Những việc quý vị có thể làm đối với trường hợp ngược đãi trẻ em

Transcription

Những việc quý vị có thể làm đối với trường hợp ngược đãi trẻ em
Những việc quý vị có thể
làm đối với trường hợp
ngược đãi trẻ em
Ngăn chặn là hy vọng tốt nhất để giảm sự ngược đãi và bỏ rơi trẻ em, đồng thời để cải thiện cuộc sống của trẻ em và gia đình.
Củng cố gia đình và ngăn ngừa tình trạng ngược đãi trẻ em cần phải có sự cam kết chung của các cá nhân và các tổ chức ở từng
cộng đồng.
Tài liệu này có thể được cung cấp theo yêu cầu mẫu khổ thay thế cho các cá nhân
khuyết tật hoặc bằng ngôn ngữ khác tiếng Anh cho những người có kỹ năng tiếng
Anh hạn chế. Để yêu cầu ấn phẩm này với mẫu khổ hoặc ngôn ngữ khác, hãy liên lạc
với Bộ Phận về Ấn Phẩm và Thiết Kế tại số 503-378-3486, 711 cho người khiếm thính
(TTY), hoặc email dhs-oha.publicationrequest@state.or.us.
Những việc quý vị có thể
làm đối với trường hợp
ngược đãi trẻ em
Bộ Xã Hội Oregon
i
Mọi công dân đều có trách nhiệm ngăn ngừa hành vi ngược đãi trẻ em và có nghĩa vụ bảo vệ trẻ em. Bất cứ ai cũng có thể giúp
trẻ em theo những cách khác nhau, từ việc đơn giản là trở thành một người bạn bảo vệ chúng khỏi tình trạng ngược đãi.
ii
Mục lục
Giới thiệu........................................................................... 1
Tại sao tôi cần thông tin này?....................................................................................................1
Những điều quan trọng nhất cần nhớ là gì?...................................................................2
Khai báo............................................................................ 3
Khai báo là gì?.....................................................................................................................................3
Ai là người được ủy nhiệm khai báo?...................................................................................3
Khi nào thì việc bảo mật quan trọng hơn việc cần khai báo?..............................5
Tôi có thể khai báo như thế nào?...........................................................................................5
Tôi cần phải có những thông tin gì?.....................................................................................6
Tôi có thể nhận những thông tin gì DHS sau khi khai báo? .................................6
Tôi có thể thấy những kiểu ngược đãi nào?.....................................................................7
Nếu tôi thấy một vết đáng ngờ trên người một đứa trẻ, tôi có
nên điều tra nguyên nhân không?........................................................................................7
Tôi có phải chứng minh rằng tình trạng ngược đãi đã xảy ra không?............7
Cần phải làm gì nếu tôi không chắc rằng đó là
một tình trạng ngược đãi?..........................................................................................................8
Nếu tôi có cảm giác là một đứa trẻ đang bị ngược đãi, nhưng trên
người đứa trẻ lại không có vết dấu nào và đứa trẻ không kể với tôi
chuyện gì, thì tôi có nên khai báo sự nghi ngờ của mình không?....................8
Tôi nên nói gì với đứa trẻ khi cháu đã nói với tôi rằng
cháu đang bị ngược đãi?..............................................................................................................8
Đứa trẻ sẽ phản ứng như thế nào sau khi tình trạng
ngược đãi được khai báo?...........................................................................................................9
Tầm quan trọng của việc khai báo tình trạng
ngược đãi......................................................................... 10
Điều gì xảy ra nếu tôi không khai báo?............................................................................10
Sau khi tôi khai báo liệu tên tôi có bị công bố công khai không?..................10
Tôi có bị phụ huynh đứa trẻ kiện ra tòa vì đã khai báo không?........................10
Điều gì xảy ra nếu tình trạng ngược đãi xảy ra từ rất lâu rồi?.............................10
Tôi có nên khai báo sự việc với người quản lý của tôi không?..........................11
Có bao nhiêu trường hợp ngược đãi đã được khai báo rồi?..............................11
Sự khai báo của tôi quan trọng như thế nào?.............................................................11
iii
Ai quyết định rằng đó là tình trạng ngược đãi?..........................................................11
Cứ để gia đình họ tự giải quyết vấn đề có tốt hơn không?................................12
Những người khác có thể khai báo tình trạng ngược đãi không?.................12
Những áp lực của việc khai báo tình trạng
ngược đãi....................................................................13
Tại sao mọi người không khai báo trường hợp bị nghi
ngờ là có hiện tượng ngược đãi?.........................................................................................13
Việc khai báo tình trạng ngược đãi có căng thẳng đối với
người khai báo không?...............................................................................................................14
Tôi có thể tự giúp mình trong quãng thời gian này như thế nào? ................14
Quy Trình Dịch vụ Bảo vệ Trẻ em (CPS) ......................... 16
Các dịch vụ bảo vệ trẻ em là gì?...........................................................................................16
Điều gì xảy ra sau khi tôi khai báo?.....................................................................................16
Kiểm tra sàng lọc là gì?...............................................................................................................17
Một cuộc đánh giá là gì?...........................................................................................................17
Người ta đưa ra quyết định về sự an toàn của đứa trẻ như thế nào?...........17
Kế hoạch cá biệt là gì?................................................................................................................18
Khi nào thì trường hợp cần đến các dịch vụ bảo
vệ trẻ em được khép lại?...........................................................................................................18
DHS có thực hiện cuộc phỏng vấn trực tiếp với từng
đứa trẻ được cho là nạn nhân của tình trạng ngược đãi hay không?..........19
Tôi có thể tham gia vào cuộc phỏng vấn đánh giá với đứa trẻ không?......19
Nếu đứa trẻ đang bị ngược đãi, cơ quan sẽ tách
cháu khỏi gia đình chứ?.............................................................................................................19
DHS có cho cha mẹ đứa trẻ bất cứ biện pháp nào khác ngoài
việc tách con cái ra khỏi họ không?...................................................................................19
Khi nào thì DHS có thể quyết định tách đứa trẻ khỏi gia đình?.......................20
Nếu đứa trẻ được đưa và cơ sở chăm sóc bảo vệ từ khi cháu đang
đi học, thì ai thông báo cho cha mẹ đứa trẻ?..............................................................20
Sau khi đứa trẻ được tách khỏi gia đình thì ai là
người xem xét lại quyết định?................................................................................................20
Ai khác nữa xem xét lại những hành động của DHS?.............................................21
DHS có khởi tố những phụ huynh ngược đãi con cái không?.........................21
Ai được phép tiếp cận hồ sơ vụ việc?...............................................................................21
Nhạy cảm về văn hóa — DHS có xem xét những khía cạnh tập
quán văn hóa trong việc nuôi dạy con cái không?..................................................22
iv
Những cán sự xã hội được cung cấp hình thức huấn luyện gì?......................23
Các nhóm đa ngành (Multidisciplinary Team - MDT) là gì?.................................23
Tần suất xảy ra tình trạng ngược đãi trẻ em................. 26
Tình trạng ngược đãi trẻ em phổ biến như thế nào?.............................................26
Thế còn những trường hợp tử vong do ngược đãi thì sao?...............................26
Ngược đãi về thể xác...................................................... 27
Ngược đãi về thể xác là gì? .....................................................................................................27
Thế còn về những vết thâm tím thì sao?........................................................................27
Thế còn về những thương tích ở đầu và mặt thì sao?...........................................27
Thế còn về việc gẫy xương và trật khớp thì sao?.......................................................28
Thế còn về tình trạng nhiễm độc thì sao?.....................................................................28
Thế còn về những vết bỏng và chỗ bỏng thì sao?...................................................28
Thế còn về những thương tích nội tạng thì sao?......................................................29
Chấn Thương Sọ Não Do Chủ Ý
(Intentional Traumatic Brain Injury) là gì?........................................................................29
Việc phạt đánh vào mông có phải là hành vi ngược
đãi trẻ em không?..........................................................................................................................30
Lạm dụng và bóc lột tình dục........................................ 31
Lạm dụng tình dục trẻ em là gì? .........................................................................................31
Hành vi mơn trớn là gì?..............................................................................................................31
Tiếp xúc tình dục là gì?...............................................................................................................31
Quấy rối tình dục là gì?...............................................................................................................31
Hành động phơi bày và tính tò mò bệnh hoạn là gì?.............................................31
Tại sao trẻ em thường giữ im lặng khi bị lạm dụng tình dục?...........................31
Trẻ em thường nói dối về việc bị lạm dụng tình dục như thế nào? .............32
Lạm dụng tình dục tuổi vị thành niên là gì?.................................................................32
Bóc lột tình dục là gì?..................................................................................................................33
Bỏ rơi............................................................................... 34
Bỏ rơi là gì?.........................................................................................................................................34
Chuẩn mực đối với việc trông nom và bảo vệ là gì?...............................................34
Những chuẩn mực đối với việc chăm sóc trẻ là gì?.................................................34
Những chuẩn mực về đồ ăn, thức uống và quần áo mặc là gì?......................35
Những chuẩn mực về nơi ở là gì?........................................................................................35
Thờ ơ với nhu cầu y khoa là gì?.............................................................................................35
v
Hội chứng Ngừng Tăng Trưởng (Failure to Thrive) là gì?.......................................35
Những thuật ngữ “trẻ bị tiếp xúc với ma túy” và “trẻ
bị ảnh hưởng bởi ma túy” có nghĩa là gì?.......................................................................36
Tình trạng bị ruồng bỏ và thương tổn về tinh thần..... 37
Ruồng bỏ là gì?................................................................................................................................37
Thương tổn tinh thần là gì?.....................................................................................................37
Nguy cơ tổn hại............................................................... 38
Nguy cơ tổn hại là gì?..................................................................................................................38
Khi nào thì tình trạng bạo hành gia đình cần phải được
khai báo là một tình trạng ngược đãi hay bỏ rơi trẻ em?.....................................38
Buôn bán trẻ em............................................................. 40
Luật khai báo tình trạng ngược đãi trẻ em
của tiểu bang Oregon..................................................... 41
Các số điện thoại khai báo tình
trạng ngược đãi trẻ em................................................... 49
vi
viii
Giới thiệu
Tại sao tôi cần thông tin này?
