hết những gì hiện ra chung quanh mình ở mỗi bến cảng. Nhưng, với cái thế giới mà ông khao khát tìm kiếm đó, ông cũng muốn được quan sát nó từ trên cao. Vào năm 1935, ông ghi tên vào trường Hàng Không Hải Vận Hourtin ở vùng Gironde. (Ecole d’aviation maritime d’Hourtin). Than ôi, một tai nạn xe hơi khủng khiếp đã ngăn trở giấc mơ của ông, và gây cho ông bị tê liệt trong tám tháng ! Sau thời gian dưỡng bệnh, thế là ông được bổ nhiệm về Toulon và duyên kiếp đưa đẩy, từ nơi đó, một sự gặp gỡ có tính cách xác định cho một đoạn đời mới đang mở rộng, với một viên sĩ quan hải quân khác, Philippe Tailliez, một tên thợ săn dưới biển rất kiên trì. Một ngày chúa nhật mùa hạ, ông Philippe nầy trao cho Jacques-Yves một cặp mắt kính đeo dưới biển và đưa ông đi lặn. Quả là một sự phát hiện kỳ diệu ! Bốn mươi năm sau, viên chỉ huy trưởng nầy kể lại : « Ngay lúc ấy, mọi sự phản ứng rất bất ngờ : viên sĩ quan pháo thủ Hải quân quốc gia mà tôi đang thủ vai chính tự bao giờ, có cảm giác hình như dòng chảy đời tôi từ nay sẽ thay đổi toàn bộ » (À l’instant, tout se déclenche : l’officier cannonier de la Marine nationale que j’ai été jusque-là, pressent que le cours de ma vie va être bouleversé ). Rất nhanh chóng, cặp Tailliez-Cousteau liên kết với Frédéric Dumas, một con người nhiệt tình với khảo cổ học và đánh cá dưới lòng biển. Người ta đặt biệt danh cho bộ ba nầy là những tên lính ngự lâm ở biển (les mousquemers). Họ dành tất cả thời giờ rảnh rang vào một điểm chủ yếu của công việc lăn dưới biển, để sửa chữa tạm những dụng cụ hô hấp, hầu đẩy xa hơn việc thám hiểm cái thế giới sâu dưới lòng biển, một thói quen gần như máy móc và đầy hạnh phúc đối với Jacques-Yves Cousteau. Năm 1937, ông thành hôn với Simone Melchior, ái nữ của một sĩ quan chuyển đổi sang ngành công nghiệp tư nhân, và một năm sau đó, đứa con đầu lòng ra đời, Jean-Michel. Chiến tranh không thực sự đánh vỡ cái thế quân bình rất hài hoà nầy. Rồi kế tiếp một đứa thứ hai có mặt, đó là Philippe, sinh vào tháng mười hai 1940. Chàng quân nhân đang vượt qua một cơn bão tố mà không thực sự bị đẫm ướt. Một sự tham gia huyễn hoặc của ông vào một thứ chiến dịch gián điệp trong thời gian « cuộc chiến tranh dị kỳ » nầy (vì thực sự không có hoạt động quân sự trên mặt trận Pháp - Đức từ tháng chín 1939 đến tháng năm 1940), chuyện nầy về sau đã mang lại cho ông huân chương bắc đẩu bội tinh (Légion d’honneur). Phần còn lại, ông giải ngũ sau việc tự đánh đắm tàu của hạm đội Pháp ở Toulon, (để khỏi sa vào tay địch) vào tháng mười một năm 1942, và từ đó, chuyên tâm vào hai sở thích : việc lặn dưới biển và ngành điện ảnh. Bắt đầu tháng mười hai 1942, ông sáng lập ra hãng sản xuất đầu tiên của ông. Và năm tháng sau đó, ông cho trình làng ở Paris một bộ phim ngắn thứ nhất : « Par dix-huit mètres de fond » (duới đáy sâu mười tám thước », mà sự thành công đã cho ông đạt được giấy phép quay phim từ phía chính quyền Đức. Đó là một tiến triển rất xác định trong công việc dò tìm dưới vực thẩm của ông. Với kỹ sư Emile Gagnan của hãng Air Liquide, ông hoàn chỉnh phương pháp « Aqualung » nổi tiếng : (phổi thủy sinh – poumon aquatique), một hệ thống tự quản, tạo cho khả năng thở dưới nước. Một phát minh thật rỡ ràng thắp đuốc cho những dự án của các lính thủy về sau nầy. Trong khi chờ đợi, cuộc chiến tranh giải phóng (Liberation) trong đệ nhị thế chiến, bắt buộc gia đình Cousteau phải gánh vác một thực tế thật đen tối, vì anh của ông, Pierre Antoine Cousteau, một phóng viên cộng sự và cũng là Tổng biên tập, kế vị ông Robert Brasillach, đứng đầu tuần san « Je suis Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 74 partout », đã cộng tác với địch trong thời kỳ Đức quốc xã chiếm nước Pháp. Ông nầy bị kết án tử hình. Trường hợp « Pierre Antoine Cousteau » nầy đã động viên hết gia đình Cousteau trong suốt nhiều năm, cho đến ngày ân xá của Tổng Thống vào năm 1947 và sự phóng thích của ông năm 1954. Hẳn là JacquesYves không chia xẻ những quan điểm của ông anh cả, nhưng bị thôi thúc bởi bà mẹ, ông tự thấy có bổn phận biện hộ cho việc làm của người anh. Phải nói rằng những liên hệ giao tiếp giữa hai anh em ông tự bao giờ cũng khá nhạt nhẽo với nhau. Từ sau cái chết của Pierre-Antoine, người con thứ là ông, nhận trách nhiệm giáo dục các cháu theo cách thức của mình – hơi xa cách, lạnh nhạt - và cũng y như thế đối với các con ruột của chính ông. Nhờ vào sự sung túc tài chánh, việc sinh sống gia đình Cousteau chẳng có gì đáng phàn nàn cả. Jacques-Yves Cousteau thường xuyên quá tập trung vào những dự án của ông và tự biết « là một người cha rất khiếm khuyết với các con, bởi vì tôi chỉ là một người cha có mặt từng hồi, mà một phần ba thời gian, chúng không nhìn thấy mặt » (père défaillant pour mes enfants, puisque je suis un père épisodique, qu’ils ne voient pas le tiers du temps). Mọi chuyện cũng không dễ dàng thu xếp được bởi một cú sét đánh, đã đóng dấu vào định mệnh của người đàn ông nầy. Tức khắc, ông thề rằng là ông đang si tình cái vỏ bằng gỗ mà ông vừa đi viếng buổi sáng mùa Xuân 1950 nầy, ở bến cảng La Valette (đảo Malte) : đó là chiếc « la Calypso ». Đã có sẵn trong tay một chiếc tàu hải dương học của mình mà ông từng ao ước bấy lâu, hành trình đầy biến cố có thể bắt đầu . Sau khi mua và trang bị lại nhờ vào một người bảo trợ Anh quốc, chàng cựu vớt mìn khởi đầu chuyến đi vào năm 1951 : biển đỏ (Mer Rouge), biển Égée (Mer Egée), vịnh Ba Tư (Golfe Persique), những khảo sát cứ thế mà nối tiếp không ngừng…Những tín đồ tương lai như chàng thợ lặn Albert Falco hay viên kỹ sư Andé Laban, gia tăng nhân số thủy thủ đoàn. Đến năm 1954, Louis Malle, hai mươi ba tuổi, vừa tốt nghiệp trường Cao Học Điện Ảnh (IDHEC) cũng lên tàu, chỉ định đến phụ trợ cho nhân vật mà những người trên tàu đặt cho cái biệt danh là « JYC », để quay một bộ phim dài. Tựa đề tự nhiên được nghĩ ra : « Thế giới của sự tĩnh lặng » (Le monde du silence), y như quyển hồi ký của Cousteau và Dumas, xuất bản năm 1953, đã gặt hái một sự thắng lợi rất minh bạch. Cuộn phim vạch trần cho đại chúng một thế giới mà từ trước tới nay như vô hình. Sự khám phá đó giải thích được sự thành công của cuốn phim : một huy chương vàng ở Cannes vào năm 1956, cũng là một vinh dự hàng đầu cho loại Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 75 phim tài liệu, và một giải Oscar ở Hollywood vài tháng sau. . Năm kế tiếp, Jacques Yves Cousteau rời bỏ quân đội và được bổ nhiệm bởi ông Hoàng Rainier, làm giám đốc Viện Bảo Tàng Hải Dương Học ở Monaco, (Musée Océanographique de Monaco), chức vụ mà ông đã giữ tròn trong suốt ba mươi hai năm. Giai đoạn tiếp theo là một chuỗi kế tục những dự án, biểu lộ sự quan tâm của vị thuyền trưởng nầy trong việc canh tân kỹ thuật cho chiếc Zodiac khổng lồ, với những kiểu sinh sống ngập nước, được xem như một loại tàu ngầm tương lai. Như thế, chiếc tàu đổi tên thành chiếc Argyronète, được chính phủ trợ lực và ký thác cho Jacques-Yves Cousteau, nhưng không may nó đã đi đến một sự thất bại hoàn toàn về ngân sách trước khi bị vứt bỏ. Việc nầy đã gây cho Cousteau giữ một mối thù dai dẳng với chính phủ Pháp, nhưng rồi ông lại mò mẫm tiến đến một lãnh vực hoạt động khác, như một cuộc hành quân quá sức của mình. Quả là một cú thần diệu : ông liền thấu hiểu rất nhanh chóng sự lợi ich của đài truyền hình, và chính cái màn ảnh nhỏ nầy đã làm cho ông nổi danh vào cuối những năm 1960. « Cuộc hành trình đầy biến cố của thuyền đội Cousteau » (L’Odyssée de l’équipe Cousteau), đó là chủ đề một loạt phim tư liệu quay cho đài truyền hình ABC Mỹ, gián tiếp phát trên cả trăm đài truyền hình khác trên toàn thế giới. Nhân vật với cái mũ đỏ muôn đời trở thành một siêu sao, nhất là ở Mỹ. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ông thành lập năm 1973, ở bên kia bờ Đại Tây Dương « Hội Cousteau » (la Cousteau Society), hiệp hội với một mục tiêu xác định là « bảo vệ thiên nhiên và sự thăng cấp cho phẩm chất cuộc sống » (la protection de la nature et la promotion de la qualité de la vie). Hiệp hội nầy đã nhanh chóng được hơn cả trăm ngàn hội viên. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 76 Chính lúc về cuối đời, khi quá hơn sáu mươi tuổi, nhà thám hiểm-đạo diễn kỹ thuật phim, mới tròng vào người cái trang phục của kẻ bảo vệ môi sinh. Ý thức quan trọng nầy đã nhờ rất nhiều vào những khám phá của ông về vùng Nam cực, cùng một năm ấy, và cũng vì lý do đó, ông đã toàn lực động viên trong suốt mười năm về sau, để giành được một trong những kết quả to lớn nhất về sinh thái, bằng việc gây sức ép với một nhóm có thế lực lớn, để họ chịu góp phần ngăn chận vào những sinh hoạt công nghiệp trên lục địa trắng nầy. Tất nhiên, cái khuôn mặt nổi tiếng và được ca tụng từ nay, bắt đầu làm cho vài « cái răng bị nghiến lại ». Hơn nữa, khi vào năm 1981, Jacques-Yves Cousteau cũng sáng lập ra tại Pháp, một Viện – tương tợ như « cô em gái tam tài » song sinh với « Hội Cousteau » ở Mỹ, hình như lúc ấy, ông cũng bị kích thích bởi chính trị, nên có lúc cũng thoáng nghĩ qua đến một sự dự tuyển chức Tổng Thống. Dù sao, xét cho cùng, chẳng phải ông cũng là một trong những nhân vật thường xuyên được dân Pháp yêu chuộng nhất sao ? Sau khi cân nhắc kỹ, ông lựa chọn cho mình một cuộc đấu tranh to rộng hơn. Vững vàng bởi cái uy tín đạo đức sẵn có, ông tin tưởng để thu phục được nhân tâm trong việc bảo vệ môi trường, thì phải đứng trội lên trên các cuộc hỗn chiến thường tình, và đẩy mạnh ở tầm vóc quốc tế, mới có thể làm tác động trên vài quyết định của những cường quốc trên thế giới. Do đó, những sự công kích tứ phía về tính chuyên quyền, cái khuynh hướng khoe khoang, lúc Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 77 nào cũng tỏ ra trội hơn người, và những tham vọng phát minh của ông. Những sự tấn công đó cũng không cản trở được nhân vật Cousteau, thẳng đứng trong đôi ủng của mình, bước vào Viện Hàm Lâm của Pháp với những nghi lễ tương xứng vào năm 1989, lúc bảy mươi chín tuổi. Đúng là một JacquesYves Cousteau bất tử, trong sự lưu truyền muôn thuở ! (Immortel JYC) . Những năm tháng cuối đời của ông sẽ không phải là những năm vinh quang, rực rỡ nhất. Theo hình ảnh thể hiện sự thất bại của khu trang viên thuộc đại dương học Cousteau (Parc océanique Cousteau), mở cửa ra ở khu Les Halles, tại Paris, cùng năm với sự gia nhập của ông vào Hàn Lâm Viện, không một động vật nào trong ấy còn sinh tồn, mặc dù trang viên mang một khái niệm rất độc đáo….tất nhiên, nếu không muốn nói là hơi quá một chút….Công chúng như dỗi hờn, không hưởng ứng là mấy. Cuối năm 1992, cơ cấu đó đóng cửa. Rất ê chề và đau buồn, Jacques-Yves Cousteau quy sự thất bại nầy cho cậu con trai của ông, Jean Michel, người đã nhận trách nhiệm dự án ấy. Từ đó, mối bất hoà giữa hai cha con đã hết hồi cứu vãn mà còn khởi tố nhau ra trước Toà án. Thế là một sự tan rã gia đình đã được thừa nhận ! Vào năm 1979, Philippe, người con thứ của ông, tử nạn trong một tai nạn thủy phi cơ (hydravion) mà cậu ta lái. Là một người bướng bỉnh, chỉ thích làm theo ý mình, cậu nầy thường chống đối uy quyền của cha cậu, mặc dù Jacques-Yves vẫn muốn chỉ định cậu vào quyền thừa kế. Sau thảm kịch nầy, Jean Michel trở về tái hợp với cha và cộng tác lại trong thuyền đội Calypso, nhưng sẽ không bao giờ chia phần trong sự vinh quang của cha cậu. Năm 1990, bịnh ung thư cướp đi bà vợ của ông, Simone, còn được gọi là « thủ lĩnh » (la Bergère), linh hồn của chiếc Calypso, (l’âme de la Calypso) trong suốt hơn ba mươi năm, đó cũng là « thiên đường » của bà,(son paradis), bà vẫn nói thế. Vì nó, bà đã hy sinh tất cả và giấu nhẹm tới cùng, cơn bệnh của mình. Trong nhiều năm dài đăng đẳng, bà vẫn trung thành với nhiệm vụ, và cố gắng ít nhiều, thích nghi với những sự vắng mặt thường xuyên của chồng. Đây là « một vực thẳm với những mặt vách bên trong phủ kín những mật đắng » (un gouffre aux parois tapissées d’amertume). Nghe thật tội tình và chua xót quá phải không các ban ? Bà được biết mối quan hệ luyến ái của vị thuyền trưởng với Francine Triplet, một cựu chiêu đãi viên hàng không, và hai đứa con sinh ra từ sự ăn ở không chính thức nầy, năm 1980 và 1982. Jacques-Yves Coustet chỉ tiết lộ công khai sự có mặt của chúng năm 1990, sau cái chết của Simone, và thành hôn chính thức vào tháng sáu 1991, với người đàn bà ngày hôm nay đang chăm lo di sản Cousteau, một nhãn hiệu thật sự đã trình toà. Những đòn không đẹp cùng những mưu mẹo quanh co gia đình, đã làm hao hụt ít nhiều cái hình ảnh trơn mượt của vị thuyền trường Planet vào cuối đời. Cái hiến chương về những quy tắc pháp lý cho những thế hệ tương lai của ông, (Charte pour les Droits des générations futures), phát động vào năm 1991, bắt ông chuyên tâm tranh đấu cho đến cùng trong những năm chót.. Về sau, Hiến chương nầy đã được UNESCO cho thông qua. Chính cái nghị lực đó đã để lại sự ngưỡng mộ rơi xuống từ bốn góc trời của quả địa cầu, khi vị thuyền trưởng vĩnh viễn giã chào từ biệt ngày hai mươi lăm tháng sáu 1997. Người đàn ông với chiếc mũ đỏ, mãi tồn tại là nhà phát minh cái công thức vừa phối hợp phương tiện thông tin đại chúng, công việc kinh doanh lẫn vấn đề bảo vệ thiên nhiên, với một công hiệu cực kỳ giá trị, để gây cảm ứng cho đại chúng đối đầu với những thách thức môi sinh toàn bộ. Hai mươi năm sau, Nicolas Hulot hay Yann Arthus-Bertrand cũng chẳng làm được điều gì khác hơn… .. Chúng ta đang ở thời đại mà người ta thường bàn đến vấn đề Ecologie và « les Verts », Dã-Thảo Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 sưu tầm và kể lại cho các bạn, hy vọng các thân hữu sẽ không chán với bài viết khô khan nầy. ■ Paris, Dã-Thảo – 29/2/2012 78 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Ngày ñó...Bây Gi© Dã Thäo Tôi nhìn tôi mà tưởng chừng người khác Dòng thời gian đã mòn vét linh hồn Trên tháng ngày từng sợi điểm hoàng hôn Nghe mặn chát một cõi đời cuối lối Hương sắc cũ đi cùng tôi đêm tối Những nhụy vàng về mơn trớn da khô Mắt dài đi thu nhỏ khoảng hư vô Dấu năm xưa hình hài như mục rữa Màu môi hồng không ngọt thơm mùi sữa Nhan sắc nào để người gọi yêu thương ? Thịt da ngà giòng suối mát ngàn phương 79 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Ôi ngày đó, đường xuân hoài bất tận Bây giờ đây hồn trôi xuôi lận đận Bỗng thấy mình trăng chìm đáy biển sâu Soi bóng ta trên vách trắng đêm thâu Tầm tay với đẩy xa ngày tháng cũ Thế mới biết thân ta không làm chủ Bị da nầy rồi chợt đến, chợt đi Một ngày kia bia mộ sẽ khắc ghi Cái tên gọi phai dần lên thạch đá Mưa chiều nay tí tách buồn trên lá Tiếng ca nào ta gửi gió ngàn bay Thoáng ngậm ngùi thêm vắng lặng chua cay Vạc kêu sương đêm rủ dài bóng tối Ngày đó…bây giờ….thẳng con đường đi tới Còn lối nào ngược trở lại thời gian ? Để nắng xuân giọt lên má em ngoan Đắm hồn anh khát khao niềm vui mới Thương quá cái Ta, rức ray chới với Vòng tay người ôm ấp túi tham lam Núi sân si, trời mơ ước bất kham Nhìn lại đời qua, mãi cái KHÔNG nắm bắt Chỉ có thế, một bộ xương, một bụi đất Thiên đường mù bao lẫn lộn buồn vui Lịch sử đi qua…những năm tháng chột thui Ta còn thở, thêm nợ đời vay trả….■ DÃ-THẢO – PARIS (Nhìn lại mình mà thương – 5/3/2012) 80 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Tháng Bäy MÜa DÀm David Lš Lãng Nhân Thơ này gửi bạn tri âm Trùng dương xa cách hồn trầm nhớ nhung Cám ơn người mở tim hồng Cho tôi bẻ lá thả dòng thi thơ Đêm qua thu đến bao giờ? Ấp hồn nghệ sĩ ươm tơ thành lời Làn trăng sóng nhạc chơi vơi Chim sương khắc khoải gọi người trong tâm Mưa Ngâu tháng bãy như dầm Lệ sa dứt nối âm thầm khóc thu Hẹn Xuân tan áng mây mù Rượu hồng xin chuốc đền bù cố nhân Cuộc đời ảo mộng phù vân Thực hư ẩn hiện trông gần mà xa Cám ơn bạn đã cùng ta Tri âm thấm nghĩa tình là thiên thu Madison, AL, tháng Bãy năm Tân Mão, 2011 81 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Våt Áo Dài TruyŠn Ki‰p David Lš Lãng Nhân Người nhớ chăng, vạt áo dài Trưng Triệu Phất phơ bay kiêu hãnh cưỡi đầu voi Đạp thành trì giam nô lệ giống nòi Hồn Lạc Việt xưa oai hùng dựng nghiêp Ôi, chiếc áo dài mến yêu truyền kiếp Hai vạt mềm sau trước thả bằng nhau Trải ngàn năm theo vận nước nông sâu Cao hay thấp tùy thời cơ biến đổi Khi thu gọn thành bà-ba áo túi Lúc xẻ đôi một vạt thắt tứ thân Khi hội hè, lễ lạc, lúc tiếp tân Áo dài Việt ơi, tuyệt trần thẩm mỹ Hở đáng hở, che đáng che ý nhị Khoe tướng đi, ngồi đứng, lúc mộng mơ Cổ thiên nga, lưng thon nhỏ cành thơ Liễu tha thướt sen hồng tà úp mở Sóng Đại Lảnh ôm bờ hoa trắng nở Mây Hải Vân phấp phới lượn vờn quanh Dảy Trường Sơn màn thác đổ mong manh Cửu Long ngập hương tình thương áo Mẹ. ■ Madison, AL, November 2011 82 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Làm ThÖ... David Lš Lãng Nhân Làm thơ ghép chữ kết đôi Ghép hoa kết cánh, hương đời nhẹ bay Ý thơ dìu dặt chân mây Tiếng ca hải yến chung bầy gọi nhau Âm ba rung động tinh cầu Khi vui riu rit, khi sầu héo hon Gửi nhau một mảnh trăng tròn Lung linh sóng gợn hồ còn ngất ngây. ■ Xuân MÃy ñ¶ SÀu ? David Lš Lãng Nhân Mấy độ Xuân đi, mấy độ sầu Hè hong tóc xám, mắt viền nâu Chim thương rừng lá, người thương cội Biết mấy Thu rồi hẹn có nhau ? Tập ảnh năm xưa khéo mủi lòng Canh tàn suối lệ đã hầu đong Quê hương xa lắc mờ sau núi Kỷ niệm còn vương chút bụi hồng Sông Thương nước chảy qua cầu Người về ngả bóng nghiêng đầu lặng yên Dỗ nhau vào giấc mộng hiền Hoa Xuân thắm lại muộn phiền lãng quên. ■ Madison, AL, February 9, 2012 83 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Hạnh phúc ví như một nụ hôn, muốn thưởng thức phải san sẻ Bernard Melzer Old Wine of Burgundy David Lš Lãng Nhân Like a purple rose in April Spreading its flagrant sweetness, You fill up my heart and soul With such a Happiness. Ah! My old wine of Burgundy Your bouquet mellows with the ages; And love fills up the pages O’ my book of Tenderness. ■ RÜ®u CÛ XÙ Bu¶c-gæn-Çy Hồng nhung một đóa tháng Tư đây Phảng phất hương nồng dịu ngất ngây Mi đã thả hồn ta trọn vẹn Trào dâng hạnh phúc sóng vơi đầy Rươu hồng vang cũ Buộc-găn-đy Dư hương nhẹ thoảng tháng năm đi Tình nồng ấp ủ bao trang giấy Quyển sách ân tình nối tiếp dầy. ■ Madison, AL, January 2012 84 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Cô Láng GiŠng NguyÍn Ng†c Cänh Thuở ấy ở gần bên lối xóm Có người con gái chớm dậy thì Nghiêng nghiêng chiếc nón em đi Gót tiên từng bước nhu mì thanh tao Da ngăm ngăm tựa màu bánh mật Đường em về phơ phất áo bay Dịu dàng như gió đưa mây Nhìn em anh bỗng ngất ngây cỏi lòng Vừa gặp nhau tình khôn chan chứa Nhớ ngày nào hai đứa mới quen Đẹp sao là lúc tròn trăng Cầm tay lặng lẽ bân khuân trong hồn. Anh đem đóa hoa hồng xin tặng Mắt em nhìn lóng lánh sao sa Yêu người say đắm hơn hoa Tình anh giây phút chan hòa nắng mai Tim anh tung buồn say gió lộng Ngập tràn bao ước mộng thuở nào Thuyền chờ bến đợi ghé vào Hồn anh vượt sóng xôn xao nghìn trùng! Biển Nha Trang ta từng hò hẹn Ngắm trời xanh cát trắng cùng nhau Mắt nhìn ước nguyện trăng sao Tai nghe sóng vỗ trầu cau thì thầm Chuyện trầu cau sắc cầm chăn gối Dục thời gian đi vội đừng chờ Vu qui mong đợi từng giờ Lứa đôi trao gởi đường tơ trọn đời. Cô láng giềng hết rồi xa lạ Bao năm qua mình đã lứa đôi Tình xưa còn bỏng trên môi Người xưa xóm cũ còn tôi với nàng. ■ Chicago 2004 85 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Tình Suông Xa cách muôn trùng, núi sông ngăn trở, Người đã đi rồi, ly biệt từ đây, Cuộc sống mong manh đâu biết ngày mai, Người đi rồi còn mong gì gặp lại! Đã biết hợp, tan: sao còn khắc khoải, Sao cứ để lòng còn mãi tơ vương. Đã dốc lòng tu buông bỏ nhớ thương, Sao còn thương tưởng bóng hình đã khuất? Rồi tháng ngày qua một mình u uất, Nhìn ngắm cuộc đời tựa áng mây trôi, Một ngọn gió thôi: mây đã đổi rồi, Như những cuộc tình trôi vào quên lãng! Dĩ vãng đầy vơi khơi trong chiều vắng, Nắng đã úa vàng, tóc cũng điểm sương, Sao mãi để lòng tơ tưởng vấn vương, Người đã đi rồi tình suông huyễn mộng! Nhìn đàn chim bay về chốn mông lung, Sao không biết mộng đời là thế đó, Vui hôm nay rồi cũng mất ngày mai Tiếc nuối chi cho hình hài ủ rũ! Một ngày nào mình sẽ về chốn cũ, Tìm những con đường mang dấu chân xưa, Những con đường nào mình cùng nhau bước, Trong những chiều nào lá đổ vàng thu…■ Minh Thu (12/2010) 86 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Mãn Tang Anh ơi! Mãn tang anh hôm nay, Lòng vẫn đau vơi đầy, Ba năm rồi khuất bóng, Thương nhớ vẫn chưa khuây!! Năm tháng tựa như mây, Trôi hoài … về dĩ vãng, Tình xưa bao lãng mạn, Em tìm lại hàng ngày: Hai ta vui sum vầy, Ngày nào xưa êm ái… Nhưng thời gian tàn hại: Tử biệt khiến lìa tan!! Anh ơi! Mãn tang anh hôm nay, Sầu dâng lên vơi đầy, Ba năm rồi, anh nhỉ? Buồn thương mãi không khuây!! ■ Minh Thu Melbourne một ngày buồn lộng gió Để kỷ niệm mãn tang chồng ngày 15/02/2012. 87 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 ThÜ Phòng M¶t ñêm Xuân Thanh Trà Tiên Tº Đêm viễn xứ thư phòng thao thức Gió từng trang ký ức xôn xao Khúc phong trần, khúc thanh tao Canh thâu ôn lại biết bao sự tình... * Tung đôi cánh, hồn trinh mộng trắng Bầy chim non chao nắng thu sang Tình quê thơm ngát hành trang Tang bồng xuyên gió ngỡ ngàng trời Âu! Ngày lên lớp, đêm thâu đèn sách Thời sinh viên thử thách mùa thi Lòng xao xuyến khúc xuân thì Trao say đắm nhận những gì đắm say! Bỗng trời đất, ai hay, nổi gió Khua bầy chim đây đó muôn phương, Kẻ về đổi mới cố hương Kẻ đi đổi lấy phong sương làm nhà... Đôi chim nhạn, quê xa dừng cánh Bước thăng trầm quảy gánh phồn hoa Giọt bùi, giọt đắng, giọt sa Đôi lòng hoà khúc tình ca mặn mà. Thanh Xuân Hội gần xa hớn hở Bầy chim về quần tụ bên nhau Ơn thầy nghĩa bạn đậm sâu Khăn quàng tươi thắm trọn màu Thanh Xuân. * Cõi nhân thế, khách trần tỉnh thức Sống tuỳ duyên từng bước an vui Kiếp phù sinh tựa cuộc chơi.. Thư phòng cảm bút, mỉm cười… Chào Xuân! ■ Thanh Trà Tiên Tử (tặng phu quân và các bạn cùng lứa) 88 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 ñêm Thao ThÙc Thanh Trà Tiên Tº Canh dài thức giấc chơi vơi, Lênh đênh bàng bạc dòng thời gian trôi. Mây ngàn gió bể xa xôi Nắng mưa mòn mỏi kiếp người hanh hao, Biết bao cay đắng ngọt ngào Dòng tâm tư ấy chảy vào hư vô... Nguyện ngày mai, thức giấc hồ Dừng thuyền mê, độ bến bờ tâm linh, Buồn vui muôn chuyện tâm tình Thả dòng nước bạc, nghe mình thảnh thơi... Nhẹ tênh như thể mây trời Thênh thang vô định rong chơi tháng ngày. ■ Thanh Trà Tiên Tử (Tặng mẹ thân yêu!) 89 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 ThÖ Haiku Kim-Châu 4/2012 Source: Google Images MË Già Tuổi gần đất xa trời Đàn con đi tứ tán khắp nơi Còn thân già lẻ loi … Nhiều đêm nơi làng cũ Ngồi lặng ngóng về chốn xa xôi Chỉ thấy bóng trăng trôi! ■ (11/2011) 90 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Source: Google Images CÖ C¿c Con cháu đâu hết rồi? Còng lưng nặng gánh kiếm sinh nhai Cơ cực xuốt cuộc đời. ■ Source: Google Images Sân Ga Trên sân ga Ngậm ngùi theo rõi bóng Người đi xa. ■ 91 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Source: Google Images Chia Ly Mưa não nề Đã lỗi hẹn câu thề Đành chia ly. ■ Source: Google Images Cánh BuÒm Trong chiều sương Thuyền viễn xứ căng buồm Về bến mới. ■ 92 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Source: Google Images ThiŠn Ngồi tĩnh lặng Nhìn lại chính chân tâm Hiểu chữ “không”. ■ Tâm TØ Thương thân mình Thương khắp giới chúng sanh Thương tất cả. ■ Tâm Bi Lòng xót xa Thấy nỗi đau của người Như chính ta. ■ Kim-Châu (12/2011) 93 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 BÓn Mùa Xuân đến hoa đua nở, Hạ về nắng đổ; lá vàng Thu, Đông sang mù sương phủ! ■ Minh Thu Melbourne, January 2012 94 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Le Cid Tragi-comédie (Suite et fin) Pierre Corneille Publication: 1636 ACTE III Scène première - Don Rodrigue, Elvire Elvire Rodrigue, qu’as-tu fait ? où viens-tu, misérable ? Don Rodrigue Suivre le triste cours de mon sort déplorable. Elvire Où prends-tu cette audace et ce nouvel orgueil De paraître en des lieux que tu remplis de deuil ? Quoi ! viens-tu jusqu’ici braver l’ombre du comte ? Ne l’as-tu pas tué ? Don Rodrigue Sa vie était ma honte ; Mon honneur de ma main a voulu cet effort. Elvire Mais chercher ton asile en la maison du mort ! Jamais un meurtrier en fit-il son refuge ? Don Rodrigue Et je n’y viens aussi que m’offrir à mon juge. Ne me regarde plus d’un visage étonné ; Je cherche le trépas après l’avoir donné. Mon juge est mon amour, mon juge est ma Chimène : 95 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Je mérite la mort de mériter sa haine, Et j’en viens recevoir, comme un bien souverain, Et l’arrêt de sa bouche, et le coup de sa main. Elvire Fuis plutôt de ses yeux, fuis de sa violence ; À ses premiers transports dérobe ta présence. Va, ne t’expose point aux premiers mouvements Que poussera l’ardeur de ses ressentiments. Don Rodrigue Non, non, ce cher objet à qui j’ai pu déplaire Ne peut pour mon supplice avoir trop de colère ; Et j’évite cent morts qui me vont accabler, Si pour mourir plus tôt je puis la redoubler. Elvire Chimène est au palais, de pleurs toute baignée, Et n’en reviendra point que bien accompagnée. Rodrigue, fuis, de grâce, ôte-moi de souci. Que ne dira-t-on point si l’on te voit ici ? Veux-tu qu’un médisant, pour comble à sa misère, L’accuse d’y souffrir l’assassin de son père ? Elle va revenir ; elle vient, je la vois : Du moins pour son honneur, Rodrigue, cache toi. Scène II - Don Sanche, Chimène, Elvire Don Sanche Oui, madame, il vous faut de sanglantes victimes : Votre colère est juste, et vos pleurs légitimes ; Et je n’entreprends pas, à force de parler, Ni de vous adoucir, ni de vous consoler. Mais si de vous servir je puis être capable, Employez mon épée à punir le coupable ; Employez mon amour à venger cette mort : Sous vos commandements mon bras sera trop fort. Chimène Malheureuse ! 96 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Don Sanche De grâce, acceptez mon service. Chimène J’offenserais le roi, qui m’a promis justice. Don Sanche Vous savez qu’elle marche avec tant de langueur, Qu’assez souvent le crime échappe à sa longueur ; Son cours lent et douteux fait trop perdre de larmes. Souffrez qu’un cavalier vous venge par les armes : La voie en est plus sûre, et plus prompte à punir. Chimène C’est le dernier remède ; et s’il y faut venir, Et que de mes malheurs cette pitié vous dure, Vous serez libre alors de venger mon injure. Don Sanche C’est l’unique bonheur où mon âme prétend ; Et pouvant l’espérer, je m’en vais trop content. Scène III - Chimène, Elvire Chimène Enfin je me vois libre, et je puis, sans contrainte, De mes vives douleurs te faire voir l’atteinte ; Je puis donner passage à mes tristes soupirs ; Je puis t’ouvrir mon âme et tous mes déplaisirs. Mon père est mort, Elvire ; et la première épée Dont s’est armé Rodrigue a sa trame coupée. Pleurez, pleurez, mes yeux, et fondez-vous en eau ! La moitié de ma vie a mis l’autre au tombeau, Et m’oblige à venger, après ce coup funeste, Celle que je n’ai plus sur celle qui me reste. Elvire Reposez-vous, madame. 97 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Chimène Ah ! que mal à propos Dans un malheur si grand tu parles de repos ! Par où sera jamais ma douleur apaisée, Si je ne puis haïr la main qui l’a causée ? Et que dois-je espérer qu’un tourment éternel, Si je poursuis un crime, aimant le criminel. Elvire Il vous prive d’un père, et vous l’aimez encore ! Chimène C’est peu de dire aimer, Elvire, je l’adore ; Ma passion s’oppose à mon ressentiment ; Dedans mon ennemi je trouve mon amant ; Et je sens qu’en dépit de toute ma colère, Rodrigue dans mon coeur combat encor mon père. Il l’attaque, il le presse, il cède, il se défend, Tantôt fort, tantôt faible, et tantôt triomphant : Mais en ce dur combat de colère et de flamme, Il déchire mon coeur sans partager mon âme; Et quoi que mon amour ait sur moi de pouvoir, Je ne consulte point pour suivre mon devoir ; Je cours sans balancer où mon honneur m’oblige. Rodrigue m’est bien cher, son intérêt m’afflige ; Mon coeur prend son parti ; mais, malgré son effort, Je sais ce que je suis, et que mon père est mort. Elvire Pensez-vous le poursuivre ? Chimène Ah ! cruelle pensée ! Et cruelle poursuite où je me vois forcée ! Je demande sa tête, et crains de l’obtenir : Ma mort suivra la sienne, et je le veux punir ! Elvire Quittez, quittez, madame, un dessein si tragique ; Ne vous imposez point de loi si tyrannique. 98 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Chimène Quoi ! mon père étant mort et presque entre mes bras, Son sang criera vengeance, et je ne l’orrai pas ! Mon coeur, honteusement surpris par d’autres charmes, Croira ne lui devoir que d’impuissantes larmes ! Et je pourrai souffrir qu’un amour suborneur Sous un lâche silence étouffe mon honneur ! Elvire Madame, croyez-moi, vous serez excusable D’avoir moins de chaleur contre un objet aimable ; Contre un amant si cher, vous avez assez fait, Vous avez vu le roi ; n’en pressez point l’effet, Ne vous obstinez point en cette humeur étrange. Chimène Il y va de ma gloire, il faut que je me venge ; Et de quoi que nous flatte un désir amoureux, Toute excuse est honteuse aux esprits généreux. Elvire Mais vous aimez Rodrigue, il ne peut vous déplaire. Chimène Je l’avoue. Elvire Après tout que pensez-vous donc faire ? Chimène Pour conserver ma gloire et finir mon ennui, Le poursuivre, le perdre, et mourir après lui. Scène IV - Don Rodrigue, Chimène, Elvire Don Rodrigue Eh bien ! sans vous donner la peine de poursuivre, 99 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Assurez-vous l’honneur de m’empêcher de vivre. Chimène Elvire, où sommes-nous, et qu’est-ce que je vois ? Rodrigue en ma maison ! Rodrigue devant moi ! Don Rodrigue N’épargnez point mon sang ; goûtez, sans résistance, La douceur de ma perte et de votre vengeance. Chimène Hélas ! Don Rodrigue Écoute-moi. Chimène Je me meurs. Don Rodrigue Un moment. Chimène Va, laisse-moi mourir. Don Rodrigue Quatre mots seulement ; Après, ne me réponds qu’avec que cette épée. Chimène Quoi ? du sang de mon père encor toute trempée ! Don Rodrigue Ma Chimène... Chimène 100 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Ôte-moi cet objet odieux Qui reproche ton crime et ta vie à mes yeux. Don Rodrigue Regarde-le plutôt pour exciter ta haine, Pour croître ta colère, et pour hâter ma peine. Chimène Il est teint de mon sang. Don Rodrigue Plonge-le dans le mien, Et fais-lui perdre ainsi la teinture du tien. Chimène Ah ! quelle cruauté, qui tout en un jour tue Le père par le fer, la fille par la vue ! Ôte-moi cet objet, je ne puis le souffrir : Tu veux que je t’écoute, et tu me fais mourir ! Don Rodrigue Je fais ce que tu veux, mais sans quitter l’envie De finir par tes mains ma déplorable vie ; Car enfin n’attends pas de mon affection Un lâche repentir d’une bonne action. L’irréparable effet d’une chaleur trop prompte Déshonorait mon père, et me couvrait de honte. Tu sais comme un soufflet touche un homme de coeur. J’avais part à l’affront, j’en ai cherché l’auteur : Je l’ai vu, j’ai vengé mon honneur et mon père ; Je le ferais encor, si j’avais à le faire. Ce n’est pas qu’en effet, contremon père et moi, Ma flamme assez longtemps n’ait combattu pour toi : Juge de son pouvoir : dans une telle offense J’ai pu délibérer si j’en prendrais vengeance. Réduit à te déplaire, ou souffrir un affront, J’ai pensé qu’à son tour mon bras était trop prompt, Je me suis accusé de trop de violence ; Et ta beauté, sans doute, emportait la balance, À moins que d’opposer à tes plus forts appas Qu’un homme sans honneur ne te méritait pas ; Que malgré cette part que j’avais en ton âme, 101 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Qui m’aima généreux me haïrait infâme ; Qu’écouter ton amour, obéir à ta voix, C’était m’en rendre indigne et diffamer ton choix. Je te le dis encore, et, quoique j’en soupire, Jusqu’au dernier soupir je veux bien le redire : Je t’ai fait une offense, et j’ai dû m’y porter Pour effacer ma honte, et pour te mériter ; Mais, quitte envers l’honneur, et quitte envers mon père, C’est maintenant à toi que je viens satisfaire : C’est pour t’offrir mon sang qu’en ce lieu tu me vois. J’ai fait ce que j’ai dû, je fais ce que je dois. Je sais qu’un père mort t’arme contre mon crime ; Je ne t’ai pas voulu dérober ta victime : Immole avec courage au sang qu’il a perdu Celui qui met sa gloire à l’avoir répandu. Chimène Ah ! Rodrigue ! il est vrai, quoique ton ennemie, Je ne puis te blâmer d’avoir fui l’infamie ; Et, de quelque façon qu’éclatent mes douleurs, Je ne t’accuse point, je pleure mes malheurs. Je sais ce que l’honneur, après un tel outrage, Demandait à l’ardeur d’un généreux courage : Tu n’as fait le devoir que d’un homme de bien ; Mais aussi, le faisant, tu m’as appris le mien. Ta funeste valeur m’instruit par ta victoire ; Elle a vengé ton père et soutenu ta gloire : Même soin me regarde, et j’ai, pour m’affliger, Ma gloire à soutenir, et mon père à venger. Hélas ! ton intérêt ici me désespère. Si quelque autre malheur m’avait ravi mon père, Mon âme aurait trouvé dans le bien de te voir L’unique allégement qu’elle eût pu recevoir ; Et contre ma douleur j’aurais senti des charmes, Quand une main si chère eût essuyé mes larmes. Mais il me faut te perdre après l’avoir perdu ; Cet effort sur ma flamme à mon honneur est dû ; Et cet affreux devoir, dont l’ordre m’assassine, Me force à travailler moi-même à ta ruine. Car enfin n’attends pas de mon affection De lâches sentiments pour ta punition. De quoi qu’en ta faveur notre amour m’entretienne, Ma générosité doit répondre à la tienne : Tu t’es, en m’offensant, montré digne de moi ; Je me dois, par ta mort, montrer digne de toi. 102 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Don Rodrigue Ne diffère donc plus ce que l’honneur t’ordonne : Il demande ma tête, et je te l’abandonne ; Fais-en un sacrifice à ce noble intérêt, Le coup m’en sera doux, aussi bien que l’arrêt. Attendre après mon crime une lente justice, C’est reculer ta gloire autant que mon supplice. Je mourrai trop heureux mourant d’un coup si beau. Chimène Va, je suis ta partie, et non pas ton bourreau. Si tu m’offres ta tête, est-ce à moi de la prendre ? Je la dois attaquer, mais tu dois la défendre ; C’est d’un autre que toi qu’il me faut l’obtenir, Et je dois te poursuivre, et non pas te punir. Don Rodrigue De quoi qu’en ma faveur notre amour t’entretienne, Ta générosité doit répondre à la mienne ; Et pour venger un père emprunter d’autres bras, Ma Chimène, crois-moi, c’est n’y répondre pas : Ma main seule du mien a su venger l’offense, Ta main seule du tien doit prendre la vengeance. Chimène Cruel ! à quel propos sur ce point t’obstiner ? Tu t’es vengé sans aide, et tu m’en veux donner ! Je suivrai ton exemple, et j’ai trop de courage Pour souffrir qu’avec toi ma gloire se partage. Mon père et mon honneur ne veulent rien devoir Aux traits de ton amour, ni de ton désespoir. Don Rodrigue Rigoureux point d’honneur ! hélas ! quoi que je fasse, Ne pourrai-je à la fin obtenir cette grâce ? Au nom d’un père mort, ou de notre amitié, Punis-moi par vengeance, ou du moins par pitié. Ton malheureux amant aura bien moins de peine À mourir par ta main qu’à vivre avec ta haine. Chimène 103 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Va, je ne te hais point. Don Rodrigue Tu le dois. Chimène Je ne puis. Don Rodrigue Crains-tu si peu le blâme, et si peu les faux bruits ? Quand on saura mon crime, et que ta flamme dure, Que ne publieront point l’envie et l’imposture ! Force-les au silence, et, sans plus discourir, Sauve ta renommée en me faisant mourir. Chimène Elle éclate bien mieux en te laissant la vie ; Et je veux que la voix de la plus noire envie Élève au ciel ma gloire et plaigne mes ennuis, Sachant que je t’adore et que je te poursuis. Va-t’en, ne montre plus à ma douleur extrême Ce qu’il faut que je perde, encore que je l’aime. Dans l’ombre de la nuit cache bien ton départ ; Si l’on te voit sortir, mon honneur court hasard. La seule occasion qu’aura la médisance, C’est de savoir qu’ici j’ai souffert ta présence : Ne lui donne point lieu d’attaquer ma vertu. Don Rodrigue Que je meure ! Chimène Va-t’en. Don Rodrigue À quoi te résous tu ? Chimène Malgré des feux si beaux qui troublent ma colère, Je ferai mon possible à bien venger mon père ; Mais, malgré la rigueur d’un si cruel devoir, 104 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Mon unique souhait est de ne rien pouvoir. Don Rodrigue Ô miracle d’amour ! Chimène Ô comble de misère ! Don Rodrigue Que de maux et de pleurs nous coûteront nos pères ! Chimène Rodrigue, qui l’eût cru ? Don Rodrigue Chimène, qui l’eût dit ? Chimène Que notre heur fût si proche, et sitôt se perdît ? Don Rodrigue Et que si près du port, contre toute apparence Un orage si prompt brisât notre espérance ? Chimène Ah ! mortelles douleurs ! Don Rodrigue Ah ! regrets superflus ! Chimène Va-t’en, encore un coup, je ne t’écoute plus. Don Rodrigue Adieu ; je vais traîner une mourante vie, Tant que par ta poursuite elle me soit ravie. 105 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Chimène Si j’en obtiens l’effet, je t’engage ma foi De ne respirer pas un moment après toi. Adieu ; sors, et surtout garde bien qu’on te voie. Elvire Madame, quelques maux que le ciel nous envoie... Chimène Ne m’importune plus, laisse-moi soupirer. Je cherche le silence et la nuit pour pleurer. Scène V - Don Diègue Don Diègue Jamais nous ne goûtons de parfaite allégresse : Nos plus heureux succès sont mêlés de tristesse ; Toujours quelques soucis en ces événements Troublent la pureté de nos contentements. Au milieu du bonheur mon âme en sent l’atteinte : Je nage dans la joie, et je tremble de crainte. J’ai vu mort l’ennemi qui m’avait outragé ; Et je ne saurais voir la main qui m’a vengé. En vain je m’y travaille, et d’un soin inutile, Tout cassé que je suis, je cours toute la ville : Ce peu que mes vieux ans m’ont laissé de vigueur Se consume sans fruit à chercher ce vainqueur. À toute heure, en tous lieux, dans une nuit si sombre, Je pense l’embrasser, et n’embrasse qu’une ombre ; Et mon amour, déçu par cet objet trompeur, Se forme des soupçons qui redoublent ma peur. Je ne découvre point de marques de sa fuite ; Je crains du comte mort les amis et la suite ; Leur nombre m’épouvante et confond ma raison. Rodrigue ne vit plus, ou respire en prison. Justes cieux ! me trompé-je encore à l’apparence, Ou si je vois enfin mon unique espérance ? C’est lui, n’en doutons plus ; mes voeux sont exaucés, Ma crainte est dissipée, et mes ennuis cessés. 106 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Scène VI - Don Diègue, don Rodrigue Don Diègue Rodrigue, enfin le ciel permet que je te voie ! Don Rodrigue Hélas ! Don Diègue Ne mêle point de soupirs à ma joie ; Laisse-moi prendre haleine afin de te louer. Ma valeur n’a point lieu de te désavouer ; Tu l’as bien imitée, et ton illustre audace Fait bien revivre en toi les héros de ma race ; C’est d’eux que tu descends, c’est de moi que tu viens ; Ton premier coup d’épée égale tous les miens ; Et d’une belle ardeur ta jeunesse animée Par cette grande épreuve atteint ma renommée. Appui de ma vieillesse, et comble de mon heur, Touche ces cheveux blancs à qui tu rends honneur ; Viens baiser cette joue, et reconnais la place Où fut empreint l’affront que ton courage efface. Don Rodrigue L’honneur vous en est dû ; je ne pouvais pas moins Étant sorti de vous et nourri par vos soins. Je m’en tiens trop heureux, et mon âme est ravie Que mon coup d’essai plaise à qui je dois la vie ; Mais parmi vos plaisirs ne soyez point jaloux Si je m’ose à mon tour satisfaire après vous. Souffrez qu’en liberté mon désespoir éclate ; Assez et trop longtemps votre discours le flatte. Je ne me repens point de vous avoir servi ; Mais rendez-moi le bien que ce coup m’a ravi. Mon bras pour vous venger, armé contre ma flamme, Par ce coup glorieux m’a privé de mon âme. Ne me dites plus rien ; pour vous j’ai tout perdu : Ce que je vous devais, je vous l’ai bien rendu. Don Diègue Porte, porte plus haut le fruit de ta victoire : Je t’ai donné la vie, et tu me rends ma gloire ; 107 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Et d’autant que l’honneur m’est plus cher que le jour, D’autant plus maintenant je te dois de retour. Mais d’un coeur magnanime éloigne ces faiblesses ; Nous n’avons qu’un honneur, il est tant de maîtresses ! L’amour n’est qu’un plaisir, l’honneur est un devoir. Don Rodrigue Ah ! que me dites-vous ? Don Diègue Ce que tu dois savoir. Don Rodrigue Mon honneur offensé sur moi-même se venge ; Et vous m’osez pousser à la honte du change ! L’infamie est pareille, et suit également Le guerrier sans courage et le perfide amant. À ma fidélité ne faites point d’injures ; Souffrez-moi généreux sans me rendre parjure ; Mes liens sont trop forts pour être ainsi rompus ; Ma foi m’engage encor si je n’espère plus ; Et, ne pouvant quitter ni posséder Chimène, Le trépas que je cherche est ma plus douce peine. Don Diègue Il n’est pas temps encor de chercher le trépas : Ton prince et ton pays ont besoin de ton bras. La flotte qu’on craignait, dans ce grand fleuve entrée, Croit surprendre la ville et piller la contrée. Les Maures vont descendre, et le flux et la nuit Dans une heure à nos murs les amènent sans bruit. La cour est en désordre, et le peuple en alarmes ; On n’entend que des cris, on ne voit que des larmes. Dans ce malheur public, mon bonheur a permis Que j’aie trouvé chez moi cinq cents de mes amis, Qui, sachant mon affront, poussés d’un meme zèle, Se venaient tous offrir à venger ma querelle. Tu les a prévenus ; mais leurs vaillantes mains Se tremperont bien mieux au sang des Africains. Va marcher à leur tête où l’honneur te demande ; C’est toi que veut pour chef leur généreuse bande. De ces vieux ennemis va soutenir l’abord : Là, si tu veux mourir, trouve une belle mort, 108 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Prends-en l’occasion, puisqu’elle t’est offerte ; Fais devoir à ton roi son salut à ta perte ; Mais reviens-en plutôt les palmes sur le front. Ne borne pas ta gloire à venger un affront, Porte-la plus avant, force par ta vaillance Ce monarque au pardon, et Chimène au silence ; Si tu l’aimes, apprends que revenir vainqueur C’est l’unique moyen de regagner son coeur. Mais le temps est trop cher pour le perdre en paroles ; Je t’arrête en discours, et je veux que tu voles. Viens, suis-moi, va combattre, et montrer à ton roi Que ce qu’il perd au comte il le recouvre en toi. ACTE IV Scène première - Chimène, Elvire Chimène N’est-ce point un faux bruit ? le sais-tu bien, Elvire ? Elvire Vous ne croiriez jamais comme chacun l’admire, Et porte jusqu’au ciel, d’une commune voix, De ce jeune héros les glorieux exploits. Les Maures devant lui n’ont paru qu’à leur honte ; Leur abord fut bien prompt, leur fuite encore plus prompte ; Trois heures de combat laissent à nos guerriers Une victoire entière et deux rois prisonniers. La valeur de leur chef ne trouvait point d’obstacles. Chimène Et la main de Rodrigue a fait tous ces miracles ? Elvire De ses nobles efforts ces deux rois sont le prix ; Sa main les a vaincus, et sa main les a pris. Chimène De qui peux-tu savoir ces nouvelles étranges ? Elvire 109 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Du peuple qui partout fait sonner ses louanges, Le nomme de sa joie et l’objet et l’auteur, Son ange tutélaire et son libérateur. Chimène Et le roi, de quel oeil voit-il tant de vaillance ? Elvire Rodrigue n’ose encor paraître en sa présence ; Mais don Diègue ravi lui présente enchaînés, Au nom de ce vainqueur, ces captifs couronnés, Et demande pour grâce à ce généreux prince Qu’il daigne voir la main qui sauve la province. Chimène Mais n’est-il point blessé ? Elvire Je n’en ai rien appris. Vous changez de couleur ! reprenez vos esprits. Chimène Reprenons donc aussi ma colère affaiblie : Pour avoir soin de lui faut-il que je m’oublie ? On le vante, on le loue, et mon coeur y consent ! Mon honneur est muet, mon devoir impuissant ! Silence, mon amour, laisse agir ma colère : S’il a vaincu deux rois, il a tué mon père ; Ces tristes vêtements, où je lis mon malheur Sont les premiers effets qu’ait produit sa valeur ; Et quoi qu’on dise ailleurs d’un coeur si magnanime, Ici tous les objets me parlent de son crime. Vous qui rendez la force à mes ressentiments, Voiles, crêpes, habits, lugubres ornements, Pompe que me prescrit sa première victoire, Contre ma passion soutenez bien ma gloire ; Et lorsque mon amour prendra trop de pouvoir, Parlez à mon esprit de mon triste devoir, Attaquez sans rien craindre une main triomphante. Elvire 110 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Modérez ces transports, voici venir l’infante. Scène II - L’infante, Chimène, Elvire L’infante Je ne viens pas ici consoler tes douleurs ; Je viens plutôt mêler mes soupirs à tes pleurs. Chimène Prenez bien plutôt part à la commune joie, Et goûtez le bonheur que le ciel vous envoie, Madame, autre que moi n’a droit de soupirer. Le péril dont Rodrigue a su nous retirer, Et le salut public que vous rendent ses armes, À moi seule aujourd’hui souffrent encor des larmes : Il a sauvé la ville, il a servi son roi ; Et son bras valeureux n’est funeste qu’à moi. L’infante Ma Chimène, il est vrai qu’il a fait des merveilles. Chimène Déjà ce bruit fâcheux a frappé mes oreilles ; Et je l’entends partout publier hautement Aussi brave guerrier que malheureux amant. L’infante Qu’a de fâcheux pour toi ce discours populaire ? Ce jeune Mars qu’il loue a su jadis te plaire ; Il possédait ton âme, il vivait sous tes lois ; Et vanter sa valeur, c’est honorer ton choix. Chimène Chacun peut la vanter avec quelque justice, Mais pour moi sa louange est un nouveau supplice. On aigrit ma douleur en l’élevant si haut : Je vois ce que je perds quand je vois ce qu’il vaut. Ah ! cruels déplaisirs à l’esprit d’une amante ! 111 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Plus j’apprends son mérite, et plus mon feu s’augmente : Cependant mon devoir est toujours le plus fort, Et malgré mon amour va poursuivre sa mort. L’infante Hier ce devoir te mit en une haute estime ; L’effort que tu te fis parut si magnanime, Si digne d’un grand coeur, que chacun à la cour Admirait ton courage et plaignait ton amour. Mais croirais-tu l’avis d’une amitié fidèle ? Chimène Ne vous obéir pas me rendrait criminelle. L’infante Ce qui fut juste alors ne l’est plus aujourd’hui. Rodrigue maintenant est notre unique appui, L’espérance et l’amour d’un peuple qui l’adore, Le soutien de Castille, et la terreur du Maure. Le roi même est d’accord de cette vérité, Que ton père en lui seul se voit ressuscité ; Et si tu veux enfin qu’en deuxmots je m’explique, Tu poursuis en sa mort la ruine publique. Quoi ? pour venger un père est-il jamais permis De livrer sa patrie aux mains des ennemis ? Contre nous ta poursuite est-elle légitime ? Et pour être punis avons-nous part au crime ? Ce n’est pas qu’après tout tu doives épouser Celui qu’un père mort t’obligeait d’accuser : Je te voudrais moi-même en arracher l’envie : Ôte-lui ton amour,mais laisse-nous sa vie. Chimène Ah ! ce n’est pas à moi d’avoir tant de bonté ; Le devoir qui m’aigrit n’a rien de limité. Quoique pour ce vainqueur mon amour s’intéresse, Quoiqu’un peuple l’adore et qu’un roi le caresse, Qu’il soit environné des plus vaillants guerriers, J’irai sous mes cyprès accabler ses lauriers. L’infante C’est générosité quand, pour venger un père, 112 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Notre devoir attaque une tête si chère ; Mais c’en est une encor d’un plus illustre rang, Quand on donne au public les intérêts du sang. Non, crois-moi, c’est assez que d’éteindre ta flamme : Il sera trop puni s’il n’est plus dans ton âme. Que le bien du pays t’impose cette loi : Aussi bien que crois-tu que t’accorde le roi ? Chimène Il peut me refuser, mais je ne puis me taire. L’infante Pense bien, ma Chimène, à ce que tu veux faire. Adieu : tu pourras seule y penser à loisir. Chimène Après mon père mort, je n’ai point à choisir. Scène III - Don Fernand, don Diègue, don Arias, don Rodrigue, don Sanche Don Fernand Généreux héritier d’une illustre famille, Qui fut toujours la gloire et l’appui de Castille, Race de tant d’aïeux en valeur signalés, Que l’essai de la tienne a sitôt égalés, Pour te récompenser ma force est trop petite ; Et j’ai moins de pouvoir que tu n’as de mérite... Le pays délivré d’un si rude ennemi, Mon sceptre dans ma main par la tienne affermi, Et les Maures défaits avant qu’en ces alarmes J’eusse pu donner ordre à repousser leurs armes, Ne sont point des exploits qui laissent à ton roi Le moyen ni l’espoir de s’acquitter vers toi. Mais deux rois tes captifs feront ta récompense : Ils t’ont nommé tous deux leur Cid en ma présence. Puisque Cid en leur langue est autant que seigneur, Je ne t’envierai pas ce beau titre d’honneur. Sois désormais le Cid ; qu’à ce grand nom tout cède ; Qu’il comble d’épouvante et Grenade et Tolède, Et qu’il marque à tous ceux qui vivent sous mes lois 113 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Et ce que tu me vaux, et ce que je te dois. Don Rodrigue Que votre majesté, sire, épargne ma honte. D’un si faible service elle fait trop de compte, Et me force à rougir devant un si grand roi De mériter si peu l’honneur que j’en reçois. Je sais trop que je dois au bien de votre empire Et le sang qui m’anime, et l’air que je respire ; Et quand je les perdrais pour un si digne objet, Je ferais seulement le devoir d’un sujet. Don Fernand Tous ceux que ce devoir à mon service engage Ne s’en acquittent pas avec même courage ; Et lorsque la valeur ne va point dans l’excès, Elle ne produit point de si rares succès. Souffre donc qu’on te loue, et de cette victoire Apprends-moi plus au long la véritable histoire. Don Rodrigue Sire, vous avez su qu’en ce danger pressant, Qui jeta dans la ville un effroi si puissant, Une troupe d’amis chez mon père assemblée Sollicita mon âme encor toute troublée... Mais, sire, pardonnez à ma témérité, Si j’osai l’employer sans votre autorité : Le péril approchait ; leur brigade était prête ; Me montrant à la cour, je hasardais ma tête. Et s’il fallait la perdre, il m’était bien plus doux De sortir de la vie en combattant pour vous. Don Fernand J’excuse ta chaleur à venger ton offense ; Et l’État defend me parle en ta défense : Crois que dorénavant Chimène a beau parler, Je ne l’écoute plus que pour la consoler. Mais poursuis. Don Rodrigue Sous moi donc cette troupe s’avance, Et porte sur le front une mâle assurance. 114 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Nous partîmes cinq cents ; mais par un prompt renfort Nous nous vîmes trois mille en arrivant au port, Tant, à nous voir marcher avec un tel visage, Les plus épouvantés reprenaient de courage ! J’en cache les deux tiers, aussitôt qu’arrivés, Dans le fond des vaisseaux qui lors furent trouvés ; Le reste, dont le nombre augmentait à toute heure, Brûlant d’impatience, autour de moi demeure, Se couche contre terre, et sans faire aucun bruit Passe une bonne part d’une si belle nuit. Par mon commandement la garde en fait de même, Et se tenant cachée, aide à mon stratagème ; Et je feins hardiment d’avoir reçu de vous L’ordre qu’on me voit suivre et que je donne à tous. Cette obscure clarté qui tombe des étoiles Enfin avec le flux nous fait voir trente voiles ; L’onde s’enfle dessous, et d’un commun effort Les Maures et la mer montent jusques au port. On les laisse passer ; tout leur paraît tranquille ; Point de soldats au port, point aux murs de la ville. Notre profond silence abusant leurs esprits, Ils n’osent plus douter de nous avoir surpris ; Ils abordent sans peur, ils ancrent, ils descendent, Et courent se livrer aux mains qui les attendent. Nous nous levons alors, et tous en même temps Poussons jusques au ciel mille cris éclatants. Les nôtres, à ces cris, de nos vaisseaux répondent ; Ils paraissent armés, les Maures se confondent, L’épouvante les prend à demi descendus ; Avant que de combattre ils s’estiment perdus. Ils couraient au pillage, et rencontrent la guerre ; Nous les pressons sur l’eau, nous les pressons sur terre, Et nous faisons courir des ruisseaux de leur sang, Avant qu’aucun résiste ou reprenne son rang. Mais bientôt, malgré nous, leurs princes les rallient, Leur courage renaît, et leurs terreurs s’oublient : La honte de mourir sans avoir combattu Arrête leur désordre, et leur rend leur vertu. Contre nous de pied ferme ils tirent leurs alfanges, De notre sang au leur font d’horribles mélanges. Et la terre, et le fleuve, et leur flotte, et le port, Sont des champs de carnage où triomphe la mort. Ô combien d’actions, combien d’exploits célèbres Sont demeurés sans gloire au milieu des ténèbres, Où chacun, seul témoin des grands coups qu’il donnait, Ne pouvait discerner où le sort inclinait ! J’allais de tous côtés encourager les nôtres, 115 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Faire avancer les uns et soutenir les autres, Ranger ceux qui venaient, les pousser à leur tour, Et ne l’ai pu savoir jusques au point du jour. Mais enfin sa clarté montre notre avantage ; Le Maure voit sa perte, et perd soudain courage : Et voyant un renfort qui nous vient secourir, L’ardeur de vaincre cède à la peur de mourir. Ils gagnent leurs vaisseaux, ils en coupent les câbles, Poussent jusques aux cieux des cris épouvantables, Font retraite en tumulte, et sans considérer Si leurs rois avec eux peuvent se retirer. Pour souffrir ce devoir leur frayeur est trop forte ; Le flux les apporta, le reflux les remporte ; Cependant que leurs rois, engagés parmi nous, Et quelque peu des leurs, tous percés de nos coups, Disputent vaillamment et vendent bien leur vie. À se rendre moi-même en vain je les convie : Le cimeterre au poing ils ne m’écoutent pas ; Mais voyant à leurs pieds tomber tous leurs soldats, Et que seuls désormais en vain ils se défendent, Ils demandent le chef ; je me nomme, ils se rendent. Je vous les envoyai tous deux en même temps ; Et le combat cessa faute de combattants. C’est de cette façon que pour votre service... Scène IV - Don Fernand, don Diègue, don Rodrigue, don Arias, don Alonse, don Sanche Don Alonse Sire, Chimène vient vous demander justice. Don Fernand La fâcheuse nouvelle, et l’importun devoir ! Va, je ne la veux pas obliger à te voir. Pour tous remerciements il faut que je te chasse : Mais avant que sortir, viens, que ton roi t’embrasse. (Don Rodrigue rentre.) Don Diègue Chimène le poursuit, et voudrait le sauver. Don Fernand 116 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 On m’a dit qu’elle l’aime, et je vais l’éprouver. Montrez un oeil plus triste. Scène V - Don Fernand, don Diègue, don Arias, don Sanche, don Alonse, Chimène, Elvire Don Fernand Enfin soyez contente, Chimène, le succès répond à votre attente : Si de nos ennemis Rodrigue a le dessus, Il est mort à nos yeux des coups qu’il a reçus ; Rendez grâce au ciel qui vous en a vengée. (À Don Diègue.) Voyez comme déjà sa couleur est changée. Don Diègue Mais voyez qu’elle pâme, et d’un amour parfait, Dans cette pâmoison, sire, admirez l’effet. Sa douleur a trahi les secrets de son âme, Et ne vous permet plus de douter de sa flamme. Chimène Quoi ! Rodrigue est donc mort ? Don Fernand Non, non, il voit le jour, Et te conserve encore un immuable amour : Calme cette douleur qui pour lui s’intéresse. Chimène Sire, on pâme de joie, ainsi que de tristesse : Un excès de plaisirs nous rend tout languissants ; Et quand il surprend l’âme, il accable les sens. Don Fernand Tu veux qu’en ta faveur nous croyions l’impossible ? Chimène, ta douleur a paru trop visible. Chimène 117 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Eh bien ! sire, ajoutez ce comble à mon malheur, Nommez ma pâmoison l’effet de ma douleur : Un juste déplaisir à ce point m’a réduite ; Son trépas dérobait sa tête à ma poursuite ; S’il meurt des coups reçus pour le bien du pays, Ma vengeance est perdue et mes desseins trahis : Une si belle fin m’est trop injurieuse. Je demande sa mort, mais non pas glorieuse, Non pas dans un éclat qui l’élève si haut, Non pas au lit d’honneur, mais sur un échafaud ; Qu’il meure pour mon père, et non pour la patrie ; Que son nom soit taché, sa mémoire flétrie. Mourir pour le pays n’est pas un triste sort ; C’est s’immortaliser par une belle mort. J’aime donc sa victoire, et je le puis sans crime ; Elle assure l’État, et me rend ma victime, Mais noble, mais fameuse entre tous les guerriers, Le chef, au lieu de fleurs, couronné de lauriers ; Et pour dire en un mot ce que j’en considère, Digne d’être immolée aux mânes de mon père... Hélas ! à quel espoir me laissé-je emporter ! Rodrigue de ma part n’a rien à redouter ; Que pourraient contre lui des larmes qu’on méprise ? Pour lui tout votre empire est un lieu de franchise ; Là, sous votre pouvoir, tout lui devient permis ; Il triomphe de moi comme des ennemis, Dans leur sang répandu la justice étouffée Aux crimes du vainqueur sert d’un nouveau trophée ; Nous en croissons la pompe, et le mépris des lois Nous fait suivre son char au milieu de deux rois. Don Fernand Ma fille, ces transports ont trop de violence. Quand on rend la justice on met tout en balance : On a tué ton père, il était l’agresseur ; Et la même équité m’ordonne la douceur. Avant que d’accuser ce que j’en fais paraître, Consulte bien ton coeur : Rodrigue en est le maître. Et ta flamme en secret rend grâces à ton roi, Dont la faveur conserve un tel amant pour toi. Chimène Pour moi ! mon ennemi ! l’objet de ma colère ! L’auteur de mes malheurs ! l’assassin de mon père ! De ma juste poursuite on fait si peu de cas 118 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Qu’on me croit obliger en ne m’écoutant pas ! Puisque vous refusez la justice à mes larmes, Sire, permettez-moi de recourir aux armes ; C’est par là seulement qu’il a su m’outrager, Et c’est aussi par là que je me dois venger. À tous vos cavaliers je demande sa tête ; Oui, qu’un d’eux me l’apporte, et je suis sa conquête ; Qu’ils le combattent, sire ; et le combat fini, J’épouse le vainqueur, si Rodrigue est puni. Sous votre autorité souffrez qu’on le publie. Don Fernand Cette vieille coutume en ces lieux établie, Sous couleur de punir un injuste attentat, Des meilleurs combattants affaiblit un État ; Souvent de cet abus le succès déplorable Opprime l’innocent et soutient le coupable. J’en dispense Rodrigue ; il m’est trop précieux Pour l’exposer aux coups d’un sort capricieux ; Et quoi qu’ait pu commettre un coeur si magnanime Les Maures en fuyant ont emporté son crime. Don Diègue Quoi ! sire, pour lui seul vous renversez des lois Qu’a vu toute la cour observer tant de fois ! Que croira votre peuple, et que dira l’envie, Si sous votre défense il ménage sa vie, Et s’en fait un prétexte à ne paraître pas Où tous les gens d’honneur cherchent un beau trépas ? De pareilles faveurs terniraient trop sa gloire : Qu’il goûte sans rougir les fruits de sa victoire. Le comte eut de l’audace, il l’en a su punir : Il l’a fait en brave homme, et le doit maintenir. Don Fernand Puisque vous le voulez, j’accorde qu’il le fasse : Mais d’un guerrier vaincu mille prendraient la place, Et le prix que Chimène au vainqueur a promis De tous mes cavaliers feraient ses ennemis : L’opposer seul à tous serait trop d’injustice ; Il suffit qu’une fois il entre dans la lice. Choisis qui tu voudras, Chimène, et choisis bien ; Mais après ce combat ne demande plus rien. 119 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Don Diègue N’excusez point par là ceux que son bras étonne ; Laissez un champ ouvert où n’entrera personne. Après ce que Rodrigue a fait voir aujourd’hui, Quel courage assez vain s’oserait prendre à lui ? Qui se hasarderait contre un tel adversaire ? Qui serait ce vaillant, ou bien ce téméraire ? Don Sanche Faites ouvrir le champ : vous voyez l’assaillant ; Je suis ce téméraire , ou plutôt ce vaillant. Accordez cette grâce à l’ardeur qui me presse. Madame, vous savez quelle est votre promesse. Don Fernand Chimène, remets-tu ta querelle en sa main ? Chimène Sire, je l’ai promis. Don Fernand Soyez prêt à demain. Don Diègue Non, sire, il ne faut pas différer davantage : On est toujours trop prêt quand on a du courage. Don Fernand Sortir d’une bataille, et combattre à l’instant ! Don Diègue Rodrigue a pris haleine en vous la racontant. Don Fernand Du moins une heure ou deux je veux qu’il se délasse ; Mais de peur qu’en exemple un tel combat ne passe, Pour témoigner à tous qu’à regret je promets Un sanglant procédé qui ne me plut jamais, 120 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 De moi ni de ma cour il n’aura la présence. (Il parle à Don Arias.) Vous seul des combattants jugerez la vaillance. Ayez soin que tous deux fassent en gens de coeur, Et, le combat fini, m’amenez le vainqueur. Qui qu’il soit,même prix est acquis à sa peine ; Je le veux de ma main présenter à Chimène, Et que pour récompense il reçoive sa foi. Chimène Quoi ! sire,m’imposer une si dure loi ! Don Fernand Tu t’en plains ; mais ton feu, loin d’avouer ta plainte, Si Rodrigue est vainqueur, l’accepte sans contrainte. Cesse de murmurer contre un arrêt si doux ; Qui que ce soit des deux, j’en ferai ton époux. ACTE V Scène première - Don Rodrigue, Chimène Chimène Quoi, Rodrigue, en plein jour ! d’où te vient cette audace ? Va, tu me perds d’honneur ; retire-toi, de grâce. Don Rodrigue Je vais mourir, madame, et vous viens en ce lieu, Avant le coup mortel, dire un dernier adieu. Cet immuable amour qui sous vos lois m’engage N’ose accepter ma mort sans vous en faire hommage. Chimène Tu vas mourir ! Don Rodrigue Je cours à ces heureux moments Qui vont livrer ma vie à vos ressentiments. 121 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Chimène Tu vas mourir ! Don Sanche est-il si redoutable Qu’il donne l’épouvante à ce coeur indomptable ? Qui t’a rendu si faible ? ou qui le rend si fort ? Rodrigue va combattre, et se croit déjà mort ! Celui qui n’a pas craint les Maures, ni mon père, Va combattre don Sanche, et déjà désespère ! Ainsi donc au besoin ton courage s’abat ? Don Rodrigue Je cours à mon supplice, et non pas au combat ; Et ma fidèle ardeur sait bien m’ôter l’envie, Quand vous cherchez ma mort, de défendre ma vie. J’ai toujours même coeur ; mais je n’ai point de bras Quand il faut conserver ce qui ne vous plaît pas ; Et déjà cette nuit m’aurait été mortelle, Si j’eusse combattu pour ma seule querelle ; Mais défendant mon roi, mon peuple et mon pays, À me défendre mal je les aurais trahis. Mon esprit généreux ne hait pas tant la vie, Qu’il en veuille sortir par une perfidie. Maintenant qu’il s’agit de mon seul intérêt, Vous demandez ma mort, j’en accepte l’arrêt. Votre ressentiment choisit la main d’un autre (Je ne méritais pas de mourir de la vôtre) : On ne me verra point en repousser les coups ; Je dois plus de respect à qui combat pour vous, Et ravi de penser que c’est de vous qu’ils viennent, Puisque c’est votre honneur que ses armes soutiennent Je vais lui présenter mon estomac ouvert, Adorant en sa main la vôtre qui me perd. Chimène Si d’un triste devoir la juste violence, Qui me fait malgré moi poursuivre ta vaillance, Prescrit à ton amour une si forte loi, Qu’il te rend sans défense à qui combat pour moi, En cet aveuglement ne perds pas la mémoire Qu’ainsi que de ta vie il y va de ta gloire, Et que, dans quelque éclat que Rodrigue ait vécu, Quand on le saura mort, on le croira vaincu. Ton honneur t’est plus cher que je ne te suis chère, Puisqu’il trempe tes mains dans le sang de mon père, 122 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Et te fait renoncer, malgré ta passion, À l’espoir le plus doux de ma possession : Je t’en vois cependant faire si peu de compte, Que sans rendre combat tu veux qu’on te surmonte. Quelle inégalité ravale ta vertu ? Pourquoi ne l’as-tu plus ? ou pourquoi l’avais tu ? Quoi ! n’es-tu généreux que pour me faire outrage ? S’il ne faut m’offenser, n’as-tu point de courage ? Et traites-tu mon père avec tant de rigueur, Qu’après l’avoir vaincu tu souffres un vainqueur ? Va, sans vouloir mourir, laisse-moi te poursuivre, Et défends ton honneur, si tu veux ne plus vivre. Don Rodrigue Après la mort du comte, et les Maures défaits, Faudrait-il à ma gloire encore d’autres effets ? Elle peut dédaigner le soin de me défendre ; On sait que mon courage ose tout entreprendre, Que ma valeur peut tout, et que dessous les cieux, Auprès de mon honneur, rien ne m’est précieux. Non, non, en ce combat, quoi que vous vouliez croire, Rodrigue peut mourir sans hasarder sa gloire, Sans qu’on l’ose accuser d’avoir manqué de coeur, Sans passer pour vaincu, sans souffrir un vainqueur. On dira seulement : « Il adorait Chimène ; Il n’a pas voulu vivre et mériter sa haine ; Il a cédé lui-même à la rigueur du sort Qui forçait sa maîtresse à poursuivre sa mort : Elle voulait sa tête ; et son coeur magnanime, S’il l’en eût refusée, eût pensé faire un crime. Pour venger son honneur il perdit son amour, Pour venger sa maîtresse il a quitté le jour, Préférant (quelque espoir qu’eût son âme asservie) Son honneur à Chimène, et Chimène à sa vie. » Ainsi donc vous verrez ma mort en ce combat, Loin d’obscurcir ma gloire, en rehausser l’éclat ; Et cet honneur suivra mon trépas volontaire, Que tout autre que moi n’eût pu vous satisfaire. Chimène Puisque, pour t’empêcher de courir au trépas, Ta vie et ton honneur sont de faibles appas, Si jamais je t’aimai, cher Rodrigue, en revanche, Défends-toi maintenant pour m’ôter à don Sanche ; Combats pour m’affranchir d’une condition 123 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Qui me donne à l’objet de mon aversion. Te dirai-je encor plus ? va, songe à ta défense, Pour forcer mon devoir, pour m’imposer silence ; Et si tu sens pour moi ton coeur encore épris, Sors vainqueur d’un combat dont Chimène est le prix. Adieu : ce mot lâché me fait rougir de honte. Don Rodrigue Est-il quelque ennemi qu’à présent je ne dompte ? Paraissez, Navarrais, Maures et Castillans, Et tout ce que l’Espagne a nourri de vaillants ; Unissez-vous ensemble, et faites une armée, Pour combattre une main de la sorte animée : Joignez tous vos efforts contre un espoir si doux ; Pour en venir à bout, c’est trop peu que de vous. Scène II - L’infante L’infante T’écouterai-je encor, respect de ma naissance, Qui fais un crime de mes feux ? T’écouterai-je, amour, dont la douce puissance Contre ce fier tyran fait révolter mes voeux? Pauvre princesse, auquel des deux Dois-tu prêter obéissance ? Rodrigue, ta valeur te rend digne de moi ; Mais, pour être vaillant, tu n’es pas fils de roi. Impitoyable sort, dont la rigueur sépare Ma gloire d’avec mes désirs, Est-il dit que le choix d’une vertu si rare Coûte à ma passion de si grands déplaisirs ? Ô cieux ! à combien de soupirs Faut-il que mon coeur se prépare, Si jamais il n’obtient sur un si long tourment Ni d’éteindre l’amour, ni d’accepter l’amant ? Mais c’est trop de scrupule, et ma raison s’étonne Du mépris d’un si digne choix : Bien qu’aux monarques seuls ma naissance me donne, Rodrigue, avec honneur je vivrai sous tes lois. Après avoir vaincu deux rois, Pourrais-tu manquer de couronne ? Et ce grand nom de Cid que tu viens de gagner Ne fait-il pas trop voir sur qui tu dois régner ? 124 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Il est digne de moi, mais il est à Chimène ; Le don que j’en ai fait me nuit. Entre eux la mort d’un père a si peu mis de haine, Que le devoir du sang à regret le poursuit : Ainsi n’espérons aucun fruit De son crime, ni de ma peine, Puisque pour me punir le destin a permis Que l’amour dure même entre deux ennemis. Scène III - L’infante, Léonor L’infante Où viens-tu, Léonor ? Léonor Vous applaudir, madame, Sur le repos qu’enfin a retrouvé votre âme. L’infante D’où viendrait ce repos dans un comble d’ennui ? Léonor Si l’amour vit d’espoir, et s’il meurt avec lui, Rodrigue ne peut plus charmer votre courage. Vous savez le combat où Chimène l’engage ; Puisqu’il faut qu’il y meure, ou qu’il soit son mari, Votre espérance est morte, et votre esprit guéri. L’infante Ah ! qu’il s’en faut encor ! Léonor Que pouvez-vous prétendre ? L’infante Mais plutôt quel espoir me pourrais-tu défendre ? Si Rodrigue combat sous ces conditions, Pour en rompre l’effet j’ai trop d’inventions. L’amour, ce doux auteur de mes cruels supplices, Aux esprits des amants apprend trop d’artifices. 125 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Léonor Pourrez-vous quelque chose, après qu’un père mort N’a pu dans leurs esprits allumer de discord ? Car Chimène aisément montre, par sa conduite, Que la haine aujourd’hui ne fait pas sa poursuite. Elle obtient un combat, et pour son combattant C’est le premier offert qu’elle accepte à l’instant : Elle n’a point recours à ces mains généreuses Que tant d’exploits fameux rendent si glorieuses ; Don Sanche lui suffit, et mérite son choix Parce qu’il va s’armer pour la première fois ; Elle aime en ce duel son peu d’expérience ; Comme il est sans renom, elle est sans défiance ; Et sa facilité vous doit bien faire voir Qu’elle cherche un combat qui force son devoir, Qui livre à son Rodrigue une victoire aisée, Et l’autorise enfin à paraître apaisée. L’infante Je le remarque assez, et toutefois mon coeur À l’envi de Chimène adore ce vainqueur. À quoi me résoudrai-je, amante infortunée ? Léonor À vous mieux souvenir de qui vous êtes née ; Le ciel vous doit un roi, vous aimez un sujet ! L’infante Mon inclination a bien changé d’objet. Je n’aime plus Rodrigue, un simple gentilhomme; Non, ce n’est plus ainsi que mon amour le nomme; Si j’aime, c’est l’auteur de tant de beaux exploits, C’est le valeureux Cid, le maître de deux rois. Je me vaincrai pourtant, non de peur d’aucun blâme, Mais pour ne troubler pas une si belle flamme ; Et quand pour m’obliger on l’aurait couronné, Je ne veux point reprendre un bien que j’ai donné. Puisqu’en un tel combat sa victoire est certaine, Allons encore un coup le donner à Chimène. Et toi, qui vois les traits dont mon coeur est percé, Viens me voir achever comme j’ai commencé. Scène IV - Chimène, Elvire 126 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Chimène Elvire, que je souffre ! et que je suis à plaindre ! Je ne sais qu’espérer ; et je vois tout à craindre ; Aucun voeu ne m’échappe où j’ose consentir ; Je ne souhaite rien sans un prompt repentir. À deux rivaux pour moi je fais prendre les armes : Le plus heureux succès me coûtera des larmes ; Et quoi qu’en ma faveur en ordonne le sort, Mon père est sans vengeance, ou mon amant est mort. Elvire D’un et d’autre côté, je vous vois soulagée : Ou vous avez Rodrigue, ou vous êtes vengée ; Et quoi que le destin puisse ordonner de vous, Il soutient votre gloire, et vous donne un époux. Chimène Quoi ! l’objet de ma haine, ou de tant de colère ! L’assassin de Rodrigue, ou celui de mon père ! De tous les deux côtés on me donne un mari Encor tout teint du sang que j’ai le plus chéri ; De tous les deux côtés mon âme se rebelle. Je crains plus que la mort la fin de ma querelle. Allez, vengeance, amour, qui troublez mes esprits, Vous n’avez point pour moi de douceurs à ce prix ; Et toi, puissant moteur du destin qui m’outrage, Termine ce combat sans aucun avantage, Sans faire aucun des deux ni vaincu ni vainqueur. Elvire Ce serait vous traiter avec trop de rigueur. Ce combat pour votre âme est un nouveau supplice, S’il vous laisse obligée à demander justice, À témoigner toujours ce haut ressentiment, Et poursuivre toujours la mort de votre amant. Madame, il vaut bien mieux que sa rare vaillance, Lui couronnant le front, vous impose silence ; Que la loi du combat étouffe vos soupirs, Et que le roi vous force à suivre vos désirs. Chimène 127 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Quand il sera vainqueur, crois-tu que je me rende ? Mon devoir est trop fort, et ma perte est trop grande ; Et ce n’est pas assez, pour leur faire la loi, Que celle du combat et le vouloir du roi. Il peut vaincre don Sanche avec fort peu de peine, Mais non pas avec lui la gloire de Chimène ; Et quoi qu’à sa victoire un monarque ait promis, Mon honneur lui fera mille autres ennemis. Elvire Gardez, pour vous punir de cet orgueil étrange, Que le ciel à la fin ne souffre qu’on vous venge. Quoi ! vous voulez encor refuser le bonheur De pouvoir maintenant vous taire avec honneur ? Que prétend ce devoir, et qu’est-ce qu’il espère ? La mort de votre amant vous rendra-t-elle un père ? Est-ce trop peu pour vous que d’un coup de malheur ? Faut-il perte sur perte, et douleur sur douleur ? Allez, dans le caprice où votre humeur s’obstine, Vous ne méritez pas l’amant qu’on vous destine ; Et nous verrons du ciel l’équitable courroux Vous laisser, par sa mort, don Sanche pour époux. Chimène Elvire, c’est assez des peines que j’endure, Ne les redouble point de ce funeste augure. Je veux, si je le puis, les éviter tous les deux ; Sinon, en ce combat Rodrigue a tous mes voeux : Non qu’une folle ardeur de son côté me penche ; Mais, s’il était vaincu, je serais à don Sanche. Cette appréhension fait naître mon souhait. Que vois-je, malheureuse ? Elvire, c’est en fait. Scène V - Don Sanche, Chimène, Elvire Don Sanche Obligé d’apporter à vos pieds cette épée... Chimène Quoi ! du sang de Rodrigue encor toute trempée ? Perfide, oses-tu bien te montrer à mes yeux, Après m’avoir ôté ce que j’aimais le mieux ? 