N
hững người được ủy nhiệm khai báo —
người có trách nhiệm phải khai báo tình
trạng ngược đãi trẻ theo yêu cầu của luật
pháp — là một mắt xích quan trọng trong hệ
thống bảo vệ trẻ em. Xấp xỉ ba phần tư trong
tổng số các trường hợp khai báo tình trạng
ngược đãi trẻ em là đến từ những người được
ủy nhiệm khai báo. Trong nhiều trường hợp,
những thành viên cộng đồng này là những
người duy nhất ngoài gia đình trực tiếp chứng
kiến những trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ bị ngược
đãi hoặc bị bỏ rơi.
Mọi trẻ em đều xứng đáng được sống khỏe
Mọi công dân đều có trách nhiệm ngăn ngừa mạnh và an toàn.
hành vi ngược đãi trẻ em và có nghĩa vụ bảo
vệ trẻ em. Bất cứ ai cũng có thể giúp trẻ em theo những cách khác nhau, từ việc đơn
giản là trở thành một người bạn bảo vệ chúng khỏi tình trạng ngược đãi. Các cộng
đồng có thể giúp cung cấp các nguồn hỗ trợ cho trẻ em và gia đình có nhu cầu, ví
dụ như dịch vụ chăm sóc ban ngày an toàn hoặc các dịch vụ điều trị dành cho các
nạn nhân của tình trạng ngược đãi trẻ em. Những người được ủy nhiệm khai báo
tình trạng ngược đãi trẻ em, cùng với Bộ Dịch vụ Nhân sinh (DHS) và các viên chức
thực thi luật pháp có nghĩa vụ pháp lý đối với việc bảo vệ trẻ em.
Chúng tôi hy vọng cuốn sách nhỏ này sẽ giúp quý vị hiểu về hành vi ngược đãi trẻ
em, cần phải khai báo gì, và thời gian và cách thức để khai báo hành vi ngược đãi
cũng như cung cấp cho quý vị thông tin về những gì xảy ra sau khi quý vị khai báo
một tình trạng ngược đãi trẻ em.
Dưới đây là một số giải thích cho những thuật ngữ mà quý vị sẽ gặp phải khi đọc tài
liệu này.
• DHS (CPS) và cơ quan thực thi luật pháp — DHS và các cơ quan thực thi luật pháp
có chung một trách nhiệm pháp lý là tiếp nhận những khai báo ngược đãi trẻ em
và phản hồi những khai báo đó. Nhiều thông tin được trình bày trong tài liệu này
về tiến trình của các dịch vụ bảo vệ trẻ em (CPS) cũng áp dụng cho các cơ quan
thực thi luật pháp.
1
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
Tại sao tôi cần thông tin này? — tiếp
• Người chăm sóc — CPS và các cơ quan thực thi luật pháp can thiệp khi một người chăm sóc
trẻ ngược đãi hay bỏ rơi đứa trẻ. Bởi vì người chăm sóc trẻ thường là người cha hoặc người
mẹ, nên từ “phụ huynh” được sử dụng trong suốt cuốn sách hướng dẫn này có nghĩa là bất cứ
người chăm sóc nào mặc dù người chăm sóc trẻ có thể là một ai đó khác, chẳng hạn như một
người giữ trẻ hộ hay người giám hộ.
• Tai nạn — CPS và các cơ quan thực thi pháp luật luôn coi rằng một vụ tai nạn hoặc bệnh tật có
thể gây nên thương tích cho đứa trẻ khi đánh giá những lời buộc tội về hành vi ngược đãi. Trên
thực tế thì trẻ em gặp tai nạn thì sẽ bị thương.
• Những kiểu ngược đãi — Quý vị không cần phải xác định rõ một trạng thái thương tích là do
bị ngược đãi về thể xác, do bị bỏ rơi, v.v..., khi quý vị khai báo. Cuốn sách hướng dẫn này chia
ngược đãi thành hai phạm trù khác nhau nhằm giúp quý vị hiểu được cách thức pháp luật định
nghĩa sự ngược đãi. Những gì chúng tôi cần khi quý vị gọi cho chúng tôi đơn giản là hãy nêu
rành mạch và chính xác những thông tin về tình trạng hiện tại của đứa trẻ.
• Đại từ — Các đại từ “đứa trẻ” và “cháu” được sử dụng luân phiên nhau trong suốt cuốn sách
hướng dẫn này là nhằm mô tả về những đứa trẻ. Không phân biệt hai giới khi đề cập đến mọi
hình thức ngược đãi. Ở tiểu bang Ontario thì nạn nhân là nữ giới chiếm xấp xỉ 52 phần trăm và
còn lại 48 phần trăm là nạn nhân nam giới.
• Ngược đãi và bỏ rơi — Các chuyên gia thuộc cơ quan phúc lợi trẻ em thường nói về cả ngược
đãi và bỏ rơi trong khi ngược đãi thường ám chỉ đến hành động gây hại đến đứa trẻ còn sự bỏ
rơi là nói đến tình trạng thiếu hành động — thường là thiếu sự quan tâm chăm sóc. Luật pháp
tiểu bang Oregon coi bỏ rơi là một kiểu ngược đãi. Trong suốt cuốn sách hướng dẫn này, thuật
ngữ “ngược đãi trẻ em” bao gồm ngược đãi về thể chất, lạm dụng tình dục và đối xử hờ hững
đối với đứa trẻ.
Những điều quan trọng nhất cần nhớ là gì?
Quý vị nên khai báo bất cứ trường hợp ngược đãi nào mà quý vị có căn cứ để nghi ngờ; quý vị
không cần phải chứng minh. Nếu quý vị nghi ngờ rằng một đứa trẻ nào đó đã bị ngược đãi, hãy
gọi cho văn phòng DHS địa phương gần nơi ở để thảo luận về những quan ngại của quý vị với
nhân viên văn phòng đã được CPS huấn luyện.