128 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Éclate, mon amour, tu n’as plus rien à craindre : Mon père est satisfait, cesse de te contraindre ; Un même coup a mis ma gloire en sûreté, Mon âme au désespoir, ma flamme en liberté. Don Sanche D’un esprit plus rassis... Chimène Tu me parles encore, Exécrable assassin d’un héros que j’adore ! Va, tu l’as pris en traître ; un guerrier si vaillant N’eût jamais succombé sous un tel assaillant. N’espère rien de moi, tu ne m’as point servie ! En croyant me venger, tu m’as ôté la vie. Don Sanche Étrange impression, qui, loin de m’écouter... Chimène Veux-tu que de sa mort je t’écoute vanter, Que j’entende à loisir avec quelle insolence Tu peindras son malheur, mon crime et ta vaillance ? Scène VI - Don Fernand, don Diègue, don Arias, don Sanche, don Alonse, Chimène, Elvire Chimène Sire, il n’est plus besoin de vous dissimuler Ce que tous mes efforts ne vous ont pu celer. J’aimais, vous l’avez su ; mais, pour venger mon père, J’ai bien voulu proscrire une tête si chère : Votre majesté, sire, elle-même a pu voir Comme j’ai fait céder mon amour au devoir. Enfin Rodrigue est mort, et sa mort m’a changée D’implacable ennemie en amante affligée. J’ai dû cette vengeance à qui m’a mise au jour, Et je dois maintenant ces pleurs à mon amour. Don Sanche m’a perdue en prenant ma défense, Et du bras qui me perd je suis la récompense ! Sire, si la pitié peut émouvoir un roi, De grâce, révoquez une si dure loi ; 129 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Pour prix d’une victoire où je perds ce que j’aime, Je lui laisse mon bien ; qu’il me laisse à moi même; Qu’en un cloître sacré je pleure incesssamment, Jusqu’au dernier soupir, mon père et mon amant. Don Diègue Enfin elle aime, sire, et ne croit plus un crime D’avouer par sa bouche un amour légitime. Don Fernand Chimène, sors d’erreur, ton amant n’est pas mort, Et don Sanche vaincu t’a fait un faux rapport. Don Sanche Sire, un peu trop d’ardeur, malgré moi l’a déçue : Je venais du combat lui raconter l’issue. Ce généreux guerrier, dont son coeur est charmé, «Ne crains rien,m’a-t-il dit, quand il m’a désarmé : Je laisserais plutôt la victoire incertaine, Que de répandre un sang hasardé pour Chimène ; Mais puisque mon devoir m’appelle auprès du roi, Va de notre combat l’entretenir pour moi, De la part du vainqueur lui porter ton épée. » Sire, j’y suis venu : cet objet l’a trompée ; Elle m’a cru vainqueur, me voyant de retour, Et soudain sa colère a trahi son amour Avec tant de transport et tant d’impatience, Que je n’ai pu gagner un moment d’audience. Pour moi, bien que vaincu, je me répute heureux ; Et malgré l’intérêt de mon coeur amoureux, Perdant infiniment j’aime encor ma défaite, Qui fait le beau succès d’une amour si parfaite. Don Fernand Ma fille, il ne faut point rougir d’un si beau feu, Ni chercher les moyens d’en faire un désaveu ; Une louable honte en vain t’en sollicite ; Ta gloire est dégagée, et ton devoir est quitte ; Ton père est satisfait, et c’était le venger Que mettre tant de fois ton Rodrigue en danger. Tu vois comme le ciel autrement en dispose. Ayant tant fait pour lui, fais pour toi quelque chose, Et ne sois point rebelle à mon commandement, 130 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Qui te donne un époux aimé si chèrement. Scène VII - Don Fernand, don Diègue, don Arias, don Rodrigue, don Alonse, don Sanche, l’infante, Chimène, Léonor, Elvire L’infante Sèche tes pleurs, Chimène, et reçois sans tristesse Ce généreux vainqueur des mains de ta princesse. Don Rodrigue Ne vous offensez point, sire, si devant vous Un respect amoureux me jette à ses genoux. Je ne viens point ici demander ma conquête : Je viens tout de nouveau vous apporter ma tête, Madame; mon amour n’emploiera point pour moi Ni la loi du combat, ni le vouloir du roi. Si tout ce qui s’est fait est trop peu pour un père, Dites par quels moyens il vous faut satisfaire. Faut-il combattre encor mille et mille rivaux, Aux deux bouts de la terre étendre mes travaux, Forcer moi seul un camp, mettre en fuite une armée, Des héros fabuleux passer la renommée? Si mon crime par là se peut enfin laver, J’ose tout entreprendre, et puis tout achever : Mais si ce fier honneur, toujours inexorable, Ne se peut apaiser sans la mort du coupable, N’armez plus contre moi le pouvoir des humains : Ma tête est à vos pieds, vengez-vous par vos mains ; Vos mains seules ont droit de vaincre un invicible ; Prenez une vengeance à tout autre impossible ; Mais du moins que ma mort suffise à me punir. Ne me bannissez point de votre souvenir ; Et, puisque mon trépas conserve votre gloire, Pour vous en revancher conservez ma mémoire, Et dites quelquefois, en déplorant mon sort : « S’il ne m’avait aimée, il ne serait pas mort. » Chimène Relève-toi, Rodrigue. Il faut l’avouer, sire, Je vous en ai trop dit pour m’en vouloir dédire. Rodrigue a des vertus que je ne puis haïr : Et quand un roi commande, on lui doit obéir. Mais, à quoi que déjà vous m’ayez condamnée, 131 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Pourrez-vous à vos yeux souffrir cet hyménée ? Et quand de mon devoir vous voulez cet effort, Toute votre justice en est-elle d’accord ? Si Rodrigue à l’État devient si nécessaire, De ce qu’il fait pour vous dois-je être le salaire, Et me livrer moi-même au reproche éternel D’avoir trempé mes mains dans le sang paternal ? Don Fernand Le temps assez souvent a rendu légitime Ce qui semblait d’abord ne se pouvoir sans crime. Rodrigue t’a gagnée, et tu dois être à lui. Mais, quoique sa valeur t’ait conquise aujourd’hui, Il faudrait que je fusse ennemi de ta gloire Pour lui donner sitôt le prix de sa victoire. Cet hymen différé ne rompt point une loi Qui, sans marquer de temps, lui destine ta foi. Prends un an, si tu veux, pour essuyer tes larmes. Rodrigue, cependant il faut prendre les armes. Après avoir vaincu les Maures sur nos bords, Renversé leurs desseins, repoussé leurs efforts, Va jusqu’en leur pays leur reporter la guerre, Commander mon armée et ravager leur terre. À ce nom seul de Cid ils trembleront d’effroi ; Ils t’ont nommé seigneur, et te voudront pour roi. Mais parmi tes hauts faits sois-lui toujours fidèle ; Reviens-en, s’il se peut, encor plus digne d’elle ; Et par tes grands exploits, fais-toi si bien priser Qu’il lui soit glorieux alors de t’épouser. Don Rodrigue Pour posséder Chimène, et pour votre service, Que peut-on m’ordonner que mon bras n’accomplisse ? Quoi qu’absent de ses yeux il me faille endurer, Sire, ce m’est trop d’heur de pouvoir espérer. Don Fernand Espère en ton courage, espère en ma promesse ; Et possédant déjà le coeur de ta maîtresse, Pour vaincre un point d’honneur qui combat contre toi, Laisse faire le temps, ta vaillance et ton roi. ■ Fin 132 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 133 & Bi Hài KÎch Le Cid (QUÂN VƯƠNG) (Tiếp theo và hết) Soạn giả : Pierre Corneille 1636 Dịch giả : Minh Thu MÀN III CẢNH I – Don Rodrigue, Elvire Elvire: Rodrigue, cậu làm gì thế này? Khốn nạn, cậu từ đâu đến vậy? Don Rodrigue:Từ con đường đau buồn của số phận đáng thương của ta. Elvire: Từ đâu ra cái táo bạo đó và cái cao ngạo mới này, để dám chường mặt ở nơi mà cậu đã gây ra cảnh tang tóc chứ? Gì đây, cậu tới đây để thách thức hương hồn bá tước hay sao? Cậu đã chẳng giết ông ta là gì? Don Rodrigue: Mạng sống của ông ta là niềm tủi hổ của ta. Cái danh dự của ta đã khiến tay ta gây ra hậu quả đó. Elvire: Nhưng mà lại tìm đến ngôi nhà chết chóc này để tìm trú ẩn! Một kẻ sát nhân sẽ chẳng bao giờ tìm đến nơi như thế để ẩn náu chứ? Don Rodrigue: Và ta cũng chỉ đến đây để hiến mình cho người phán xét ta. Hãy đừng có nhìn ta với nét mặt kinh ngạc đó. Ta đi tìm cái chết sau khi đã gây ra cái chết. Người phán xét ta là mối tình của ta; người phán xét ta là nàng Chimène của ta: ta đáng tội chết và đáng bị nàng căm hận. Ta đến để nhận lấy, như một lệnh thật tối thượng, phán quyết từ miệng nàng, và cú đánh từ tay nàng. Elvire: Hãy lánh mặt nàng đi thì hơn, hãy tránh sự giận dữ của nàng; hãy biến đi ngay khi thấy những phản ứng đầu tiên của nàng. Đi đi, hãy đừng lộ mặt khi những hành động đầu tiên thôi thúc sự nhiệt thành trong những nỗi bất bình của nàng. Don Rodrigue: Không, không, con người thân thương mà ta đã làm mất lòng ấy không thể nào lại Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 134 giận dữ quá đáng trước sự đau khổ của ta; và ta sẽ tránh né trăm cái chết đè nặng lên ta, nhưng ta lại sẽ có thể chịu đựng gấp đôi, nếu phải chi ta đuợc chết sớm. Elvire: Chimène đang nước mắt chan hòa ở trong cung điện, và chỉ trở về với người tháp tùng tốt. Rodrigue, hãy trốn đi, tôi xin cậu, đừng để tôi bị lo lắng. Người ta sẽ biết nói gì nếu người ta thấy cậu ở đây chứ? Bộ cậu muốn có lời đồn đại làm tăng thêm sự thống khổ của nàng, khi nàng bị cáo tội là chịu đựng kẻ đã sát hại cha nàng ư? Nàng sắp về: nàng về kìa, tôi trông thấy nàng. Ít ra vì thanh danh của nàng, hãy trốn đi, Rodrigue. CẢNH II – Don Sanche, Chimène, Elvire Don Sanche: Vâng, thưa cô nương, cô nương cần thấy những nạn nhân phải thấm máu. Sự căm hờn của cô nương là công minh, và nước mắt của cô nương là chính đáng.Và, để buộc lòng lên tiếng, thì tôi không có ý làm dịu lòng cô nương, hay là để an ủi gì cô nương. Nhưng nếu tôi có thể phục vụ cô nương, thì xin cô nương hãy xử dụng thanh kiếm của tôi để trừng trị kẻ có tội; hãy xử dụng mối tình của tôi để phục thù vụ sát hại thân phụ cô: với những mệnh lệnh của cô, cánh tay tôi sẽ rất dũng mãnh. Chimène: Cơ khổ! Don Sanche: Xin cô nương hãy chấp nhận sự phục vụ của tôi. Chimène: Tôi sẽ làm nhà vua phật lòng, vì ngài đã hứa với tôi là ngài sẽ ban công lý. Don Sanche: Cô nương rõ là công lý thì chậm như rùa và nhiều khi vì sự chậm chạp đó mà kẻ tội đồ lọt lưới công lý. Những tòa án của nhà vua chậm rì và khả nghi, làm mất quá nhiều nước mắt. Và vì sự khổ đau của cô nương do một kỵ sĩ gây ra, thì cô nương phải phục hận bằng vũ khí. Đường lối này sẽ chắc ăn hơn, và sự trả thù sẽ chóng vánh hơn. Chimène: Điều đó sẽ là phương tiện cuối cùng; và nếu cơ sự sẽ ra như thế, và ông còn vẫn giữ được lòng thương cảm cho những niềm khốn khổ của tôi, thì khi đó ông sẽ tự do để trả hận cho sự thương tổn của tôi. Don Sanche: Điều đó là vinh dự độc nhất mà lòng tôi dám nhận, và vì có thể hy vọng như thế tôi xin ra về với niềm hài lòng thật lớn lao. CẢNH III – Chimène, Elvire Chimène: Thế là sau cùng ta thấy ta được tự do, không gò bó, và từ những đớn đau dữ dội của ta, ta có thể nói cho em thấu hiểu; ta có thể để thoát ra những lời than thở buốn bã của ta; ta có thể mở lòng ta cùng những điều trái ý ta với em. Phụ thân ta đã chết, Elvire ạ; và Rodrigue, với thanh kiếm đầu tiên trong tay, đã mưu đồ chém giết. Đôi mắt ta ơi, hãy khóc đi, khóc đi, hãy để cho lệ giàn giụa. Một nửa đời ta đã chôn nửa kia vào phần mộ và buộc ta phải trả thù, sau sự tang chế, cái nửa kia ta không còn nữa đối với cái nửa còn lại này của ta. Elvire: Xin cô nương hãy nghỉ ngơi. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 135 Chimène: Ôi! Lời khuyên không hợp với hoàn cảnh, trong niềm khổ đau lớn như vầy mà em lại nói đến nghỉ ngơi! Làm sao có bao giờ làm nguôi đuợc nỗi đau thương của ta, nếu ta không ghét nổi cái bàn tay đã tạo ra nỗi khổ đau đó của ta? Và từ nỗi dằn vặt muôn đời ta dám hy vọng gì, khi ta theo đuổi một tội đồ trong khi lại yêu thương kẻ phạm tội. Elvire: Cậu ta đã làm cô nương mất đi một người cha mà cô nương vẫn còn yêu cậu ta sao? Chimène: Elvire ơi, nói tiếng yêu là còn ít đấy, ta tôn sùng chàng; Mối tình của ta chống lại sự bất bình của ta; bên trong kẻ thù của ta, ta lại tìm thấy người tình của ta; và mặc dầu mọi uất hận trong ta, thì ta lại cảm thấy Rodrigue trong tim ta vẫn chiến đấu cha ta: nào là chàng tấn công cha ta, chàng áp lực cha ta, chàng lùi bước, chàng tự vệ, khi mạnh, lúc yếu, và khi đắc thắng: Nhưng trong cuộc đấu kiếm gay go cho thù hận và cho tình yêu, chàng xâu xé tim ta mà không chia sẻ lòng ta; và dù mối tình của ta có sức mãnh liệt đối với ta thì để theo đuổi cái bổn phận của ta, ta đã không tham vấn trái tim ta. Ta chệnh choạng chạy tới nơi mà thanh danh của ta bó buộc ta. Rodrigue rất thân thương đối với ta, nhưng ảnh hưởng của chàng lại làm thương tổn ta: lòng ta về phe với chàng; nhưng dù lòng ta muốn thế thì ta biết ta là ai, và rằng cha ta đã chết. Elvire: Bộ cô nương muốn theo đuổi trả thù cậu ta à? Chimène: Ôi! Ý nghĩ tàn ác! Và sự theo đuổi tàn nhẫn mà ta thấy mình bị ràng buộc vào! Ta đã đòi hỏi thủ cấp của chàng, và lại lo sợ sẽ lấy được nó: cái chết của ta sẽ theo sau cái chết của chàng, và ta muốn trừng phạt chàng! Elvire: Cô nương ơi, xin hãy bỏ đi, bỏ đi cái ý đồ thật bi thảm đó. Cô nương chẳng nên tự buộc cho mình cái luật thật bạo ngược. Chimène: Gì chứ! Cha ta chết hầu như trong vòng tay ta, máu Người gào thét sự trả thù mà ta lại sẽ không làm ư! Lòng ta, với sự ngạc nhiên đến tủi hổ vì những lôi cuốn khác, khiến cho ta tin là ta chỉ nợ Người bằng những giọt lệ bất lực! Và ta có thể chịu đựng một tình yêu mua chuộc, và danh dự của ta bị bóp nghẹt dưới sự im lặng hèn nhát. Elvire: Cô nương, xin tin tỳ nữ là cô nương sẽ có thể được tha thứ, vì đã đặt ít cảm tình hơn vào một con người khả ái; để chống lại một người tình thân ái như thế, cô nương đã làm đầy đủ, cô nương đã bệ kiến nhà vua; xin hãy đừng thúc đẩy gì thêm nữa, xin hãy đừng cố kết vào cái tâm thái kỳ dị này nữa. Chimène: Vì thanh danh của ta, ta cần phải trả thù; vả lại có gì đâu mà phải xu nịnh một ước muốn yêu đuơng. Đối với những tinh thần hào hiệp viện ra mọi cái cớ đều là điều hổ thẹn. Elvire: Nhưng cô nương yêu Rodrigue, chàng ta không thể nào làm trái ý cô nương. Chimène: Ta thừa nhận thế. Elvire: Thế sau cùng thì cô nương tính làm gì? Chimène: Gìn giữ thanh danh của ta và chấm dứt niềm ưu phiền của ta, theo đuổi cái chết của chàng, mất chàng, và chết sau chàng. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 136 CẢNH IV – Don Rodrigue, Chimène, Elvire Don Rodrigue: Thế nhé! Nàng cứ đừng bỏ chuyện theo đuổi, và giữ vững lấy cái thanh danh khi ngăn trở ta được sống. Chimène: Elvire, chúng ta đang ở đâu thế này, và ta đang trông thấy cái gì đây? Rodrigue trong nhà ta! Rodrigue trước mắt ta! Don Rodrigue: Xin nàng hãy chớ nương tay với máu ta; hãy uống máu ta, đừng cưỡng lại cái êm dịu từ chuyện mất ta và từ sự trả thù của nàng. Chimène: Than ôi! Don Rodrigue: Hãy nghe ta. Chimène: Tôi đang chết. Don Rodrigue: Khoan đã. Chimène: Đi đi, hãy để cho tôi chết. Don Rodrigue: Để ta nói vài lời thôi: sau đó hãy chỉ đáp lại ta bằng lưỡi kiếm này. Chimène: Sao chứ? Lưỡi kiếm ấy còn đẫm máu cha tôi! Don Rodrigue: Chimène của ta ơi… Chimène: Hãy vứt bỏ cái vật khả ố đó mà theo nhãn quan của tôi thì nó đã khiển trách cái tội của chàng và đời chàng. Don Rodrigue: Tốt hơn xin nàng hãy nhìn nó để khích động lòng thù ghét của nàng, để làm tăng sự hờn căm của nàng và để sớm tạo ra niềm đau của ta. Chimène: Lưỡi kiếm đó nhuốm máu tôi. Rodrigue: Vậy nàng hãy cắm nó vào máu ta, như thế nó sẽ mất đi mầu máu của nàng. Chimène: Ôi thật là tàn ác khi chỉ trong có riêng một ngày mà một người cha chết vì lưỡi kiếm và người con gái vì nhìn thấy nó! Hãy vứt bỏ cái vật đó đi, tôi không thể nào chịu đựng được nó: chàng muốn tôi nghe chàng nói vậy mà chàng lại đang làm tôi chết! Don Rodrigue: Ta sẽ làm theo ý nàng, nhưng không từ bỏ ý muốn để nàng tự tay kết liễu cuộc đời đáng than trách của ta; bởi vì sau hết thì nàng đừng chờ đợi tình cảm của ta sẽ tạo ra một sự hối cải ươn hèn vì một hành động có hảo ý. Cái hậu quả không thể hàn gắn được, xuất phát từ một sự nóng nẩy quá hồ đồ, đã làm mất danh dự của cha ta và khiến ta đầy hổ thẹn. Nàng biết là một hành động sỉ nhục đã Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 137 chạm đến con người có lòng. Ta đóng một phần trong vụ thách thức đó, và ta đã tìm ra kẻ gây sự: ta đã gặp ông ta, ta đã phục hận cho danh dự của ta lẫn của cha ta; ta sẽ vẫn hành xử như thế, nếu ta cần phải làm như thế. Không phải chì vì chuyện chống lại ta hay cha ta, mối tình của ta từ khá lâu nay đã vẫn chiến đấu cho nàng. Xin nàng hãy phán xét cái mãnh lực của mối tình đó: trong một vụ lăng nhục như vậy, ta đã đắn đo nếu ta sẽ trả thù, thì ta sẽ đành làm phật ý nàng, hay chịu đựng sự sỉ nhục, ta đã nghĩ ngợi rồi tới lượt cánh tay ta hành động quá mau mắn khiến ta bị cáo là quá bạo tàn; và hẳn nhiên là cái nhan sắc của nàng tạo ra sự quân bình, trừ phi chống lại những nét duyên dáng mạnh mẽ hơn của nàng, thì một người không có danh dự sẽ không xứng đáng với nàng. Rằng dù có phần là lòng nàng cảm mến ta, người đã yêu ta đằm thắm sẽ ghét ta tồi tệ; xin nàng hãy nghe thấu nàng và làm theo tiếng nói của nàng tức là thấy ta trở nên không xứng đáng và phỉ báng sự chọn lựa của nàng. Ta xin nói với nàng điều đó một lần nữa, và dù là ta đau buồn, thì cho tới hơi thở cuối cùng ta rất muốn lập lại lời đó: ta đã có lỗi với nàng và ta phải hứng lấy hậu quả để xóa sạch sự tủi hổ của ta, và để xứng đáng với nàng. Nhưng ta hãy bỏ chuyện danh dự đi, ta hãy bỏ chuyện cha ta đi, vì nay ta đến để làm vui lòng nàng: để hiến máu ta cho nàng ở nơi nàng đã nhìn thấy ta. Ta đã làm chuyện phải làm, ta làm điều theo bổn phận của ta. Ta biết một người cha chết là vũ khí để nàng chống lại tội ác của ta; ta không muốn thấy nàng xá tội cho nạn nhân của nàng: với lòng can đảm nàng hãy hy sinh máu mà hắn đã đổ cho cái thanh danh của hắn. Chimène: Ôi! Rodrigue chàng ơi! Quả thật dù là kẻ thù của chàng thì em chẳng thể nào quy lỗi cho chàng đã chốn tránh sự nhục nhã; và với sự bầy tỏ thế nào đi nữa về những đau thương của em thì em không thể kết tội chàng, em khóc cho những khổ đau của em. Em biết là sau một sự lăng nhục như thế thì danh dự đòi hỏi sức mạnh của một lòng can đảm lớn: chàng đã chỉ làm bổn phận của một con người thiện tâm; nhưng chính vì làm như vậy chàng đã chỉ dậy cho em bổn phận của em. Qua sự đắc thắng của chàng, cái giá trị tang tóc của chàng cho em biết là nó đã phục hận cho cha chàng và giữ vững danh tiếng cho chàng: Với em, em cũng cần làm tương tự và để tự gây buồn đau, em phải giữ gìn danh giá của em và phục thù cho cha em. Than ôi, sự tham gia của chàng vào chuyện này khiến em vô vọng. Phải chi cha em gặp phải một chuyện khốn khổ khác thì lòng em sẽ yên trí phải phép biết bao khi thấy chàng đây, sự trung thành duy nhất mà lòng em đã có thể nhận được; và ngược với nỗi đau thương của mình, em sẽ cảm thấy những săn sóc khi một bàn tay thật thân thương lau khô những giọt lệ của em. Nhưng em lại phải cần mất chàng sau khi đã mất cái nỗ lực đối với mối tình của em vì phải nghĩ đến danh dự của mình, và cái bổn phận khốn kiếp mà mệnh lệnh của nó sẽ giết chết em, buộc em phải tự mình triệt hạ chàng. Bởi vì, sau cùng xin chàng đừng chờ đợi gì nơi sự cảm mến của em những tình cảm ươn hèn cho sự trừng phạt chàng. Điều gì tạo ra ân tứ em dành cho chàng nhờ vào mối tình của chúng ta thì sự khoan hồng của em phải xứng với sự cư xử của chàng: Chàng đã xứng đáng với em khi gây hấn với em, và em cần lấy cái chết của chàng để xứng đáng với chàng. Rodrigue: Hãy đừng làm gì thêm khác hơn là điều danh dự bắt nàng phải làm: danh dự đòi lấy thủ cấp của ta và ta chịu mất nó cho nàng. Hãy làm chuyện đó như một hy sinh cho mục đích cao cả này. Sự hy sinh đó sẽ êm ái đối với ta và cũng tốt đẹp như sự bắt giữ. Vì sau cái tội của ta mà chờ đợi công lý chậm chạp tức là trì hoãn sự vẻ vang của nàng ngang với sự dằn vặt của ta. Ta sẽ quá sung sướng chết từ một hy sinh đẹp như thế. Chimène: Đi, đi. Em cùng phe với chàng chứ không phải là đao phủ của chàng. Nếu chàng hiến thủ cấp của chàng, bộ em lại là người lấy nó ư? Em sẽ phải tấn công nó, nhưng chàng sẽ phải bảo vệ nó; một ai khác, chứ không phải là chàng, sẽ là người lấy thủ cấp của chàng cho em, và em sẽ phải theo đuổi chàng chứ không phải là trừng phạt chàng. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 138 Don Rodrigue: Cớ chi mà mối tình của hai ta lại dành ân tứ cho ta, sự khoan dung của nàng phải xứng với lòng hào hiệp của ta; và phải nhờ cánh tay của một kẻ khác để phục hận cho cha, thì Chimène của ta ơi, tin ta đi, đó không phải là giải pháp tốt đâu: Tay ta đây thôi đã biết trả thù cho sự nhục nhã, tay nàng đó thôi phải thực hiện sự trả thù. Chimène: Ác độc thay! Cớ sao mà chàng bướng bỉnh về diểm này như thế chứ? Chàng đã phục hận cho mình không cần ai giúp, và chàng lại giận em vì muốn để ai khác làm thay em. Em sẽ noi gương chàng và em có thừa mứa can đảm để chịu đựng cùng chàng cái vinh dự sẻ chia của em. Cha em và danh dự của em không muống mang nợ gì những đường lối đặc thù của mối tình của chàng hay của niềm tuyệt vọng của chàng. Don Rodrigue: Than ôi! Điểm danh dự khe khắt! Dẫu ta có làm gì thì chung cuộc ta sẽ vẫn chẳng thể đạt đuợc ân sủng đó ư? Nhân danh một nguời cha quá cố, hay nhân danh tình bạn của hai ta, xin nàng hãy trừng phạt ta bằng sự phục thù, hay ít ra thì bằng lòng thương hại. Người tình khốn khổ của nàng sẽ ít bị đau đớn hẳn khi chết vì tay nàng hơn là sống với sự ghét bỏ của nàng. Chimène: Đi, đi, em có ghét gì chàng đâu. Don Rodrigue: Em phải ghét ta. Chimène: Em không làm thế được. Don Rodrigue: Bộ nàng không sợ gì sự trách móc, và lời đàm tiếu ồn ào sao chứ? Khi thiên hạ biết được tội của ta, và mối tình chung thủy của nàng; bộ họ sẽ không hề đăng tải sự lo âu và sự bịp bợm à! Hãy buộc cho họ phải im tiếng và không còn xầm xì nữa, hãy cứu vãn thanh danh của nàng bằng cách giết ta đi. Chimène: Thanh danh của em sẽ sáng rộ thêm qua việc để chàng sống sót; và em muốn thấy tiếng nói của sự lo âu đen tối nhất vang vọng lên trời cao cái thanh danh của em và than vãn những ưu phiền của em khi biết rằng em tôn sùng chàng và rằng em theo đuổi chàng. Đi đi chàng, và hãy đừng bầy tỏ thêm nữa, trước nỗi đau thương tuyệt đối của em, lòng con người mà em sẽ phải mất, khi em vẫn cứ còn yêu. Hãy nhờ bóng tối mà lén về đi; nếu thiên hạ thấy chàng đi ra, thì danh giá của em sẽ lâm nguy đấy. Cái dịp duy nhất cho thiên hạ đàm tiếu là khi họ biết được rằng em đã chịu tiếp chàng tại đây: hãy đừng cho họ cơ hội tấn công tới phẩm hạnh của em. Don Rodrigue: Thà ta chết! Chimène: Đi đi, chàng. Don Rodrigue: Vậy nàng quyết định thế nào? Chimène: Dù có những ngọn lửa thật đẹp gây hoang mang cho sự thù ghét của em thì em sẽ làm điều khả dĩ để trả thù êm đẹp cho cha em. Nhưng dù có sự khe khắt của một bổn phận thật tàn ác thì ước vọng duy nhất của em là không thể làm gì. Don Rodrigue: Ôi phép mầu của tình yêu! Chimène: Ôi, muôn vàn cơ khổ! Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 139 Don Rodrigue: Ôi hai cha chúng ta đã gây cho hai ta bao đau thương và nước mắt! Chimène: Rodrigue ơi, ai có ngờ đâu? Don Rodrigue: Chimène, ai có nói đâu? Chimène: Rằng thời giờ của hai ta đã đến quá gần, để rồi bị mất đi ngay đó chứ? Don Rodrigue: Và cứ nhìn theo bề ngoài, thì thuyền sắp tới bến rồi vậy mà một cơn bão đã ập tới phá tan tành niềm hy vọng của đôi ta. Chimène: Ôi! Những đau thương chết người! Don Rodrigue: Ôi! Những luyến tiếc vô ích! Chimène: Đi đi, chàng, còn nói thêm, em không nghe nữa đâu. Don Rodrigue: Giã biệt; thì ta đi kéo lê một cuộc đời chết dần mòn, nhưng chừng nào em còn theo đuổi, thì cuộc sống đó còn làm ta vui sướng. Chimène: Nếu em đạt đuợc ý muốn, thì em hứa với chàng là em sẽ không thở thêm chút nào sau khi chàng không còn. Vĩnh biệt; đi ra đi và, trên hết, nhớ đừng để ai trông thấy chàng. Elvire: Thưa cô nương, trời đã đem lại cho chúng ta đôi điều không may… Chimène: Đừng quấy rầy ta nữa, để cho ta thở. Ta đang tìm sự yên tĩnh và đêm tối để khóc đây. CẢNH V – Don Diègue Don Diègue: Chẳng bao giờ chúng ta hưởng được sự vui mừng hoàn hảo. Những thành công sung sướng nhất của chúng ta đều xen lẫn sự buồn bã; Trong những biến chuyển ấy luôn luôn một vài âu lo gây rắc rối cho những sự hài lòng của chúng ta. Ngay giữa hạnh phúc lòng ta đã cảm thấy có sự rắc rối. Ta bơi lội trong niềm vui, và ta run rẩy trong sợ sệt. Ta đã thấy cái chết của kẻ thù mà đã sỉ nhục ta, nhưng ta không nhìn thấy bàn tay đã rửa nhục cho ta. Ta đã cố công tìm với sự cẩn trọng vô ích. Với thân người gầy sụm của ta, ta chạy khắp phố phuờng với chút hơi tàn tuổi tác già nua còn dư lại trong ta, mà ta đã xử dụng vô ích trong việc tìm kiếm kẻ chiến thắng đó. Ở khắp nơi và suốt giờ này sang giờ khác, trong một đêm thật tăm tối, ta nghĩ muốn ôm hôn nó thì ta lại chỉ ôm được có cái bóng mà thôi. Và lòng ta, bị thất vọng vì cái con người lừa dối đó, đang có những hồ nghi làm tăng nỗi lo sợ của ta. Ta chẳng tìm ra được dấu vết nào của sự trốn lủi của hắn. Ta sợ sệt bá tước chết, những bạn bè và điều sẽ tới; con số của họ làm ta sợ hãi và gây hoang mang cho lý lẽ của ta. Rodrigue không còn sống nữa, hay đang thở trong ngục tù. Ối trời công minh! Liệu tôi có nhìn nhầm thấy gì trước mắt hay là sau cùng tôi đã tìm thấy niềm hy vọng duy nhất của tôi chăng? À chính la Rodrigue đây rồi, không còn hồ nghi gì nữa, những lời cầu xin của ta đã đuợc đáp ứng. Nỗi lo sợ của ta đã tan biến và những lo ngại đã qua. CẢNH VI – Don Diègue, don Rodrigue Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 140 Don Diègue: Rodrigue, sau cùng Trời đã cho cha trông thấy con! Don Rodrigue: Than ôi! Don Diègue: Chớ xen những tiếng than vãn vào với niềm vui của cha. Hãy để cha lấy lại hơi ngõ hầu ca tụng con. Sự can trường của cha không có lý do nào để phủ nhận con. Con đã noi gương tốt đó và sự táo bạo được chứng minh của con làm sống lại trong con những anh hùng trong dòng dõi nhà ta; con là hậu sinh của các anh hùng đó, và cha sinh ra con; đường kiếm đầu tiên của con sánh ngang với mọi đường kiếm của cha. Và cái tuổi trẻ sống động của con cho thấy một mãnh lực đẹp đẽ. Với minh chứng lớn lao ấy con đã xứng với thanh danh của cha, làm điểm tựa cho tuổi già của cha. Con hãy sờ mái tóc bạc đã được con mang lại danh dự; hãy tới hôn vào má cha để nhận ra nơi đã in dấu tích của cái tát sỉ nhục mà đã đuợc sự can trường của con rửa sạch. Don Rodrigue: Cha đã phục hồi được danh dự; con không thể làm gì kém hơn thế, vì cha đã sinh con ra và nuôi nấng, dậy dỗ con. Con hết sức vui vẻ được như vậy và lòng con sung sướng là đường kiếm tập tành của con đã làm hài lòng bậc sinh thành ra con. Nhưng giữa những niềm ưng ý đó của cha, xin cha hãy chớ ghen tức gì, nếu, sau cha, đến lượt con tự làm vừa lòng mình. Xin cha khứng chịu rằng được tự do nên sự tuyệt vọng của con bùng dậy, sau những lời tán tụng quá lâu và thừa đủ của cha. Con không hề hối tiếc gì đã phụng sự cha; nhưng xin cha hãy trả lại con điều mà vụ đấu kiếm này đã làm cha thú vị. Để phục vụ cha, cánh tay con đã chống lại mối tình của con, từ đường kiếm vinh quang ấy linh hồn con đã mất. Xin cha đừng nói gì thêm nữa; vì cha con đã mất tất cả. Điều gì con nợ cha, con đã trả đầy đủ rồi. Don Diègue: Nâng lên, hãy nâng cao hơn nữa cái kết quả chiến thắng rạng rỡ của con: cha cho con đời sống, và con đã trả lại cho cha sự vinh quang của cha, và dù cho danh dự có đắt giá với cha hơn là mặt trời, và dầu cho hơn cả chuyện nay cha được thấy con trở lại. Nhưng một tấm lòng hào hiệp thường tránh khỏi những mềm yếu đó. Chúng ta chỉ có một danh dự, còn người tình thì đầy rẫy ra đấy. Tình yêu chỉ là sự vui thú, danh dự là một bổn phận. Don Rodrigue: Ô! Cha nói gì với con vậy? Don Diègue: Điều mà con cần biết. Don Rodrigue: Danh dự bị thương tổn của con thì chính con đã tự trả hận, mà cha lại dám đẩy con vào sự tủi hổ để đổi thay! Sự nhục nhã thì tương tự, và theo ngang xứng người chiến sĩ thiếu can trường lẫn người tình phản bội. Về sự chung thủy của con xin cha chớ gây thương tổn; hãy độ lượng chịu đựng con mà không khiến con bị bội thề; mối dây tình cảm của con thì quá nồng hậu để mà có thể cắt đứt được; nếu con không còn hy vọng được nữa thì con vẫn giữ sự chung thủy. Và vì không thể nào bỏ cũng như không thể lấy được Chimène thì cái chết mà con tìm kiếm sẽ là nỗi đau êm ái nhất của con. Don Dièegue: Chưa phải là lúc đi tìm cái chết đâu: quân vương của con và đất nước con còn cần đến cánh tay của con. Đoàn chiến thuyền, mà thiên hạ e sợ, đang tiến vào cửa sông rộng kia, tự tin là sẽ gây ra sự bất ngờ cho kinh thành và sẽ cướp phá làng xóm. Quân Moor sẽ tràn xuống, và mức nước dâng cùng đêm tối, trong một tiếng nữa sẽ lặng lẽ đưa chúng tới tường thành. Triều đình thì đang hỗn loạn, dân chúng thì hoảng sợ; người ta chỉ nghe thấy tiếng kêu than, và chỉ nhìn thấy nước mắt. Trong sự khốn khó đó của dân chúng thì cái may mắn của cha là đã tìm thấy ở nhà cha năm trăm chiến hữu, là Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 141 những nguời khi biết là cha bị sỉ nhục, đã đồng lòng đến đề nghị trả thù cho vụ xích mích đó của cha. Con đã cảnh giác họ, nhưng những bàn tay mạnh mẽ của họ sẽ nhúng máu tụi quân Phi châu tốt đẹp hơn. Con hãy ra cầm đầu họ vì danh dự của con đòi hỏi. Đoàn người hảo hiệp đó muốn con chỉ huy họ. Với những kẻ cựu thù đó con hãy nâng đỡ cho nhóm bạn cha: từ đó nếu con muốn chết, hãy tìm một cái chết vinh. Hãy nắm lấy cơ hội đang đến với con. Hãy làm bổn phận với quân vương của con và nhận lấy lời chào tử biệt con của ngài; nhưng tốt hơn là con trở về với những vòng chiến công trên đầu. Đừng nghĩ tới chiến thắng của con cho một sự sỉ nhục. Hãy đưa chiến thắng tiến xa hơn, sức dũng mãnh của con sẽ buộc quân vương ân xá, và làm Chimène im tiếng. Nếu con yêu nàng thì hãy hiểu rằng trở về vinh quang đó là phương tiện duy nhất để thâu phục lại trái tim nàng. Nhưng không nên mất thì giờ vàng ngọc để nói dài giòng; cha ngưng nói với con, và cha muốn con bay đi. Nào theo cha, đi chiến đấu, và hãy tỏ cho nhà vua biết rằng sức mạnh của bá tước mà ngài bị mất đi thì ngài đã tìm lại được ở nơi con. MÀN IV CẢNH I - Chimène, Elvire Chimène: Liệu đó có phải là lời đồn đại sai không? Elvire, em có biết rõ chăng? Elvire: Cô nương sẽ không bao giờ tin là người người ngưỡng mộ cậu ta biết bao, và người ta đồng thanh tôn vinh lên tận trời cao vị anh hùng trẻ tuổi này với những chiến công oanh liệt. Quân Moor chỉ cảm thấy hổ thẹn trước mắt cậu. Họ tiến tới nhanh đấy, nhưng họ rút lui còn vội vàng hơn. Sau trận chiến ba tiếng đồng hồ các chiến sĩ của phe ta đã hoàn toàn đắc thắng và bắt được hai vua địch làm tù binh. Và cái dũng cảm của các viên chỉ huy của họ chẳng hề là trở ngại cho phe ta. Chimène: Thế một tay Rodrigue đã làm được trọn những phép mầu đó à? Elvire: Từ những nỗ lực cao cả của cậu ta, hai vua địch đã phải trả giá. Tay cậu đã đánh bại họ. Chimène: Thế em lấy ở đâu ra những tin tức kỳ lạ đó? Elvire: Từ dân chúng khắp nơi vang dội những lời xưng tụng cậu, và vinh danh cậu là người đã đem lại niềm vui cho họ, gọi cậu với tước vị thiên thần của họ và nhà giải phóng cho họ. Chimène: Thế còn nhà vua, ngài nhìn nhận ra sao sự dũng cảm lớn lao đó? Elvire: Rodrigue vẫn chưa dám ra mắt nhà vua; nhưng don Diègue thì đã sung sướng thay mặt con trai bệ kiến nhà vua và bệ trình ngài hai vua địch bị trói bắt và khấu đầu xin sự khoan dung của ngài cho Rodrigue, và xin ngài đoái nhìn bàn tay đã cứu được kinh thành. Chimène: Thế nhưng chàng không hề bị thương gì sao? Elvire: Tỳ nữ không nghe nói gì về chuyện này. Mà sao cô nương bị biến sắc, mặt tái đi thế kia! Xin cô nương hãy lấy lại tinh thần. Chimène: Vậy lấy lại cả sự giận hờn đã vơi đi trong ta ư: để có lòng lo lắng cho chàng ta có cần quên ta đi chăng? Người ta tôn vinh chàng, người ta xưng tụng chàng và ta lại đồng lòng chuyện đó! Danh dự của ta lặng câm, bổn phận của ta bất lực! Hãy im đi, mối tình của ta, hãy để sự sân hận của ta hành động. Nếu chàng đã bắt được hai vua, thì chàng cũng đã giết chết cha ta; Những chiếc áo choàng u buồn này, mà ta đọc được nỗi thống khổ của ta, thì là những vật thể đầu tiên cho thấy cái dũng mãnh Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 142 của chàng, và dù cho thiên hạ nói về một tấm lòng hào hiệp thế nào đi nữa thì ở đây mọi vật thể này nói với ta về tội trạng của chàng. Những vật thể đã tạo sức mạnh cho những sự bất bình của ta: những tấm voan choàng, những mạng che, những y phục, những đồ trang hoàng tang tóc bầy ra đây cho ta rõ sự đắc thắng đầu tiên của chàng. Hãy chống lại sự say đắm của ta và hãy củng cố tốt đẹp cho thanh danh ta; và khi mối tình của ta trở nên quá mãnh liệt, xin hãy nói vói tinh thần ta vế cái bổn phận u buồn của ta. Hãy tấn công không e dè cái bàn tay đắc thắng đó. Elvire: Xin cô nương hãy bình tĩnh lại, kìa dona Urraque vừa đến. CẢNH II – Dona Urraque, Chimène, Elvire Dona Urraque: Chị không đến đây để an ủi những đau thương của em đâu; đúng ra thì chị đến đây là để hòa lẫn những tiếng than thở của chị với những giọt lệ của em. Chimène: Xin công nương hãy tham dự vào niềm vui của công chúng thì hơn,và hãy nếm niềm hạnh phúc mà trời đã ban cho công nuơng. Thưa công nương ngoài em ra, không ai có quyền than thở. Rodrigue đã biết cách giúp chúng ta thoát cơn gian nguy và công chúng đã hoan hô cho những chiến công của chàng. Hôm nay chỉ có mình em là còn đau buồn nhỏ lệ. Chàng đã cứu được kinh thành, chàng đã phụng sự quân vương của chàng; vậy mà cánh tay dũng mãnh của chàng lại chỉ gây tang tóc cho em. Dona Urraque: Chimène của chị ơi, quả thật là Rodrigue đã thực hiện được những chuyện kỳ diệu. Chimène: Tiếng vang vọng tai họa đã đập vào tai em và em nghe thấy vang dội khắp mọi nơi: thà là chiến sĩ can trường hơn là một người tình khốn khổ. Dona Urraque: Bộ những lời hoan hô của công chúng là tai họa cho em sao? Người chiến sĩ tuổi trẻ mà họ ca tụng ấy đã có hồi biết yêu chiều em. Chàng đã làm chủ đuợc trái tim em và đã sống dưới quy luật của em, và ca ngợi sự can trường của chàng tức là tôn trọng sự lựa chọn của em thôi. Chimène: Mỗi người đều có thể ca tụng chiến tích với ít nhiều sự công bằng, nhưng với em thì sự ca ngợi chàng là một niềm đau khổ mới của em. Người ta gây chua xót cho nỗi đau khổ của em khi nâng chàng lên cao đến thế. Em nhìn thấy điều em mất khi em thấy được việc em phải làm. Ôi! Những trái ý ác ôn đối với tinh thần của một người con gái si tình. Càng biết đuợc sự xứng đáng của chàng thì ngọn lửa thù hận của em càng tăng. Tuy nhiên đối với em thì bổn phận bao giờ cũng mạnh nhất. Và dù yêu chàng thì bổn phận của em là sẽ theo đuổi việc đạt tới cái chết của chàng. Dona Urraque: Hôm qua thì cái bổn phận đó đã giúp em đạt được nhiều quý mến. Nỗ lực em đã thể hiện cho thấy thật là hào hiệp. Nếu để xứng với một tấm lòng vĩ đại thì ai nấy trong triều đều ngưỡng mộ sự can đảm của em và cảm thương cho mối tình của em. Nhưng liệu em có chịu tin vào lời khuyên của một người bạn thân tình không chứ? Chimène: Không tuân lệnh chị sẽ khiến em là kẻ tội đồ. Don Urraque: Chuyện gì là chính đáng hôm qua thì hôm nay không còn đúng thế nữa. Bây giờ Rodrigue là điểm tựa duy nhất của chúng ta. Niềm hy vọng và sự quý thương của một dân tộc tôn sùng chàng: người giữ vững thành Castilla và là nỗi kinh hồn táng đởm đối với quân Moor. Chính quốc Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 143 vương cũng đồng ý với thực trạng này rằng cha em đã chỉ đuợc làm sống lại nhờ vào chàng mà thôi. Và sau cùng nếu em muốn thì ta sẽ vắn tắt giải thích với em, em theo đuổi việc tìm cái chết của chàng tức là em gây ra sự tan hoang của nền cộng hòa. Chứ gì nữa? Để phục hận cho một người cha thì thử hỏi có ai đâu lại cho phép mình dâng tổ quốc vào tay địch chứ? Chống lại chúng tôi thì mục đích của em có chính đáng chăng? Và để bị đền tội thì liệu chúng tôi đã có dự phần gây ra tội trạng đó không? Chuyện không phải là sau hết thì em sẽ phải kết hôn với người mà vì cái chết của một người cha khiến em phải buộc tội hắn. Chính chị muốn em bỏ đi cái ý đồ đó. Hãy lấy đi cái mối tình của em với chàng và để chàng sống cho chúng tôi. Chimène: Ôi! đâu phải căn cứ vào em để có được những hảo ý như thế. Cái bổn phận gây chua xót cho em thì vô giới hạn. Dù cho lòng em thương mến chàng chiến sĩ đắc thắng đó; dù cho cả một dân tộc tôn sùng chàng và một quân vương trìu mến chàng; dù bao quanh chàng toàn là những chiến sĩ dũng cảm nhất, thì dưới cái gánh nặng tang chế khổ đau của em, những vòng nguyệt quế của chàng sẽ bị đè bẹp. Dona Urraque: Thật quảng đại là khi vì muốn phục thù cho một người cha mà cái bổn phận của chúng ta tấn công một đầu óc đẹp như thế. Nhưng còn một bổn phận ở một cấp lẫy lừng nhất, đó là khi người ta dâng cho công chúng những quyền lợi bằng máu. Không, hãy tin lời chị đi, rập tắt ngọn lửa tình của em là đủ: bởi chàng sẽ cảm thấy bị trừng phạt rất nặng nếu hình ảnh của chàng không còn nằm trong tim em. Vì kết quả tốt đẹp cho đất nước, em sẽ phải tự buộc mình làm theo luật đó. Vả lại em nghĩ nhà vua sẽ dành cho em điều gì chứ? Chimène: Ngài có thể từ khước em, nhưng em chẳng thể nào im tiếng. Dona Urraque: Hãy đắn đo kỹ, Chimène của chị, về điều em muốn làm. Giã biệt: em sẽ có thể một mình thảnh thơi suy nghĩ. Chimène: Sau cái chết của cha em, em chẳng còn có gì để lựa chọn. CẢNH III – Don Fernand, don Diègue, don Arias, don Rodrigue, don Sanche Don Fernand: Người thừa kế hào phóng của một gia đình danh giá mà luôn luôn là sự vinh quang và sự nương tựa của thành Castilla. Một dòng dõi có nhiều tổ tiên với sự dũng mãnh đáng chú ý mà sự thử thách cái dũng mãnh của khanh đã ngay đó xứng hợp. Để tưởng thưởng khanh thì bất cứ con số nào của trẫm cũng là quá nhỏ; và trẫm không có đủ quyền lực cho điều khanh phải được hưởng…đất nước đã thoát khỏi một kẻ thù thật thô lỗ. Vương trượng trong tay trẫm đã nhờ tay khanh để được nắm chắc hơn. Và những thất trận của quân Moor thì ngay trước những báo động của họ, dẫu trẫm có thể hạ lệnh đẩy lui họ thì không hề là những chiến công để cho quân vương của khanh có phương tiện hay niềm hy vọng xá tội cho khanh. Nhưng hai vua địch khanh bắt tù binh sẽ là sự đền bù cho khanh: trước sự hiện diện của Trẫm cả hai đều đã gọi khanh là Cid, và vì Cid theo ngôn ngữ của họ có nghĩa ngang với quân vương, trẫm chẳng thể thèm ước cái vương danh đẹp đẽ đó. Nên kể từ nay hãy là quân vương; và trước danh xưng vĩ đại ấy tất cả đều quy hàng. Cái danh xưng gây táng đởm kinh hồn cho Genada và Toledo. Cái danh xưng ghi dấu cho tất cả những ai sống dưới luật lệ của trẫm, cái danh xưng đáng giá đối với trẫm, và trẫm mắc nợ khanh. Don Rodrigue: Tâu Hoàng thượng, xin Ngài tránh cho hạ thần sự hổ thẹn: một sự phục vụ nhỏ nhoi như thế mà lại đã được Hoàng thượng coi quá trọng và khiến cho hạ thần đỏ mặt trước một quân vương Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 144 vĩ đại như ngài, vì hạ thần thấy mình không xứng đáng cái vinh dự ngài ban cho hạ thần. Hạ thần biết quá rõ là hạ thần được hưởng sự tốt lành từ đế quốc của Hoàng thượng, và giòng máu chẩy trong huyết quản của hạ thần, và không khí hạ thần thở, nên khi hạ thần mất những thứ đó cho một vị vua xứng đáng như thế thì hạ thần chỉ làm bổn phận của một thần dân mà thôi. Don Fernand: Tất cả những người có cái bổn phận phụng sự trẫm đều không thi hành được nhiệm vụ với sự can trường tương tự. Và một khi cái dũng mãnh không được xử dụng ở mức mãnh liệt hơn thì nó không thể nào tạo ra những thành công hiếm hoi như thế. Vậy nên khanh hãy nhận lấy sự tôn vinh của dân chúng, và về chiến thắng này khanh hãy cho trẫm biết diễn tiến đích thực của chiến trận. Don Rodrigue: Tâu Hoàng thượng, ngài đã rõ là trong trường hợp của sự nguy ngập cấp bách mà đã đẩy kinh thành vào trạng thái hoảng kinh như thế, thì một nhóm chiến hữu của thân phụ hạ thần đã tập hợp và họ nhờ cậy vào tấm lòng còn đang hoàn toàn rối bời của hạ thần…Nhưng, tâu Hoàng thượng, xin ngài tha lỗi cho sự táo gan của hạ thần vì đã dám xử dụng sự táo bạo mà không có phép của ngài: tai họa đến cận kề; lữ đoàn thì đã sẵn sàng; Tự ra mặt trước triều đình, hạ thần dâng thủ cấp của mình. Và nếu phải mất đầu, thì sẽ là điều êm ái nhất cho hạ thần để vĩnh biệt cuộc đời này bằng cách chiến đấu phụng sự Hoàng thượng. Don Fernand: Trẫm tha lỗi cho sự nôn nóng của khanh để trả hận cho tội của mình; biện lý cuộc của nhà nước đã cho trẫm biết về sự bào chữa cho khanh: hãy tin là kể từ nay Chimène muốn nói hay nói tốt thế nào, thì trẫm sẽ chỉ nghe nàng để an ủi nàng thôi. Nhưng khanh hãy kể tiếp. Don Rodrigue: Vậy thì dưới sự chỉ huy của hạ thần đoàn quân này tiến lên, và đưa ra mặt trận một sự bảo đảm hùng dũng. Khởi đi thì có năm trăm người; nhưng với sự tiếp viện cấp kỳ nên khi đến hải cảng đoàn quân đã tăng lên ba ngàn người. Mọi người nhìn thấy doàn quân tiến hành với một khí thế như vậy, nên những người sợ hãi nhất đã lấy lại được can đảm! Ngay khi vừa đến nơi, hạ thần cho hai phần ba xuống ẩn trong lòng những chiếc tầu khi đó được tìm ra; số còn lại mà con số cứ tăng lên theo giờ phút, thì nóng lòng vì sốt ruột, họ nằm sát mặt đất quanh hạ thần, và không một tiếng động, họ trải qua phần lớn thì giờ của một đêm thật đẹp; qua mệnh lệnh của hạ thần, lính canh cũng án binh bất động, vì nằm ẩn nấp họ đã giúp tay cho chiến lược của hạ thần. Và hạ thần giả đò hứng khởi đã nhận được chiếu chỉ của Hoàng thượng, với vương lệnh họ thấy hạ thần làm theo và hạ thần ban ra cho toàn quân. Trong màn đêm xám nhẹ, những vì sao mờ dần. Và sau cùng nước dâng cho thấy ba mươi chiến thuyền; sóng bên dưới nâng thuyền lên, và với một nỗ lực chung, quân Moor và nước biển tràn tới tận hải cảng. Phe ta để cho họ đi qua; tất cả có vẻ im ắng đối với họ; chẳng có quân lính nào trên hải cảng, không có ai trên tường thành; sự im lặng thật sâu lắng của phe ta gây chắc chắn cho tinh thần của địch. Họ chẳng còn dám hồ nghi gì nữa là họ đột kích được phe ta. Không lo sợ, chiến thuyền địch thả neo, địch xuống tầu và chạy thẳng vào tay phe ta dang chờ họ. Thế rồi phe ta đứng lên, và tất cả lúc đó đồng thanh reo hò vọng lên tận trời những tiếng hò hét vang dội. Nghe được những tiếng hò hét đó quân ta ở duới tầu đáp ứng, họ đã được trang bị vũ khí. Quân Moor bị đối đầu; sự sợ hãi làm họ mất tinh thần; chưa đánh mà họ đã tự coi là thua rồi. Họ chạy đến để cướp bóc và họ chạm mặt chiến tranh. Phe ta tấn công họ dưới nước, phe ta chặn đánh họ trên bộ và khiến máu địch chẩy chan hòa thành sông, trước khi có quân nào có thể chống trả hay trở lại hàng ngũ của mình. Nhưng rồi sau đó, dù có cố gắng của phe ta, các chỉ huy của họ tái tập họp họ, lòng can đảm của họ sống lại, và họ quên nỗi hãi hùng: sự hổ thẹn là chết mà chưa hề chiến đấu đã chặn đứng sự hỗn loạn của họ và trả lại cho họ sức mạnh của họ. Thế là đứng vững vàng họ nã bắn phe ta. Máu của hai bên đổ ra, khủng khiếp hòa lẫn; và mặt đất, và dòng sông, và đoàn tầu của họ, và hải cảng là những bãi chiến trường nơi cái chết đắc thắng. Ôi, biết bao hành động, biết bao chiến công oanh liệt đã âm thầm, chẳng vinh quang, diễn ra trong đêm tối. Nơi mỗi Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 145 người tự chứng kiến lấy những đường gươm, giáo mình chiến đấu mà không nhận định số phận đẩy đưa về đâu! Hạ thần xông xáo khắp nơi động viên phe ta: đẩy toán này tiến lên, đỡ đần toán khác; xắp đặt toán mới tới, và rồi thúc đẩy họ đến lượt tiến lên. Và chẳng còn rõ gì cho đến khi rạng đông tới. Nhưng sau cùng vừng đông cho thấy lợi thế của phe ta. Địch quân nhìn thấy mình thua và đột nhiên mất can đảm: và khi thấy viện quân đến tiếp tay cho phe ta thì cái dũng khí muốn thắng nhường bước cho nỗi sợ gặp cái chết; địch rút về tầu của họ và cắt giây neo tầu. Những tiếng kêu táng đởm kinh hồn vang tận trời cao, họ hỗn loạn rút lui mà chẳng tìm xem các vua của họ có thể cùng họ rút lui chăng. Họ thấy họ quá kinh hãi để có thể thi hành nhiệm vụ đó; với nước sông lúc dâng lên đẩy họ tới, và kéo họ theo khi rút xuống. Trong khi đó các vua địch còn đánh nhau giữa phe ta với một ít quân của họ bị giáo gươm phe ta đâm chém nằm dưới đất. Các vua tranh cãi mạnh mẽ, phản bội lẫn nhau. Hạ thần cố gắng vô ích khuyên họ đầu hàng. Với cây gươm mũi khoằm trong tay, họ không chịu nghe hạ thần. Nhưng khi thấy dưới chân họ quân lính chết hết nằm la liệt; và từ nay chỉ còn họ chiến đấu vô ích mà thôi, họ đòi gặp người chỉ huy phe ta và hạ thần lên tiếng, họ đầu hàng. Hạ thần xin bệ giải lên Hoàng thượng đồng lúc hai vua địch tù binh; và trận chiến ngưng vì không còn quân chiến đấu. Và đó là sự phụng sự Hoàng thượng của hạ thần… CẢNH IV – Don Fernand, don Diègue, don Rodrigue, don Arias, don Alonse, Don Sanche Don Alonse: Tâu Hoàng thượng, nàng Chimène đến xin ngài ban công lý. Don Fernand: Cái tin không may, và cái bổn phận không đúng lúc! Khanh đi đi, trẫm không muốn thấy nàng phải buộc trông thấy khanh. Với tất cả những lời cám ơn của trẫm, thì trẫm vẫn phải bảo khanh về đi, nhưng trước khi ra về, khanh hãy tới đây để quân vương của khanh ôm hôn khanh cái đã. (Don Rodrigue đi vào hậu trường) Don Diègue: Chimène săn lùng hắn, nhưng lại muốn cứu hắn. Don Fernand: Trẫm nghe nói nàng yêu hắn, và trẫm sẽ chứng minh điều này. Nào khanh hãy làm ra vẻ buồn bã đi. CẢNH V - Don Fernand, don Diègue, don Arias, don Sanche, don Alonse, Chimène, Elvire Don Fernand: Nào, Chimène, nàng hãy hài lòng đi, thắng lợi đã đáp ứng sự chờ đợi của nàng. Nếu đối với phe địch của chúng ta Rodrigue đã thắng họ, thì như mắt chúng ta thấy Rodrigue đã chết vì bị trúng thương. Hãy tạ ơn trời đã trả thù cho nàng. (nói với Don Diègue) Khanh coi kìa, chưa chi mà mặt cô nàng đã tái đi. Don Diègue: Bệ Hạ thấy nàng choáng váng, và từ một mối tình hoàn mỹ, thì trong sự bàng hoàng bủn rủn đó, xin Hoàng thượng, hãy ngưỡng mộ nàng: nỗi đau thương đã tỏ lộ những bí ẩn trong tâm hồn nàng và khiến ta không còn có thể hồ nghi cái tình của nàng. Chimène: Sao! Vậy Rodrigue đã chết thật rồi ư? Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 146 Don Fernand: Không, không, hắn còn thấy mặt trời, và vẫn gìn giữ một mối tình không thay đổi. Nàng hãy nguôi nỗi đau thương mà vì hắn nàng đã tỏ. Chimène: Tâu Hoàng thượng, con người bủn rủn vì vui cũng như vì đau buồn. Sự vui mừng quá đáng làm con người hoàn toàn yếu lả, và khi tâm hồn gặp bất ngờ thì sự vui mừng quá đáng đè nặng lên các giác quan. Don Fernand: Nàng muốn để hưởng ứng nàng thì Trẫm phải tin chuyện bất khả đó à? Chimène ơi, nỗi đau thương của nàng thì quá rõ rệt đấy. Chimène: Vậy thì xin Bệ Hạ ghi thêm chuyện này vào nỗi khốn khổ của tiện nữ, hãy coi sự choáng váng của tiện nữ như hậu quả của nỗi đau đớn của tiện nữ. Tinh thần tiện nữ đã bị giảm xuống đến thế vì một sự choáng váng chính đáng. Cái chết của Rodrigue đã cướp đi cái thủ cấp của chàng mà là sự theo đuổi của tiện nữ. Nếu chàng bỏ mình, vì trúng thương, cho sự tốt lành của đất nước, thì sự trả thù của tiện nữ bị cướp mất và những chương trình của tiện nữ bị phản bội. Một kết thúc đẹp như vậy làm tiện nữ bị thương tổn nặng. Tiện nữ đòi hỏi cái chết của chàng, nhưng không vinh quang, không với một hào quang nâng danh chàng lên cao thế. Không phải trên chiếc giường danh dự mà là trên đoạn đầu đài; rằng cái chết của chàng là để cho cha tiện nữ, chứ không phải cho tổ quốc; để tên tuổi chàng bị ô uế và lưu niệm của chàng bị tơi tả. Chết cho đất nước thì không phải là một số phận bi thương, mà là chàng trở thành bất tử qua một cái chết vinh. Như thế thì tiện nữ yêu quý thắng lợi của chàng và tiện nữ có thể làm như thế mà không phạm tội gì. Thắng lợi đó bảo đảm cho nhà nước, và trả cho tiện nữ nạn nhân của mình. Nhưng cái thắng lợi cao cả, cái thắnhg lợi lẫy lừng ấy giữa các chiến binh, vị chỉ huy, đứng giữa cảnh vinh quang, được ban những vòng nguyệt quế thì để nói một lời về đỉều tiện nữ coi là xứng đáng bị hy sinh cho hương linh của thân phụ tiện nữ… Than ôi! Với hy vọng nào tiện nữ có thể mang theo sự hy sinh ấy với mình! Về phía tiện nữ thì Rodrigue chẳng có gì phải hồ nghi về những giọt lệ tiện nữ nhỏ cho chàng mà người đời dè bỉu. Với chàng thì trọn đế quốc của ngài đều là nơi miễn thứ. Nơi đây, dưới vương quyền của ngài, chàng được phép làm mọi điều; chàng thắng tiện nữ như chàng thắng những quân địch. Trong giòng máu chan hòa của họ công lý bị bóp nghẹt. Tội trạng của kẻ chiến thắng là một chiến phẩm mới; chúng ta gia tăng sự khao quân, ăn mừng rực rỡ, và sự coi thường luật pháp làm chúng ta theo sau xa mã của chàng đi giữa hai vua tù binh. Don Fernand: Ái nữ của ta, những lời nói đó quá tàn bạo. Khi ban công lý ta phải cân nhắc đủ điều. Hắn đã giết cha của con, hắn là kẻ gây hấn; và chính sự đắn đo tương tự hạ lênh cho ta lấy quyết định nhẹ nhàng. Trước khi cáo tội, mà là điều ta có vẻ đang làm, thì con hãy tự vấn lòng con: Rodrigue là chủ của trái tim con và tình yêu thầm kín của con cho quân vương của con cái ân huệ để đưa ra hảo ý giữ lại cho con một người tình như thế. Chimène: Cho tiện nữ! Kẻ thù của tiện nữ! người gây ra sự căm hờn của tiện nữ! Kẻ tạo ra những thống khổ cho tiện nữ! kẻ đã sát hại thân phụ tiện nữ! Bệ hạ chẳng quan tâm gì đến trường hợp theo đuổi chính đáng của tiện nữ; Bệ hạ không nghe theo ý tiện nữ tức là ngài tin đó là điều tiện nữ mong muốn. Vì Bệ hạ không chịu ban công lý cho những giọt lệ của tiện nữ, thì xin Bệ hạ cho phép tiện nữ tìm đến vũ khí; vì chính chỉ qua xử dụng vũ khí mà Rodrigue đã biết sỉ nhục tiện nữ. Và cũng xử dụng vũ khí tiện nữ sẽ trả được mối thù. Với tay tất cả các kỵ sĩ của Hoàng thượng tiện nữ đòi hỏi thủ cấp của Rodrigue. Phải, tiện nữ sẽ chịu thuộc về kỵ sĩ nào lấy được đầu Rodrigue cho tiện nữ. Tâu Hoàng thượng, xin hãy để họ chiến đấu và khi cuộc đấu kiếm chấm dứt, tiện nữ sẽ lấy người đắc thắng, nếu Rodrigue bị trừng phạt. Với uy quyền của Bệ hạ, xin cho công bố như vậy. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 147 Don Fernand: Cái phong tục cổ lỗ đó được lập ra dưới danh nghĩa trừng phạt một vụ mưu định bất công, những cuộc đấu tột hạng làm nản chí nhà nước; thông thường đường lối này tạo ra sự khiếu nại đối với kết cuộc đáng than trách vì nó áp chế người vô tội và nâng đỡ kẻ có tội. Trẫm miễn cho Rodrigue; chàng ta quá quý báu đối với Trẫm để có thể bắt chàng ra hứng những đường kiếm trong một điều kiện thất thường. Và dù cho một tấm lòng hảo hiệp như vậy đã phạm phải lỗi lầm thì khi bỏ chiến trường để thoát thân, quân Moor đã đem theo với họ cái tội đó của chàng ta rồi. Don Diègue: Sao! Tâu Hoàng thượng, chỉ vì hắn khiến ngài đổi ngược luật pháp mà cả triều đình đã tuân thủ biết bao lần! Thần dân của Hoàng thượng sẽ nghĩ sao,và những người ganh ghét sẽ nói gì, nếu nhờ sự bênh vực của ngài, hắn xếp đặt được cuộc đời hắn và coi đó như một cái cớ để không làm như những con người có danh dự phải làm là đi tìm cái chết vinh ư? Những ân tứ như vậy sẽ làm ô uế quá đáng cái vinh quang của hắn: xin hãy để hắn không hổ thẹn hưởng những kết quả của thắng lợi của hắn. Bá tước đã tỏ ra táo tợn, hắn thì đã biết trừng trị ông ta: hắn đã hành động như một con người quả cảm và hắn phải tiếp tục giữ như vậy. Don Fernand: Nếu khanh muốn vậy thì trẫm đồng ý để hắn làm như thế: nhưng một chiến sĩ gục ngã thì nghìn người khác sẽ thay thế, và vì cái giá mà Chimème hứa dành cho người đắc thắng, nên tất cả các kỵ sĩ của Trẫm sẽ là địch thủ của hắn: đơn thương độc mã chống lại tất cả như thế thì quá bất công; chỉ cần một lần hắn vào đấu trường là đủ. Chimène, hãy chọn người nào nàng muốn, và hãy chọn cho kỹ nhé; nhưng sau cuộc đấu này thì đừng đòi hỏi gì thêm đấy. Don Diègue: Hãy đừng nhượng bộ trong sự lựa chọn những người mà cánh tay hắn sẽ gây kinh ngạc. Hãy mở ngỏ đấu trường và không ai khác bước vào. Sau chiến công mọi người chứng kiến hôm nay của Rodrigue, có kẻ tự phụ nào có đủ can đảm dám đấu với hắn chứ? Ai mà dám liều mạng trước một kẻ địch như thế chứ? Ai sẽ là người dũng mãnh đó, hay là kẻ táo bạo đó? Don Sanche: Hãy mở ngỏ đấu trường: ngài nhìn thấy người tấn công đây: Tôi là kẻ táo bạo đó, hay là người dũng mãnh thì đúng hơn. Xin cô nương dành ân tứ đó cho cái mãnh lực đang thúc đẩy tôi và xin hãy nhớ lời hứa hẹn của cô nương. Don Fernand: Thế Chimène, nàng chịu đặt vào tay don Sanche sự xích mích của nàng chứ? Chimène: Tâu Bệ hạ, tiện nữ đã có hứa với don Sanche rồi ạ. Don Fernand: Vậy hãy chuẩn bị cho ngày mai. Don Diègue: Thưa không, tâu Hoàng thượng, chẳng nên kéo dài thêm nữa: người ta luôn luôn quá sẵn sàng khi người ta có lòng can đảm. Don Fernand: Vừa đánh xong một chiến trận, lại chiến đấu tức thì sao kìa! Don Diègue: Rodrigue nó đã lấy lại sức trong khi tấu trình với Hoàng thượng về diễn tiến của trận chiến. Don Fernand: Trẫm muốn ít ra để một hay hai tiếng đồng hồ cho hắn nghỉ xả hơi. Nhưng vì e có trường hợp trận đấu ấy không diễn ra, để chứng minh với tất cả các khanh là Trẫm lấy làm tiếc phải hứa một diễn biến đẫm máu không hề làm Trẫm hài lòng như thế, và diễn biến như vậy không do Trẫm Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 148 hay triều đình của Trẫm tạo ra. (Nhà vua nói với don Arias) Chỉ có chiến sĩ các khanh sẽ thẩm phán sự dũng mãnh, hãy lưu ý để đôi bên hành động như những con người có tấm lòng, và khi cuộc đấu kết thúc hãy dẫn kẻ đắc thắng đến chầu Trẫm; dẫu kẻ chiến thắng là ai đi nữa, thì giải thưởng tương tự sẽ được đền bù cho sự khó nhọc của đương sự. Trẫm muốn Trẫm sẽ tự tay trao đương sự cho Chimène, và để được đền bù đương sự sẽ nhận sự tín nhiệm của nàng. Chimène: Gì vậy! Tâu Hoàng thượng, sao ngài lại áp đặt cái luật khe khắt như thế với tiện nữ! Don Fernand: Nàng than phiền sao; cái tình nồng của nàng còn lâu mới thừa nhận lời than vãn, nếu Rodrigue là người đắc thắng, hãy nhận chàng mà không bị dụ hoặc. Đừng có than vãn trước một quyết định êm ái như thế chứ; bất cứ ai trong hai người đó thắng thì trẫm cho người đó làm chồng của nàng. MÀN V CẢNH I – Don Rodrigue, Chimène Chimène: Sao, Rodrigue, giữa ban ngày ban mặt như vầy! Ở đâu ra cái táo bạo của chàng vậy? Đi đi, chàng làm mất thanh danh ta bây giờ. Đi đi, xin chàng. Rodrigue: Thưa cô nương, ta sẽ chết, và ta tới đây, trước khi cú chí tử xẩy ra để nói lời vĩnh biệt cuối cùng. Mối tình không sao cởi bỏ được này mà ta đã theo, dựa vào qui luật của nàng, thì không dám nhận cái chết của ta mà lại không trình với nàng hầu tỏ lòng tôn kính. Chimène: Chàng sẽ chết à! Don Rodrigue: Ta chạy đến những giây phút sung sướng ấy mà sẽ trao đời ta cho những bất bình của nàng. Chimène: Chàng sẽ chết à! Don Sanche đáng nể thế sao, bộ anh ta gây nỗi kinh hãi cho trái tim bất bại đó à? Ai đã làm chàng yếu đuối thế? Hay ai đã khiến don Sanche mạnh mẽ thế? Rodrigue đi dự cuộc đấu gươm, mà chưa chi đã tự coi mình chết rồi! Người không sợ gì bọn giặc Moor, không e dè cha ta, đi đấu gươm chống don Sanche, lại đã vội tuyệt vọng! Vậy là khi cần thì cái sự dũng cảm của chàng lại xẹp mất ư? Don Rodrigue: Ta chạy đến sự trừng phạt của ta chứ không phải để đọ kiếm; và mối tình chung thủy của ta rất biết cách lấy đi ước muốn của ta. Khi nàng tìm kiếm cái chết của ta và để bảo vệ đời ta, ta lúc nào cũng vẫn một lòng; nhưng ta không có cánh tay đâu khi cần phải gìn giữ điều không làm nàng đắc ý; và nếu ta cần đọ kiếm cho sự xích mích của ta mà thôi, thì ta đã tìm lấy cái chết rồi trong cái đêm lâm chiến với giặc thù. Nhưng để bảo vệ quân vương của ta, nhân dân của ta, và tổ quốc của ta, nếu ta không làm tròn bổn phận tức là ta đã phản bội tất cả. Cái tinh thần phóng khoáng của ta chẳng ghét bỏ gì đời sống đến thế đâu, mà chỉ muốn buông xuôi vì một sự phản bội. Nay vì liên hệ đến chuyện riêng của ta, nàng đòi hỏi cái chết của ta, ta xin chấp nhận quyết định ấy. Sự bất bình của nàng đã chọn tay một kẻ khác (ta không xứng đáng được chết vì tay nàng): thì người đời sẽ không thấy ta tránh né những đường kiếm của kẻ địch đâu; ta có quá nhiều tôn trọng cho người vì nàng mà đọ kiếm, và sung sướng nghĩ rằng những đường kiếm đó vì nàng mà được vung ra. Bởi vì vũ khí ấy được xử dụng vì danh dự của nàng, ta sẽ mở phanh bụng ta cho don Sanche đâm chém, và sẽ sung sướng là ta mất về tay anh ta Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 149 nhưng không khác gì là cũng mất về tay nàng vậy. Chimène: Nếu một bổn phận đáng buồn đi đôi với sự bạo tàn chính đáng làm cho em, dẫu trong lòng không muốn, phải quy định một luật lệ mạnh mẽ như thế đối với mối tình của chàng khi theo đuổi cái chết của chàng, khiến chàng không tự vệ khi giao đấu người chiến đấu cho em, thì trong sự mù quáng đó xin chàng chớ quên rằng cái gì là đời chàng cũng chính là cái thanh danh của chàng, và dù cho Rodrigue đã sống dưới ánh hào quang nào đi nữa, thì khi chàng chết, thiên hạ sẽ tin là chàng đã thua. Cái danh dự của chàng phải đáng quý với chàng hơn là em đáng quý với chàng. Vì cái danh dự đó đã làm tay chàng nhúng máu cha em, và làm chàng từ bỏ, dù chàng đắm đuối, niềm hy vọng êm ái nhất để sở hữu em: tuy nhiên, em để chàng đi, không mấy quan tâm là chưa đánh mà chàng đã để đối thủ thắng chàng. Sự bất tương đồng nào đã soi mòn sự dũng mãnh của chàng? Tại sao chàng lại không còn sự dũng mãnh đó? Hay tại sao chàng lại đã có nó? Gì chứ! Bộ chàng lại đã chỉ quảng đại trong việc gây ra cho em sự nhục nhã sao? Nếu không phải để làm em bị xúc phạm, thì chàng chẳng còn chút can đảm nào ư? Và chàng đã giao đấu với cha em mạnh mẽ như thế, sau khi thắng cha em chàng đã chẳng trở thành kẻ đắc thắng là gì? Đi đi, và đừng muốn chết, hãy để em tìm cái chết của chàng, và hãy bảo vệ danh dự của mình nếu chàng không còn muốn sống. Don Rodrigue: Sau cái chết của bá tước, và sự thua trận của giặc Moor, bộ còn cần ghi thêm những gì khác vào vinh quang của ta à? Nàng có thể khinh khi chuyện ta cần phải tự vệ thì ai cũng biết sự can trường của ta dám làm hết thẩy mọi chuyện. Rằng sức mạnh của ta có thể làm tất cả và dưới bầu trời, ngoài danh dự của ta thì không có gì quý giá với ta. Không, không đâu, trong cuộc giao đấu này, dù nàng muốn tin thế nào đi nữa, Rodrigue có thể chết mà không gây tổn thương gì cho thanh danh của mình, thiên hạ sẽ chẳng dám cáo tội là chàng đã thiếu tấm lòng, chẳng là người thắng và cũng không là kẻ thua. Người ta sẽ chỉ nói rằng: “Chàng đã tôn sùng Chimène, chàng đã không muốn sống để đáng bị nàng ghét bỏ; chàng đã tự nhường bước trước cái khắt khe của số phận mà đã buộc người tình của chàng phải theo đuổi cái chết của chàng : nàng muốn lấy thủ cấp của chàng; và tấm lòng hảo hiệp của chàng nghĩ nếu không chịu làm như thế sẽ chẳng khác gì đã phạm tội. Để trả thù cho danh dự của mình chàng đành mất tình yêu. Để trả thù cho người tình của mình chàng đã vĩnh biệt cuộc đời. Vì muốn hy vọng là tâm hồn mình phục vụ được phần nào cho danh dự của nàng nên danh dự của chàng dành cho Chimène, và Chimène dành cho đời chàng.Và như thế nàng sẽ thấy cái chết của ta trong cuộc giao đấu này không hề làm lu mờ thanh danh của ta, mà còn tăng ánh hào quang lên. Và cái danh dự này sẽ theo cái chết tự nguyện của ta và rằng không ai khác ngoài ta là có thể làm nàng đắc ý. Chimène: Vì để ngăn cản chàng chạy đến cái chết, đời chàng và danh dự của chàng chỉ là những dụ dỗ yếu ớt, nếu có bao giờ em yêu chàng, Rodrigue thân mến, để trả thù thì bây giờ hãy tự vệ để don Sanche khỏi lấy đuợc em. Hãy chiến đấu để giúp em thoát khỏi một điều kiện sẽ làm em phải thuộc về ông ta với nghịch ý của em. Em còn phải nói gì thêm nữa với chàng. Hãy đi và nghĩ đến chuyện tự vệ để bó buộc cái bổn phận của em, để buộc em phải im tiếng; và nếu chàng cảm thấy vẫn còn yêu em hãy là người chiến thắng sau cuộc đấu, mà Chimène là giải thưởng. Giã biệt: thốt ra lời này khiến em đỏ mặt hổ thẹn. Don Rodrigue: Còn có quân thù nào mà đến nay ta chưa chế ngự không? Hãy dàn hàng ra nào quân Navarre, quân Moor, quân thành Castilla, và tất cả những kẻ can trường mà Tây ban nha đã nuôi dưỡng, hãy cùng nhau hợp lực, và lập thành một đạo quân để chiến đấu cánh tay linh động vung lên: hãy hợp lực trước một hy vọng thật dịu êm: để đánh cho kiệt quệ thì sức lực của qúy vị chẳng có đuợc bao nhiêu. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 150 CẢNH II – Dona Urraque Dona Urraque: Ta còn nghe mi nữa ư, tôn trọng chuyện ta sinh ra từ dòng dõi, mà làm những tình cảm của ta thành một cái tội ư? Ta còn nghe mi nữa à, tình yêu, mà mãnh lực êm ái trước cái kiêu hãnh bạo ngược, làm những ước mong của ta nổi loạn à? Hỡi nàng công chúa đáng thương, giữa hai điều đó, cô phải nghe theo điều nào đây? Rodrigue, cái dũng mãnh của chàng làm chàng xứng đáng với ta; nhưng dù được coi là anh dũng thì chàng không phải là con vua. Sự khe khắt của cái số phận đáng thương chia rẽ cái thanh danh của ta với những mong ước của ta. Phải chăng sự lựa chọn một sức mạnh thật hiếm hoi đã tạo ra những điều bất như ý lớn lao cho tình cảm của ta? Ôi, trời hỡi, trái tim tôi cần phải sẵn sàng than vãn biết bao lần. Có bao giờ không nhỉ, qua một sự dằn vặt lâu như thế mà trái tim này vẫn không đạt được tình yêu, hay nhận được người tình? Nhưng như thế thì lưỡng lự quá, và lý luận của ta ngạc nhiên trước sự khinh khi một lựa chọn xứng đáng như thế: tất nhiên nói về hoàng tộc thì ta chỉ có đuợc cái dòng dõi sinh ra; Rodrigue, với vinh dự em sẽ sống dưới những quy luật của chàng; sau khi đã chinh phục được hai vua, chàng đâu còn có thể thiếu vương miện chứ? Và cái đại danh Cid (quân vương) mà chàng vừa nhận được đó đã chẳng quá rõ ràng là chàng phải ngự trị ai chứ? Chàng xứng đáng với ta nhưng còn có Chimène: món quà ta trang tặng ấy lại đang hại ta. Giữa hai người đó cái chết của một người cha đã chẳng tạo ra mấy hận thù khiến cái bổn phận nợ máu theo đuổi chàng của nàng có xen niềm tiếc hận: vì thế chẳng nên hy vọng một kết quả nào từ tội trạng của chàng lẫn từ nổi đau khổ của ta. Bởi vì để trừng phạt ta, định mệnh đã an bài để tình yêu tồn tại giữa hai kẻ thù. CẢNH III – Dona Urraque, Léonor Dona Urraque: Đi đâu về thế, Léonor? Léonor: Em về để hoan hô công nương vì sau cùng công nương đã tìm lại được sự an tĩnh cho lòng mình. Dona Urraque: Ở đâu mà sự an tĩnh này đến được trong cơ man niềm chán nản này chứ? Léonor: Nếu tình yêu sống bằng hy vọng và hy vọng chết theo hắn thì Rodrigue không còn có thể rù quyến lòng can đảm của công nương nữa. Công nương hẳn đã biết về cuộc đấu gươm mà Chimène chủ động; vì hoặc hắn chết trong cuộc đấu đó hay trở thành chồng của Chimène, thì niềm hy vọng của công nương cũng chết và tinh thần của công nương được phục hồi. Dona Urraque: Ôi! Thì mong là như thế nữa đi! Léonor: Chứ công nương đâu còn cách chi nữa? Dona Urraque: Nhưng thà là còn hy vọng nào đó để em có thể bào chữa cho ta chứ? Nếu Rodrigue đấu gươm trong những điều kiện đó thì muốn tạo ra kết quả khác ta có thừa ý kiến. Tình yêu, tác nhân êm ái đó của những đau khổ quái ác của ta, thì với tinh thần của những kẻ yêu nhau tình yêu học được đầy rẫy những phương tiện. Léonor: Công nương đâu còn có thể làm được gì. Vụ một người cha chết đi đó đã chẳng gây ra sự bất đồng nào cho tinh thần của họ đấy ư? Với cung cách của nàng, Chimène cho thấy là ngày nay nàng Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 151 không còn giữ sự hận thù. Nàng đã đạt được cuộc đấu gươm, còn người đấu gươm cho nàng thì nàng đã tức thì chọn người đề nghị đầu tiên. Nàng đã chẳng cần nhờ những bàn tay hào hùng mà bao nhiêu chiến công hiển hách làm cho thật vinh quang. Với nàng don Sanche vừa đủ và đáng để nàng chọn, bởi vì đây là lần đầu tiên chàng ta xử dụng vũ khí; trong cuộc đọ sức này nàng ta ưa chuyện chàng ta thiếu kinh nghiệm. Vì chàng ta không danh tiếng, và nàng thì không ngờ vực. Và sự dễ dãi của nàng phải cho công nương thấy rõ là nàng tìm kiếm một cuộc đọ sức hầu buộc được cái bổn phận của nàng, tạo cho Rodrigue một chiến thắng dễ dàng cho phép nàng sau cùng tỏ ra vẻ đã bình tâm. Dona Urraque: Ta cũng thừa đủ nhận thấy thế, tuy nhiên lòng ta tôn sùng kẻ đắc thắng và thèm ước địa vị của Chimène. Vậy với tư cách một người tình bạc phước thì ta phải làm chi? Léonor: Tốt hơn là công nương nên nhớ công nương sinh ra từ dòng dõi nào. Trời phải dành cho công nương một vị vua, vậy mà công nương lại đi yêu một thần dân! Dona Urraque: Sự ưa thích của ta đã thay đổi hẳn mục tiêu. Ta không còn yêu Rodrigue, một trang nam tử tầm thường. Không, tình ta không còn gọi chàng như thế nữa; nếu ta yêu, thì là yêu tác nhân của biết bao chiến công hiển hách, là chàng Cid dũng mãnh, chủ nhân của hai vua. Tuy nhiên ta chịu thua, không phải vì e ngại bất cứ sự quy tội nào, mà là để không gây rắc rối cho một mối tình đẹp như thế; và khi đề làm vừa lòng ta, người ta phong vương miện cho chàng, thì ta cũng không hề muốn lấy lại người mà ta đã cho đi. Bởi vì một cuộc đấu sức như thế làm chàng chắc chắn sẽ thắng thì một lấn nữa chúng ta lại để Chimène cho chàng. Còn em, người nhìn thấy cảnh tim ta bị tan nát, hãy đến nhìn ta hoàn tất như khi ta khởi sự. CẢNH IV – Chimène, Elvire Chimène: Ôi Elvire ơi! Ta dau khổ quá! Và ta là kẻ đáng thương! Ta chẳng biết phải hy vọng gì; và ta e sợ tất cả; Chẳng có ước muốn nào mà ta dám ưng thuận, lại thoát khỏi ta. Ta không cầu mong gì mà lại không thấy hối hận cấp kỳ. Ta để hai kẻ tình địch vì ta phải so gươm: sự thành công sung sướng nhất sẽ làm ta nhỏ lệ. Và dù số phận đưa ân huệ đến cho ta như thế nào thì cha ta vẫn chẳng rửa được hận hay người tình của ta chết. Elvire: Dẫu cách này hay cách khác thì tỳ nữ thấy cô nương được nhẹ gánh: hoặc cô nương được Rodrigue, hay trả được thù cha; và dù định mệnh muốn ra lệnh gì cho cô nương thì định mệnh đó giữ vững thanh danh cho cô nương và ban cho cô nương một tấm chồng. Chimène: Cái gì chứ! Người mà ta thù hận, hay gây cho ta bao căm hờn! Kẻ sát hại Rodrigue, hay người giết chết cha ta! Cả hai mà nhà vua đều muốn cho làm chồng ta khi còn nhuốm máu người quý thương nhất của ta; đối với cả đôi bên lòng ta nổi loạn. Ta sợ sự chấm dứt chuyện xích mích của ta hơn là sợ cái chết. Nào, phục hận, tình yêu, hai điều gây rối cho tinh thần ta. Với cái giá đó các ngươi chẳng cho ta những điều êm ái. Còn chàng, động lực mạnh mẽ của định mệnh mà sỉ nhục ta, hãy kết thúc cuộc đấu mà không có bên nào thủ lợi. Hãy để cả hai không có kẻ bại, người thắng. Elvire: Như thế là cô nương xử sự quá khe khắt. Cuộc đấu dành lòng cô nương là một nỗi khổ đau mới, nếu cô nương cứ buộc mình phải đòi hỏi công lý, và cứ mãi mãi chứng kiến nỗi bất bình lớn này, và cứ tiếp tục theo đuổi việc tìm cái chết của người tình của mình. Thưa cô nương, thà để sự dũng cảm hiếm có của chàng làm chàng thâu thêm được những vòng nguyệt quế và làm cô nương im tiếng thì tốt hơn Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 152 nhiều đấy ạ. Mong luật lệ của cuộc đấu làm nghẹn những than thở của cô nương và mong là nhà vua sẽ buộc cô nương theo những uớc mong của ngài. Chimène: Khi chàng đắc thắng, bộ em tin là ta sẽ đầu hàng chàng sao? Bổn phận của ta quá mạnh, và sự mất mát của ta quá lớn. Luật của cuộc đấu và ý muốn của nhà vua chưa đủ để biến chúng thành luật. Chàng có thể dễ dàng thắng don Sanche, nhưng chàng sẽ không chiếm được cái vinh quang của Chimène; và dù một vị vua đã hứa gì với chàng đi nữa, thì cái danh dự của ta sẽ gây cho chàng nghìn kẻ thù khác. Elvire: Để trừng phạt mình thì cô nương cứ giữ lấy cái cao ngạo dị kỳ ấy đi. Mong là sau cùng trời không phiền lòng khi cô được họ trả thù. Gì chứ! Bộ cô nương vẫn cứ từ khước hạnh phúc khi bây giờ cô nương có thể im tiếng trong danh dự hay sao chứ? Cái bổn phận đó là cái quái gì, và nó trông mong gì đây nhỉ? Cái chết của người tình của cô nương có làm cha cô nuơng sống lại được đâu cơ chứ? Bộ một chuyện không may thì quá ít với cô nương sao? Thế cứ phải mất đi đôi với mất, và khổ đau di đôi với khổ đau mới được sao? Thôi đi, cái thất thường nằm trong tính bướng bỉnh của cô nương. Cô nương không đáng có được người tình mà định mệnh đã dành cho cô nương, và chúng ta sẽ thấy trời giận dữ không kém để cho chàng chết đi, còn cô nương thì phải lấy don Sanche làm chồng thôi. Chimène: Elvire, ta đã chịu đựng thừa đủ những khổ đau. Hãy đừng làm tăng thêm bằng những điềm tang tóc đó. Ta muốn, nếu ta có thể, tránh cả hai người; nếu không thì trong cuộc đấu này ta dành trọn sự cầu chúc cho Rodrigue, không phải vì một tình cảm cuồng si mà ta nghiêng về phía chàng; mà vì nếu chàng thua ta sẽ phải thuộc về don Sanche. Sự lo ngại đó làm nẩy sinh mong cầu của ta cho chàng. Ta nhìn thấy gì, hỡi kẻ khổ sở? Elvire, chuyện là như thế đó! CẢNH V- Don Sanche, Chimène, Elvire Don Sanche: Xin đặt dưới chân cô nương lưỡi gươm này… Chimène: Gì đây! Với máu của Rodrigue còn nhuốm đầy sao? Đồ phản bội, sao dám xuất hiện trước mắt ta sau khi đã lấy đi người ta yêu thương hơn cả? Hãy nói lên, mối tình của ta, ta chẳng còn gì phải sợ: cha ta đã hài lòng, hãy thôi tự chế đi; Cùng một đường gươm đã làm thanh danh ta được vững vàng, lòng ta vô vọng, tình ta tự do. Don Sanche: Từ một tinh thần quá… Chimène: Sao còn nói gì với ta nữa, kẻ sát nhân gớm ghiếc đã giết chết một anh hùng mà ta tôn sùng! Đi đi, ông đã giết chàng bằng sự phản bội; một dũng sĩ can trường như thế không đời nào gục ngã trước một kẻ đánh trộm như vậy. Hãy đừng hy vọng gì ở ta, ông đã chẳng phục vụ được gì cho ta hết! Tưởng là trả thù cho ta, nhưng ông đã cướp mất đời ta. Don Sanche: Ấn tượng kỳ dị, mà chưa chịu nghe mình nói… Chimène: Bộ ông muốn ta nghe ông khoác lác qua cái chết của chàng sao, mong ta thảnh thơi nghe với sự hỗn hào như thế à khi ông tả cái khốn khổ của chàng, cái tội của ta và cái dũng mãnh của ông à? CẢNH VI – Don Fernand, don Diègue, don Arias, don Sanche, don Alonse, Chimène, Elvire Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 153 Chimène: Tâu Bệ hạ, tiện nữ chẳng còn gì giấu giếm nữa, vì tất cả nỗ lực của tiện nữ đều không qua mắt Bệ hạ được. Tiện nữ đã yêu, như Bệ hạ đã biết; nhưng để phục hận cho cha tiện nữ, tiện nữ đã muốn bài trừ một thủ cấp thật thân thương: Tâu Hoàng thượng, ngài đã tự thấy tiện nữ đã nhường bước tình yêu như thế nào trước bổn phận. Và nay Rodrigue đã chết, và cái chết của chàng đã thay đổi tiện nữ từ kẻ thù không chê trách đuợc thành một người tình đau khổ. Tiện nữ cần sự trả thù đó cho người đã sinh thành ra tiện nữ. Và bây giờ thì tiện nữ dành nước mắt khóc Người để khóc cho mối tình của tiện nữ. Khi nhận so gươm cho tiện nữ don Sanche đã mất tiện nữ, và tiện nữ là sự đền bù cho cánh tay chiến đấu cho tiện nữ! Tâu Bệ hạ, nếu lòng thương cảm có thể gây xúc động cho một quân vương, tấu xin ngài hãy bãi bỏ một luật lệ quá khắt khe; và để làm phần thưởng cho một thắng lợi của cuộc đấu mà tiện nữ bị mất người tiện nữ yêu thương, thì tiện nữ xin hiến tặng don Sanche tài sản của tiện nữ, và mong don Sanche để tiện nữ yên sống trong một dòng kín thiêng liêng, nơi tiện nữ sẽ không ngừng khóc cha và và khóc người tình, cho đến hơi thở cuối cùng của mình. Don Diègue: Vậy là nàng yêu hắn đấy, tâu Bệ hạ, và không còn cho đó là có tội nữa sau khi miệng nàng thú nhận một tình yêu chân chính. Don Fernand: Chimène à, có sự nhầm lẫn đấy, người yêu của con không chết đâu. Và don Sanche bị thua đã tường trình sai với nàng đấy. Don Sanche: Tâu Hoàng thượng, hơi quá nhiệt thành, dẫu hạ thần không muốn, khiến nàng bị thất vọng: hạ thần đến để kể với nàng câu chuyện. Chàng chiến sĩ quảng đại ấy với một trái tim dễ thương, nói với hạ thần sau khi thu được gươm của hạ thần rằng: “Đừng sợ gì cả. Tôi đã để cuộc đấu bất phân thắng, bại, hơn là đổ máu liều lĩnh cho Chimène; nhưng vì bổn phận của tôi gọi tôi tới bên vua, vậy nhờ ông thay tôi đến nói chuyện với nàng và thay mặt người chiến thắng hãy đem gươm của ông tới cho nàng.” Tâu Bệ hạ, hạ thần đến: chiếc gươm này khiến nàng tưởng nhầm. Khi thấy hạ thần trở về, nàng tưởng hạ thần là người thắng, và đột nhiên sự giận dữ của nàng đã thú nhận tình nàng với Rodrigue. Nàng nói nhiều và đầy nóng nẩy khiến cho hạ thần chẳng nói xen vào được câu nào. Đối với hạ thần, dù thật là thua, hạ thần lại thấy mừng; và mặc dầu quyền lợi tình cảm si tình của mình bị mất vĩnh viễn, thì hạ thần vẫn thích sự thua thiệt của mình vì đã làm nên sự thành công tuyệt mỹ cho một mối tình tuyệt hảo. Don Fernand: Ái nữ của trẫm, chẳng việc gì phải đỏ mặt vì một mối tình đẹp như thế, cũng không cần tìm cách để đưa ra sự phủ nhận. Một sự hổ thẹn đáng ngợi khen đang mời mọc con một cách vô ích. Cái thanh danh của con đã được giải phóng và bổn phận của con đã xong. Cha con đã được toại nguyện và chính chuyện trả thù đã khiến Rodrigue bao lần phải đứng trước hiểm nguy. Con thấy trời đã an bài khác đi ra sao khi trời làm bao nhiêu cho Rodrigue, thì trời cũng làm vài điều cho con. Và hãy đừng cãi lời của Trẫm là người cho con một người chồng hết sức được quý yêu. CẢNH VII – Don Fernand, don Diègue, don Arias, don Rodrigue, don Sanche Dona Urraque, Chimène, Léonor, Elvire Dona Urraque: Hãy lau nước mắt đi Chimène, và hãy ngưng buồn bã đón nhận, từ tay công nương của em, người tráng sĩ hào hùng này. Rodrigue: Tấu xin Bệ hạ hãy đừng mất lòng, nếu trước mặt rồng, một kẻ si tình quý trọng phủ phục duới chân ngài. Hạ thần không phải chỉ đến đây để đòi hỏi giải thưởng của hạ thần, hạ thần đến để một Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 154 lần nữa lại xin hiến dâng thủ cấp của hạ thần. Thưa cô nương, mối tình của tôi không hề được sử dụng cho tôi, hay cho luật của cuộc giao đấu, hoặc cho ý muốn của quân vương. Nếu tất cả mọi thành tựu còn quá ít cho thân phụ nàng, xin nàng cho biết những đường lối nào sẽ làm nàng hài lòng. Tôi có cần phải giao đấu hàng ngàn và hàng ngàn địch thủ. Với những công tác ở hai cực trái đất, hãy buộc tôi đơn thương độc mã chiến đấu, đánh đuổi một đạo quân, những anh hùng oanh liệt danh nổi cồn nơi họ đi qua. Nếu ở đó sau cùng tội lỗi của tôi được rửa sạch, thì tôi xin xông pha và hoàn thành hết thẩy. Nhưng nếu cái danh dự cao ngạo đó cứ tiếp tục không lung lạc được, và không thể làm dịu đi mà không có cái chết của kẻ phạm tội; xin hãy đừng dùng sức mạnh của con người để chống lại tôi: đầu tôi ở dưới chân nàng, hãy trả thù cho nàng bằng chính tay nàng. Chỉ có tay nàng mới có quyền đánh thua một người bách chiến bách thắng. Để cho những người khác phục thù sẽ là điều bất khả. Nhưng ít ra cái chết của tôi đủ để trừng phạt tôi thì xin nàng hãy đừng cấm tôi hiện diện trong ký ức của nàng; và vì cái chết của tôi giữ vững thanh danh nàng và vì nàng đã được phục thù, xin nàng hãy gìn giữ kỷ niệm của tôi, và một đôi lần, khi thương cảm cho số phận của tôi, xin nàng hãy nói : “Nếu chàng đừng yêu ta thì chàng đã không chết!” Chimène: Hãy đứng lên đi Rodrigue, muôn tâu Bệ hạ, tiện nữ phải thú nhận, tiện nữ đã nói với Hòang thượng quá nhiều để không muốn nói đi nói lại. Rodrigue có những đức tính mà tiện nữ không thể nào ghét được: và khi một quân vương đã ra lệnh thì thiên hạ phải tuân theo. Nhưng với điều kiện mà hòang thượng đã bó buộc tiện nữ thì với nhãn quan của ngài, ngài có chịu cho phép cuộc hôn nhân này chăng? Và khi Hoàng thượng muốn thấy nỗ lực này là vì bổn phận của tiện nữ; vậy trọn công lý của Hoàng thượng có được thuận ý chăng? Nếu Rodrigue trở nên thật cần thiết cho quốc gia thì tiện nữ có phải là tiền công trả cho những sự phục vụ Hoàng thượng của chàng chăng, và tự nộp mình cho sự khiển trách muôn đời là đã nhúng tay vào máu của thân phụ tiện nữ chăng? Don Fernand: Thường khi thời gian đủ làm cho hợp pháp điều, tiên khởi có vẻ là bất khả, nếu không là có tội. Rodrigue đã thắng được con, và con phải thuộc về chàng. Nhưng dù cho cái dũng mãnh của chàng đã chinh phục được con, thì ta lại là kẻ thù của thanh danh con nếu ta trao cho chàng quá sớm phần thưởng của chàng. Cuộc hôn nhân trì hoãn này không có gì phạm pháp, và dù không ghi rõ thời gian thì đã được sự tin cẩn của con. Nếu con muốn thì hãy lấy một năm để lau khô những giọt lệ của con. Tuy nhiên Rodrigue thì sẽ còn phải lâm trận. Sau khi chiến thắng quân Moor trên đất nhà, thì Rodrigue sẽ còn phải đến tận nước họ, phá vỡ những mưu đồ của họ, đẩy lui những nỗ lực của họ, đem chiến tranh vào chính đất nước họ, chỉ huy đạo quân của Trẫm và tàn phá đất nước họ. Chỉ riêng vương danh Cid là họ đã sợ khiếp vía rồi; họ đã phong khanh là quân vương, và muốn khanh là vua. Nhưng đứng giữa danh vang đó khanh hãy luôn trung thành với nàng; hãy trở về với lòng trung thành ấy, và nếu có thể hãy tự làm khanh được xứng đáng hơn nữa với nàng; và với những chiến công hiển hách, hãy làm khanh thật xứng đáng để nàng được lừng danh khi thành hôn với khanh. Don Rodrigue: Để sở hữu được Chimène, và để phụng sự Hoàng thượng thì có lệnh gì cho hạ thần mà cánh tay hạ thần lại không làm được. Dù phải chịu đựng xa mặt nàng thì đó cũng là sự may mắn quá lớn mà hạ thần có thể mong ước. Don Fernand: Hy vọng vào sự dũng cảm của khanh, hy vọng vào lời hứa hẹn của Trẫm; và đã chiếm được trái tim nàng rồi thì hãy để thời gian, sự dũng mãnh của khanh, và quân vương của khanh chiến thắng một điểm danh dự đang chống lại khanh ■ HẾT Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 155 Du LÎch Liên Bang Nga và B¡c Âu, (PhÀn-Lan, Thøy-ñi‹n, ñan-Måch) PhÀn II Sóng ViŒt ñàm Giang (Tiếp theo) Chuyến đi thăm Nga với Voyages Saigon đã giúp người viết biết thêm rất nhiều về Liên bang Nga. Ông Trần Chính, trưởng đoàn hướng dẫn với kinh nghiệm thấu đáo về lịch sử và văn hóa Nga đã làm cho chuyến du lịch thêm ý nghĩa và quên cả giờ giấc. Trước khi tiếp tục phần du lịch, xin nói qua về lịch sử của quốc gia Nga. (*) Tóm lược Lịch sử nước Nga Quốc gia Nga, hay Liên bang Nga ngày nay nằm ở phía Bắc lục địa Âu châu và Á châu. Từ tây bắc sang đông nam, Nga giáp biên giới với Na Uy, Phần Lan, Estonia, Litva, và Balan. Nói về hải phận thì Nga có biên giới với Hoa Kỳ qua eo biển Bering, và với Nhật bản qua biển Oklotsk Với diện tích hơn 17 triệu cây số vuông, Nga là quốc gia lớn nhất thế giới, chiếm hơn 1/9 diện tích lục địa thế giới. Nga với hơn 142 triệu người, là nước có dân số cao thứ chín trên thế giới. Nga nằm ngang từ toàn bộ phía bắc châu Á và chiếm 40% châu Âu, trải cả 11 múi giờ. Nga cũng có số lượng rừng cây nhiều nhất thế giới, và các hồ nước của Nga chứa khoảng ¼ nước ngọt không đóng băng trên thế giới Nga là một nước đã từng có quyền lực và ảnh hưởng khắp thế giới từ thời cổ Đế chế Nga cho đến Liên bang Xô-viết theo xã hội chủ nghĩa. Nga đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của Đồng Minh trong Thế chiến thứ II. Năm 1991 Liên bang Xô viết được giải tán và chuyển thành Liên bang Nga. Trải qua nhiều thế kỷ biến động và nhiều giai đoạn từ vua chúa Sa Hoàng, Liên Xô đến Liên bang Nga, nước Nga hiện đại đã mất vị trí siêu cường. Lịch sử Nga (rất vắn tắt) bắt đầu từ Kiev, nước Đông Slav đầu tiên. Từ thuở đầu (trước năm 999) đã chấp nhận Ki tô giáo từ đông La mã truyền sang. Nước Nga Kiev bị quân Mông cổ xâm chiếm từ những năm1230 và mau chóng tan rã. Tuy nhiên một số lãnh đạo tại xứ Novgorod và Pskov đã duy trì đuợc một di sản văn hóa của nước Nga Kiev. Sau thế kỷ 13, Moskva mở rộng bờ cõi dưới sự trị vì của những sa hoàng và nữ hoàng nổi tiếng của Nga như Anna, Elizabeth, Catherine II, v.v… Chế độ nông nô đuợc bãi bỏ năm 1861. Nước Nga trải qua nhiều thay đổi cải cách và sau đó Cuộc Cách Mạng năm 1917 dẫn đến sự bộc phát của Cộng Sản Bolshevik vào mùa thu năm 1917. Từ năm 1918 cho đến năm 1991, nước Nga được mang tên nước Nga Liên Xô viết. Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ thì Liên Bang Nga chính thức thành hình cho đến hiện tại. Nói về đế chế Nga từ thời cổ đại đến hiện tại thì Ivan The Terrible (Hung sa Ivan IV) là vị vua đầu tiên xưng tước vị Sa hoàng và Nicholas II là vị vua cuối cùng của triều đại Romanov. Hung sa Ivan (1530-1584). Sa hoàng Ivan IV được mệnh danh là Hung Sa Ivan hay Bạo chúa Ivan vì lối cai trị độc ác, nắm hết quyền hành nhưng Ivan IV là sa hoàng có tài và mở rộng được bờ cõi đế chế Nga. Ivan IV là con trai trưởng của Vasilij III. Khi Vasilij chết Ivan mới có 3 tuổi, mẹ Ivan tên Yelena là người tạm thời nắm giữ quyền hành cho đến khi chết vào năm Ivan mới tám tuổi. Năm 1547 khi Ivan 17 tuổi lên ngôi vua và ngay lập tức tự nhận là Czar (Sa hoàng). Cùng năm Ivan lấy Anastasia Romanov làm vợ. Sau khi Anastasia chết, Ivan lấy vợ nhiều lần nữa. Sau khi Nga chiến thắng quân Mông cổ, thánh đuờng St. Basil được xây cất tại Quảng trường đỏ để kỷ niệm cuộc chiến thắng này. Sự tàn bạo của Ivan thật khủng khiếp: biết đến nhất là hàng chục ngàn người bị đày đi Siberia và hơn 60,000 dân Nga bị hành hạ đến chết trong chiến trận tại vùng Novgorod vào năm 1569. Năm Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 156 1571 quân Tartars chiếm phá Moscow, bắt dân Nga làm nô lệ và Ivan phải trốn chạy khỏi Moscow hơn mười năm, Ivan trở lại ngôi vị vào năm 1581. Năm 1582, trong một cơn giận quá độ, Ivan đã dùng gậy sắt nhọn đâm chết người con trai đầu lòng Ivan Ivanovich, hình ảnh này đã đuợc họa sĩ Ilya Repin miêu tả trong bức họa nổi tiếng Ivan Bạo chúa giết con trai ngày 16 tháng 11 năm 1582. Sau khi Hung Sa Ivan IV chết ngày 18 tháng 3, 1584. Feodor I là người nối ngôi. Feodor I (1557-1598) là con trai thứ hai của Ivan và Anastasia Romanov. Feodor I lên ngôi vào năm 1584. Feodor I là một Sa hoàng bạc nhược, không quan tâm đến chánh trị mà chỉ hướng về tôn giáo và lòng tin. Ông cũng là vị Sa hoàng cuối cùng của triều đại Rurik. Nối tiếp triều đại Rurik là triều đại Romanov. Triều đại Rurik do Rurik và các anh em của Rurik sáng lập và vào giữa thế kỷ 12, đã chia ra làm nhiều nhánh tộc, mỗi nhánh trị vì một vùng. Đó là nhánh Olgovichesw, Yuryeviches, và Romanoviches. -Nhánh Romanoviches là hậu duệ của La mã Vĩ đại. -Nhánh Yuryeviches với Hung sa Ivan là người đã cai trị và được mệnh danh là Sa hoàng của tất cả nước Nga. Triều đại Rurik (Rurik Dynasty) bắt đầu từ năm 842-862 do hoàng tử Rurik thành lập, và coi như chấm dứt vào năm 1598 (1157-1598), (và kế tiếp là triều đại Romanov kéo dài từ 1613 cho đến 1917). Ở Nga, tên các triều đại thường có tiếp vĩ ngữ "ovich": thí dụ nhà Rurik mang tên Rurikovich. Nhưng qua triều đại Romanov thì lại dùng họ làm tên triều đại (Romanov với vua Mikhail Romanov) Trong vài thế hệ đầu tiên, dòng họ Romanov có công lớn đưa nước Nga đến thịnh vượng với sự thay đổi nhanh chóng trong nền kinh tế và chính trị, lập nên một đế quốc Nga hùng mạnh ở châu Âu. Giai đoạn này, Peter Đại Đế là vị Sa Hoàng có công được toàn dân Nga ngưỡng phục. Đại đế Peter (Peter The Great) Đại đế Peter là con của Sa hoàng Alexis và Nataliya. Sa hoàng Alexis, cha của Peter The Great có hai vợ. Vợ 1: Mariya là mẹ của Sophia (sinh năm 1657), Fyodor (1661) và Ivan V (1666). Ivan V (1668-1682-1696) lấy vợ có con gái sau làm nữ hoàng đế Anna Ivanovna (1693-1730-1740) và có cháu nội gái khác là Anna Lepoldovna là mẹ của Ivan VI hậu duệ cuối cùng của nhánh Peter và Mariya. Vợ thứ 2: Nataliya là mẹ của Peter the Great. Sau khi Aleixis chết, Fyodor lên ngôi trị vì được vài năm thì chết, sau đó Ivan V và Peter được phong làm nhị Sa hoàng đồng cai trị Nga vào ngày 26 tháng 6 1682 (trong Bảo tàng Điện Kremlin có chiếc ngai hai chỗ ngồi của nhị Sa hoàng bằng vàng trạm trổ tinh vi). Khi người chị khác mẹ Sophia âm mưu tiếm vị thì Peter cất chức Sophia và giam bà vào tu viện Novodevichy . Peter Đại đế cũng có hai vợ. Vợ 1: Eudoxia sinh Alexis là cha của Peter II (1715-1727-1730) Vợ 2: Catherine I có 7 người con. Một người con gái của Catherine với Peter tên là Elizabeth (1709-1741-1762). Bà Elizabeth này trị vì từ 1641 đến 1762. Một người con gái khác của Peter the Great tên Anna Petrova là mẹ của Peter III (vua kế vị chính thức được chọn), vợ của Peter III là Catherine II. Bà Catherine II này tiếm vị ngôi của Peter III, có công trong việc mở mang, cải cách nước Nga, bà được gọi là Catherine the Great (1762-1796). Con trai của Peter III và Catherine The Great tên Paul (1784-1796-1801) sau đó kế vị ngôi vua. Thứ tự Sa hoàng, Nữ hoàng trị vì Nga, con số đầu tiên là năm sinh, số thứ hai và chót là thời gian trên ngai vàng. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 157 Ivan IV Alexis (1629-1645-1676) Fyodor III (1661-1676-1682) Ivan (1666) và Peter (1672) đồng trị vì với Ivan (1682-1696), Peter (1682-1725) Catherine I (…-1725-1727) (vợ Peter the Great) Peter II (1715-1727-1730) Anna Ivanovna (1693-1730-1740) Ivan VI (…-1740-1741) Elizabeth (1709- 1741-1762) Peter III (1728-1762-1762) Catherine II (…-1762-1796) (vợ Peter III) Paul (1784- 1796- 1801) Sau khi Peter Đại đế qua đời năm 1725 thì Catherine, vợ Peter đã thành công trong mưu đồ trở thành Nữ hoàng đầu tiên của Nga. Sau bà là một loạt Nữ hoàng lên cầm quyền. Họ là những người góp nhiều công lao trong việc tu bổ, xây dựng quốc gia, nhất là Catherine II. Catherine, vợ Peter The Great, tên thật là Marta Skavronskaya, bà thuộc nguồn gốc nông dân, bị mồ côi từ khi còn nhỏ và được một mục sư nuôi tại Marienburg. Khi người Nga chiếm được Marienburg năm 1702, bà bị một người chỉ huy quân đội Nga bắt rồi bán bà lại cho nhà quí tộc Aleksandr Menshikov, một viên quan cận thần của Peter I Đại Đế. Chẳng bao lâu sau bà đã trở thành tình nhân của Peter I Đại Đế và là một người có thế lực rất lớn bên cạnh Peter Hoàng Đế. Catherine có người hai con gái với Peter. Catherine chỉ cầm quyền đuợc hai năm thì qua đời. Không lâu sau khi Catherine qua đời, vào năm 1730 Anna Ioannovna là cháu gái của Peter Đại Đế lên nắm quyền cai trị nước Nga Anna Ioannovna (Anna I) là con gái của Nga Hoàng Ivan V Alexis, và là cháu gái của Peter Đại Đế, cai trị nước Nga từ năm 1730 đến năm 1740. Ngày 28/10/1740, Nữ hoàng Anna Ioannovna băng hà do bệnh nặng. Sau khi bà mất, Ivan VI mới một tuổi lên ngôi Hoàng đế của nước Nga và mẹ của Ivan VI là Anna Leopoldovna lên nắm quyền nhiếp chính. Là cháu gái của Nữ hoàng Anna Ioanovna (trị vì 1730-40), Anna Leopoldovna kết hôn với cháu trai của Hoàng đế Charles VI sinh ra một người con trai là Ivan (2/8 1740), Ivan là người đã được chỉ định kế vị ngai vàng của nước Nga năm 1740. Tuy nhiên, dân Nga không phục chế độ nhiếp chính của Anna Leopoldovna. Ngày 25/11 năm 1741 Elizabeth, con gái của Peter Đại Đế lật đổ Anna và chính thức lên ngôi Nữ hoàng vào năm 1741. Elizabeth Petrovna (1709-1741-1762) Yelizaveta Petrovna hay còn được gọi là Elizabeth là con gái đầu lòng của Peter với Catherine I. Bà có công phát triển nghệ thuật văn hóa cùng kiến trúc tại Nga. Cung điện Mùa Đông và Thánh đường Smolny ở St. Petersburg là công trình của Elizabeth. Vào ngày 5/1/1762, nữ Hoàng Elizabeth băng hà. Sau khi bà mất, Catherine đệ nhị (II) lên nắm quyền trị vị nước Nga. Nước Nga dưới sự lãnh đạo của Catherine II đã trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất Âu châu. Bà được dân Nga gọi là Nữ Hoàng Catherine Vĩ đại. Catherine The Great (1729-1762-1796). Catherine giòng dõi người Đức. Năm 1745 Catherine thành hôn với Peter III, người được thừa kế ngai vàng nước Nga vào năm 1762. Peter III không có tài và bị ngự vệ quân Nga lật đổ và Catherine được đưa lên ngôi vào tháng 7 1762. Catherine được sự ủng hộ của giới quý tộc Nga. Bà thực hiện được nhiều cải cách quan trọng trong văn hóa nghệ thuật. Lãnh thổ Nga cũng được mở rộng, Nga chiếm Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 158 được sự kiểm soát nhiều vùng đất rộng lớn của Balan và Latvi. Sau khi Catherine II chết, thái tử Paul, con trai Catherine II lên ngôi cầm quyền được 5 năm. Sau Paul I là Alexander I (1801). Alexander I là người có công trong trận chiến thắng của Nga vào năm 1812 với Napoleon Bonapart. Tác phẩm 1812 Overture của Tchaikovsky đề cao trận chiến thắng đã được dân Nga xem là một trong những tuyệt tác của Tchaikovsky. Năm 1894, Nicholas II lên nối ngôi. Sự thất bại trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nicholas đã làm tan rã triều đại Romanov vào năm 1917 và cái chết thảm khốc của toàn gia đình Nicholas II gồm vợ và năm con, cùng nhân viên trung thành với ông vào ngày 17 tháng 7 năm 1918 do nhóm Bolsheviks chủ động. Tại nhà thờ Peter và Paul có một phòng thờ riêng cho gia đình Nicholas. Ông cũng được coi như Thánh hiển linh nhưng không phải do tử vì đạo mà do chịu nhiều khổ nhục. Như vậy là triều đại Romanov do Mikhail Romanov (1613-1645) mở đầu vào năm 1613 và chấm dứt vào năm 1917 sau cách mạng tháng Hai. Biểu tượng Triều đại Nga cổ xưa Biểu tượng Liên bang Nga. Cờ Liên bang Nga Biểu tượng đại bàng hai đầu. Đại bàng hai đầu, biểu tượng quyền lực phổ biến ở Byzantine và châu Âu, cũng được dùng làm biểu tượng của Nga từ thời cổ đại. Năm 1672, quốc hiệu của nhà nước Nga được công bố là đại bàng hai đầu đội vương miện, hai vuốt giữ quả cầu và cây quyền trượng, ở giữa là hình thánh George tay cầm giáo mác đang đâm rồng có cánh. Biểu tượng đại bàng hai đầu có thay đổi qua các thế kỷ, bị biến mất dưới thời Cộng sản và được dùng lại sau khi chế độ Liên bang Xô viết chấm dứt. Quốc kỳ Liên bang Nga: Quốc kỳ của liên bang Nga hiện đại được biểu hiệu bởi ba dải màu nằm ngang bằng nhau, màu trắng bên trên, ở giữa là màu xanh và màu đỏ phía dưới. Vào giai đoạn cuối của Cách mạng tháng Mười năm 1917, Cộng sản Bolshevik dưới sự lãnh đạo của Vladimir Ilyich Lenin đã thành lập nước Nga Liên xô. Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Nga hay Liên bang Xô Viết cùng với các nước cộng hòa thuộc Liên xô khác dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đã chính thức thành lập Liên bang Xô viết ngày 30 tháng 12 năm 1922. Liên bang Xô viết kéo dài được 89 năm và kết thúc vào năm 1991. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 159 Sau khi Lenin chết vào năm 1924, thì Joseph Stalin lên thay thế . Stalin dựng một nền kinh tế chỉ huy, công nghiệp hóa đất nước, và tập thể hóa nền nông nghiệp. Chính sách của Stalin với những cuộc đại thanh trừng đã gây cái chết của hàng triệu dân Nga. Những lãnh tụ của Cộng Sản Xô Viết Nga từ 1922-1991. Vladimir Iliych Lenin Chủ tịch Hội đồng Dân ủy 26 tháng 10, 1917 - 21 tháng 1, 1924 Iosif Vissarionovich Stalin Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô 3 tháng 4, 1922 - 3 tháng 3, 1953 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng 6 tháng 5, 1941 - 5 tháng 3, 1953 Georgi Maksimilianovich Malenkov Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô 1 tháng 7, 1948 - 14 tháng 3, 1953 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng 5 tháng 3, 1953 - 8 tháng 2, 1955 Nikita Sergeyevich Khrushchov Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô 7 tháng 9, 1953 - 14 tháng 10, 1964 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng 27 tháng 3, 1958 - 14 tháng 10, 1964 Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô 14 tháng 10, 1964 - 8 tháng 4, 1966 Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô 8 tháng 4, 1966 - 10 tháng 11, 1982 Leonid Iliych Brezhnev Yuri Vladimirovich Andropov Konstantin Ustinovich Chernenko Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên 16 tháng 6, 1977 - 10 tháng 11, 1982 Xô Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên 16 tháng 6, 1983 - 9 tháng 2, 1984 Xô Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô 13 tháng 2, 1984 - 10 tháng 3, 1985 Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên 11 tháng 4, 1984 - 10 tháng 3, 1985 Xô Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Sergeyevich Gorbachov 12 tháng 11, 1982 - 9 tháng 2, 1984 11 tháng 3, 1985 - 24 tháng 8, 1991 Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên 1 tháng 10, 1988 - 25 tháng 5, 1989 Xô Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô 25 tháng 5, 1989 - 15 tháng 3, 1990 Tổng thống Liên Xô 15 tháng 3, 1990 - 25 tháng 12, 1991 (Cờ Liên bang Nga, biểu tượng và tài liệu danh sách lãnh tụ Liên xô Nga trích từ Wikipedia) Ngày 31 tháng 12, 1991 lá cờ Xô viết trên đỉnh điện Kremlin được thay thế bằng lá cờ ba màu của Liên bang Nga. Sau khi Liên Xô tan rã, chức vụ Tổng thống (nguyên thủ quốc gia) được thành lập. Người được bầu qua cuộc trưng cầu dân ý ngày 12 tháng 6 1991 là Boris Yeltsin. Yeltsin giữ chức vụ Tổng thống 8 năm (1991-1999). Tổng thống thứ hai là Vladimir Putin (1999-2008). Tổng thống đương nhiệm Dmitry Medvedev cầm quyền từ tháng 5 2008 đến hiện tại (tháng 9, 2011). Tổng thống là chức vụ cao nhất của Nga. Quyền hành pháp được phân chia giữa Tổng thống và Thủ tướng, người đứng đầu chính phủ. Thủ tướng đương nhiệm là cựu Tổng thống Vladimir Putin. Trở lại với chuyến du lịch Moscov Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 160 Moscow có một khu phố trên đường Arbat dành riêng cho khách bộ hành với nhiều “họa sĩ đường phố” trưng bày tranh. Đường phố cổ Arbat là một con đuờng dài cỡ 1 cây số (1km) ở tại trung tâm lịch sử của Moscow; phố này có lẽ có từ thế kỷ 15. Hiện nay phố chỉ dành cho người đi bộ. Phố cổ Arbat có trưng dọc theo đuờng một tượng điêu khắc một nhà thơ văn nhạc sĩ Nga Bulat Shavolvich Okudzhava (1924-1997) chuyên viết lời cho nhạc Nga. Okudzhava viết trên hơn 200 bài nhạc là một hỗn hợp của thơ Nga và dân ca cổ truyền hòa lẫn với bài hát Pháp. Trên phố cổ Arbat có rất nhiều tiệm bán đồ đặc sản của Nga, thí dụ như loại búp bê gỗ mang tên matryoshka hay còn được gọi là Russian nesting dolls, một bộ búp bê rỗng bằng gỗ với kích thước nhỏ dần có thể xếp trong nhau. Bộ búp bê gỗ đầu tiên do Sasily Zvyozdochkin khắc vào năm 1890. Hình vẽ trên bộ búp bê thường là người đàn bà mặc safaran (một loại jumper của Nga). Hiện nay hình vẽ trên bộ búp bê này có thể một cô gái đẹp hay một chính trị gia hay lãnh tụ Nga. Một bộ búp bê Nga thường gồm ít nhất là năm lớp và thường là con số lẻ. Matryoshka có nghĩa little matron, một loại thu nhỏ tên Matryona của một người đàn bà. Okudzhava Matryoshka Từ phố cổ Arbat, đoàn được đưa đi xem hệ thống metro nằm dưới mặt đường. Hệ thống Metro tại Moscov Những trạm thuộc hệ thống tàu điện ngầm (métro) của Moscov được gọi là “những cung điện xây dưới lòng đất” với kiến trúc và trang trí rất huy hoàng, đặc trưng của Mỹ thuật Xô-Viết. Hệ thống xe điện ngầm (metro) của Nga quả thật có một không hai trên toàn thế giới, với một hệ thống hơn 180 trạm ga, trạm đầu tiên bắt đầu từ năm 1835 và tiếp tục bành trướng cho đến ngày nay. Hầu hết các trạm ga đều được thiết kế và trang trí vô cùng mỹ thuật do những nhà họa sĩ và điêu khắc có tiếng của Liên bang Sô Viết vẽ kiểu. Hệ thống metro hiện nay gồm 11 tuyến đường. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 161 Hai trạm tiêu biểu trong nhiều trạm tráng lệ là Smolenskaya, và Kievskaya nằm trên tuyến số 3 Arbatsko-Pokrovskaya màu tím đậm. Trạm Smolenskaya thuộc tuyến số 3 Arbatsko-Pokrovskaya có một quảng trường với những cột đá cẩm thạch tròn mầu trắng. Tại cuối platform, có một điêu khắc nổi mang tựa The Defenders of Russia trình bày cảnh Hồng quân đang chiến đấu. Ngoài trạm Smolenskaya trên tuyến số 3 Arbatsko-Pokroskaya này còn có trạm Smolenskaya trên tuyến số 4 Filyovskaya, trạm này thiết kế với những cột đá vuông. Cửa vào trạm Kievskaya (Entrance = Vkhot) chung với hai tuyến số 4 Filyovskaya (màu xanh blue nhạt) và số 5 Koltsevaya (tím nhạt/lavender), trang trí với những tấm tranh bằng đá ghép (mosaic). Kievskaya Một số trạm metro của Moscow có thể xem như là những bảo tàng viện. Tường và trần thấp trang trí với những hình mosaic miêu tả đời sống dân Nga thời Sô viết. Ánh sáng nhẹ và ấm là từ những đèn theo lối cổ xưa. Đá cẩm thạch đuợc dùng để xây cất trong hầu hết những trạm metro cổ. Đá cẩm thạch này đuợc mang đến từ nhiều vùng của Nga Sô viết, đặc biệt đá cẩm thạch đỏ Georgia tại trạm Krasnye Vorota. Hầu hết những bức họa trong hệ thống metro ngầm đều miêu tả đời sống hay công việc của dân chúng thời Sô viết như nhân công các nhà máy, chiến sĩ đệ nhị thế chiến, chiến tranh Ái quốc của Sô viết, nghệ thuật văn hóa, nhạc sĩ, và cả những cảnh như một đám cưới, buổi hòa nhạc, v.v…. Mayakoskaya station Prospekt Mira Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 162 Krasnopresnenskaya Komsomolskaya (Hình từ WidgetBucks - Trend Watch - WidgetBucks.com) NGÀY THỨ 04. Thứ Bảy 10 Sept. Buổi sáng: Thăm Đại Thánh đường Chúa Ki-tô Cứu thế/Cathedral of Christ The Savior (Khram Khrista Spasitelya), biểu tượng của sự phục hồi của Chính Thống-giáo Nga. Nhà thờ Christ the Savior được hoàng đế Alexander I cho xây bắt đầu từ năm 1812 sau khi đạo quân của Napoleon rút khỏi Matxcơva. Trải qua nhiều biến cố và nhiều thay đổi cho đến năm 1883 nhà thờ được chính thức công nhận trong buổi đăng quang của Alexander III ngày 26 tháng 5, 1883. Một năm trước đó, bản hòa tấu bất hủ 1812 Overture của Tchaikovsky được trình diễn lần đầu tiên ở đó. Thánh đường bị phá hủy hoàn toàn vào cuối năm 1931 theo lệnh của Stalin. Nhà thờ được chính thức cho phép xây lại vào đầu năm 1990. Nhà thờ được xem như đã hoàn tất vào mười năm sau, vào tháng tám năm 2000. Sự trở lại của biểu tượng chiến thắng của lien bang Nga này được cho là chủ yếu nhờ công của Yury Luzhkov, thị trưởng thành phố Moscow từ năm 1992 cho đến mùa thu 2010. Christ The Savior Thánh đường St. Basil Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 163 Quảng trường Đỏ chụp từ nhà thờ Thánh Basil từ tượng đài Minin & Pozharsky có thương xá Gum bên phải Thăm Quảng Trường Đỏ Krasnya Ploshchad. Tòa nhà bắt mắt nhất ngay khi vừa tới Red Square phải là nhà thờ Thánh Basil. Trong hình đứng từ nhà thờ St Basil (phía nam) chụp thẳng lên hướng bắc đối diện Bảo tàng viện Lịch sử Quốc gia thì thấy: tháp cao màu trắng là tháp St Nicholas, mà ngay bên phải là tháp Corner Arsenal. Bên giữa là State History Museum, và bên cạnh là Resurrection gate có cửa hình vòm. Đối diện lăng Lenin và bên phía đông của quảng trường là Thương xá Gum. Nếu đứng từ phía bắc từ Resurrection Gate cạnh State History Museum chụp xuống phía nam của Quảng trường đỏ Red Square thì thấy Nhà thờ St Basil ở đằng xa phía bên trái. Chữ “đỏ” của Quảng trường Đỏ không phải tượng trưng cho cộng sản hay ngay cả bức tường màu đỏ chung quanh quảng trường, mà chỉ có ý muốn nói về St Basil. Chữ Nga krasnaya có nghĩa là đẹp và cũng có nghĩa là đỏ, do đó từ ý nghĩa đẹp ám chỉ nhà thờ đã dần dần bị biến chuyển thành một địa danh mang tên Red Square. Quảng Trường Đỏ chỉ được gọi như thế từ giữa thế kỷ thứ 17, trước đó thì mang tên Trinity Square và nhà thờ Basil có tên nhà thờ Trinity (Troitskaya) vì nằm trong Quảng trường Trinity. Thông dụng hơn với người dân Nga thì quảng trường này mang tên là “quảng trường lửa” để phản ảnh không biết bao nhiêu lần Moscow đã bị đốt cháy. Nhà thờ thánh Basil (Vasiliya Sobor) là một nhà thờ Cơ đốc Chính thống, đã được xây dựng trên Red Square từ năm 1555 đến 1561. Ivan IV của Nga đã ra lệnh cho xây nhà thờ để kỷ niệm chiến thắng quân Mông cổ. Khởi thủy nhà thờ gồm tám nhà thờ nhỏ bao quanh nhà thờ thứ chín ở giữa. Kiến trúc nhà thờ có dạng như những ngọn lửa bốc thẳng lên trời không được phỏng theo bất cứ kiến trúc nào trước đó ở Nga. Nhà thờ Basil được sử dụng như một nhánh của Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia từ năm 1928. Trong thời trị vì của Liên bang Sô Viết, Stalin đã có ý định phá đổ nhà thờ này vì nó là chướng ngại, cản trở những cuộc duyệt binh trên Red Square. Cũng vì nhờ Kiến trúc sư Pyotr Baranovsky quyết liệt từ chối phá đổ mà nhà thờ đã được Stalin cho giữ nguyên lại, nhưng Baranovsky đã phải đánh đổi với cái giá năm năm tù vì trái lệnh. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 164 Nếu đứng từ thánh đuờng St Basil nhìn ra quản trường đỏ thì bên phải là toà tháp cao nhất và đẹp nhất (Spasskaya Tower), xa hơn một chút là lăng Lenin; sau lăng Lenin là bức tường Kremlin, và Senate building (trong thành Kremlin) phía sau bức tường. Ngay phía trước nhà thờ Thánh Basil xế bên trái có tượng đài Minin và Pozharsky. Xế một chút bên phải phía trước nhà thờ Thánh Basil thì có khán đài bằng đá hình tròn mang tên Lobnoe Mesto. Đây là nơi để Hoàng đế và sau này những người lãnh đạo lên tuyên bố trước quần chúng. Ở cửa bắc của Red Square có tượng đài Thống chế Zhukov, vị anh hùng dân tộc trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc (1941-1945) chống chủ nghĩa Phát-xít Đức. Thống chế Zhulov đã sống sót được sau cuộc tẩy trừ đẫm máu của Stalin trước đại chiến thế giới thứ hai và trở nên một lãnh đạo của một trận chiến tranh lớn giữa Nga và Nhật năm 1939, và khi Đức ập vào Moscow năm 1941, Zhulov được chỉ định phòng giữ Moscov. Tượng cho thấy con ngựa Zhulov cưỡi đang bước lên một con phượng hoàng tượng trưng cho Đức quốc xã. Thương xá Gum là một siêu thị của quốc gia, gồm ba dẫy cửa hàng trên ba tầng trong toà dinh thự này. Gum được xem như là nơi mua sắm của giới giàu có. Buổi chiều: Thăm khuôn viên của Thành cổ Kremlin. Điện Kremlin vốn là trung tâm quyền lực của chính phủ Xô Viết ngày xưa và chính phủ Liên bang Nga ngày nay. Nơi đây đã từng là dinh thự của Sa hoàng Nga, và sau đó là của các đại diện giáo chủ. Trong thành cổ Kremlin có nhiều thánh đường và dinh thự xây cất từ thế kỷ 15 đến 20 và được phân chia thành nhiều quảng trường. Đáng kể nhất là hai quảng trường Sobornaya (Cathedral) và Ivanovskaya. Và trong Kremlin cũng có Viện bảo tàng Orujeinaia Palata, nơi trưng bày kho tàng vô giá của các triều đại Sa Hoàng. The Archangel Michael Cathedral Cathedral of The Annunciation Quảng trường thánh đường (Cathedral square) nằm ngay giữa Kremlin thường đón khách vào qua cửa chính. Mang tên Quảng trường Thánh đường, nơi này có ba Thánh đuờng nổi tiếng của hoàng tộc Nga, nổi bật với những mái vòm thếp vàng rực rỡ: hai nhà thờ Đức Bà lên Trời ( Uspenskii Sobor/Cathedral of the Assumption) và nhà thờ Đức Tổng lãnh Thiên thần (Arkhangelskii Sobor/The Archangel Michael Cathedral) – sự kết hợp tuyệt đẹp của kiến trúc Cổ-điển Nga với kiến trúc Phụchưng Ý, và nhà thờ Đức Thiên thần Truyền tin (Blagoveshchenskii Sobor/Cathedral of The Annunciation). Ngoài ra còn có Nhà thờ của Mười hai Sứ đồ của Cơ đốc (Apostles), và nhà thờ Deposition of the Robe. Đại thánh đường Uspenskii (Nhà thờ Đức bà lên trời/Cathedral of the Assumption) là nhà thờ cổ nhất của Kremlin và cũng quan trọng nhất: chỗ ngồi của Nhà thờ Chính Thống Cơ đốc được chuyển Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 165 từ Vladimir đến đây vào năm 1326. Hoàng đế Nga đuợc lên ngôi ở đây, kể cả trước đó là phong vương các Sa hoàng và phong chức các nhà quyền quý. Tổng trưởng, lãnh đạo nhà thờ, các bishop cũng được phong chức tại đây. Trong Thánh đuờng có Patriarch’s Seat, và Ngai vàng của Monomakh khắc chạm vào năm 1551 cho Ivan the Terrible. Đại thánh đường Archangel Michael xây cất vào khoảng năm 1505-1508 rất đố sộ và là nơi yên nghỉ của các Hoàng gia Nga. Tổng số mộ theo tài liệu là 54 nhưng chỉ có 46 mộ được trang hoàng, đây là mộ của tất cả các lãnh đạo trị vì Muscovy và Nga từ thế kỷ 14 cho đến khi Peter the Great chuyển thủ đô sang St. Petersburg. Ngay cạnh quảng trường Thánh đường là Ivanovskaya Square. Quảng trường này có chứa Tháp Chuông Ivan the Great. Đây cũng là nơi mà chính quyền thông báo tin tức cho dân chúng. Gần Tháp Chuông vua Ivan (Ivan The Great Bell tower) có Chuông Sa hoàng (Tsar Bell), một quả chuông đồng nặng 200 tấn lớn nhất Châu Âu. Dormition Cathedral Tháp chuông Ivan The Great Chuông Sa hoàng NGÀY THỨ 05: Chủ Nhật 11 September Sau khi thăm Viện bảo tàng Tretiakov-Mới, nơi trữ những tác phẩm đẹp và tiêu biểu nhất của Mỹ thuật Tạo hình Xô-Viết (1917-1991) như đã nhắc đến trong phần I của bài viết, đoàn được đưa đi thăm Nghĩa trang nằm trong Tu viện cổ Novodevitchy (Nobodevichy cemetery), nơi an nghỉ của các nhà hoạt động chính trị, các triết gia và văn nghệ sĩ nổi tiếng. Nhiều sách du lịch viết về những nghĩa trang nổi tiếng của một thành phố, và nhiều tour du lịch đã bao gồm cả thăm viếng nghĩa trang vào lộ trình. Thí dụ khi đi Paris thì có nghĩa trang Montparnasse và Père La Chaise, và đi Moscow thì ghé thăm nghĩa trang tại tu viện Novodevichy. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Mộ Shostakovich với mô hình D-E♭-C-B của ông 166 Nikita Khrushchev Tu viện Novodevichy được Sa hoàng Vasilly III (1479-1533) cho xây cất để kỷ niệm chiếm đuợc Smolenski từ Lithuana. Khởi đầu tu viện xây với mục đích tôn giáo và cũng là thành trì bảo vệ với bức tường cao gồm 12 tòa tháp chiến đấu. Sau đó tu viện được dùng như một nơi để giam giữ những hoàng tộc nổi loạn chống lại Sa hoàng đương thời cai trị kể cả những kẻ thất sủng như người chị khác mẹ của Peter Đại đế (Sophia Alekseyevna), và người vợ đầu của ông (Eudoxia Lopukhina). Tu viện đóng một thời gian, dùng làm bảo tàng một thời gian, rồi được trao trở lại cho Cơ đốc thống giáo Nga. Hiện tại chính thức là một bảo tàng viện tuy vẫn có một phần do nữ tu đảm trách cho tu viện. Trong toàn khu vực tu viện có nhiều nhà thờ, quan trọng nhất là nhà thờ Cathedral of the Virgin of Smolensk nhìn tương tự như nhà thờ Annunciation của điện Kremlin., trong nhà thờ có bình phong tượng thánh với 84 cột gỗ cổ từ thế kỷ 16 và 17. Phía trong bức tường tu viện có một số mộ như mộ Sergey Solovyov, và Alexei Brusilov. Vào năm 1898, Nghĩa địa Novodevichy nằm cạnh tu viện Novodevichy được xây cất ở phía ngoài bức tường. Đây là nơi chôn cất rất nhiều nhân vật tên tuổi của Nga từ lãnh tụ chính trị, nhà thơ, nhà văn, nhà sạn nhạc, khoa học gia, kịch nghệ, tài tử, v.v… Tên tuổi một số danh nhân Nga đuợc chôn ở nghĩa trang Novodevichy: Nadezhda Alliluyeva-Stalin, (1902–1932), vợ thứ hai của Josef Stalin Raisa Gorbachev, (1932–1999), vợ Gorbachev Mikhail Bulgakov, (1881–1940), kịch gia Nikolai Gogol, (1809–1852), văn hào Anton Chekhov, (1860–1904), văn hào Nikita Khrushchev, (1894–1971), lãnh tụ chính trị Sergei Prokofiev, (1891–1953), nhà soạn nhạc Dmitri Shostakovich, (1906–1975), nhà soạn nhạc Boris Yeltsin (1931-2007), lãnh tụ chính trị. Galina Ulanova (1910-1998), vũ công Ballet Vladimir Mayakovsky, văn sĩ Aleksandr Skryabin, nhà soạn nhạc Andrei Tupolev, nhà vẽ kiểu máy bay Gần bên là hồ Novodevichy với cảnh trí rất thơ mộng. Một tòa tháp gần bên với cột tám cạnh và có 6 tầng tháp cao 72 m trông rất đẹp. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 167 NGÀY THỨ 06: Thứ Hai 12 September Buổi sáng: Rời Maxcơva để đi Veliky Novgorod. Trên đường vào buổi trưa: Ghé thị trấn Klin để thăm Nhà bảo tàng Tchaikovsky, nơi nhà soạn nhạc thiên tài của thời kỳ Lãng-mạn Nga (thế kỷ thứ 19) sống và sáng tác trong những tháng cuối đời của ông (**). Đến Novgorod vào buổi chiều. Novgorod, cách Moscow khoảng 490 km (hơn 300 miles) và cách St. Petersburg khoảng 200 km (cỡ 130 miles). Novgorod là một thành phố cổ xây dựng dọc theo bờ sông Volkhov, và là một trong những Quận Quốc của nước Nga phân liệt thời Trung-cổ. ■ (…còn tiếp…) Sóng Việt Đàm Giang 02 February 2012 Ghi chú: Mời đọc (*) bài viết về Liên Bang Nga phần I, và (**) Tchaikovsky trong số Firmament January, 2012, Thế Hữu Văn Đàn. Hình ảnh thuộc bộ hình riêng của người viết ngoại trừ hình biểu tượng, và những tấm hình trạm metro. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 168 NghŒ ThuÆt C¡m Hoa Ikebana Cûa NgÜ©i NhÆt Minh Thu sưu tầm và biên soạn sau chuyến viễn du Nhật Bản. Như nhận xét thông thường của những người (không phải là nguời Nhật) thích thưởng hoa và mua hoa về trưng, thì nói chung họ nghĩ là chỉ cần cắm vào chiếc bình hoa những bông hoa cùng với các cành, cuống, và lá sao cho cân xứng là nghệ thuật rồi. Đối với người Nhật cắm hoa không chỉ đơn giản như thế. Nghệ thuật cắm hoa của xứ Phù Tang, gọi là Ikebana, tuy phức tạp nhưng mang nhiều ý nghĩa và có nhiều trường phái. Nghệ thuật này còn được gọi la Hoa đạo bắt nguồn từ nghi lễ dâng hoa trong các chùa chiền từ thế kỷ thứ 6 rồi phát triền lần hồi thành một nghệ thuật vào thế kỷ thứ 15 với nhiều nghi thức và trường phái khác nhau. Các trường phái cắm hoa của Nhật. Những trường phái cắm hoa được ưa chuộng nhất gồm có Ikenobo, Sogetsu và Ohara. Ngoài ra, có những lối cắm hoa khác tùy theo các lớp dậy cắm hoa khác nhau, và tùy thuộc vào hoa, lá, cuống và cành cùng loại bình cắm hoa. Ikenobo là trường phái Ikebana cổ nhất do tu sĩ Phật giáo Ikenobo Senkei sáng lập hồi thế kỷ thứ 15. Sư ông được cho là nhà sáng tạo ra lối cắm hoa rikka (Hình 1) tức là lối cắm hoa thẳng đứng. Hình 1.- Lối cắm hoa kiểu Rikka, của trường Sen’nei Ikenobo. Nguồn: Wikipedia. Kiểu cắm hoa này được phát triển như một sự biểu tỏ của Phật giáo về cái đẹp của thiên nhiên, với bẩy cành tượng trưng cho những núi đồi, suối nước, thung lũng v… v... được sắp xếp tỉ mỉ. Kiểu này phản ánh sự phô bầy tuyệt vời của thiên nhiên qua cách dùng hoa, lá, cành v… v… chẳng hạn những cành thông tượng trưng cho đá và sỏi, hoa cúc trắng tượng trưng cho một dòng sông hay một dòng suối nhỏ. Kiểu Rikka đã trở nên được ưa thích vào hồi thế kỷ thứ 17 và được trưng vào những ngày quốc lễ hay vào các dịp lễ hội. Kiểu cắm hoa này được giới tu sĩ Phật giáo và giới quý tộc càng ngày càng coi như kiểu cách cầu kỳ, nhiêu khê dùng trong các lễ nghi; cho đến cuối thế kỷ thứ 17, giới con buôn lớn mạnh, đã phát triển lối cắm hoa giản dị hơn gọi là seika hay shoka (Hình 2). Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 169 Hình 2.- Lối cắm hoa kiểu Shoka của trường Ikenobo. Nguồn: Wikipedia. Kiểu Shoka chỉ dùng ba cành chính, được gọi là ten (thiên), chi (địa) và jin (nhân), được cắm để thể hiện vẻ đẹp của chính cành hoa. Ông Sen’nei Ikenobo, đương kim Hiệu trưởng của trường mang tên ông, thì thuộc thế hệ thứ 45 của dòng họ Ikenobo. Trường này được đặt trong đền Rokkakudo ở Kyoto và đuợc cho là đã do Hoàng tử Shotoku sáng lập. Trường cắm hoa đầu tiên thuộc trường phái hiện đại Ohara đã đuợc thành lập khi Ohara Unshin tách ra khỏi trường phái Ikenobo vào cuối thế kỷ thứ 19 giữa triều đại Meiji. Nói chung trường phái Ohara xếp đặt những cành lá thẳng đứng gọi là kiểu cắm hoa Moribana cơ bản (Hình 3), trong chiếc bình thấp. Trường phái này đã khởi đầu vào thời điểm văn hóa phương Tây có ảnh hưởng mạnh đối với Nhật bản, và kiểu cắm hoa Moribana đã xử dụng nhiều những loại hoa Tây phương, nhưng vẫn còn được coi là kiểu cắm hoa cầu kỳ. Hình 3.- Kiểu cắm hoa Moribana, với đĩa đựng hoa thấp. Nguồn: Wikipedia. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 170 Trường phái Sogetsu thì xử dụng một loạt Kakei (kiểu mẫu) cho mỗi lối cắm hoa ngõ hầu cho ngay cả những người mới học cắm cũng có thể mau chóng sáng tạo ra những cách cắm hoa của riêng mình. Trường phái này, do Teshigahara Sofu sáng lập vào năm 1927, thì dậy môn zen-eibana tức là môn Ikebana cấp tiến và đã du nhập đủ mọi loại vật liệu mới như pờ-lát-tích, vôi vữa và thép. Shushi là ba cành chính – shin cành chính, soe cành thứ và hikae cành dung hòa được vẽ họa trong một giản đồ gọi là Kakeisu trong hình dưới đây: (Hình 4) Hình 4.- Giản đồ Kakeisu với những kiểu mẫu cho lối cắm hoa cho thấy mặt tiền của tác phẩm. Nguồn: Wikipedia. Dựa theo giản đồ này thì nói chung cách cắm hoa của Nhật gồm ba nhóm hoa hay cành, lá xếp đặt theo hình tam giác. Nhóm chính ở giữa, thẳng đứng, nhóm thứ nhì nghiêng về một bên so với nhóm chính và nhóm thứ ba ngược lại, nghiêng về phía đối nghịch với nhóm thứ nhì. Ngoài ra, ba đuờng nét chính trong bình hoa hay lẵng hoa là tượng trưng cho Trời, Đất, Người (Thiên, Địa, Nhân). Cách cắm hoa Ikebana đã được chính cấu trúc này tạo ra. Cành hoa tượng trưng cho (Shin) Trời (Thiên) mang nét quan trọng nhất vì là trung tâm đạo của bình hoa hay lẵng hoa, nên người ta phải chọn cành hoa nào mạnh nhất giữ vai trò này. Sau cành chính là cành thứ (Soe) đại diện cho Người (Nhân), cành này phải đuợc xếp đặt sao cho diễn tả đuợc đường hướng phát triển bung ra từ trung tâm đạo. Cành thứ ba (Hikae) tượng trưng cho Đất (Địa) là cành ngắn nhất, được đặt xoay về phía trước hoặc hơi đối nghịch với phía gốc của hai cành kia. Tất cả ba phần dều được cột chặt vào môt cái chốt bằng thép gọi là Kenzan. Sau đó các bông hoa khác mới được cắm thêm vào mỗi phần, nhưng cách bố cục khéo léo của ba phần chính ghi trên đây được coi là có tính cách quan trọng. Nhưng rồi ảnh hưởng của những phong trào nghệ thuật của hồi đầu thế kỷ 20 đã đưa đến lối cắm hoa tự do gọi là Jiyuka. Nhưng dù có những thay đổi này thì tựu chung Ikebana vẫn chỉ thuộc về giới thượng lưu. Trường phái Sogetsu dựa vào ý niệm rằng bất cứ ai, ở bất cư nơi nào, và vào thời điểm nào đi nữa đều có thể kiến tạo lối cắm hoa nghệ thuật Ikebana bằng bất cứ loại vật liệu nào họ bất ngờ tìm được chứ không nhất thiết phải tìm đúng những loại hoa lá cố định. (Hình 5). Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 171 Hình 5.- Lối cắm hoa theo trường phái Sogetsu. Nguồn: Wikipedia Ý nghĩa của nghệ thuật cắm hoa Ikebana. Ikebana được lập ra để tiêu biểu cho một số quan niệm triết học của đạo Phật ở Nhật. Nhưng qua thời gian, ý niệm riêng của người Nhật đã làm cho nghệ thuật cắm hoa cầu kỳ này mất dần ý nghĩa tôn giáo và thay vào đó là sự chú trọng vào đặc tính thiên nhiên trong cách cắm hoa. Nghê thuật cắm hoa của người Nhật nhất thiết phải biểu hiện được thời gian, tháng, mùa cũng như sự tăng trưởng liên tục của vật liệu sử dụng. Vì thế khi muốn thể hiện quá khứ thì dùng hoa nở hết, trái cây khô hay lá cây khô. Về hiện tại thì dùng hoa nở nửa chừng hay lá cây hoàn hảo. Về tương lai thì dùng nụ hoa, nụ lá hầu hứa hẹn sự tăng trưởng sắp tới. Về các mùa thì mùa Xuân cách xếp đặt phải đầy sức sống với các đường cong biểu hiệu sinh lực. (Hình 6). Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Hình 6.- Bình hoa biểu hiệu mùa Xuân. Hình: Tác giả sưu tầm. Về mủa Hạ thì bình hoa phải cho thấy được tỏa rộng và chan hòa. (Hình 7). Hình 7.- Bình hoa biểu hiệu mùa Hạ . Hình: Tác giả sưu tầm. Về mùa Thu bình hoa phải được cắm cho mỏng và thưa thớt. (Hình 8). 172 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 173 Hình 8.- Bình hoa tượng trưng cho mùa Thu. Hình: Tác giả sưu tầm. Về mùa Đông bình hoa phải đượm vẻ u buồn lắng đọng. (Hình 9). Hình 9.- Bình hoa tượng trưng cho mùa Đông. Hình: Tác giả sưu tầm. Ý nghĩa trong phương pháp cắm hoa Ikebana. Phương pháp cắm hoa phải mang tính cách tượng trưng, mô tả, nhưng một số hình thể của hoa lá lại phải được phối hợp với phong tục, tập quán và văn hóa. Nhất là nghệ thuật cắm hoa Ikebana thì gắn liền với đời sống và thiên nhiên. Người phương Tây thường dùng các loại hoa với nhiều mầu sắc, nhiều Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 174 hình dạng vào việc trang trí. Người Nhật thì lại dùng cả lá cây, cành cây cho sự trang hoàng, vì thế họ không bị giới hạn vào mầu sắc của bông hoa mà còn nghĩ đến vẻ đẹp hình thể của hoa, lá cùng là sự tăng trưởng của hoa, lá trong thiên nhiên. Khi cắm hoa nghệ thuật Ikebana người Nhật ưa dùng nụ lá, nụ hoa hơn vì ở trạng thái nụ vẻ đẹp của cành hoa không bị che khuất, và người thưởng hoa có được niềm vui thú nhìn những nụ này nở ra từ từ, chậm chạp. Như thế nghệ thuật cắm hoa mang theo ý nghĩa phát triển liên tục của cuộc sống. Nghệ thuật cắm hoa của người Nhật đặt căn bản trên mầu sắc, đường nét, và sự nhịp nhàng hài hòa dể cố gắng diễn tả cách tăng trưởng của hoa. Trong thập niên 1930 và rồi vào hồi hậu chiến sự chú ý vào nghệ thuật Ikebana đã trở nên lan tràn rộng rãi hơn. Các lớp học cắm hoa nghệ thuật được ồ ạt mở ra thu hút dân chúng thuộc mọi tầng lớp theo học. Trong thời Mỹ chiếm đóng, nhiều bà vợ các quân nhân Mỹ đã học hỏi nghệ thuật này mà sau đó đã giúp cho Ikebana lan tràn ra hải ngoại. Ngày nay trong nước Nhật có khoảng 3.000 trường dậy môn Ikebana và hàng ngàn trường nữa thì ở khắp thế giới. Riêng trường phái Ikenobo có chừng 60.000 giáo viên trên thế giới. Ikebana đuợc vào khoảng 15 triệu người Nhật thực tập cắm hoa, phần lớn trong số này là nữ giới. ■ Minh Thu Melbourne, February 2012 Nguồn: - Ikebana.Wikipedia. - Japanese Culture – Art. Wikipedia. - Ikebana - Japanese Flower Arrangement - Ikebana History - Ikebana Pictures. Wikipedia. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 175 Cänh ñËp Paris Dã Thäo Như thường lệ, qua bài viết ngắn ngủi nầy, hôm nay Dã Thảo lại giới thiệu đến các bạn ba nơi chốn khác của thành phố Paris, mà Dã Thảo chắc chắn là các bạn sẽ yêu thích. Cố nhiên, Dã Thảo không dắt các bạn « đi loanh quoanh cho đời mỏi mệt » như một bài hát nào của anh nhạc sĩ họ Trịnh, chúng ta chỉ đi gần thôi….Paris thì các bạn đã biết rồi, chả có một nơi nào hay một gốc cạnh nào mà thiếu vắng sự lãng mạn, từ một quán càphê, một ghế đá công viên, một hàng bán hoa, một trạm métro…là nơi đó có môi hôn, có tay quàng vai khắn khít, có những giọt nước mắt đưa tiễn, để về sau, mỗi người sẽ ôm cả một khung trời kỷ niệm cho đời đời nhớ nhau. Ngoài cái khía cạnh gọi là trữ tình đó, du khách sẽ còn được mục kích, vì như được sống lại với những giai đoạn lịch sử đã sang trang của nước Pháp, với những di tích của các thời đại huy hoàng cổ đại nhất, lẫn những nhân vật nổi tiếng nhất của ngày qua và ngày hôm nay.. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài nầy, Dã Thảo không đi lại cái lộ trình mà khách viễn du đến Paris thường đi, Dã Thảo chỉ muốn giới thiệu với các bạn ba địa điểm rất bình thường, nhưng không kém phần ngoạn mục, mà cũng chỉ ở ngay trung tâm Paris mà thôi : Les Buttes De Chaumont Các bạn đã từng nghe đến tên nầy chưa ? Đó là một đại công viên được khánh thành vào năm 1867, nằm trên vị trí của những công trường khai thác thạch cao cũ. Những hai mươi lăm hecta của công viên nầy trình bày nặng theo các cảnh sắc kiểu Anh, từ những lối đi tản bộ cho đến các khóm hoa, cùng các trang thiết bị dành cho những cuộc giải trí. Đáng nói nhất là cái thác nước với bề cao ba mươi hai thước, gây chú ý nhất cho các khách nhàn du, đến đây tìm những giây phút tĩnh lặng. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 176 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 177 Quang cảnh từ nơi cao nhất của công viên, cho cặp mắt chúng ta ôm trọn tất cả vùng bắc Paris, và còn có thể nhìn quá xa hơn khu Montmartre. Những vùng phụ cận của Buttes de Chaumont, còn gây sự ngạc nhiên, thích thú cho du khách, từ chỗ gọi một « Châu Mỹ nhỏ » (la petite Amérique) đến khu « Mouzaia », ta tưởng chừng như đang đứng trước những « mảnh thôn quê » đầy màu sắc của hoa và nồng nặc hương thơm hoang dại. Lúc ấy, các bạn sẽ tự đặt câu hỏi : « có phải là ta vẫn còn đang đứng giữa trời Paris hay không » ? Qua các hình ảnh nầy, ắt hẳn là các bạn sẽ đồng ý với Dã Thảo rằng bài giới thiệu nầy không ngoa, vậy thì xin các bạn hãy ghi nhớ tên nầy vào chương trình du lịch Paris sắp tới của các bạn đi nhé. Ít ra ngay phố chợ Paris hoa lệ, các bạn cũng sẽ thưởng ngoạn được những giây phút vừa thần tiên, vừa thanh thoát mùi đồng nội. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 178 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 179 Bây giờ, Dã Thảo xin tiếp tục giới thiệu với các bạn một khám phá thứ hai, không còn cái không khí luyến lưu hương vị đồng nội với những màu sắc của hoa dại, với những con đường nhỏ quanh co, những cầu bắt ngang giòng suối chảy, và những cổ thụ trăm năm làm tàng cho những ghế cây xiêu vẹo. Nhưng đây cũng là một khu phố mà các bạn không thể nào bỏ qua, đó là khu mà những con người nổi tiếng Paris đã và đang có mặt, điển hình là ông Dominique Strauss Kahn, (nói tắt là DSK), một gương mặt hàng đầu của F.M.I. (Fonds Monétaire International), người đã gây sóng gió những tháng vừa qua vang dội cả báo chí thế giới. Le Marais Vậy thì các bạn hãy nghe Dã Thảo kể về khu phố lừng danh Le Marais nầy qua những thời đại…Chúng ta hãy đi bộ và làm một cuộc sưu tầm về khu phố , thì sẽ nhận ra cái dáng vẻ của nó như là một phố thị có một lịch sử vô vàn phong phú, với những giáo đường, trong ấy có giáo đường Saint Paul mà vào thời ấy, là giáo đường to lớn nhất Paris, những dinh thự riêng như dinh thự Sully, cho đến hôm nay vẫn còn giữ khuôn mẫu gốc của nó, những trung tâm văn hóa Âu Châu, những bảo tàng viện nghệ thuật và lịch sử, những khuôn sân phía trong rất âm thầm, và những mẫu vườn lặng lẽ, những tiệm buôn rất thời trang và đầy kinh ngạc cho khách, những quảng trường nhỏ theo kiểu miền nam nước Pháp, với những con đường rất sống động của nó. Tất cả những thứ ấy đã đóng góp để tạo cho khu Le Marais, thành một trong những khu phố có giá trị thật cao và đông người qua lại nhất Paris. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 180 Đây là cảnh một sân trong nhà của bà Einstein ở khu Le Marais. Khu nầy được đăng ký trong một tam giác được hình thành vừa bởi Toà Thị Chính Paris (Hôtel de Ville de Paris), quảng trường Bastille (Place de la Bastille) và quảng trường République (Place de la République). Khu phố Paris của Le Marais nằm trong một phần của quận ba và quận tư của thủ đô, trên cánh hữu ngạn sông Seine. Đây là một khu phố rất kỳ diệu, ôm trọn những di sản có kiến trúc ngoại lệ. Le Marais là nhân chứng cho lịch sử thành phố Paris với những dân cư của nó. Đặt chân tới đây, các bạn sẽ như lạc vào một cuộc phiêu lưu đầy cả ngạc nhiên, sửng sốt, về một khu phố rất giàu tương phản, khi thì cho vẻ rất thanh cao và đường bệ, lúc thì vô cùng linh động và náo nhiệt, hoặc còn là huyền bí và khác thường nữa. Muốn đi viếng khu nầy, ít ra các bạn cũng phải dành gần ba tiếng đồng hồ. Ở đây, các bạn sẽ bắt gặp những tường thành của thời Trung cổ, những dinh thự tư nhân lộng lẫy, những công trình tôn giáo đa dạng, những con đường hẻm quanh co và những quảng trường nhỏ đẹp như tranh, và cố nhiên, những dân cư lừng danh của nó. Cuộc viếng thăm nầy sẽ đưa các bạn đi ngang qua nhiều thời đại, và các bạn có thể chiêm ngưỡng những công trình như : Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Hôtel de Beauvais hiện nay là Toà Thượng Thẩm Hành Chính Paris. Hôtel Carnavalet (hiện nay là Thư Viện lịch sử thành phố Paris) 181 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Place des Vosges (dinh thự của nhiều nhân vật nổi tiếng) 182 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 183 Hôtel de Sully. Sau đây là nơi cuối cùng Dã Thảo xin giới thiệu với các bạn : Château de Vincennes Được dựng lên từ giữa thế kỷ mười bốn và mười bảy, đúng vị trí của một chòi săn cũ. Quả thực sự đó là một thành cổ để tăng cường phòng thủ. Cái vọng lâu thành của nó, cao năm mươi hai thước, dự kiến lúc khởi thủy, dùng làm nơi ở cho gia đình hoàng tộc trong trường hợp nguy cơ. Vọng lâu thành nầy bao phủ và chế ngự luôn toàn bộ khu rừng xưa cũ Vincennes. Về sau, trở thành nhà ngục quốc gia cho vài vị « khách mời » nổi tiếng như ông Nicolas Fouquet, trước khi bị vĩnh viễn vứt bỏ bởi Vua Louis mười bốn để chọn lựa Versailles. Kiến trúc sư Viollet-le-Duc trùng tu lại vọng lâu thành và nhà thờ nhỏ riêng của nó. Một chiến dịch kêu gọi công tác mới đây, đã làm cho lâu đài Vincennes trở thành một trong những di tích của thời Trung cổ kỳ diệu nhất cho vùng nầy. Château de Vincennes là một pháo đài nằm ở phía tây của Paris, trong thị xã Vincennes. Hình thể hơi nặng nề nầy được dựng lên ở bià rừng cùng tên gọi, và cái vọng lâu thành của nó rất oai vệ vừa mới được trùng tu với năm mưoi hai thước bề cao, được xem như cao nhất Âu Châu. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 184 Thuở ban đầu (ở thế kỷ mười ba), nó chỉ là một căn nhà nhỏ, dùng vào việc đi săn, rất đơn giản, nhưng từ thế kỷ mười bốn đến mười bảy, lâu đài nầy đã trở thành nơi cư trú hoàng gia, có tăng cường phòng thủ đàng hoàng và có thiên hướng bảo vệ trong nhiều thời kỳ, gia quyến của vua cùng toàn bộ các người phục dịch, cũng như một phần của ban chỉ đạo hành chánh của vương quốc, cùng số quân đội cần thiết cho việc phòng thủ. Chỗ cư trú nầy của hoàng gia bị phế bỏ, sau khi Vua Louis mười bốn dọn về Versailles. Nó trở thành nhà giam quốc gia cho đến năm 1796, là kho trữ vũ khí đạn dược, và rồi về sau, hoàng đế Nã Phá Luân đệ nhất biến đổi quang cảnh nầy thành một trung tâm quân sự lớn. Hiện nay, Château de Vincennes thuộc quyền xử dụng vừa là của Bộ Văn Hóa (Ministère de la Culture), vì nó là một công trình lịch sử (monument historique), cũng vừa là của Bộ Quốc Phòng (Ministère de la Défense) vì lâu đài nầy cũng là nơi trú cho Cục Lịch Sử Quốc Phòng (Service Historique de la Défense). Sự Cấu Tạo Château de Vincennes Lâu đài gồm có một tường dài vây quanh (xây dựng từ thế kỷ mười bốn), kèm bên sườn ba cửa, với lúc khởi thủy có chín tháp cao từ bốn mươi đến bốn mươi hai thước, xử dụng vừa là nơi cư ngụ và vừa là những bộ phận phòng vệ. Bảy trong số chín tháp đã được làm lại bởi Napoléon để có thể tiếp nhận những pháo. Tường vây quanh đó bảo bọc cho một diện tích mênh mông, trong ấy chế ngự bởi tháp canh, những toà nhà dân sự, hành chính và quân sự, kể cả một nhà thờ nhỏ. Tháp canh (le donjon) (xây dựng vào thế kỷ 14), được dự kiến dùng làm nơi ở cho các vua nước Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 185 Pháp trong trường hợp nguy cơ. Tự riêng nó, đã là một pháo đài phòng thủ gồm có : những hào nước bao quanh rộng lớn,(douves), một pháo đài nhỏ (un châtelet) (mà cửa đi vô ra viền quanh bởi hai tháp), và hai cầu rút (pont levis) để bảo đảm cho sự phòng vệ. Tầng thấp nhất dùng để dự trữ nước và lương thực. Tầng một và tầng hai tương xứng với những căn hộ hoàng gia. Còn ba tầng thượng khác để tiếp nhận những gia nhân và binh lính. Nhà thờ nhỏ (la sainte chapelle) : khởi đầu dưới triều Vua Charles V (ở thế kỷ 14). Việc xây dựng nhà thờ hoàn tất bởi vua Henri II (thế kỷ 16). Theo hình dáng và bản đồ của nó, nhà thờ nhỏ nầy gần giống với nhà thờ của Palais de la Cité, trữ những kính ghép màu và những chi tiết có tính cách trang trí, công trình nầy hoàn toàn theo dạng gôtic. Những căn hộ thông thường được liệt vào những xây dựng quan trọng, thực hiện vào thế kỷ mười bảy theo sự yêu cầu của ông Mazarin, rồi sau đó của Vua Louis XIV. Căn nhà của Vua nằm phía tay mặt và của Hoàng Hậu nằm ở phía trái, với một sự đối xứng hoàn hảo, tạo thành một tổng thể liên kết chăt chẽ về phong cách cổ điển, với nhữnh lỗ khoét trong thành lũy phía nam, thành bên rừng biến đổi thành khải hoàn môn và những hành lang với các cửa vòm. Sự viếng thăm tháp canh cũng rất lý thú. Dù ở bên trong trống rỗng, không có đồ đạc, nhưng nó cũng sẽ gợi lên trong lòng người khách ít nhiều thương cảm, khi chợt nghĩ tới cách sống của những gia đình hoàng gia đã từng một thời lưu lại trong ấy. ■ Dã-Thảo – Paris (8/3/2012) Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 186 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Tình Cûa CÕ Dã Thäo Ra m¡t låi cùng các Ƕc giä 187 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 MÜa Trong VÜ©n Nhà Em Mưa trong vườn nhà Em hay mưa trong Anh ? Giọt buồn nào đơn lẻ chợt vỡ long lanh Tí tách rơi từng hạt, trên bờ thềm hoang vắng Cành trơ xương khóc mướt, mưa gió chạy quanh Mưa trong vườn nhà Jeannine hay mưa trong Anh ? Bài hát tình đầy uẩn khúc, nhạc êm xanh Ôm Em, Anh hôn nhẹ, giọt rơi ngoài ngõ Bao giờ cho nắng đến, hong ấm tim Anh ? Mưa trong vườn nhà Em hay mưa trong Anh ? Hai đứa hôn nhau, để mặc gió mưa quanh Bắt Em ngồi xuống, ôm chặt Em, Anh hát Chuyện tình mình tuyệt đẹp, tình ôi mong manh Mưa trong vườn nhà Jeannine, hay mưa trong Anh ? Bản nhạc tình vưà dứt, tình cũng hết xanh Nụ hôn chưa xóa hết hương thơm ân ái Tình cũng đã xa vời, mưa vẫn khóc Anh…..■ Dã-Thảo / TÌNH CỦA CỎ (Viết sau khi Dế đã làm bài Mưa trong vườn nhà cô Jeannine) – 9/12/1986 Thª Dài Sao cứ hỏi vì sao ta buồn bã ? Vì cuộc sống ? Vì tâm hồn già nua ? Vì chuyện đời ? Vì thế sự ganh đua ? Hay đang chết giữa trần gian cuốn xoáy ? Ta chẳng biết nhưng lòng ta chán ngấy Ta mãi sầu với tình cảm mông mênh Chưa kịp vui thì nước mắt chảy quanh Ta vẫn khóc những đêm dài cô quạnh Chuyện lứa đôi cũng một đời ghẻ lạnh Tình có buồn ta đã sống bao năm Quen dần rồi những u uẩn xa xăm Ta vẫn sống với thiên đường hoang vắngl ■ 188 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 Dã-Thảo / TÌNH CỦA CỎ PARIS (5/2/1987) VÜ©n Hoang Một khoảng trời buồn vẫn cách xa Thu phong cây lá đã nhạt nhoà Lạnh theo từng bước tìm Đông đến Tuyết băng nào tới với MI – TA Vườn lòng nhà MI lá còn xanh ? Vườn TA vàng đổ lá chẳng đành Vui buồn vá víu theo năm tháng Thở dài đâu đó tiếc loanh quoanh Một ít tâm tình gửi cuối năm Chúc bạn vun thêm khoảng « đất thầm » Vườn lòng năm cũ tươi thêm sắc TA xin liếc nhẹ, chớ bận tâm. ■ Dã-Thảo / TÌNH CỦA CỎ (Tặng Kim Min – 10/12/1987) 189 Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 190 Fables Æsop (Sixth century B.C.) A NEW TRANSLATION BY S. VERNON JONES The Kingdom of the Lion THE BEASTS of the field and forest had a Lion as their king. He was neither wrathful, cruel, nor tyrannical, but just and gentle as a king could be. During his reign he made a royal proclamation for a general assembly of all the birds and beasts, and drew up conditions for a universal league, in which the Wolf and the Lamb, the Panther and the Kid, the Tiger and the Stag, the Dog and the Hare, should live together in perfect peace and amity. The Hare said, "Oh, how I have longed to see this day, in which the weak shall take their place with impunity by the side of the strong." And after the Hare said this, he ran for his life. ■ The Wolf and the Crane A WOLF who had a bone stuck in his throat hired a Crane, for a large sum, to put her head into his mouth and draw out the bone. When the Crane had extracted the bone and demanded the promised payment, the Wolf, grinning and grinding his teeth, exclaimed: "Why, you have surely already had a sufficient recompense, in having been permitted to draw out your head in safety from the mouth and jaws of a wolf." In serving the wicked, expect no reward, and be thankful if you escape injury for your pains. ■ The Fisherman Piping A FISHERMAN skilled in music took his flute and his nets to the seashore. Standing on a projecting rock, he played several tunes in the hope that the fish, attracted by his melody, would of their own accord dance into his net, which he had placed below. At last, having long waited in vain, he laid aside his flute, and casting his net into the sea, made an excellent haul of fish. When he saw them leaping about in the net upon the rock he said: "O you most perverse creatures, when I piped you would not dance, but now that I have ceased you do so merrily." ■ Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 191 Fire and Ice: Robert Frost and Cosmology ( continued) By Thomas D. Le Note: The first installment of this article appeared in Firmament October 2011, the second in Firmament January 2012. They are available respectively from: http://thehuuvandan.org/firmamentoctober2011.pdf and http://thehuuvandan.org/firmamentjanuary2012.pdf The German School of Geopolitik Despite what might be suggested by the heading, this study is not about politics but about how history shows that desire dominates the behavior of human communities equipped with any organizational skills. The idea that history is unintelligible without an elementary knowledge of geography need not be emphasized, nor need the relation between geography and history be demonstrated. A reader of history does not fail to notice how geography determines, at least in part, a state's economy and underlie its policies of war and peace. Vast historical overland movements of peoples for peaceful or aggressive purposes could easily be seen to correlate with geographical imperatives. The powerful sweeps of Mongolian hordes out of their homeland would not have carried them to the gates of Europe without the flat steppes dotted with fertile river-bred oases that enabled men riding horses sufficient sustenance and shelter over long distances with few hindrances. Even water, of which seventy percent of the earth's surface is covered, was eventually put to use by mankind to reach unknown destinations and establish outposts that ensured control of the resources of the land on the coast and beyond. Thus, the relatively new concept of Geopolitics or Geopolitik should be broadened to encompass human history although for the better part of history, systematic strategic thinking was constrained by knowledge of the land and command of communication and weapons technology. This study briefly examines the works of various geographers and historians who tried to demonstrate the role played on a grand scale by geography in the making of history, and in the process hopes to show that behind all the strategic thoughts lie, among other emotions, the powerful motivators which are desire and hate. Because German Geopolitik owes its origin so much to a number of geographers, historians, and geostrategists, it is appropriate to preface a discussion of Geopolitik with a brief survey of these scholars. We will see how their ideas were borrowed and practiced by the Germans during both world wars. The Theory of the Heartland Among the first students of the relations between history and geography, Halford J. Mackinder (18611947), English geographer, was Reader in Geography at the University of Oxford (1887), one of the founders of the Geographical Association (1893), for which he served as President from 1916, and of the London School of Economics (1895). After helping to create the School of Geography at Oxford, he led the first-ever expedition to climb Mount Kenya. Among his early publications, Britain and the British Seas (1902) became a classic in regional geography. From 1903-1908 he became Director of Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 192 the London School of Economics. Failing to obtain a chair at Oxford, Mackinder entered politics and was elected Member of Parliament in 1910. More than any other geographers Mackinder was responsible for establishing geography as a separate discipline at the university, and was regarded as the father of geopolitics and geostrategy. Some German adherents of Geopolitik, such as Karl Haushofer during the Third Reich, derived their strategic ideas from Mackinder's seminal theory. Two of his publications are briefly reviewed here for their relevance to the broader scope and purpose of this work. The first one is a speech pronounced in 1904 before the Royal Geographical Society titled “The Geographical Pivot of History,” and published by the Society, in which he introduced the Theory of the Heartland, which was to play an influential role in the foreign policies of world powers and was studied and discussed among academic geographers and foreign policy experts. Though he never used the term geopolitics, the paper is widely acknowledged as among the first formulations that established geopolitics as a field of study. It met with great interest among geographers, historians, and students of geopolitics. The second, a 1919 book titled Democratic Ideals and Reality, is a broad analysis of history in light of geography, building upon the ideas put forth in the preceding 1904 address. Using the events of past history and more recently of the First World War, Mackinder offered a general discussion of the world's history shaped by geographic reality. He expanded the theory of the Heartland, which he first proposed in his 1904 speech, and attempted some policy prescriptions intended to foster world peace. As a geographer, Mackinder analyzed history from the landman's point of view as well as the seaman's, and saw that the problem facing the world after the Great War lies in East Europe between the German and the Slav, one that he urged permanent resolution by maintaining mutual independence and balance between them, lest ambition and rivalry might reignite in future and result in further conflict. Using the analogy of a Roman general in his triumphal march through the city who had a slave whispering in his ear that he was mortal, Mackinder (1919) counseled wisdom in dealing with the defeated Germany by having a cherub whisper into the ears of the victorious statesmen at the peace conference the nowfamous quote (here separated out for emphasis): “Who rules East Europe commands the Heartland; who rules the Heartland commands the World Island; who rules the World Island commands the World.” (p. 194) This very quote was used in the United States World War II propaganda film The Nazis Strike without attribution but with the obvious reference to the Third Reich's territorial ambitions. This warning implied that a future conflict might just well be over control of East Europe, i.e., primarily the land of the Slavs, whom, according to Mackinder, the Greeks had converted to Orthodox Christianity. In fact, the German-Slav conflict is a historical fact of migration and settlement dating back to the Middle Ages and continuing into the twentieth century. East Europe was defined by Mackinder as that part of Europe, which contains both Berlin and Vienna, lying east of a line drawn from the North Sea to the Adriatic Sea to a line extending from St. Petersburg to Kazan on the bend of the Volga, following the river course as it turns south on its way to the Caspian Sea and continuing on to the Black Sea. Most Russians were concentrated in this area. Beyond the St. Petersburg-Kazan line lies North Russia and its forests, sparsely populated by hardy independent forest dwellers, and hence during the Civil War beyond the reach of the Bolsheviks, whose strength derived from the masses of peasants settled farther south. Western powers preferred North Russia for its accessibility by sea through Murmansk and Archangelsk, by way of which men and equipment could easily be brought in and out. The Slav territory, whose western borders touch sizable German settlements in Prussia and Austria as well as scattered from the Baltic to the Black Sea, was to be a temptation for the expansionist designs of the Germans, whom the Romans had civilized and converted to the Roman Catholic faith. It is not true that Germans coveted the land to the east only in recent times. By 1000 BC Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 193 Germanic tribes had begun migrating southward and westward from Scandinavia and Denmark and neighboring Baltic lands. They pushed the Celts west to the Rhine by 200 BC, reaching Roman Gaul by 100 BC. Another wave swept eastward to the coast of the Baltic Sea between 600 and 300 BC. During the first phase of the Migration Period (or Barbarian Invasions) between 300-500 AD the Germanic tribes reached the Western Roman Empire. The Visigoths had fought the Huns and pillaged Rome by 410 AD and settled in Iberia; they were followed by the Ostrogoths, who settled in Italy. The Franks entered Gaul and had to fight the Alemanni, Visigoths and Burgundians, all of Germanic stock. During the second phase, 500-700 AD, the Slavic tribes settled in Central and Eastern Europe. Migrations or invasions continued in the Middle Ages. The German settlement in the east (known as Ostsiedlung) started in the Middle Ages, when Wendish (West Slavs) had already been established in the same land. The interpenetration of cultures and languages in contact further complicates the picture so that notions of race are but romanticization rather than biological fact. The construction of a history of any ethnicity, the Germans, the Slavs, and so on, rests on archaelogical, historiographical, and linguistic evidence, none of which suffices independently of the others. In the eighteenth and nineteenth centuries, with nationalism on the rise, scholars tend to view the history of their own country in more favorable light than that of others, with the result that their narratives and theories were too politicized to be reliable. Mackinder's 1919 book expounds a British geographer's view of his seafaring nation, who through control of the seas held a vast global empire while keeping all land powers at bay because Britain's rule of the waters, supported by a strong home base, and small strategically placed land-based military contingents along the oceans' edges and in insular stations, could be quickly brought to bear from one base to another, to deny other European powers the use of the high seas as they saw fit. The navies of the world used the oceans by the sufferance of the British navy. He called the Indian Ocean a 'closed sea', as it was effectively controlled by the British, not so much by their troops in northwest India as by a far-reaching navy tethered to the home base. In contrast, the Mediterranean was a Roman lake, controlled not by a navy but by their Legions. Britain's sea power was remarkable in that it owed its sustenance to a home base consisting of a modest-sized fertile central plain endowed with iron and coal, the basic ingredients of the muscle behind her mighty fleet, which equaled the next top three navies of the world. It was a home base consisting of one people united under a parliamentarian monarchy, and a strong trading economy, controlled from a single great financial hub and commercial port of London, and virtually immune from foreign meddling since the Norman invasion. From this insular base Britain was able to withstand over the past three hundred years four separate attempts to destroy her sea power by the continental, which Mackinder called “peninsular,” powers of Spain, Holland, and France, converting the opposite continental coastline into an impregnable boundary for herself. As we know it, Hitler too failed to invade England as did Napoleon before him. This privileged and secure position behind the Channel and other seas must have given rise to envy from other continental sea powers, who were vulnerable to attacks by land. However, after World War I reality would be different. In the contest between the sea power of Britain and the land power of Germany, Britain and her ally France prevailed. After surveying past history when large peninsular bases were able to conquer insular bases, Mackinder warned against complacency and total reliance on sea power although thus far Britain's impressive empire had been built on sea power, and that in spite of the fact that the Great War, which started as a conflict between land powers, demonstrated the decisive application of sea power. The same could be said, in retrospect, of the Second World War. To Mackinder the continuous extent of Europe, Asia and Africa makes up the largest land mass of the world, but in fact is an island, which he called 'World Island' although no one had circumnavigated it because of the Arctic icecap. In the north center of the World Island lies the Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 194 generally flat Heartland or Northern Heartland, bounded by the Volga, the Arctic Ocean, and extending from Siberia to Arabia and the coast of Baluchistan (now in Pakistan) on the Arabian Sea, an area encompassing half of Asia and a quarter of Europe. This vast Eurasian land mass is drained by a myriad large and small rivers that do not reach any navigable oceans: The great rivers Lena, Obi and Yenisei empty in the frozen Arctic Ocean while the Volga and rivers of the Urals feed into the salt Caspian Sea, and the Oxus, the Jaxartes into the salt Sea of Aral. The Heartland with its tundras, steppes, taiga, permafrost, deserts, forests, rivers, lakes, plateaus, was thus defined by drainage alone. Until Mackinder's time, most of the Heartland was sparsely settled, traversed by nomads and their cattle and sheep, and largely uncultivated, i.e., was still awaiting development. But it held great promises of economic expansion when its immense untapped resources would be exploited for agriculture and industry. Today we know that Russia with its vast Siberia is rich in valuable minerals, such as gold, diamond, nickel, silver, coal, lead, molybdenum, oil, natural gas, and timber. Protected from the oceans, and hence from attacks by sea power, the Heartland is the locus of enormous land power. Modern Europe, which to Mackinder was Peninsular Europe, owed its future to the resistance by the Germanic tribes against the pounding of the Hunnish hordes of Attila, the Avars, who absorbed them, the Tartars (or Tatars), the Magyar Turks, all land power coming from the Heartland. This whole area, Mackinder called the pivot of history in his 1904 speech mentioned above. It was a land whose history was shaped by the nomads of the steppes. Mackinder thought it was probably under the nomads' pressure that the Angles and Saxons left their homeland for Britain. Centuries later, the Vikings in their longships from the northern seas and the Saracens from their ships in the Mediterranean Sea completed the work of shaping Christian Europe with their sea power. For hundreds of years Britain, lying on the periphery of Peninsular Europe, benefited from the sea as a bulwark against continental land-based power to build a worldwide empire. However, Mackinder argued that the Great War marked the beginning of the waning of sea power, so that the future would lie with countries possessed of land power. The Heartland corresponded to the 'Pivot area', which had played a pivotal role in history. But for strategic planning purposes, Mackinder distinguished the Heartland as comprising “the Baltic Sea, the navigable Middle and Lower Danube, the Black Sea, Asia Minor, Armenia, Persia, Tibet, and Mongolia,... Brandeburg-Prussia,... Austria-Hungary, as well as Russia” (1919, p.141). This area extended much farther west than the Heartland defined above, perhaps because most Russians who inhabit the Heartland were concentrated in the European side of the Heartland right next to the potential areas of future conflict. Within the World Island, a second Heartland called the Southern Heartland lying south of the Sahara is connected with the Northern Heartland by the steppes of Arabia with its southern sliver (Yemen) almost touching the northeastern corner of the Southern Heartland, providing a continuous corridor for men on horseback from Siberia or camel-back from Arabia to reach the Sudan, and beyond if they had not been stopped by disease. For over a thousand years (fifth to sixteenth century) nomads from Asia, Huns, Avars, Magyars, Bulgarians, Mongols, and other nomadic peoples had poured westward across the steppes reaching well into western Europe. The one unifying characteristic of the Heartlands is that both are largely inaccessible to sea-going vessels but are accessible to the horse and the camel. Crowded into the remaining one-fifth of the World Island outside Arabia, the Sahara and the two Heartlands, four-fifths of the population of the World Island dwelling on the European peninsulas and in the remaining lands of South Asia and both North and South East Asia, write some of the modern world's most important history. Mackinder called these regions the Coastlands, which are endowed with fertile soils and easy communication through navigable rivers to the oceans, divided into the European Coastland and the Monsoon Coastland. Beyond these land powers lie an outer crescent of insular sea power bases: Britain, Canada, the United States, South Africa (Mackinder considered South Africa an island, probably due to its linguistic Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 195 affiliation), Australia, and Japan. Against the contention that only the history of the European and Mediterranean peoples matters, Mackinder (1904) argued that the great European nations such as France, England, even Russia, were formed and whipped into shape by the enormous pressure of the nomads issuing from the steppes of the Heartland four thousand miles to the east in the Mongolian desert. As he put it, “...it is under the pressure of external barbarism that Europe achieved its civilization.” (p. 429). It must be noted that the term “barbarism” used here retrospectively should not be taken literally. The Greeks first used the term to designate the Persians, who were their enemies, the Turks, the Egyptians, the Medes, the Celts, the Germanic peoples, the Phoenicians, and in general any non-Greeks, whose speech sounded to Greek ears like the word they used to call them. The word seemed to have an onomatopoeic origin. To the Romans anyone living outside the pale of the Roman Empire was a barbarian by definition. Regardless, Mackinder's thesis is that the vast Eurasian land mass, inaccessible from the oceans, but easily traversed by men on horseback, enabled conquests by nomads from Asia and should be regarded as the pivot area of history. To support this thesis and concomitantly illustrate the important role of Asia in shaping world history, the emergence of two empires could be cited: the Hunnic Empire and the Mongol Empire, both originating from the same general locale in the Heartland. The Hunnic Empire The Hunnic Empire sprang up in the third century BC in what is now Mongolia and was known in Chinese historiography as the Xiongnu. Historians did not reach a consensus as to its origins, however. Firmer evidence suggested that by the fourth century, the Huns had settled in the northwest area of the Caspian Sea and continued their westward push, destroying the Avars and the Ostrogothic kingdom. By the end of the fourth century they had reached the Caucasus Mountains, laid waste to Armenia, and invaded a province of the Eastern Roman Empire. By 420 the Hun leader Oktar had consolidated the empire, which was a confederation of multi-ethnic tribes, which must have included besides the Huns,Teutonic, Finnish and Slavic nations. Under his brother Rugila, the Huns exerted pressure on the Western Roman Empire. At his death the Empire fell into the hands of two nephews, Bleda and Attila. Bleda's death, engineered by Attila, left the Empire to the undisputed leadership of the wily warrior in 445. The Hunnic Empire reached its zenith under Attila, who continued to march westward as far as Aurelianum (present-day Orléans) in 451, which his army wasted little time to leave. There ensued the Battle of the Catalaunian Plains, better known as the Battle of Châlons (Châlons-surMarne renamed Châlons-en-Champagne in 1998) pitting the predominantly Christian coalition army of Romans under General Flavius Aëtius, virtual head of the Western Roman Empire, who had spent a brief exile among the Huns in 433 and forged friendly relations with Attila, Visigoths under King Theodoric I, Alans, Franks, Saxons, Burgundians, and other Germanic tribes against the pagan coalition under Attila of Huns, Franks, Burgundians, Ostrogoths, Gepids, and other Germanic tribes. Some Germanic tribes fought on both sides. A number of historians take the traditional view that the Battle of Châlons was of major strategic importance while others disagree. Aëtius was content with the outcome since his potentially troublesome ally King Theodoric died in battle and his nemesis Attila did not carry the day, leaving him looking victorious. Still, Châlons could not arrest the decline of the Western Roman Empire, which continued its inevitable course to demise anyway. Though the losses were heavy on both sides and the battle was really indecisive, the retreat of Attila's coalition did not diminish the Huns' reputation of invincibility or encourage renewed rebellions from the occupied tribes. Proof of the Huns' staying power was furnished when the following year Attila launched a destructive offensive on Italy to loot and demand the hand of Princess Honoria, sister of Emperor Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 196 Valentinian III, who had appealed to him to deliver her from an unwanted betrothal. The country might have sustained more severe damage but for the pleas by Pope Leo I. Mackinder argued that, out of the common effort put up by Germanic and Celtic tribes and Romans, the French people eventually emerged. With Attila's sudden death in 453 and the ensuing war of succession waged among his heirs, the Hunnic Empire crumbled and ceased to be a threat to Europe. Even during his lifetime Attila was the stuff of legend. Far from being the uncouth chieftain of barbaric conquerors, he was possessed with organizational talent and military skills. Brave, selfassured, decisive, remorseless, genial in war; austere, sober, deliberate, even-handed, just in peace, he earned the admiration of