2
Khai báo
Khai báo là gì?
V
ới tư cách là người được ủy nhiệm khai báo,
nếu quý vị nghi ngờ một đứa trẻ mà quý vị
biết đang bị ngược đãi, hoặc có nghi ngờ rằng ai
đó đã ngược đãi trẻ em thì quý vị phải thông báo
cho Bộ Dịch vụ Nhân sinh hoặc cơ quan thực thi
pháp luật phù hợp ở địa phương (cảnh sát thành
phố hoặc tiểu bang, cảnh sát trưởng hoặc phòng
đặc trách vị thành niên của quận, hạt).
Nếu quý vị nghi ngờ rằng một đứa trẻ mà quý
vị biết đang bị ngược đãi hoặc một người nào
đó đã ngược đãi trẻ em, quý vị phải khai báo
sự việc đó.
Ai là người được ủy nhiệm khai báo?
Để nhận được danh sách đầy đủ hiện hành về các viên chức công hoặc tưvới tư cách
những người khai báo được ủy nhiệm, xin vui lòng tham khảo Đạo Luật Được Tu Chính
của tiểu bang Oregon 419B.005 (3). Một số người khai báo được ủy nhiệm gồm có:
• Bác sĩ hoặc phụ tá bác sĩ có giấy phép hành nghề chiếu theo ORS chương 677 hoặc
bác sĩ trị liệu không cần thuốc, kể cả bất kỳ bác sĩ thực tập hoặc bác sĩ nội trú;
• Các nha sĩ;
• Nhân viên nhà trường, bao gồm nhân viên của cơ sở giáo dục bậc đại học;
• Y tá có giấy phép hành nghề, y tá trợ y, trợ lý điều dưỡng, nhân viên trợ giúp chăm
sóc sức khỏe tại nhà hoặc nhân viên của một cơ quan đảm trách dịch vụ y tế tại nhà;
• Nhân viên của Sở Dịch Vụ Nhân Sinh, Cơ Quan Thẩm Quyền Y Tế Oregon, Sở phụ
trách Học Tập Sớm, Sở Phát Triển Thanh Thiếu Niên, Phòng Chăm Sóc Trẻ Em, Cơ
Quan Thẩm Quyền về Thanh Thiếu Niên Oregon, một sở y tế quận, một chương
trình y tế về tâm thần tại cộng đồng, một chương trình về khuyết tật phát triển tại
cộng đồng, một sở thanh thiếu niên quận, một cơ quan chăm sóc trẻ em có giấy
phép hoặc một chương trình điều trị nghiện rượu và ma túy;
• Cảnh sát;
• Nhà tâm lý học;
• Hội viên giới tăng lữ;
3
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
Khai báo — tiếp
• Nhân viên xã hội hợp lệ;
• Chuyên gia về kiếng mắt;
• Chuyên viên chỉnh hình;
• Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng, hoặc công nhân cuả nơi này được chuẩn thuận;
• Luật sư;
• Chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp được cấp giấy phép;
• Chuyên viên liệu pháp về hôn nhân và gia đình được cấp phép;
• Lính cứu hỏa hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế cấp cứu;
• Người bênh vực đặc biệt đặc biệt do tòa chỉ định, theo định nghĩa trong quy định ORS 419A.004;
• Người chăm sóc trẻ em đã đăng ký hoặc được chứng nhận theo các quy định từ quy định ORS
329A.030 và 329A.250 đến 329A.450;
• Thành viên của Hội Nghị Lập Pháp (Legislative Assembly);
• Chuyên viên trị liệu về thể chất, phát ngôn hoặc vận động;
• Chuyên gia thính học;
• Chuyên gia trị liệu về phát ngôn - ngôn ngữ;
• Nhân viên của Ủy Ban Cải Tiến Những Tiêu Chuẩn và Thực Hành dành cho Giáo Viên tham gia
trực tiếp các cuộc điều tra hoặc kỷ luật của ủy ban;
• Dược sĩ;
• Một nhà điều hành chương trình chăm sóc trẻ mầm non được ghi vào hồ sơ chiếu theo ORS
329A.255;
• Một nhà điều hành chương trình chăm sóc trẻ trong độ tuổi đi học được ghi vào hồ sơ chiếu
theo ORS 329A.257;
• Nhân viên của một cơ quan hay tổ chức tư nhân tạo điều kiện cung cấp các dịch vụ chăm sóc
tạm thế, như được định nghĩa trong ORS 418.205, dành cho cha mẹ thực hiện quyền ủy nhiệm
được thực thi đúng như quy định trong ORS 109.056;
4
• Nhân viên của một tổ chức công hay tư cung cấp các dịch vụ hoặc
sinh hoạt liên quan đến trẻ em:
»» Bao gồm nhưng không giới hạn cho các trung tâm hoặc
nhóm thanh thiếu niên, các nhóm hoặc trại hướng đạo sinh,
trại hè hoặc trại ban ngày, trại hoặc nhóm thử thách khả năng
sinh tồn, trung tâm hoặc trại hoạt động theo hướng dẫn, giám
sát hoặc bảo trợ của các hệ thống giáo dục tôn giáo, công hay
Lưu ý sát sao khi đứa trẻ kể cho
tư hoặc các tổ chức về dịch vụ cộng đồng; và
quý vị rằng cháu đã bị ngược đãi
»»
như thế nào.
Loại trừ các tổ chức phi lợi nhuận đặt cơ sở tại cộng đồng với
mục đích chính là cung cấp các dịch vụ kín đáo, trực tiếp cho
nạn nhân của bạo lực gia đình, tấn công tình dục, rình rập hoặc buôn bán người
• Một huấn luyện viên, trợ lý huấn luyện viên hoặc người huấn luyện của một vận động viên
nghiệp dư, bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp, nếu được trả thù lao và nếu vận động
viên là một đứa trẻ.
Khi nào thì việc bảo mật quan trọng hơn việc cần khai báo?
Nếu quý vị là một người uỷ nhiệm khai báo, nghĩa vụ của quý vị là thực hiện khai báo phù hợp
không cần xét đến việc đó có nằm trong hoặc không nằm trong hiểu biết của quý vị về sự ngược
đãi mà quý vị đã biết được khi thực hiện công việc chuyên môn của mình.
Những người được trao quyền giao tiếp ưu tiên theo các quy định ORS 40.225 đến 40.295 không
cần phải khai báo những thông tin về sự ngược đãi nếu thông tin về sự ngược đãi được biết qua
mối quan hệ được bảo vệ giữa nhà chuyên môn/khách hàng. Nếu quý vị có thắc mắc, hãy liên hệ
với DHS hoặc ủy ban cấp phép của quý vị.
Tôi có thể khai báo như thế nào?
Thông thường thì các trường hợp khai báo được thực hiện qua điện thoại bởi vì luật pháp yêu cầu
phải khai báo bằng lời. Đôi khi chúng tôi có thể yêu cầu cung cấp thêm tài liệu bằng văn bản, ví
dụ như các bản báo cáo y khoa, khi cần phải thu thập thông tin để đánh giá về tình trạng hoặc sự
an toàn của đứa trẻ.
Phần lớn các văn phòng của DHS mở cửa từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Hầu hết ở các văn phòng
này đều có đường dây nóng hoặc những phương thức khác để tiếp nhận cuộc gọi sau giờ làm
việc. Nếu quý vị cần khai báo tình trạng ngược đãi sau giờ làm việc, hãy liên hệ với cơ quan thực
thi pháp luật địa phương hoặc đường dây nóng tiếp nhận khai báo về ngược đãi trẻ em (các số
điện thoại được liệt kê ở mặt sau của cuốn sách nhỏ này).
5
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
Khai báo — tiếp
Khi DHS nhận được khai báo, DHS sẽ chia sẻ thông
tin này với các cơ quan thực thi luật pháp phù hợp và
ngược lại. Quý vị chỉ cần khai báo cho một cơ quan.
Tôi cần phải có những thông tin gì?
DHS không thể phản hồi lại khai báo của quý vị trừ khi có
cáo buộc cụ thể về tình trạng ngược đãi.
• “Mary có vẻ sống thu mình và lãnh đạm,” không phải
là một cáo buộc về sự ngược đãi.
• Nếu Mary đến trường và trên mặt có các vết bầm tím
Đây là quãng thời gian khó khăn đối với những đứa
trẻ và chúng cần sự cảm thông, hỗ trợ
và lòng kiên nhẫn của quý vị.
và nói với quý vị rằng, “Cháu không muốn về nhà vì mẹ đánh cháu,” thì quý vị nên khai báo tình
trạng này.
Luôn luôn lưu ý khi đứa trẻ kể cho quý vị rằng cháu đã bị ngược đãi như thế nào.
Nếu có thể, hãy khai báo tên và địa chỉ của đứa trẻ và phụ huynh; tuổi của đứa trẻ; kiểu và mức độ
ngược đãi, và bất cứ thông tin nào khác sẽ giúp xác định ra nguyên nhân của tình trạng ngược đãi
hoặc xác định ra kẻ ngược đãi.
Quý vị cứ khai báo cho dù không biết tên của kẻ ngược đãi. Chúng tôi có thông tin càng nhiều bấy
nhiêu thì quá trình đánh giá về đứa trẻ và gia đình sẽ càng dễ dàng hơn bấy nhiêu.
Đồng thời quý vị cung cấp thông tin cho chúng tôi càng nhanh chóng bao nhiêu thì chúng tôi có
thể phản hồi lại càng hiệu quả bấy nhiêu. Những vết bầm và những dấu vết trên thân thể khác có
thể mờ đi nhanh chóng, và điều quan trọng là chúng tôi phải có một bức hình càng đầy đủ càng tốt.
Tôi có thể nhận những thông tin gì DHS sau khi khai báo?
Khi quý vị khai báo, quý vị có thể được thông báo rằng thông tin mà quý vị cung cấp đã đủ hoặc
chưa đủ để thực hiện một quá trình đánh giá. Người tiếp nhận khai báo của quý vị có thể không
biết và cần phải tham khảo ý kiến của người quản lý của họ.
Vì luật pháp yêu cầu chúng tôi phải giữ kín những thông tin về các khai báo tình trạng ngược đãi
trẻ em cho nên quý vị có thể không được cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng ngược đãi hay
cuộc đánh giá.
6
Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp cho quý vị những thông tin trong giới hạn luật pháp
cho phép, bao gồm những thông tin quý vị cần để tiếp tục giúp đỡ cho đứa trẻ. Trừ trường hợp
Bộ xác định rằng việc tiết lộ thông tin là không được phép theo quy định ORS 419B.035, thì Bộ có
trách nhiệm phải thông báo cho người khai báo (nếu người khai báo cung cấp cho Bộ thông tin
liên lạc) là Bộ có tiến hành liên hệ hay không, Bộ có xác định rằng tình trạng ngược đãi hay bỏ rơi
trẻ em đó có thực hay không, và các dịch vụ sẽ được cung cấp hay không.
Tôi có thể thấy những kiểu ngược đãi nào?
Tình trạng ngược đãi dễ nhận biết nhất là một hành vi nào đó để lại những vết dấu trên cơ thể
chẳng hạn như các vết bầm hoặc vết bỏng. Một số hình thức bỏ rơi mà dễ dàng nhận thấy như
là tình trạng suy dinh dưỡng hoặc những đứa trẻ nhỏ bị bỏ mặc một mình.
Có thể quý vị được đứa trẻ nói rằng cháu đang bị ngược đãi. Trên thực tế, đối với một người nào
đó không có mối quan hệ trực tiếp với đứa trẻ và gia đình đứa trẻ thì khó có thể chứng kiến
phần lớn những hình thức lạm dụng tình dục hoặc thương tổn tinh thần. Tuy nhiên, chúng tôi
thường nhận được các khai báo về những trường hợp này từ người thân và bạn bè của gia đình
đứa trẻ.
Nếu tôi thấy một vết đáng ngờ trên người một đứa trẻ, tôi có nên điều tra nguyên
nhân không?
Lượng công việc điều tra nghiên cứu mà quý vị nên thực hiện phụ thuộc vào việc gì phù hợp đối
với công việc của quý vị. Ví dụ:
• Với tư cách là một bác sĩ hay y tá, một thói quen y khoa phù hợp là hỏi han về những thương
tích của bệnh nhân.
• Với tư cách là một giáo viên, quý vị có thể nhận xét thông thường về những thương tích của
những đứa trẻ (ví dụ, thể hiện sự thông cảm đối với Richard vì chiếc chân của cậu bé bị gẫy
khi đi trượt ván). Sau đó sẽ phù hợp để quý vị nhận xét về những thương tích mà quý vị có
rằng có thể là hậu quả của hành vi ngược đãi và nghe phản ứng của đứa trẻ.
Lúc này sẽ không phù hợp để quý vị thực hiện một cuộc đánh giá về tình hình. Tuy nhiên nếu có
thể, sẽ giúp ích nếu quý vị trước đó đã có thể nói chuyện thẳng thắn và trao đổi cởi mở với đứa
trẻ. Nếu lời giải thích không khớp với tình trạng thương tích, hãy khai báo.
7
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
Khai báo — tiếp
Tôi có phải chứng minh rằng tình trạng ngược đãi
đã xảy ra không?
Không. Lời khai báo của quý vị là yêu cầu được có một
cuộc đánh giá. Luật pháp quy định rõ ràng rằng quý vị
phải khai báo bất cứ lý do hợp lý nào để tin rằng đứa trẻ
đã bị ngược đãi. Khi đó, một nhân viên được CPS huấn
luyện hoặc một viên chức thực thi luật pháp sẽ thực
hiện một cuộc đánh giá. Ngay cả khi cuộc đánh giá đưa
tới một kết luận rằng lời khai báo về tình trạng ngược
đãi là vô căn cứ thì việc khai báo của quý vị là vẫn xứng
đáng.
Cần phải làm gì nếu tôi không chắc rằng đó là một
tình trạng ngược đãi?
Mỗi đứa trẻ có phản ứng khác nhau đối với sự căng
thẳng. Một số đứa trẻ có thể phản ứng qua cử chỉ
hay trở nên thu mình.
Nếu quý vị có thắc mắc là cần hay không cần khai báo,
hãy gọi cho văn phòng DHS địa phương để tham khảo ý
kiến của nhân viên đã được CPS huấn luyện. Họ có thể cho quý vị biết rằng tình huống đó cần
phải được khai báo chính thức.
Có đôi khi những người khác nhau có những thông tin khác nhau về đứa trẻ. Quý vị có thể là
người thứ hai hay người thứ ba gọi để báo về trường hợp của một đứa trẻ và cung cấp cho
chúng tôi tin tức quan trọng mà chúng tôi cần để có thể có khả năng giúp đỡ.
Nếu tôi có cảm giác là một đứa trẻ đang bị ngược đãi, nhưng trên người đứa trẻ lại
không có vết dấu nào và đứa trẻ không kể với tôi chuyện gì, thì tôi có nên khai báo
sự nghi ngờ của mình không?
DHS hoặc viên chức thực thi luật pháp sẽ cần phải có cáo buộc cụ thể về hành vi ngược đãi
trước khi chúng tôi có thể thực hiện một cuộc điều tra. Nếu quý vị có quan ngại về một đứa trẻ,
và quý vị có mối quan hệ với đứa trẻ và mối quan hệ đó cho phép chất vấn đứa trẻ thì quý vị có
thể hỏi đứa trẻ về mối quan ngại của quý vị theo cách không dọa nạt, không gây áp lực.
Những câu hỏi thông thường như, "Có điều gì không ổn à?" hoặc "Trông cháu có vẻ bối rối;
cháu có điều gì muốn nói không?" có thể giúp khuyến khích đứa trẻ nói chuyện với quý vị.