friends and the awe of foes. Sophisticated propagandist in an age of superstition, he knew how to promote his image, self-styling “Attila, Descendent of the Great Nimrod. Nurtured in Engaddi. By the Grace of God, King of the Huns, the Goths, the Danes, and the Medes. The Dread of the World” (Creasy, 1852, p.225). By including the Danes and the Medes in his title he made sure no one would miss the extent of his dominion. Creasy continued his account of the Huns as follows. Centuries later, Attila the warrior and his military exploits so fired up the imagination and admiration of the Germanic tribes that they enthroned him in their legend as Etzel in the Sagas of Norway and Iceland, and the famous poem Nibelungenlied. We know he even inspired an 1846 opera by Giuseppe Verdi! Earlier Hungarians inserted the name of Attila in their Kings' names. Modern Hungarians, whose Finno-Ugric forebears did not descend to settle their present territory until four centuries after Attila (called Atzel in Hungarian), claim him as their ancestor since Magyars and Huns came from the same racial stock. There seems to be no harm to claim an ancestry that once was dreaded throughout Europe. In any case, since the Hunnic Empire was a multi-ethnic entity, it would lend some support to reasonable-sounding claims of affiliation. The debatable question still remains, where did the Huns come from? As just seen, Creasy (1852) gave the Huns a pedigree that included the Turkish, which was closely related in language and habits to Finno-Ugrian tribes of the Urals. But he never went farther east than Central Asia or High Asia, as the Trans-Himalayan region is called. Others, with as much plausibility as controversy, identified them with the nomadic tribes of Hung Nô in Vietnamese or the Xiongnu in Chinese, whose name was first mentioned in 244 BC in Chinese records. Edward Gibbon (1754) favored the Chinese connection, which he described in rather poetic terms. The Xiongnu, who lived in Mongolia and north China, were expert archers on horseback. The relations between the Xiongnu and the Chinese were complex. After unifying China the Emperor Qinshihuang (Tần Thủy Hoàng) built the Great Wall in 215 BC from a series of existing defensive fortresses to keep the Xiongnu out. In 209 BC, the Xiongnu established a confederacy of tribes to achieve political unity and coordinate strategic military actions. This was a remarkable feat of empire-building for a group of nomadic tribes. Their leaders met annually at Longcheng, which served as a state capital. In 174 BC they occupied the western Xinjiang region. The Han Dynasty, which succeeded the Qin Dynasty, met the barbarians' threat by waging war. When defeated, the Chinese resorted to paying them tribute or offering princesses in marriage to gain peace. Such a tributary arrangement assured peace for sixty years during which time nine peace treaties were renewed, each time increasing the amount of gifts at the expense of the Chinese. After building enough force, the Han Chinese launched an all-out war in 133 BC, which ultimately broke the back of the Xiongnu, who now split in two rival groups: the Northern Xiongnu becoming independent and strong, and the Southern Xiongnu growing weaker and dependent on the Chinese. The tables were turned in 53 BC, when the Xiongnu became a tributary to Han China. They continued to play a role in Chinese history, until the absorption of the Southern Xiongnu into the Chinese population was complete by the fifth century. The Northern Xiongnu had ceased to be mentioned in Chinese history by 155 AD. By 380 AD the Huns had already settled the land north of the Caspian Sea and in southern Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 197 Russia, according to ancient records. In the middle of the fifth century the Hunnic Empire, centered in Hungary, had reached its apogee under Attila. By a dual kingship arrangement, the empire was ruled by Attila and his brother Bleda, whose name was later given to the city of Buda (of Budapest). They entered into wars with the Eastern Roman Empire and forced it to accept a tributary relationship. It is possible, though not universally agreed, that during the interval of about three centuries the restless and energetic Northern Xiongnu, who had exited Chinese history, had migrated westward, and mingled with other steppe peoples who spoke a Turkic language. Culturally the term Turkic encompasses a large number of ethnic peoples, who spoke 30 different languages, distributed from Siberia to Central Asia and Eastern Europe, the largest concentration being in Central Asia: Azerbaijan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Turkmenistan, and elsewhere in Turkey, with settlements in Russia (which includes Siberia), the Crimea, the Balkans, Iran, Iraq, Afghanistan, Pakistan, and western China. Racially the Turkic peoples exhibit a mixture of Caucasoid and Northern Mongoloid traits with the Caucasoid being more pronounced among Uyghurs of Xinjiang in western China, Uzbeks, and Turkmen. Mongoloid features are more pronounced among the Kazakhs and Kyrgyz, and Turks of Central Asia Notwithstanding the lack of scholarly consensus as to the ethnic origin of the Huns and the predominant theory believing the Huns spoke a Turkic language nothing of which remains, they might have been descendents of the Xiongnu. It is not far-fetched to regard the Huns and Xyungno as part of the great variety of peoples lumped under the umbrella term “Turkic” by some historians, although the majority of these peoples historically lived in China, on the northern and western periphery of which a Turkic language was spoken. It is useful to note, however, the factors that seem to support the far-eastern origin of the Huns: (1) The migration of the northern Huns westward after their defeat by the Mongolians in 93 AD was known. (2) The military tactic of mounted archery, in which the Mongols were reputed to excel, was shared by both groups. The Huns and the Mongols were formidable horse-riding archer-warriors. No other peoples in the past were known for the same skills. (3) Mongolians and Huns used bronze cauldrons virtually identical in material, shape and style, which had been buried along river banks in Hungary and in Ordos, a city in Inner Mongolia today. (4) The physical descriptions of the Huns that suggest their origin. None of the surviving accounts of the Huns left by the Roman diplomat Priscus, Attila's contemporary, or the Goth historian Jordanes, who wrote a hundred years after Attila's death, described the Huns in more flattering terms than short in stature, quick in movement, swarthy, tan-skinned, flat-nosed, broad-chested, with a shapeless lump for head and pinholes for eyes, foul-smelling, savage, scarcely human, cruel as wild beast, living in swamps, speaking a language hardly resembling human speech. Many of the physical features seemed accurate while others were simply impressionistic and judgmental. Obviously the Huns had few friends among the peoples they fought or subjugated. All these pieces of evidence did not count records from the Chinese, who had a greater contact with and knowledge of the peoples living in their midst or in their surroundings than any Europeans of the day. They knew the Huns and the Mongols long before these nomads set out to conquer Europe. Theories derived from linguistic comparison, though indicative, were messy. They have suggested that the Hunnic language was affiliated with Turkic, Indo-European, Uralic, Mongolian, Old Bulgarian, Tocharian, Xiongnu, among others, based on extremely scant evidence (three words recorded by Priscus, medos, kamos, strava, and a few names). Most of these theories were but speculations arisen from the multiplicity of ethnic groups within the Hunnic Empire. It is only expected that people in an Empire so vast in the days of slow communication spoke their own languages including Latin, Gothic and other languages of subjugated tribes although Gothic was preferred by the Huns as the lingua franca. The three Hunnic words recorded by Priscus raise a question, though. As a member of a Byzantine diplomatic mission to the court of Attila the Hun, Priscus had a privileged position to observe the Huns and their language up close. Also he was the author of an eight-volume Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 198 history of Byzantium that included the rise of Attila. I find it remarkable that the scholarly Priscus found enough time to debate with a Greek merchant living among the Huns who had been captured, made a slave then freed by a Hun nobleman, about the justice systems of the Byzantine Empire and the Hunnic Empire, but no more time and effort than to record just three Hunnic words. Languages can be an indication of ethnicity only in a static situation, which fosters homogeneity and uniformity, barring language variation. It is in the realm of possibility that where migration and conquest resulted in a dynamic mixture of peoples, such as the Hunnic Empire, languages could, over long enough periods of time, be modified through borrowing, coining, simplification, adoption, assimilation, absorption, and adaptation, even total disappearance. This is what happened to English, whose language is a fusion of the West Germanic, the North Germanic, and the Romance stocks. It took two centuries after the Anglo-Saxon invasion to get to the Old English stage of the first known poem (a hymn to God in poetic form) by the illiterate cowherd Cædmon. One could imagine these centuries as an incubation period of melting together the speeches of the Angles, the Saxons, the Jutes and their dialects. It also happened to the speech of the Norsemen whose raids had ended as settlements in Normandy, and who, in five generations, had so completely lost their North Germanic speech and ways that by the time of the Norman Conquest of 1066, the Duke of Normandy, William the Conqueror and his nobility brought to Britain a French-speaking court along with French culture. Modern historians resort to ethnogenesis to tackle the origin of the Huns, using culture, tradition, including ethnic affiliations to determine a group's identity. By the middle of the fifth century, when the Huns rose in the consciousness of west Europe under the leadership of the terrible Attila, their empire had covered the area west of the Urals and the Black Sea to the edges of the Western and Eastern Roman Empire and encompassed parts of present-day Russia, the Balkans, the Ukraine, Austria, Germany, with a base in Hungary. There is no evidence that the Hunnic language had undergone the same process that English had. As to the origin of the Hunnic language, researchers had a field day inventing their theories. The Hunnic Empire illustrates the first demonstration of the power, spirit, resourcefulness, stamina, organization, and fighting capacity of Asian nomads of the Heartland in shaping the future of Europe. Under the waves of the ferocious Hunnish cavalry, the first true blitzkrieg of history, Europe lay prostrate. It took a coalition of Romans and those tribes whom they considered barbarians to blunt the Hunnic fury. It would be enlightening, though idle, to speculate on the destiny of Europe if Attila's unexplained sudden death had not occurred too soon in 451. Many historians called the Huns barbarians in retrospect. But the term was also applied to non-Greeks by the Greeks, to non-Romans by the Romans, and to non-Chinese by the Chinese. Out of the necessity to confront the Huns, Europeans coalesced and developed a certain sense of cohesion and unity. In this sense, the Hunnic invasion of Europe had an unintended but felicitous effect. The Mongol Empire After the first shock of Asian invasion in Late Antiquity and Early Middle Age, Europe at the dawn of the Renaissance was subjected to the second wave originating from the same vast steppes of Mongolia that had given birth to the hardy breed of restless, energetic, free-spirited horsemen, whom the afflicted inchoate Christian Europe had called the “scourge of God” about nine centuries earlier. These nomadic tribes from northeast Asia created the largest land empire in history, extending nearly ten thousand kilometers in length and covering 24 million square kilometers, from Eastern Europe to the Sea of Japan during the thirteenth and fourteenth centuries. The Mongol Empire was twice as large as the Roman Empire and the Muslim Caliphate. It covered Korea, large parts of Siberia in the east and north, China, northern India, Persia, the Middle East in the south, the Caucasus, Ukraine to Kiev, Russia with Moscow in the west and north, i.e., much of Kievan Rus'. This time there was no Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 199 controversy as to the identity of the invaders. The Mongols had their day in history when Genghis Khan, after uniting all Mongol and Turkic tribes, founded the Mongol Empire in 1206, which lasted until 1368 when it fell with the fall of the Yuan Dynasty. Their empire was built with a military might renowned for their unrivaled horseback mobility, deadly marksmanship with the bow, martial-art skill with the javelin and sword, blitzkrieg-like assault tactic, speed of execution, discipline, endurance, and almost all-weather operational capability. Genghis Khan, feared in war for the incredible destructiveness and cruelty of his lethal shock cavalry, established Pax Mongolica, which was surprisingly enlightened; for under it ideas, trade, science, technology, education, religion flourished without hindrance. After Genghis Khan's death, the empire comprised four vast regions, each an empire with its own interests: the Golden Horde Khanate in the northwest centered on Russia and areas to its south, the Chagatai Khanate in the west, the IlKhanate in southwest covering the Middle East, and the Yuan Khanate anchored in China as the Yuan Dynasty, all controlled by the latter. The Golden Horde Khanate (1241-1502), inhabited among others by Turks, was delimited in Eastern Europe by the Urals eastward into Siberia, south to the right bank of the Danube, the Black Sea, the Caucasus Mountains, and abutting the Ilkhanate. Originally a Mongol khanate, the Golden Horde Khanate evolved into a Turkic one. The Chagatai Khanate (1225-1687), a Turco-Mongol empire initially ruled by Genghis Khan's second son Chagatai Khan and his descendents, was lodged between the Golden Horde Khanate and the Ilkhanate to the west, covering parts of Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgystan, and lying south of Kazakhstan. The Ilkhanate (1256-1335) extended through southwest Asia from Turkey, Georgia, to Iraq, Persia, Afghanistan and Pakistan, ruled by the Il Khan (Il meaning subordinate). The conquest of Song China took several attempts over four decades starting from 1235. With China only partially conquered, Kublai Khan proclaimed the Yuan Dynasty in 1271; and it was not until 1279 that they succeeded in annihilating the remnants of Southern Song to unify Chinese rule under the Mongols. We will not linger over how the Mongol Empire fared until its demise except for one period in the second half of the thirteenth century, when Kublai Khan's reign, before and after being firmly in control of China as the Nguyên (Yuan) Dynasty after their elimination of the Tống (Song), tried to subjugate Ðại Việt (The Great Land of Viet, as Vietnam was called then). Thành Các Tư Hãn (Genghis Khan), founder of the Mongol Empire, bequeathed it at his death to his third son, A Loa Ðài (Ogedei) The Mongols were at their apogee of power. The Mongol capital Karakorum swarmed with foreign ambassadors from Europe and other capitals within the Empire. Parts of Karakorum were built and decorated by foreign workers from Europe, Persia, and China as befit the metropolis of an empire. After Ogedei's death, his widow Toregene took over the regency and with the support of other aristocrats placed her son Quí Do (Guyuk) on the throne. His coronation in 1246 was attended by envoys from east to west, among whom: the Vatican ambassador sent by Pope Innocent IV, the Grand Duke of Moscow Yaroslav II of Vladimir, envoys from Georgia, Armenia, the Sultanate of Rum, the empire of India, the Abassid Caliphate. Countries, such as Cilician Armenia, willingly submitted as vassals to Mongol rule without a fight. Cilician Armenia was rewarded by exemption from taxation and supervision by a darughachi or resident overseer. After a brief reign of less than two years, Guyuk died. The throne passed to Mông Kha (Mongke, 1209-1259), a son of Genghis Khan's youngest son Tolui, who was Ogedei's brother. Mongke was the fourth Great Khan of the Mongol Empire and the first from the Tolui line. Though not well-known or influential, Tolui had four sons: Mông Kha (Mongke), Hốt Tất Liệt (Kublai Khan), Hạt Lỗ (Hulegu), and Ariq Boke, who played a crucial role in shaping the future of the Mongol Empire, and most of the world. Once crowned as the fourth Great Khan, Mongke faced a plot by the Ogedei line of aristocrats, whom he purged by execution He then instituted far-reaching reforms in government, the economy, taxation, religious freedom, and undertook a great building program in the capital Karakorum employing artists and builders from throughout the Empire. He ordered a census of resources in all Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 200 khanates. His court was an equal opportunity employer for Empire-wide talents although he preferred the Muslims. He received a French ambassador, William Rubruck, sent by King Louis IX to seek an alliance against Islam and permission to spread Christianity. In religious matters he offered tolerance but warned the French ambassador of a stern response to any military intervention like a crusade. By the time of his death in 1259 the Mongol Empire had reached its greatest extent. All countries, lands, and peoples in the vast Mongol Empire had their tales of woe to tell. Only Vietnam had a different narrative, one that continues to resonate wherever the descendents of Ðại Việt settled, and for all time. Mông Kha (Mongke) and Hốt Tất Liệt (Kublai Khan) contributed to that narrative too, but theirs was not a story of triumph and victory but of defeat and humiliation. The following will contain more details than the rest for the reason that it is part of Vietnamese history. First Mongol invasion of Ðại Việt (Vietnam, 1257). Not long after his ascension as the fourth Great Khan, Mông Kha (Mongke) turned his attention toward south China and Ðại Việt (Vietnam). Desirous of achieving total control of China to make his Empire complete, Mongke planned to attack the Southern Song from three directions. Korea and Dali were the first targets. The pattern was familiar: first demand the king of the country to be invaded to report to the Mongol court and to send a royal prince to the Mongol court as hostage. Then if that attempt failed, military action would ensue. His troops marched against Korea and succeeded in securing it as a northern base from which a strike against the Southern Song might be staged. At the same time Mongke dispatched his brother Hốt Tất Liệt (Kublai Khan) to lead an expedition against the Đại Lý (Dali) Kingdom in Yunnan. Together with Ngột Lương Hợp Thái (Uryankhadai), the son of Genghis Khan's general Subotai, Kublai secured Dali in 1256, making it a western base of operation against Song China. As preparation for an attack on the Southern Song, in 1257 Ngột Lương Hợp Thái (Uryankhadai) sent envoys to Ðại Việt to demand submission or to ask for a (southern) corridor of invasion into Song territory. Knowing what the Mongols really wanted, the Vietnamese Emperor Trần Thái Tông not only refused but imprisoned the envoys and ordered Trần Quốc Tuấn to hold a defensive line in the north. Uryankhadai marched on Ðại Việt from Yunnan with an army of 3,000 Mongols and 10,000 Yi tribesmen, following the Thao Giang River valley in Hưng Hóa Province to attack Thăng Long (renamed Hà Nội in 1831). With too small a contingent, Trần Quốc Tuấn was forced to retreat to Sơn Tây. Leading his troops King Trần Thái Tông tried unsuccessfully to stop the Mongols; he withdrew to the Red River. The Mongols pushed the Trần to east of Nhị Hà River, forcing Thái Tông to abandon Thăng Long for the safety of Thiên Mặc River in Hưng Yên Province. The invaders entered Thăng Long, freed their envoys, and seeing that one of them had died, rampaged through the city pillaging and murdering every man, woman, and child they could find. The Mongols could find little else thanks to the scorched-earth tactic of the Vietnamese. Facing dire straits, Trần Thái Tông went by boat to solicit advice from Prince Trần Nhật Hiệu, who, without saying a word, moored his boat and wrote down two Chinese characters, “Nhập Tống” (Join the Song), in the water. Unimpressed, the King went on to consult Counselor Trần Thủ Độ, who reassured him, “As long as my head has not rolled to the ground, Your Majesty need not worry.” Thái Tông regained his confidence. In the end the Mongols had to retreat back to Yunnan, overcome by fatigue, disease, the climate, and the guerillas. Seizing the opportunity, Thái Tông launched a counteroffensive to Đông Bộ Ðầu, inflicting considerable losses to the Mongols. When the retreating Mongols reached a farm in Qui Hóa the owner gathered up a local militia and caused further havoc. The enemy was too demoralized and beaten to loot during their retreat. Mông Kha died while his troops were fighting the Song, and was succeeded by Hốt Tất Liệt (Kublai Khan), who finished up the conquest of China after putting an end to the Song Dynasty in 1279. It devolved on Hốt Tất Liệt to invade Ðại Việt twice more, without success. The first Mongol foray into Ðại Việt, though initially victorious, had ended in failure and retreat. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 201 As we reflect upon the causes of the first invasion of Vietnam by the Mongols, one fact stands out: The world's largest empire in history had not yet conquered its back yard or even its own house. The Southern Song were still tenaciously fighting for survival; and until this Dynasty was eliminated there was no solid foundation for the far-flung empire to anchor its power base. The Mongol capital Karakorum was nothing compared with the great cities of China like Beijing. Being nomadic the Mongols had at best a precarious semi-agricultural economy and little to no industry. They needed a stable and thriving economy for sustenance. In administration, Mongol tribal governance paled besides the sophisticated bureaucratic establishment of China. In education, science, technology, they had to borrow. The Southern Song and China, in general, could provide the wherewithal with which to administer an empire. However, until the Song Dynasty was destroyed or absorbed into their Yuan Dynasty, the Song remained a thorn in their side. Hence the need to conquer the Song. But did they need an invasion route through Ðại Việt to attack the Song? No. The proof was that Kublai Khan destroyed the Song without using Vietnamese territory at all. But the excuse of “just passing through” was employed repeatedly by the invader. And the ancestors of the Vietnamese were right in rejecting any demand or request from their neighbor to the north to allow use of their land as a jump-off point for an invasion of other countries. The Vietnamese always thwarted imperialist desire. The precarious peace between Ðại Việt and Nguyên (Yuan) China. While they had not quite brought China under their sway, the Mongols wanted Ðại Việt. However, with memory of the previous debacle still fresh the Mongols lost any appetite for another military adventure. They figured persuasion was better than war. Hence, every few years they would send emissaries to entice or demand that the Trần Emperor appear in person at their court in what is now Beijing to accept tributary status. The Vietnamese Emperor refused to budge, proffering one excuse after another, causing no small amount of irritation in the Nguyên (Yuan) court. To buy peace and time, Thái Tông dispatched an embassy headed by Lê Phụ Trần to the Nguyên (Yuan) court to promise a tribute every three years. The Yuan Dynasty records showed that Ðại Việt accepted a Ðạt lỗ hoa xích (darughachi or overseer) and paid tribute as promised. A Ðạt lỗ hoa xích (darughachi) was a Mongolian official competent in civil and military affairs stationed in the tributary country to serve as the eye and ear for the Yuan Emperor. The idea is to spy on the Vietnamese and their resources, and gain a knowledge which would be used in case of war or occupation. His unspoken role was to gradually convert Ðại Việt into a protectorate. In 1258 Trần Thái Tông abdicated in favor of his son Prince Hoảng, who acceded to the throne as Emperor Trần Thánh Tông; Thái Tông became Thái Thượng Hoàng (Retired Emperor). When the Mongol Yuan learned of the succession, they hastily dispatched an embassy to crown the Vietnamese Emperor and exact tribute. The triennial tribute consisted of products and manpower: rhinoceros horns, elephant tusks, tortoise shells, precious stones, and other exotic items; three each of scholars, herb doctors, chiromancers, astrologers, craftsmen of various skills. Though outwardly accepting to be a tributary, Emperor Trần Thánh Tông knew the Mongols were only biding their time waiting for an opportune time to pounce on his country. He prepared for war. Military recruitment proceeded apace; soldiers were organized into a hierarchy of units, training intensified, and weapons stockpiled. A precarious peace between the two countries lasted until 1266. The Yuan began to tighten their hold on Ðại Việt with a fresh mission. The Vietnamese responded with one of their own to the Yuan court, asking that no persons would be part of the tribute and no darughachi would be stationed in Ðại Việt. The Yuan emperor countered with six demands: (1) the Vietnamese Emperor must report in person to the court of Yuan; (2) a son or brother of the Emperor must be offered as hostage; (3) a population census must be furnished; (4) men must serve in the Yuan military; (5) tax receipts must be turned over to the Yuan; and (6) the Ðạt lỗ hoa xích (darughachi or overseer) must stay. To the Mongols' demands, the Vietnamese employed dilatory tactics and excuses such as illness to postpone Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 202 acceding to them and to hold off war for as long as possible in order to build forces strong enough for a showdown with the world's hegemon. In 1275, the Vietnamese Emperor dispatched emissaries to the Yuan court asking for a recall of the darughachi on the grounds that Ðại Việt was not a barbarian country that needed overseeing, and in the meantime for the official's title to be changed to Senior Advisor. The Yuan Emperor rejected the request, and reiterated the six demands. The Vietnamese Emperor stonewalled. With that defiance the die was cast. Now the Mongols had their hearts set for war. It was only a matter of time. Their border garrisons were instructed to reconnoiter the terrain. The Vietnamese too stiffened their border defenses. In 1277 Emperor Trần Thái Tông died, and the following year Thánh Tông ceded the throne to Prince Khâm, who became Emperor Trần Nhân Tông. Upon learning of Thái Tông's death and Nhân Tông's coronation, the Yuan Emperor sent his Minister of Rites Sài Thung to deliver a message to the new Emperor: Attend the Yuan court in person. The latter's arrogant attitude, spurning a welcoming party from the Vietnamese court, reprimanding the Vietnamese Emperor for not seeking prior approval, and refusing to attend a banquet in his honor, caused great anger among the Vietnamese court nobility. Only after a state dinner was set at Tập Hiền Palace and repeated invitations extended did Sài Thung finally relent. During the meal and after a few drinks, Emperor Nhân Tông told the Chinese ambassador, “I was born in the palace and am not accustomed to the weather. I cannot possibly take any trips.” After a few days Sài Thung left. Emperor Nhân Tông followed up with the same rebuff in writing to the Yuan Emperor, who wanted nothing more now than to punish defiant Ðại Việt. But he hesitated because China was still not pacified. A standoff resulted. Ðại Việt had once again stood up to Yuan China. Second Mongol invasion of Vietnam (1284-1285). As the northern neighbor was wont to do, Mông Kha's (Mongke) successor, Hốt Tất Liệt (Kublai Khan, 1215-1294) plotted to bring Ðại Việt into the Mongol orbit. True to Vietnam's tradition, the Trần Dynasty decided to resist. What are the causes of the second invasion of the Mongols? There is only one cause: The Mongols' desire to conquer and subjugate. Knowing he needed time to prepare for invasion, in 1282 Hốt Tất Liệt dispatched an envoy to deliver the message: If the Vietnamese Emperor cannot appear at the Yuan court, he must send gold and precious stones, and two each of scholars, astrologers, and skilled craftsmen. Instead, Emperor Nhân Tông sent an uncle, Trần Di Ái, and two aides Lê Tuân and Lê Mục in an act of appeasement. Intent on seizing direct control, Kublai set up a commission of bureaucrats ready to take over Ðại Việt's governmental functions. On arrival, the Mongol delegation of functionaries were refused by Emperor Nhân Tông and returned to China. In response to the Vietnamese act of defiance, Kublai made Trần Di Ái King of Annam (the Chinese term for the Vietnamese), Lê Mục Scholar-Academician, and Lê Tuân State Minister. Then he put Sài Thung in command of a 1,000-men force to escort them back to Ðại Việt. Trần Di Ái accepted the Mongol favor because he had figured that with luck he would be the next Emperor of Ðại Việt; and if things did not pan out, he could claim having been coerced by the Yuan. The Mongol column had barely reached the Nam Quan Pass at the border when, alerted by scouts, a Vietnamese strike force ambushed it. Sài Thung lost an eye to a Vietnamese archer and fled back to China. The turncoat Trần Di Ái and his party were captured and demoted to the rank of private. In 1282, anticipating war in the aftermath of these events, and with news of impending invasion relayed by the Governor of the frontier Province of Lạng Sơn, the Retired Emperor and Emperor Nhân Tông convened a meeting of the royal family, aristocrats and commanders at the confluence of Bình Thang, Thái Bình and Ðuống Rivers to devise a plan of defense. There were hawks and doves among the conferees. Some doves suggested letting the Mongols pass through to Champa, as the enemy always used borrowing a land route as an excuse; others favored appeasement by a tribute mission. But Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 203 Trần Quốc Tuấn and Trần Khánh Dư were adamant about mounting a strong defense at strategic choke points to keep the invader out. Emperor Nhân Tông, leaning towards resistance, appointed in 1283 Prince Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn (also known as Trần Hưng Ðạo) commander-in-chief of the 200,000-men Vietnamese forces. Trần Hưng Ðạo had authored a manual on war strategy, and used his expertise to put his troops through intensive military exercises. He then assigned Trần Bình Trọng the task of deploying defensive strongpoints along the Bình Thang River. Trần Khánh Dư would defend the Vân Ðồn sector in Quảng Yên Province. Other commanders would man defenses at all critical points. He himself would station the main force at Vạn Kiếp in Hải Dương Province as a strategic reserve for intervention where needed. Sài Thung's failure to effect regime change in Ðại Việt had so angered Kublai Khan that he ordered his son Prince Thoát Hoan (Toghan) to cross into Ðại Việt in December 1284 with Ô Mã Nhi (Omar, a Muslim), Toa Ðô (Sogetu) and half a million troops, ostensibly to borrow a passage to Champa. The Mongols were equipped with state-of-the-art weapons, including siege equipment, artillery, and river-crossing pontoons. The Yuan land forces had assembled in their staging area at Hồ Quảng, and would soon reach the Lạng Sơn border. The Yuan strategy was to attack in two prongs to crush the Vietnamese forces in a pincer movement. Thoát Hoan (Toghan) would cross the mountainous frontier with the main force and strike south. Toa Ðô (Sogetu) would jump off from Quảng Châu to execute an amphibious landing with 100,000 troops on Champa, then wheel northward as the second prong of the envelopment. This piece of intelligence on the Yuan's strategy obtained by the Vietnamese unnerved Emperor Nhân Tông, who was conscious of the numerical inferiority of his army. His outnumbered force was poorly equipped in comparison and already spread too thin. To forestall the inevitable, he tried a belated gesture of appeasement with a tributary mission to Kublai Khan, requesting negotiation. The Mongol Emperor turned a deaf ear and ordered Thoát Hoan (Toghan) to march. With 500,000 men the Mongols had a commanding lead over the 200,000 Vietnamese. Many of their army came from various parts of the Mongol Empire and were battle-tested veterans of other wars. The Vietnamese, on the other hand, consisted of conscripts, but mainly of peasant-soldiers who not too long ago had been wielding the plow and not the sword. But they were animated with the same spirit that had driven their ancestors to throw off the Chinese yoke after a thousand years of domination. And under master strategist General Trần Quốc Tuấn, they were galvanized into a fighting force to be reckoned with. Still it was going to be an asymmetrical conflict. The initial setbacks. At this juncture the Vietnamese faced the most perilous situation in their history. To gauge the mood of the country, Emperor Nhân Tông convened an assembly of the notables and elders of the land at Diên Hồng Palace and asked just one question, Do you want war or peace? To a man, they thundered, War! The nation had spoken. Upon reaching the border, Thoát Hoan (Toghan) sent a letter saying his forces needed a passage to Champa. Emperor Nhân Tông replied, “There are no convenient routes by land or water from our country to Champa.” As soon as he received the Vietnamese rebuff, the infuriated Thoát Hoan crossed the border at Lạng Sơn, then dispatched an aide named A Lý to deliver the ultimatum: “We only want to pass through your country on our way to Champa and have no other motives, so you should not worry. Just open your gates to let our troops in. We will need some food supply along our way. When we have defeated Champa, we will reward you for your cooperation. However, if you choose to resist, we will show no quarter and destroy your country. It would then be too late to regret.” General Trần Quốc Tuấn angrily sent A Lý back with a categorical rejection, then immediately ordered the Khả Li and Lộc Châu passes in Lạng Sơn strengthened while he positioned his main force at Kì Cấp Mountain. The navy was positioned to guard the approaches to the Bái Tân crossing. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 204 Thoát Hoan hurled his formations against the Vietnamese defenses, but the furious battle at Kì Cấp Mountain raged on indecisively until Khả Li and Lộc Châu fell. The crumbling defenses compelled General Trần Quốc Tuấn to fall back to Chi Lăng Pass with Thoát Hoan in hot pursuit. Under overwhelming Mongol pressure General Trần Quốc Tuấn and his household aides Yết Kiêu and Dã Tượng quickly escaped to the Bái Tân dock, where they took a river route to Vạn Kiếp. Commanders who had not deserted or defected soon came straggling in with their decimated units. On hearing the news of serious Vietnamese reverses, Emperor Nhân Tông hastened to Hải Dương in a small boat, then summoned Quốc Tuấn for consultation. Seeing that his troops had been beaten everywhere, the worried Emperor told his commander-in-chief that he was thinking about surrendering to save lives. The imperturbable general replied, “It is humane of you to say so, but what would happen to the temples and monuments to our ancestors, our land? If you want to surrender, you must first cut off my head!” Those brave words reassured the monarch. Gradually the Vietnamese forces regrouped, replenished, and grew more confident. General Trần Quốc Tuấn, brilliant military strategist, then turned accomplished psychological warfare practitioner. To his assembled commanding officers at Vạn Kiếp, he delivered a proclamation to instill resolve, hatred, and aggressiveness, with injunctions to train their men and conquer the enemy. He concluded: I have compiled a manual of military strategy. If you train with this book and follow its directions, you are loyal; but if you spurn this book, and act against its counsel, you are the enemy. Why? Because we and the Mongols are implacable enemies. We cannot live under the same sky with them. If you remain impassive and fail to take revenge or train your troops, you might as well join them, surrender to them, and reap dishonor forever. Then how could you proudly take your rightful place between heaven and earth? The commanders were moved by the general's exhortations, trained hard, and resolved to fight the enemy. They tattooed two words on their arms, “Sát Đát” (Death to the Mongols!) Having crushed all resistance in the Lạng Sơn sector, Thoát Hoan (Toghan) headed for Vạn Kiếp. The weaker Vietnamese forces were shattered, put to flight, and lost all their boats. All those who were captured with the “Sát Đát” tattoos were executed. The Mongols then advanced to the Kinh Bắc front. There Thoát Hoan unleashed his troops to sack and pillage Võ Ninh, Gia Lâm, and Đông Ngạn, then set up defenses on a beachhead at Đông Bộ Đầu. General Trần Hưng Ðao took up defensive positions on the south bank. When he observed a Vietnamese troop position on the south side of the Red River, Thoát Hoan destroyed it with artillery bombardment and scattered the defenders. Then the Mongol engineers built pontoon bridges across the river for their infantry to move right up to the foot of Thăng Long fortress. General Trần Hưng Ðao had earlier escorted the Retired Emperor and Emperor Nhân Tông out of Thăng Long, leaving a few generals behind to defend the citadel. Only after seizing Thăng Long did Thoát Hoan know of the Emperors' escape. He sent his generals to pursue the escapees. On their side Toa Ðô (Sogetu) and his marines had been trying unsuccessfully to gain a toehold on the Champa coastline. Kublai dispatched him an imperial order to take a land route farther north to attack Nghệ An in coordination with Thoát Hoan's forces, who were occupying all river landings on the Red River from Thăng Long to the Ðại Hoàng River in Hà Nam Province. The latter ordered General Ô Mã Nhi (Omar) to take a sea route to link up with Toa Ðô's army in its northward thrust. The situation became desperate for the Vietnamese. If the two Mongol thrusts succeeded in closing the vise shut, the Vietnamese royal family and much of the army would be trapped in a narrow pocket with few escape routes available. Trần Hưng Ðao advised the Emperor the dispatch Grand General Trần Quang Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 205 Khải to block Toa Ðô at Nghệ An, and General Trần Bình Trọng to hold Thiên Trường against Thoát Hoan while he and other generals escorted the royal party to Thiên Trường and on to Hải Dương. At Nghệ An the combined forces of Toa Ðô (Sogetu) and Ô Mã Nhi (Omar) were so overwhelming that Trần Quang Khải had to retreat northward while the commander of Nghệ An's garrison Trần Kiện surrendered himself and his entire family to the Mongols. Toa Ðô ordered an immediate evacuation of the Trần Kiện family to Beijing. Having learned of the evacuation, Trần Hưng Ðao dispatched a column in pursuit. At Lạng Sơn Trần Kiện's escorting party was ambushed by the local militia under the command of tribal leaders Nguyễn Thế Lộc and Nguyễn Lĩnh. Trần Kiện was killed and buried by one in his household named Lê Tắc, who managed to escape to China. Here Lê Tắc wrote An Nam Sử Lược (A Short History of Vietnam), which still exists in China and Japan. Back at Thiên Trường, as the Mongols were approaching, Trần Bình Trọng led his troops to intercept them. Unfortunately he was surrounded and captured. Thoát Hoan had heard of the Vietnamese general and respected his strength and skill. So he treated his prisoner with consideration and tried to convert him to the Mongol cause. Trần Bình Trọng retorted, “I would rather be a ghost of the South than a king of the North!” Knowing he could not sway Trần Bình Trọng, he ordered him beheaded. Trần Bình Trọng's death not only caused considerable grief for the nation but also underlined the dire situation facing it. Now Trần Hưng Ðao once again had to move the royal family to safety, this time to Quảng Yên on the Tam Chỉ River while a decoy royal party was heading toward Ngọc Sơn. The Mongols found out the ruse and launched a pursuit to Tam Chỉ. But they were too late. Trần Hưng Ðao and the royal party had taken a land route to Bạch Đằng River, from where they crossed the Ðai Bàng estuary into Thanh Hóa Province. The Mongols were everywhere: in the north Thăng Long, Bắc Ninh, Thiên Trường had fallen; in the south their forces under Toa Ðô (Sogetu) and Ô Mã Nhi (Omar) were advancing toward Nghệ An. Several relatives in the royal family, such as Trần Tú Viên, Trần Ích Tắc had defected to the Mongols. Only Trần Hưng Ðao remained to protect the royal family although his skills were certainly needed to repulse the enemy. The turning point: The battle of Hàm Tử (1285). After repeated failures to make a breakthrough at Nghệ An, Toa Ðô (Sogetu) and Ô Mã Nhi (Omar), whose forces had been worn down during their Champa campaign, now faced a serious supply problem. They decided to sail north to link up with Thoát Hoan. Trần Quang Khải reported the news to the Emperor in Thanh Hóa. This was the golden opportunity. that Trần Hưng Ðao would not fail to seize. At a strategy meeting of commanders convened by Nhân Tông, Hưng Ðao reasoned that Toa Ðô's army must have suffered considerable losses, hardship, privation, and fatigue from their Champa campaign, the overland marches through the Ô and Lý Districts of Thuận Hóa, the Hoan District of Nghệ An, and the Ái District of Thanh Hóa Provinces and now the coastal sea-lift northward. A strong enough combat army of interception under an aggressive leadership would have an excellent chance of victory. Nhân Tông approved the plan, and appointed Prince Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật commander and Trần Quốc Toản deputy commander, augmented by General Nguyễn Khoái, to maneuver a 50,000-strong army into blocking positions at Hải Dương. In the fourth lunar month of 1285, as Trần Nhật Duật had finished deploying his men at the Hàm Tử estuary in Hưng Yên Province, the Mongol flotilla under Toa Ðô arrived. Nhật Duật hurled his forces upon the Mongols. Among his units there was one under a Song General by the name of Triệu Trung, who had fled China with his men during the last Mongol offensive that destroyed the Southern Song Dynasty. Now on the Vietnamese side, he and his contingent, dressed up in Song uniforms, joined the battle against the Mongols. Thinking that the Song had reconquered China and had sent expeditions to aid Ðại Việt, and under the merciless pummeling of the Vietnamese formations, the panicked Mongols fled and were slaughtered in great numbers. The carnage forced Toa Ðô back to the Thiên Trường estuary. The victorious Nhật Duật sent via his deputy Quốc Toản the good news to the Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 206 Emperor at Thanh Hóa. There was great rejoicing at the court. Hưng Ðao then counseled the Emperor to keep pressing the enemy, explaining that, having scored the first victory after a series of setbacks, the Vietnamese were eager to exploit the opportunity and keep up the momentum while the Mongols, who had been used to easy gains, recently had the first taste of defeat and had begun to feel apprehension and doubt. Now was the time to attack Thoát Hoan (Toghan) and liberate the capital Thăng Long. Nhân Tông approved the plan. Preparations were under way when Grand General Trần Quang Khải arrived from Nghệ An. He volunteered to lead the offensive. The Emperor assigned Trần Quang Khải the mission to retake Thăng Long and Trần Nhật Duật the mission to prevent Toa Ðô from joining with Thoát Hoan. The battle of Chương Dương and liberation of Thăng Long (1285). At the time, Thoát Hoan's main force was occupying Thăng Long and vicinity whereas their war vessels were anchored at the Chương Dương river base. Generals Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, and Phạm Ngũ Lão took their troops on an amphibious operation from Thanh Hóa to their target landing at Chương Dương. Their assaults with shock troops and ferocious hard-hitting raiding tactics put the Mongols to rout. The Vietnamese jumped ashore and pursued the enemy all the way to the Thăng Long citadel before stopping to set up siege. Thoát Hoan led his main force out to the rescue but fell into an ambush prepared by Trần Quang Khải. The Mongols fled in disarray, flushed out of Thăng Long, and did not stop until they reached the Red River on the Kinh Bắc (Bắc Ninh) line. Trần Quang Khải then sent word of the liberation of Thăng Long to the Emperor in Thanh Hóa, who was elated that the Vietnamese had finally turned the tide. His armed forces, initially beaten and beset with desertions and defections, had within two months reversed the trend by winning two major battles in which the enemy suffered heavy, irreplaceable losses. The Mongol forces were now widely separated from one another and lost contact with one another. The battle of Tây Kết (1285). His battered army massed in Thiên Trường, Toa Ðô had no idea that Thoát Hoan's main force had been routed and had withdrawn to Bắc Giang, 200 miles from him. He then moved his army to a position on the Thiên Mạc River, a branch of the Red River, with the intention of executing an enveloping maneuver with Thoát Hoan's army. After a few days he learned that his advance column had been routed, and all river crossings were defended by the Vietnamese. He had no choice but to retreat to Tây Kết and sent out scouting parties to find Thoát Hoan's whereabouts. Meanwhile the two consecutive victories at Hàm Tử and Chương Dương sent the Vietnamese' morale and fighting spirit soaring. Hưng Ðạo advised the Emperor to charge Trần Quang Khải and Trần Nhật Duật with blocking all passages and roads to prevent Toa Ðô and Thoát Hoan communicating with each other. Hưng Ðạo himself would first destroy Toa Ðô's army, then annihilate Thoát Hoan's. Emperor Nhân Tông approved his strategy and gave him carte blanche to carry out his plan of operation. When the Vietnamese forces arrived at Tây Kết, they split their formations to take on all of Toa Ðô's positions, and set up ambushes to snare Toa Ðô. Their assaults overwhelmed the Mongols. Toa Ðô (Sogetu) and Ô Mã Nhi (Omar) fled with their infantry to the sea. As soon as they rounded a mountain a Vietnamese ambush sprang and had them surrounded. Toa Ðô (Sogetu) was killed by an arrow while Ô Mã Nhi (Omar) tried to escape to Thanh Hóa. Closely pursued by the Vietnamese, he had to beat a solitary path to the sea on a skiff to find his way back to China. The battle of Tây Kết was fought in the fifth lunar month of 1285. The Vietnamese had taken 30,000 prisoners and captured large quantities of ships and weapons. The battle of Vạn Kiếp: End of the second Mongol invasion (1285). After a victory celebration and award ceremony, General Trần Hưng Ðao went after the last Mongol commander, Thoát Hoan Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 207 (Toghan), whose army was still entrenched in Bắc Giang. Trần Hưng Ðạo based his plan on certain known facts. The Mongols had heard of the debacle suffered by Toa Ðô (Sogetu)'s army, of his death, and of Ô Mã Nhi (Omar)'s escape by sea to China. The destruction of an army of 100,000 had seriously sapped what fighting spirit they still had, and their thought was to pull up stakes and head home. It was now the sixth lunar month of 1285, and the weather had begun to bring the unbearable summer heat back with its attendant diseases. In addition to the disheartening news, Hưng Ðao's strategy could only spell more misery and grief to the invader. He prepared a network of ambushes along the expected routes of Mongol withdrawal back to China. Nguyễn Khoái and Phạm Ngũ Lão would deploy 30,000 men in the reed thickets along the foothill banks of the Vạn Kiếp River. His two sons Hưng Võ Vương Nghiễn and Hưng Hiếu Vương Úy would take another 30,000 troops to set up blocking positions in Quảng Yên to deny the enemy access to Tư Minh District. Once the trap was set, Hưng Ðạo led his strike force to Bắc Giang to deliver the telling punch. The Yuan Mongols under Thoát Hoan broke ranks and ran to Vạn Kiếp as anticipated. Nguyễn Khoái intercepted them and inflicted heavy casualties. The Mongols lost half their number. The Yuan General Lý Hằng was killed by an arrow. Other Mongol leaders, Thoát Hoan (Toghan), Phàn Tiếp, A Bát Xích, and Lý Quán, fought their way out as best they could. With the Vietnamese in hot pursuit, Thoát Hoan climbed into a bronze tube and had his troops carry him out of danger. When they reached Tư Minh District, the Hưng Võ Vương Nghiễn and Hưng Hiếu Vương Úy men unleashed additional volleys of death. Lý Quán was struck down by an arrow while Thoát Hoan (Toghan), Phàn Tiếp, A Bát Xích narrowly escaped to limp back to China. In a little more than six months, from December 1284 to June 1285 (there is a difference of about 30 days or so between the lunar calendar and the Gregorian calendar), the mighty invading force of 500,000 consisting of war veterans from the Mongol Empire equipped with superior arms and materiel was shattered by 200,000 Vietnamese peasant-soldiers. Third and last Mongol invasion of Vietnam (1287-1288). The third Mongol invasion was motivated by revenge. When Thoát Hoan (Toghan) and his generals reported back to the Yuan court, there was nothing but shame and anger. The Mongols had wasted manpower, war materials, and their reputation of invincibility. Now the only thought was to exact revenge on the Trần Dynasty and their Ðại Việt Kingdom. Repressing his anger and impulse to execute his military commanders, Hốt Tất Liệt (Kublai Khan) put his plan to invade Japan on hold, ordered the building of 300 additional warships, and intensive troop training in Giang Hoài, Giang Tây and Hô Quảng Provinces for an expedition against Ðại Việt in August. But his advisors won his approval of a delay to allow more time to prepare. When Emperor Trần Nhân Tông got the information about the Mongols' intention, he asked Hưng Ðạo for advice. The general reassured the monarch. During the last invasion, the Vietnamese were at first ill-prepared because they had enjoyed decades of peace. Yet after just a few months of fighting they had learned to fight well. Now they were far better prepared. The Mongols, on the other hand, still remembered the great losses they had suffered, especially the losses in the senior ranks of command. This knowledge would impair their fighting spirit and instill fear. Hưng Ðạo ordered recruitment of fresh troops and intensive tactical training. This time the Vietnamese would be ready. In the second lunar month of 1287, Kublai planned a massive invasion force with more than 300,000 handpicked men and a 500-ship navy under the supreme command of Thoát Hoan (Toghan). Assisting him were Generals Ô Mã Nhi (Omar), Phàn Tiếp, A Bát Xích, and Áo Lỗ Xích. Their main food and arms supply would be assured by a flotilla that carried 170,000 rations under the command of Trương Văn Hổ. As in the second invasion, the Mongol command structure seemed to be multi-ethnic as exemplified by such names as Ô Mã Nhi (Omar), A Bát Xích (Abassid?). And it may be safe to Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 208 assume that their rank and file was too. The invasion force would bring with them Trần Ích Tắc, a prince who had defected, and whom they had named King of Annam to replace the reigning Emperor Trần Nhân Tông once they had deposed him. In the eleventh lunar month of 1287, the invasion was spearheaded by Thoát Hoan, who led the bulk of his army through the Khâm, Liêm, Tư Minh Districts corridor. Trương Ngọc took command of the land supply train with 2,000 men. Áo Lỗ Xích and Trình Bằng Phi advanced with 10,000 foot soldiers each. Ô Mã Nhi and Phàn Tiếp headed the naval force. When intelligence reached Thăng Long of the Mongol invasion, Nhân Tông convened a strategy meeting of his court ministers and military leaders. Some of them suggested recruiting additional troops; but Hưng Ðạo reasoned that quality in a fighting force counts more than quantity. As in the previous war, General Trần Hưng Ðạo was the supreme commander. He put Nguyễn Khoái and Trần Nhật Duật in charge of the Lạng Sơn front to block the entry points with 30,000 men. These border crossing points are traditional invasion routes for the Chinese because there were few options elsewhere along the mountain-bound frontier. And the Vietnamese and the tribes who lived in the area commanded an advantage over the invader, who was much less familiar with the terrain. The enemy had to mass overwhelming force to smash through every time. In the southern sector, Trần Hưng Ðạo assigned another thirty thousand troops to Trần Quốc Toản and Lê Phu Trần to repel a seaborne invasion in the Nghệ An sector. He set up three strongpoints in the Tư Minh District. The Đại Than estuary in Hải Dương Province was also reinforced. With the remaining bulk of the army Trần Hưng Ðạo fortified the Phù Sơn Mountain sector and kept as strategic reserve. As in the last invasion, the Mongols enjoyed initial success. One by one the defenses at Phả Lại and Chí Linh mountains crumbled. Thoát Hoan then threw 20,000 men under Trình Bằng Phi on the Vạn Kiếp fortress. Ô Mã Nhi and A Bát Xích jumped off from Lục Đầu River to put pressure on Red River defenses. Trần Hưng Ðạo was forced to fall back to protect the capital and ensure the safe evacuation of the royal family. Pursued by Ô Mã Nhi the royal party had to abandon land escape and take a sea route to Thanh Hóa. When his prey had slipped beyond his grasp, Ô Mã Nhi turned back, and on the way to Long Hưng, he desecrated the Trần's ancestors' burial ground in Chiêu Lăng. This action sealed his fate, as will be seen below. Thoát Hoan himself directed the assault on Thăng Long, but the Vietnamese spirited defense repeatedly repulsed him At last he resigned himself to setting up defensive positions along the Vạn Kiếp-Phả Lại-Chí Linh line. Trần Hưng Ðạo moved up and dug in to face his enemy, resulting in a stalemate. The battle of Vân Ðồn. The stalemate did not favor the invader at all since his strategy was not a protracted war but a decisive lightning strike at the heart of the enemy. This Thoát Hoan failed to pull off. More worrisome, the longer the status quo lasted, the worse the supply situation became. To relieve the supply crunch Thoát Hoan dispatched a column of marines under Ô Mã Nhi to the Đại Bàng estuary in Hải Dương Province to escort the supply convoy commanded by Trương Văn Hổ. When he reached the Vân Ðồn Pass in Quảng Yên Province, he ran into the blocking forces of Trần Khánh Dư, which he forcefully dispersed. He found the way clear to the sea. The news of Trần Khánh Dư's inability to block Ô Mã Nhi prompted Retired Emperor to summon the Vietnamese commander to answer for his failure. Trần Khánh Dư asked for a stay of execution while he tried to redeem himself. He reasoned that after routing the Vietnamese, Ô Mã Nhi would become complacent and make mistakes. Khánh Dư gathered up the remnants of his naval unit and placed his men in ambush positions along the supply waterway. Just as he expected, Ô Mã Nhi's naval unit returned in a few days to clear the way through the Lục Thủy Dương estuary for the supply flotilla. Once Ô Mã Nhi's escort had passed, Khánh Dư's men from both sides pounded the supply vessels with withering barrages of arrows. Convoy Commander Trương Văn Hổ, overcome by the ferocity of the assault, Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 209 escaped to Quỳnh Châu in a small boat, leaving in Vietnamese hands huge supplies of food and weapons of all kinds. On news of the victory the Retired Emperor was so happy he never mentioned Khánh Dư's original failure. Trần Hưng Ðạo then counseled the Retired Emperor on the next step. Now that the enemy's supply of rations and weapons was in Vietnamese hands, it would only be a matter time before their supply situation would reach crisis proportions and severely affect their morale and fighting capability. But the enemy did not know his plight yet. It would then be wise to release the prisoners of war so they could carry the disastrous news back to their commanders. Their accounts would do incredible damage to the enemy's morale, leaving them more vulnerable to our assaults. Thus, the POWs were released. For his part, after rejoining his command center, Ô Mã Nhi waited in vain for the arrival of the supply convoy. Out of frustration, he destroyed the An Hưng garrison then withdrew to Vạn Kiếp. The battle of Bạch Đằng Giang (1288). The Battle of Bạch Đằng Giang of 1288 ranks among the proudest moments of Vietnamese history. It took place in the third lunar month, nearly seven and a half centuries ago. For their role in preserving the freedom and independence of Ðại Việt, the river Bạch Đằng Giang and the hero Trần Hưng Ðạo are enshrined in the hearts of Vietnamese everywhere for all time. In the aftermath of the Vân Ðồn debacle the Mongols saw their food supplies dwindling day by day. Thoát Hoan (Toghan) wanted to send messengers back to China to request resupply. But Trần Hưng Ðạo had anticipated their intention and ordered Kì Cấp Mountain and Nữ Nhi Pass in the Lạng Sơn sector blocked and ambushed to interdict any communication with China. Thoát Hoan's staff reasoned that the Mongols' situation was perilous. They had no fortified positions for protection; their food supply was shrinking fast; all critical points were lost to the Vietnamese; the summer heat was fast settling in. It would be better to retreat back to China and wait for a more propitious time. Assessing the situation, Thoát Hoan concluded that Trần Hưng Ðạo's forces were too strong to defeat and that withdrawal would be the only viable alternative. He ordered a two-route approach: Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp and their marines would evacuate by sea via the Bạch Đằng River; and the rest would take the land route protected by a rear guard under the command of Trình Bằng Phi and Trương Quân. The plan would take effect after a few days of preparation to break camp. Trần Hưng Ðạo knew of the Mongols' evacuation plan. He ordered Nguyễn Khoái to take a shortcut to an ambush site farther upstream on the Bạch Đằng River. Here Nguyễn Khoái and his men were to plant iron-tipped stakes in the riverbed that would be covered by the high tide but exposed at low tide. The plan was to lure the Mongols' seaborne forces into the trap, then turn back at the precise time when the tide began to retreat for the counterattack. This same strategy had been first employed by the military genius Ngô Quyền to destroy the Chinese invader in 938 and inaugurate the era of national independence. To annihilate the Mongols in their land retreat, Trần Hưng Ðạo assigned Phạm Ngũ Lão and Nguyễn Chế Nghĩa the mission of ambushing them at Nội Bàng Pass in the Lạng Sơn sector. All preparations completed, Trần Hưng Ðạo was starting to move out when news came that Ô Mã Nhi's forces had reached the Bạch Đằng River. He pointed at the Hóa Giang River and pledged, “If I do not destroy the Yuan in this battle, I shall not come back to this river!” His troops were all excited and rushed to the Bạch Đằng. According to plan, General Nguyễn Khoái launched a boat formation to engage Ô Mã Nhi's flotilla on its way out. Infuriated by the sight of the Vietnamese provocation, the Mongol general ordered his squadron to turn around and do battle. The smaller Vietnamese riverine force was soon compelled to retreat upstream. Ô Mã Nhi issued orders to give chase. Once the entire Mongol force was deep into the trap, and at the moment when the tide was beginning to ebb, Nguyễn Khoái made an about-face. The Vietnamese riverine units, and Trần Hưng Ðạo's formations who were arriving began pelting the Mongols with storms of fire arrows. Under tremendous pressure, Ô Mã Nhi Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 210 and Phàn Tiếp gave orders to disengage and pull back. When they reached the trapped section, the ebbing tide was exposing the deadly points of the iron-tipped stakes. The relentless barrages of arrows did their ghastly work on the trapped Mongols. Their vessels were immobilized, impaled, capsized, sunk, or burned by fire arrows. In the melee countless Mongols were burned or killed, their blood coloring entire sections of the Bạch Đằng River. The Mongol senior commanders Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc were captured along with thousands of their men, and more than 400 vessels. History had repeated itself because Ô Mã Nhi had failed to heed its lesson. The complete rout of the Mongol army (1288). News of the Bạch Đằng carnage shook the Mongols to the core. The entire Mongol senior command structure, Thoát Hoan (Toghan), Trình Bằng Phi, Trương Quân, Trương Ngọc, A Bát Xích, and Áo Lỗ Xích took the land route out. When they reached Nội Bàng Pass, they fell into an ambush prepared by Phạm Ngũ Lão. The senior commanders did their best to protect Thoát Hoan, fighting while fleeing. Trương Quân, who covered the rear with 3,000 men, was slashed to death. The entire Mongol army so far had lost 50 to 60% of its strength. The fleeing troops were further terrified when the scouts reported that the hundred miles between Nữ Nhi Pass and Kì Cấp Mountain swarmed with Vietnamese strongpoints. This coupled with the loud din of pursuing Vietnamese units added to their consternation. Thoát Hoan (Toghan) ordered Trương Ngọc and A Bát Xích to lead the withdrawal and Áo Lỗ Xích to cover its rear. Soon the two point commanders Trương Ngọc and A Bát Xích perished in a hail of poison arrows that also killed Mongol troops by the hundreds. Trình Bằng Phi served as Thoát Hoan's bodyguard to lead him out of danger and back to Tư Minh District. Áo Lỗ Xích, fighting rear guard action, picked up remnants of the tattered army and helped them back to Beijing. The Yuan Mongol force of revenge had ceased to exist. The Vietnamese sued for peace. It might sound paradoxical that after destroying two Mongol armies and killed tens of thousands of their soldiers, the Vietnamese decided it was time to mollify the country they had humiliated. By a simple calculus of Realpolitik the Trần Vietnamese knew that victories notwithstanding, Đại Việt could not possibly sustain years of continuous warfare with its huge northern neighbor. The Mongols had been properly chastened and taught a lesson. They had left but could come back again for revenge. In fact, the Yuan court had already started to plan the next expedition when Hốt Tất Liệt (Kublai Khan) died. It was therefore more prudent to revert to the status quo ante bellum than to indulge in vainglorious triumphalism. Along that line of thought the Vietnamese sent a delegation to the Yuan court asking to resume triennual tributes. There was an exchange of POWs, in which all captured Mongol generals were released. All but one were freed in the conventional way, on land. Ô Mã Nhi (Omar), who had desecrated the tombs of the Trần ancestors and murdered too many innocent Vietnamese, could not be freed on land. At the suggestion of Trần Hưng Ðạo, Ô Mã Nhi (Omar) was returned to China by sea. Then while en route, an “accident” occurred and sank his boat. Đại Việt's request to resume tribute was accepted, but the Yuan Dynasty still insisted on the Vietnamese Emperor reporting in person to the Yuan court as a sign of submission. As always, the Vietnamese Emperor found enough excuses for not showing up, which never ceased to infuriate the Yuan. Mourning, illnesses, promises were all offered as excuses. Finally, Kublai Khan's death put an end to Mongol preoccupation with the little but unconquerable kingdom called Đại Việt. The Yuan Dynasty was content with triennial tributes and no court attendance. That was a sign that the Yuan court had resigned itself to Realpolitik. Some Reflections on the Heartland Theory The Hunnic and Mongol Empires are two examples that provide some support to Mackinder's Theory Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 211 of the Heartland. Both originated from East Asia and were built by vigorous nomads on horseback. Both helped to shape the destiny of Europe and the regions they encompassed at a time when science and technology played a rather small role in human life. However, the days when nomads could build empires have passed. But the Heartland remains important since its vast resources are still largely untapped. The (Northern) Heartland took on greater importance now that Russia, having come down from the northern forest lands, has replaced the Mongol Empire. And the horse that had ruled the flat steppes was being replaced by the railway, which Mackinder foresaw would in due time be crisscrossing the area with fast and efficient communication and spur economic growth. Perhaps cognizant of the utter defeat during the Great War of Russia by Germany, who imposed the crushing Treaty of Brest-Litovsk on a country gripped by revolution, Mackinder the geographer quickly supplemented his pivot area thesis with an astute remark of a geostrategist. The actual balance of political power at any given time is, of course, the product, on the one hand, of geographical conditions, both economic and strategic, and, on the other hand, of the relative number, virility, equipment, and organization of the competing peoples. (1904, p. 437) The realization that geography contributes to the greatness of a nation only in so far as the people occupying the land have the “number, virility, equipment, and organization” to put it to work lies at the heart of political geography. Following on the heels of World War I, Mackinder's book could only see an incipient civil war pitting the non-Bolshevik White Army, which France, Britain, the United States, and Japan supported with equipment and/or men, against the revolutionary Red Army, which was made up of Bolsheviks fighting for their socialist future. He could not predict the advances of weapons technology since the First World War that rendered obsolete notions of inaccessibility. Rockets, missiles, aircraft carriers, and long-range bombers leave no corners of the earth unreachable. The question is not technology; it is cost. On the human side of the equation, “virility, equipment, and organization,” we can see that World War II has demonstrated the Russian command of these factors with their victory over Nazi Germany. However, in terms of population, the “relative number,“ Russia is encountering crippling circumstances that do not bode well over the long term. After the dissolution of the Soviet Union in 1991, ending the Cold War, Russia inherited the vast Heartland and a diminished population. With 143 millions, compared with the United States population of 313 millions, it would be quite a challenge for Russia to defend and develop a land almost twice as large as the United States. Until Russia's population increases sufficiently in “relative number,” the Heartland may not play such a crucial role as Mackinder had theorized. As of today, it seems that the Middle East with its huge oil reserves is the pivot area of history for the twenty-first century. ■ 1 April 2012 (to be continued) Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 212 Bibliography Creasy, E. S. (1852). The fifteen decisive battles of the world: From Marathon to Waterloo. London, England: Richard Bentley. Gibbon, E. (1754). The history of the decline and fall of the Roman empire. [PDF document] Hobsbawm, E. (1996). The age of extremes: A history of the world, 1914-1991. New York: NY: Vintage Books. Mackinder, H. J. (1904, April) The geographical pivot of history. The Geographical Journal, 23(4), 421-437. Mackinder, H. J. (1919). Democratic ideals and reality: A study in the politics of reconstruction. London, England: Constable and Company Ltd. Palmer, R.R, Colton, J., & Kramer, L. (2007). A history of the modern world. Boston, MA: McGrawHill. Rana, L. (2008). Evolution of geographical thought: A systematic record of evolution. New Delhi, India: Concept Publishing Company. Roberts, A. (2006). A history of the English-speaking peoples since 1900. London, England: Weidenfeld & Nicolson. Tran Hung Dao's Proclamation to his officers. (1284). (G. F. Schultz, Trans.). Retrieved March 29, 2012 from http://www.webcitation.org/query? url=http://www.geocities.com/SoHo/Den/5908/history/tranhungdao.html&date=2009-1025+09:59:39 Trần Trọng Kim. (2006). Việt Nam sử lược. Hà Nội, Việt Nam: Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin. Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 213 PhÜ®ng Hoàng M¶t Loåi Cây ‘’M§i‘’ Ÿ ViŒt Nam Sóng ViŒt ñàm Giang Cây hoa Phượng Hoàng Cây hoa Phượng hoàng, Chuông đỏ, Sò đo cam hay nhiều tên khác nữa như Hồng kỳ, Phượng hoàng đỏ, Đỉnh phượng hoàng, Tulip châu Phi, Uất kim hương châu Phi… là một loài cây gốc từ vùng tây châu Phi được thấy xuất hiện ở Đà Nẵng, Nha Trang, rất nhiều ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, Đà Lạt, trên con đường từ phi trường Liên Khương vào Đà Lạt, trên con đường Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP Saigon, Vũng Tàu, Long Hải, và nhiều nơi nữa. Cây hoa phượng hoàng đỏ (Sò đo cam) thấy rất nhiều ở những đảo Caribbean khi người viết có dịp thăm viếng những đảo này. Cây này người viết cũng đã thấy ở hai tỉnh Siem Riep và Phnom Penh, Cambodia, và khá thường tại nhiều tỉnh ở Việt Nam. Bài viết ngắn này phỏng theo tài liệu thu thập trên Internet. Cây hoa phượng hoàng là một loại cây trong gia đình họ Bignoniaceae. Tên latin là spathodea campanulata với những tên English như Fountain tree, African tulip tree, Flame of the Forest, Nandi Flame hay Rudra Palash, Pichkari, v.v.. Cây trưởng thành có thể cao đến 15 m. Cây được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới vì cây chịu nóng tốt, và vì hoa của cây màu đỏ cam lớn rất rực rỡ và bắt mắt. Đôi khi cũng có một vài cây với hoa màu vàng. Gỗ cây mềm và dòn. Và vì cây mọc rất dễ qua chiết cành nên phát triển khá nhanh. Hiện nay ở Việt Nam, cũng giống như một số quốc gia trên thế giới, cây hoa Sò đỏ cam bị đặt vào trong nhóm cây có xâm hại cho sinh thái cần kiểm soát. Nói riêng ở Việt Nam, được biết cây hoa phương hoàng (Sò đỏ cam) này xuất hiện đầu tiên ở Đà Lạt vào năm 1965, một quà tặng của một người bạn bên châu Phi cho kỹ sư Lương Văn Sáu, và ông Sáu đã xin phép trồng cây hoa chuông đỏ này tại khuôn viên chùa Quan Thế Âm, Đà lạt. Vào thời đó phương pháp chiết cành chưa đuợc thịnh hành, và sự thụ phấn của cây này cần có sự hiện diện của một vài loại chim hummingbird mới đơm trái nên cây này được xem là một cây hiếm ở Việt Nam (vì Việt Nam không có loại chim gây thụ phấn này). Nụ hoa là cả từng chùm hình ống chuông và chứa nước. Nụ hoa này khi ngắt và bóp thì phụt nước ra. Hoa nở hình ống và giữ nước và suơng ở trong. Ngoài chim hummingbird có mỏ dài thường Firmament Volume 5, No. 1, April 2012 214 hút nhụy, ngoài ra còn có những chú ong chui vào hút nhụy và rồi chết chìm trong nhụy hoa cùng làm mồi ngon cho sinh vật khác. Hoa từng cụm ở đầu cành. Trái khi chín là một nang khô dài màu nâu sậm, khi chín già thì tự mở ra để phát tán những hạt mỏng có cánh nhẹ theo gió bay đi khắp nơi. Hoa và Nụ Hạt Vỏ và lá cây đã được dùng như thuốc cổ truyền ở một số quốc gia vùng nhiệt đới. Vỏ cây được dùng làm lành vết thương nhất là vết bỏng. Vỏ và lá được dân địa phương dùng như thuốc sát trùng và sản phẩm trích từ lá đã được xem như có công dụng trị sốt rét. Vỏ cọng qua thử nghiệm cho biết có tác dụng giảm đường trong máu ở loài chuột. Cây này hiện nay chưa được coi như mọc tự nhiên khắp nơi mà chỉ hoàn toàn do gây trồng ở nhiều nơi như là một cây vườn cảnh, hay cây trồng dọc theo đường phố. Những cây tự nhiên mọc lên do hạt theo gió bay có thể thấy ở những vùng đất nông nghiệp bỏ hoang, dọc theo đuờng, rãnh nước, ven rừng, v.v…. Nhắc lại những đặc điểm của cây là: cây lớn, có từng chùm lá kép mọc dọc theo cành, hoa có thể lớn đến cỡ 10-12 cm, có cấu trúc từng chùm ở ngọn cành. Và quả là những nang lớn khá dài có thể dài đến 30 cm giống như cácloại nang hạt đậu và khi chín nang tách đôi để phát tán những hạt có cánh nhẹ như giấy. Nói tóm lại cây hoa Phượng hoàng hay Sò Đo cam là một cây khá mới ở Việt Nam (kể từ năm 1965). Cây được trồng nhiều ven đường lớn mới xây cất vì cây chiết mau lớn, chịu đựng khí hậu vùng nhiệt đới tốt, cây có lá xanh rất đẹp, và có hoa đỏ rực rỡ lớn bắt mắt. Sư tô điểm thẩm mỹ cho các đô thành đã mang lại màu sắc và ấn tượng thêm cho thành phố. Sư lo ngại về sự xâm lấn nguy hại cho môi trường cũng đáng để ý. Mặc dù nhiều tên đuợc gọi nhưng người viết đắc ý nhất với tên Phương hoàng. Việt Nam đã có hoa tên phượng vĩ, phượng tím và bây giờ phượng hoàng, thật không gì hay hơn. Cũng cần lưu ý tên gọi phượng hoàng có thể là do vì cây đầu tiên được trồng tại chùa Quan Thế Âm, nên những vị trụ trì đã gọi cây này là phượng vàng thay vì phượng đỏ. Và vì thế mà nay có tên là phượng hoàng chăng? Tóm lại Cây “mới” Phượng hoàng ở Việt Nam dù đẹp, hoa đỏ rực rỡ, lá xanh mướt nhưng chắc chắn không bao giờ có thể thay thế, hay mang được cái chất thơ mộng vào tuổi học trò cho hàng ngàn, hàng vạn nam nữ sinh trung học trên khắp đất nước Việt Nam như cây Phượng vĩ đỏ. ■ Firmament Sóng Việt Đàm Giang March 30, 2012 Volume 5, No. 1, April 2012 215