8
Tôi nên nói gì với đứa trẻ khi cháu đã nói với tôi rằng cháu đang bị ngược đãi?
Hãy cho đứa trẻ biết rằng cháu không chịu trách nhiệm về tình trạng ngược đãi. Đừng thể hiện
thái độ kinh sợ và đừng chỉ trích bất kỳ ai. Hãy nói với cháu bé rằng quý vị sẽ liên hệ với những
người có thể giúp bé và cho bé biết họ sẽ cần phải nói chuyện với bé.
Nghiêm túc lưu tâm bất cứ câu chuyện nào về tình trạng ngược đãi và khai báo.
Đừng ép cháu phải nói ra nhiều thông tin hơn những gì mà cháu sẵn sàng tiết lộ. Tất cả những
gì quý vị cần là khai báo một sự nghi ngờ về việc ngược đãi chứ không phải chứng minh rằng
việc đó đã xảy ra.
Đây là quãng thời gian khó khăn đối với những đứa trẻ và chúng cần sự cảm thông, hỗ trợ và
lòng kiên nhẫn của quý vị.
Đứa trẻ sẽ phản ứng như thế nào sau khi tình trạng ngược đãi được khai báo?
Ngay cả khi tình trạng ngược đãi đã xảy ra thì đối với đứa trẻ có thể khó khi phải thú nhận rằng
cháu đã bị ngược đãi và sẽ khó hơn nữa khi phải tiếp tục kể câu chuyện của mình ra cho các cán
sự xã hội, cảnh sát, luật sư và những người khác có thể tham gia vào trường hợp ngược đãi nghe.
Gia đình của cháu có phản ứng như thế nào sẽ có tác động rất lớn đối với cái cách cháu phản
ứng. Đôi khi phụ huynh không ngược đãi sẽ lập tức tin và ủng hộ cháu. Đôi khi các phụ huynh
hay anh chị em ruột không tin cháu và bắt cháu phải kể sự việc theo chiều hướng khác đi.
Thông thường trẻ em không bị tách khỏi gia đình khi người ta xác định được rằng có hành vi
ngược đãi. Tuy nhiên nếu việc tách cháu ra khỏi gia đình là cần thiết thì DHS sẽ cố duy trì các
mối quan hệ mà đứa trẻ có với gia đình, bạn bè, trường học, v.v...
Mỗi đứa trẻ có phản ứng khác nhau đối với sự căng thẳng. Một số đứa trẻ có thể phản ứng qua
cử chỉ hay trở nên thu mình. Điều quan trọng là phải nhận thức được rằng quãng thời gian sau
khi khai báo tình trạng ngược đãi là rất khó khăn đối với trẻ em và chúng cần sự quan tâm và
chăm sóc đặc biệt từ quý vị.
9
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
Tầm quan trọng
của việc khai
báo tình trạng
ngược đãi
Điều gì xảy ra nếu tôi không
khai báo?
V
iệc không khai báo là một
hành vi vi phạm pháp luật và
bị xử phạt tối đa là $1,000.
Những người được ủy nhiệm khai
báo cũng đã từng bị đưa ra tòa án
dân sự vì đã không khai báo.
Sau khi tôi khai báo liệu tên tôi
có bị công bố công khai không?
Điều gì xảy ra nếu tôi không khai báo sự việc mà tôi nghi ngờ là
ngược đãi trẻ em?
Lần duy nhất mà tên của người khai báo có thể được tiết lộ là bởi một lệnh tòa. Tuy
nhiên, quý vị có thể đứng ra làm chứng tại tòa án vị thành niên hoặc trong các thủ tục
của tòa án hình sự xét xử về tình trạng của đứa trẻ.
Tôi có bị phụ huynh đứa trẻ kiện ra tòa vì đã khai báo không?
Bất cứ ai thực hiện khai báo có thiện ý dựa vào những thông tin có căn cứ đều được
miễn trách nhiệm pháp lý.
Điều gì xảy ra nếu tình trạng ngược đãi xảy ra từ rất lâu rồi?
Quý vị vẫn nên khai báo tình trạng đó. Kẻ ngược đãi có thể tiếp cận tới những đứa trẻ
khác và lịch sử hành vi trước đây của người đó có thể rất quan trọng. Không có quy
chế nào đặt ra giới hạn đối với việc khai báo tình trạng ngược đãi trẻ em.
10
Tầm quan trọng của việc khai báo về tình trạng ngược đãi — tiếp
Tôi có nên khai báo sự việc với người quản lý của tôi không?
Với tư cách là một người được ủy nhiệm khai báo, quý vị phải khai báo cho DHS hoặc một cơ quan
thực thi luật pháp. Việc nói cho người quản lý của quý vị biết không hoàn thành nghĩa vụ pháp lý
của quý vị.
Chủ sử dụng lao động của quý vị có thể đặt ra những chính sách nội bộ yêu cầu quý vị phải thông
báo cho người quản lý của quý vị hoặc các thành viên khác của đội ngũ nhân sự. Điều đó cũng
được miễn là quý vị cũng phải khai báo chính thức cho DHS hoặc cơ quan thực thi luật pháp.
Điều quan trọng là chúng tôi phải nói chuyện với người tiếp cận được tới nguồn thông tin gốc để
chúng tôi có thể thu thập được tất cả những thông tin chi tiết liên quan.
Có bao nhiêu trường hợp ngược đãi đã được khai báo rồi?
Trong năm tài khóa 2013 của liên bang, DHS ở tiểu bang Oregon đã nhận được tổng số 64,305
trường hợp khai báo nghi ngờ có hiện tượng ngược đãi hoặc bỏ rơi trẻ em. 6,900 trường hợp
ngược đãi hay bỏ rơi trẻ em được phát hiện trong những khai báo này.
Sự khai báo của tôi quan trọng như thế nào?
Gần bảy mươi hai phần trăm (71.6%) về khai báo tình trạng ngược đãi trẻ em trong năm 2013 là
do những người được ủy nhiệm khai báo thực hiện. Trong một số trường hợp, đặc biệt là đối với
những trẻ nhỏ, quý vị có thể là người duy nhất ngoài gia đình của họ chứng kiến sự việc. Thông tin
mà quý vị có là vô cùng quan trọng.
Ai quyết định rằng đó là tình trạng ngược đãi?
Ngược đãi trẻ em được định nghĩa trong luật pháp Oregon. Các hình thức ngược đãi khác nhau là:
• Ngược đãi về thể xác;
• Tổn thương tinh thần;
• Lạm dụng tình dục;
• Bỏ rơi;
• Tổn hại do bị đe dọa;
• Buôn bán trẻ em;
• Cho phép một người dưới 18 tuổi đi vào hoặc ở lại hay ở trên những cơ sở sản xuất chất kích thích;
11
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
• Để trẻ tiếp xúc bất hợp pháp với một chất bị kiểm soát, được xác định trong quy định ORS
475.005 mang đến nguy cơ tổn hại đáng kể đối với sức khỏe hoặc sự an toàn của đứa trẻ.
Một mô tả về một số loại ngược đãi bắt đầu từ trang 26.
Cứ để gia đình họ tự giải quyết vấn đề có tốt hơn không?
Có hai lý do chính đáng để khai báo tình trạng ngược đãi:
»» Trước hết đó là theo yêu cầu của pháp luật. Đơn giản là một số người cha, người mẹ không
thể hay không sẵn lòng bảo vệ những đứa con mà chính họ sinh ra. Tiểu bang Oregon đã
tuyên bố rằng sức khỏe và sự an toàn của trẻ em rất quan trọng nên cần phải có các hành
vi khai báo và điều tra.
»» Thứ hai là nếu những người chăm sóc trẻ ngược đãi trẻ, họ có thể nhận được sự giúp đỡ
chuyên nghiệp để có thể trở thành những người cha, người mẹ tốt hơn. Hầu hết các bậc
phụ huynh đều mong muốn đem đến những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Một
số người không phát triển được những kỹ năng cần thiết để mang đến sự chăm sóc mà
những đứa trẻ cần.
Những người khác có thể khai báo tình trạng ngược đãi không?
Có. Bất cứ ai cũng có thể khai báo khi có nghi ngờ tình trạng ngược đãi. Chúng tôi sẽ yêu cầu họ
cung cấp những thông tin tương tự như những thông tin mà chúng tôi cần từ những người được
ủy nhiệm khai báo.
Những người khai báo tự nguyện cũng được hưởng chính sách miễn trách nhiệm pháp lý miễn là
họ khai báo với thiện ý tốt.
Đôi khi có những người muốn khai báo nặc danh bởi vì họ không muốn các thành viên gia đình
biết họ can dự vào sự việc. Lần duy nhất mà tên của người khai báo có thể được tiết lộ là bởi một
lệnh tòa.
Hầu hết các bậc phụ huynh đều mong muốn đem
đến những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình.
Một số người không phát triển được những kỹ năng
cần thiết để mang đến sự chăm sóc mà những đứa
trẻ cần.
12
Những áp lực của
việc khai báo tình
trạng ngược đãi
Tại sao mọi người không khai
báo trường hợp bị nghi ngờ là có
hiện tượng ngược đãi?
Khai báo một trường hợp có dấu hiệu ngược đãi trẻ em có
thể rất căng thẳng.
C•
ó nhiều lý do lý giải tại sao mọi người không khai báo.
Nhiều người khai báo ít được hoặc không được huấn luyện để phát hiện những
triệu chứng của trẻ bị ngược đãi. Họ không thỏa mái khi đưa ra một lời buộc tội
nghiêm trọng như thế khi chưa có kiến thức cơ bản về lĩnh vực ngược đãi và bỏ rơi
trẻ em.
• Một số người sợ bị trả thù hoặc bị kiện ra tòa.
• Các nhà chuyên môn điều trị có thể coi tiến trình khai báo như là một dấu hiệu
chứng tỏ phương thức điều trị của họ đã thất bại, hay là một sự vi phạm đối với
tính bí mật.
• Những người khai báo có thể miễn cưỡng thực hiện “các thủ tục đơn từ quan liêu”,
hoặc có thể họ cảm thấy việc đó sẽ chẳng giúp được gì cho gia đình.
• Sự gắn bó mật thiết với gia đình có thể dẫn đến việc thôi không khai báo nữa bởi vì
người được ủy quyền khai báo cảm thấy có lỗi với gia đình đó.
• Việc khai báo trước đây có thể không được xử lý và người khai báo cho đó là đúng;
do đó người khai báo quyết định không thực hiện bất cứ lần khai báo nào nữa.
Mặc dù tất cả những cảm nhận này là có căn cứ nhưng chúng lại trú trọng vào một
khía cạnh khác chứ không phải vì mục tiêu bảo vệ sự an toàn cho đứa trẻ đang gặp
nguy hiểm. Việc khai báo muộn hoặc không khai báo có thể đặt cuộc đời của đứa trẻ
vào cảnh nguy hiểm. Ở tiểu bang Oregon, 10 trẻ em bị tử vong do bị ngược đãi hoặc
bở rơi trong năm tài khóa 2013. Năm trong số những trường hợp tử vong này là do
bị bỏ rơi. Bốn trường hợp là do bị ngược đãi về thể xác. Một trường hợp là do cả bị
ngược đãi về thể xác và bị bỏ rơi.
13
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
Việc khai báo tình trạng ngược đãi có căng thẳng đối với người khai báo không?
Có, khai báo một trường hợp có dấu hiệu ngược đãi trẻ em có thể rất căng thẳng.
• Quý vị có thể quan ngại về đứa trẻ một vài lần trước khi quý vị có đủ thông tin để tin chắc rằng
đã xảy ra tình trạng ngược đãi.
• Quý vị có thể lo lắng về những tác động có hại đến mối quan hệ của quý vị với đứa trẻ và/hoặc
với gia đình.
• Quý vị có thể thấy nản lòng vì phải dành thời gian nói chuyện với những người đánh giá
trường hợp khai báo, hoặc có thể quý vị cảm thấy quý vị không hành động đủ nhanh.
• Quý vị có thể cảm thấy tức giận với người đã ngược đãi đứa trẻ.
• Chắc chắn là quý vị sẽ cảm thấy đau xót cho đứa trẻ.
• Quý vị có thể cảm thấy không thỏa mãn với kết quả của cuộc điều tra, nghĩ rằng điều tra như
thế là chưa đủ hay là quá thể quá.
• Quý vị có thể cảm thấy có tội vì can thiệp vào chuyện của gia đình.
• Quý vị cảm thấy buồn phiền mà không hiểu nguyên nhân vì sao.
Tôi có thể tự giúp mình trong quãng thời gian này như thế nào?
Điều quan trọng là quý vị phải
nhận thức được đây là một
quá trình rất dễ xúc động. Quý
vị có thể muốn nói chuyện với
các đồng nghiệp, một người
bạn tin cậy hay một chuyên
gia tư vấn về những phản ứng
của quý vị.
Có thể có người nào đó mà
quý vị làm cùng đã từng khai
báo một trường hợp ngược
đãi. Do vậy việc nói chuyện với
họ là một điều vô cùng hữu
ích.
Quý vị có thể muốn nói chuyện với các đồng nghiệp, một người bạn tin cậy hay một
chuyên gia tư vấn về những phản ứng của quý vị.
14
15
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
Quy Trình Dịch vụ Bảo vệ
Trẻ em (CPS)
Các dịch vụ bảo vệ trẻ em là gì?
C
ơ quan các Dịch vụ Bảo vệ Trẻ em (Child Protective
Services - CPS) là một bộ phận của DHS có trách
nhiệm phản hồi những trường hợp khai báo tình trạng
ngược đãi trẻ em. Những cán sự xã hội trên khắp tiểu
bang đã được CPS huấn luyện sẽ lắng nghe những khai
báo về tình trạng ngược đãi, đánh giá tình hình và lập ra
những kế hoạch đảm bảo an toàn nhằm hỗ trợ những
đứa trẻ và các gia đình.
Mỗi trường hợp khai báo sẽ do
mộtnhân viên đã qua khóa huấn
luyện của CPS xử lý.
Đội ngũ nhân sự của CPS làm việc chặt chẽ với các cơ quan thực thi luật pháp và
những thành viên khác trong các nhóm đa ngành ở từng quận, hạt nhằm đánh giá
những khai báo về tình trạng ngược đãi trẻ em.
Điều gì xảy ra sau khi tôi khai báo?
Đối với mỗi trường hợp khai báo mà cơ quan CPS nhận được thì tiến trình được bắt
đầu bằng một cuộc kiểm tra sàng lọc. Nếu thông tin cho biết là có thể đã xảy ra hành
vi ngược đãi thì một cán sự xã hội sẽ đánh giá hoàn cảnh gia đình bằng cách thu thập
thêm thông tin kỹ càng hơn và xác định xem hành vi ngược đãi có xảy ra hay không
và đứa trẻ có an toàn hay không.
Nếu đứa trẻ đã bị ngược đãi hoặc bỏ rơi thì CPS và nhân viên thuộc cơ quan thực thi
luật pháp đưa ra quyết định, với sự giúp đỡ của gia đình nếu có thể, xem đứa trẻ có
thể an toàn khi vẫn ở nhà hay không. Các điều kiện, hành vi và hoàn cảnh của gia đình
sẽ được đánh giá nhằm xác định xem trong gia đình có còn những mối đe dọa đối với
sự an toàn hay không, để xác định tính chất có thể bị tổn thương của đứa trẻ và để
xác định rằng người chăm sóc trẻ có thể hoặc sẽ bảo vệ được cho đứa trẻ hay không.
Một hành động bảo vệ có thể được thực hiện ngay lập tức nhằm đảm bảo sự an toàn
cho đứa trẻ trong khi quá trình đánh giá vẫn tiếp diễn. Sau đó nếu cần thì cơ quan và
gia đình có thể xây dựng một kế hoạch đảm bảo an toàn liên tục cho đứa trẻ.
Trường hợp được khép lại khi nhân viên thuộc cơ quan dịch vụ bảo vệ xác định
rằng không cần thiết phải áp dụng các dịch vụ bảo vệ để đảm bảo sự an toàn cho
đứa trẻ nữa.
16
Tiến Trình cuả Dịch Vụ Bảo Vệ Trẻ Em (CPS) — tiếp
Kiểm tra sàng lọc là gì?
Mỗi trường hợp khai báo được một nhân viên đã qua khóa huấn luyện của CPS xử lý và họ
là người đưa ra xác định ban đầu xem việc khai báo có đáp ứng được những nguyên tắc yêu
cầu DHS phải thực hiện một cuộc đánh giá gia đình hay không.
Mỗi trường hợp khai báo sẽ rơi vào một trong năm loại như sau:
• Chỉ mang tính thông tin;
• Giới thiệu tới các dịch vụ khác;
• Không phải là trường hợp ngược đãi hay bỏ rơi trẻ em;
• Cần phải có các dịch vụ hỗ trợ gia đình;
• Có thể đã xảy ra hành vi ngược đãi hay bỏ rơi trẻ em.
Những trường hợp khai báo rằng có thể có hành vi ngược đãi được phân tích chi tiết hơn để
xác định liệu có cần phải có phản ứng tức thì hay không.
Một cuộc đánh giá là gì?
Trong nhiều trường hợp sau khi kiểm tra, một nhân viên đã được CPS huấn luyện sẽ thực
hiện một cuộc đánh giá nhằm xác định đứa trẻ có được an toàn hay không.
Cuộc đánh giá bao gồm việc nói chuyện với đứa trẻ và những người chăm sóc trẻ và có thể
bao gồm cả việc nói chuyện với những thành viên gia đình và những người khác có liên hệ
với đứa trẻ (ví dụ như các giáo viên hoặc các nhà chăm sóc y khoa).
Sau khi thu thập tin tức và trước khi hoàn tất việc đánh giá, các tin tức sẽ được duyệt xét để
xác định việc tiến hành đánh giá có đủ lý lẽ, không có đủ bằng cớ xác nhận hay không thể
xác định hành vi ngược đãi, hoặc không cần tiến hành đánh giá.
Một sự chỉ rõ có căn cứ có nghĩa là có lý do hợp lý để tin rằng có hành vi ngược đãi hay bỏ
rơi xảy ra.
Người ta đưa ra quyết định về sự an toàn của đứa trẻ như thế nào?
Nếu tình trạng ngược đãi trẻ em đã xảy ra, trách nhiệm đầu tiên của chúng ta là phải bảo vệ
đứa trẻ ngay lập tức. Tiến trình xác định mức độ an toàn cho đứa trẻ gồm có xem xét kiểu
ngược đãi, tính dễ bị tổn thương của đứa trẻ, lịch sử gia đình, khả năng bảo vệ của gia đình
và nguy cơ tiếp tục bị ngược đãi.
17
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
Đứa trẻ nên ở nhà với gia đình cháu nếu sự an toàn của cháu có thể được đảm bảo. Trong phần
lớn các trường hợp, gia đình sẵn sàng và có thể bảo vệ không để đứa trẻ bị ngược đãi hơn nữa.
Biện pháp thay thế khác đưa đưá trẻ ra khỏi nhà có thể là trợ giúp cố vấn chuyên sâu cho gia
đình hoặc những dịch vụ cần thiết khác theo cấp độ khẩn cấp.
Nếu sự an toàn của đứa trẻ không thể được bảo đảm khi cháu ở nhà, một kế hoạch an toàn bên
ngoài nhà được triển khai. Khi việc này là cần thiết thì trước hết DHS sẽ cân nhắc xem liệu người
họ hàng có thể đảm bảo sự an toàn hay không.
Kế hoạch cá biệt là gì?
Cán sự xã hội sẽ bàn bạc những mối quan ngại và các giải pháp tiềm năng với gia đình, và phối
hợp làm việc với họ nhằm xây dựng một kế hoạch cá biệt có thể chấp nhận được đối với cả DHS
và gia đình. Quy trình này có thể được thực hiện trong một cuộc gặp gỡ gia đình.
Mục đích của kế hoạch cá biệt là nhằm xác định ra khả năng bảo vệ của cha mẹ, và nhằm xác
định ra những khả năng bảo vệ nào có thể được nâng cao để cả cha lẫn mẹ đứa trẻ có thể đảm
bảo được sự an toàn và thể trạng khỏe mạnh của con họ trong tương lai.
Các gia đình có thể được giới thiệu tới những chương trình do DHS cung cấp hoặc tới các dịch
vụ được cung cấp bởi các tổ chức khác trong cộng đồng.
Ví dụ, những người huấn luyện kỹ năng làm cha mẹ có thể giúp các bậc phụ huynh thiết lập ra
những quy định công bằng, nhất quán về ứng sử trong gia đình.
Gia đình có thể tự nguyện tiếp nhận các dịch vụ hoặc phải tiếp nhận các dịch vụ theo lệnh tòa.
Khi nào thì trường hợp cần đến các dịch vụ bảo vệ trẻ em được khép lại?
Trường hợp CPS có thể được khép lại bởi một vài lý do:
• Một chuyên gia thanh lọc xác định tin tức nhận được trong tiến trình thanh lọc không đáp
ứng định nghĩa theo luật pháp về ngược đãi hoặc bỏ rơi trẻ em.
• Đánh giá cuả CPS đã xác định đứa trẻ được an toàn.
• Đánh giá cuả CPS không xác định tin tức được đầy đủ để yêu cầu tòa án thanh thiếu niên
can thiệp hoặc tòa án thanh thiếu niên từ chối can thiệp, và phụ huynh hoặc người chăm sóc
không yêu cầu hoặc đồng ý tự nguyện nhận các dịch vụ.
18
Tiến Trình cuả Dịch Vụ Bảo Vệ Trẻ Em (CPS) — tiếp
DHS có thực hiện cuộc phỏng vấn trực tiếp với từng đứa trẻ được cho là nạn nhân
của tình trạng ngược đãi hay không?
Khi nhận được khai báo về tình trạng ngược đãi hoặc bỏ rơi trẻ em, một cán sự xã hội đã qua
khóa huấn luyện của CPS có thể được chỉ định liên hệ với đứa trẻ và gia đình của cháu. Đứa trẻ
sẽ được phỏng vấn, hoặc được quan sát nếu cháu nhỏ quá không phỏng vấn được. Anh chị em
ruột của đứa trẻ cũng được phỏng vấn hoặc quan sát. Nếu không thể thông báo cho cha mẹ
đứa trẻ trước khi phỏng vấn những đứa trẻ, họ sẽ được thông báo sớm nhất có thể ngay khi các
con họ vừa được phỏng vấn xong.
Tôi có thể tham gia vào cuộc phỏng vấn đánh giá với đứa trẻ không?
Luật pháp tiểu bang Oregon cho phép những nhân viên đã qua khóa huấn luyện của CPS hoặc
các viên chức thực thi pháp luật toàn quyền quyết định cách thức tổ chức cuộc đánh giá. Nhân
viên được CPS huấn luyện hay viên chức thực thi luật pháp có thể yêu cầu người mà đứa trẻ tin
cậy, ví dụ như một giáo viên, cùng tham gia cuộc phỏng vấn với họ.
Nếu đứa trẻ đang bị ngược đãi, cơ quan sẽ tách cháu khỏi gia đình chứ?
Ở tiểu bang Oregon trong năm 2013, trung bình có 8,447 trẻ em được bố trí tiếp nhận hình
thức chăm sóc nuôi dưỡng mỗi ngày (gần 43.1 phần trăm trong việc chăm sóc nuôi dưỡng tại
nhà làsự chăm sóc cuả người họ hàng). Dù trẻ được bố trí ở nơi chăm sóc nuôi dưỡng, nhưng
mục đích của dịch vụ là nhằm giúp đứa trẻ đoàn tụ với gia đình cháu bất cứ khi nào có thể. Các
cuộc thăm hỏi gia đình và các dịch vụ khác được cung cấp nhằm giúp các thành viên trong gia
đình học được những kỹ năng cần thiết để đảm bảo sự an toàn và thể trạng khỏe mạnh cho
đứa trẻ.
DHS có cho cha mẹ đứa trẻ bất cứ biện pháp nào khác ngoài việc tách con cái ra khỏi
họ không?
Trong phần lớn các trường hợp, DHS tin rằng cách tốt nhất để bảo vệ đứa trẻ là củng cố khả
năng chăm sóc con cái của cha mẹ đứa trẻ. Chúng tôi cung cấp nhiều dịch vụ cho các gia đình
và giúp đỡ các gia đình sử dụng những nguồn hỗ trợ của những người họ hàng, bạn bè và
cộng đồng địa phương.
Khi cần phải tạm thời tách đứa trẻ ra khỏi gia đình, chúng tôi cố gắng tìm cách để đoàn tụ họ
nhưng vẫn phải đảm bảo sự an toàn cho đứa trẻ.
19
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
Khi nào thì DHS có thể quyết định tách đứa trẻ khỏi gia đình?
DHS có thẩm quyền tách đứa trẻ khỏi gia đình nếu cháu đang trong tình trạng có nguy cơ bị
ngược đãi tức thì. Việc này có thể được thực hiện bằng một vài cách:
• Lệnh tòa có thể cho phép DHS hoặc cơ quan thực thi pháp luật đưa trẻ vào cơ sở chăm sóc
bảo vệ.
• Viên chức thực thi luật pháp có thể đưa đứa trẻ vào một cơ sở chăm sóc bảo vệ.
• Cán sự xã hội đã được CPS huấn luyện có thể tách đứa trẻ ra khỏi gia đình nếu đứa trẻ đang
có nguy cơ bị tổn hại.
Nếu đứa trẻ được đưa và cơ sở chăm sóc bảo vệ từ khi cháu đang đi học, thì ai
thông báo cho cha mẹ đứa trẻ?
Dù DHS hay cơ quan thực thi luật pháp có đưa đứa trẻ vào cơ sở chăm sóc hay không thì cơ
quan đó phải có nỗ lực hợp lý để thông báo cho cha mẹ đứa trẻ và tổ chức mà từ đó đứa trẻ đã
được đưa đi (ví dụ như nhà trường hay cơ sở giữ trẻ ban ngày).
Theo quy định của Bộ Trưởng Tư Pháp Tiểu Bang Oregon (Oregon Attorney General) (OP-5957
từ năm 1986), nếu đứa trẻ bị tách khỏi gia đình khi trẻ đang ở trường thì nhân viên nhà trường
chỉ có thể nói với cha mẹ đứa trẻ rằng:
“Nhân viên từ [DHS hoặc cơ quan thực thi luật pháp] đã đưa đứa trẻ đi khỏi trường. Quý
vị sẽ được nhân viên từ văn phòng đó liên hệ. Do không được luật pháp Oregon cho
phép, tôi không thể cung cấp bất cứ thông tin thêm nào”.
Sau khi đứa trẻ được tách khỏi gia đình thì ai là người xem xét lại quyết định?
Khi đứa trẻ được đưa vào cơ sở chăm sóc bảo vệ, tình cảnh được tòa vị thành niên xem xét lại
trong vòng 24 giờ suy xét. Sau đó tòa đưa ra quyết định, căn cứ vào sự an toàn của đứa trẻ, là
cháu bé có nên được đưa về với cha mẹ hay là giữ lại ở cơ sở chăm sóc.
Sau đó, tòa cũng sẽ tái xét và phê chuẩn kế hoạch cá biệt dành cho gia đình.
20
Tiến Trình cuả Dịch Vụ Bảo Vệ Trẻ Em (CPS) — tiếp
Ai khác nữa xem xét lại những hành động của DHS?
• Ủy Ban Tái Xét Công Dân (Citizen Review Boards - CRB) được thành lập ở mỗi quận hạt để tái
xét tất cả các trường hợp có trẻ em bị tách khỏi gia đình và được đưa vào nơi chăm sóc của
DHS trong khoảng thời gian từ sáu tháng trở lên. Các thành viên ủy ban được Chánh Án Tòa
Án Tối Cao (Chief Justice of the Supreme Court) của tiểu bang Oregon chỉ định. Các CRB đưa
ra những đề nghị về trường hợp cho tòa án lưu động địa phương, gồm:
»» Việc chăm sóc thay thế có nên tiếp tục hay không;
»» Tính tuân thủ với kế hoạch cá biệt; hoặc
»» Những nỗ lực hợp lý để đưa đứa trẻ về đoàn tụ với cha mẹ của cháu đã được thực hiện
hay chưa.
• Cũng như với tất cả các cơ quan của tiểu bang, Cơ Quan Lập Pháp của tiểu bang Oregon
cũng tái xét những hoạt động của DHS và phê chuẩn nhân sách cứ hai năm một lần.
• Một ủy ban cố vấn được thành lập theo quy định của pháp luật. Các thành viên của ủy ban
được giám đốc DHS chỉ định để đóng vai trò cố vẫn trong những vẫn đề mấu chốt về phúc
lợi trẻ em.
DHS có khởi tố những phụ huynh ngược đãi con cái không?
Không.Chỉ biện lý quận mới có thể khởi tố tội phạm. Các biện lý quận nhận được các báo cáo
về hành vi có tính chất tội phạm từ các viên chức thực thi luật pháp, và đưa ra quyết định có
thực hiện hay không thực hiện khởi tố.
Ai được phép tiếp cận hồ sơ vụ việc?
Phần lớn những thông tin trong các hồ sơ vụ việc ngược đãi trẻ em được giữ kín và được miễn
không chịu sự chi phối của pháp luật quy định về văn khố quốc gia. Những hồ sơ này có thể
được tiết lộ trong một số trường hợp cho một số người và tổ chức nhất định có yêu cầu. Một
số phần trong hồ sơ vụ việc (ví dụ như những đánh giá tâm lý học) không thể được tiết lộ trừ
khi có lệnh tòa hoặc có sự thỏa thuận của người cung cấp.
Người hoặc cơ quan tiếp nhận những thông tin được tiết lộ đó phải có trách nhiệm giữ kín. Có
thể tiết lộ những thông tin này cho:
• Cơ quan thực thi luật pháp hay cơ quan đăng ký trường hợp ngược đãi trẻ em ở tiểu bang
khác đang thực hiện điều tra về tình trạng ngược đãi;
• Bác sĩ đang thăm khám hoặc điều trị cho đứa trẻ;
21
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
• Luật sư của đứa trẻ hoặc của cha mẹ đứa trẻ trong quá trình chuẩn bị hồ sơ ra hầu tòa án xét
xử những vấn đề về trẻ vị thành niên;
• Các Ủy Ban Tái Xét Công Dân duyệt xét lại tình trạng của đứa trẻ trong quyền hạn xét xử của
tòa án vị thành niên;
• Người Bênh Vực Đặc Biệt do Tòa Chỉ Định (Court Appointed Special Advocate - CASA) là
người đang làm việc với đứa trẻ trong quá trình xét xử của tòa án vị thành niên;
• Ban Chăm sóc Trẻ em của Bộ Việc Làm nếu gia đình đang xin cấp phép mở dịch vụ giữ trẻ
ban ngày;
• Ban Phụ trách các vấn đề về Người Cao Niên và Người Tàn Tật (Seniors ORS and People with
Disabilities Division) nếu gia đình có liên quan đến chương trình này hoặc muốn trở thành
nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng theo chương trình này;
• Một bộ lạc, nếu một thành viên trong gia đình được công nhận là thành viên của bộ lạc;
• Giám đốc của DHS có thể tiết lộ thông tin cho các viên chức phụ trách điều trần, các tòa án
hoặc các tổ chức khác nếu:
»» Việc tiết lộ là vì lợi ích tốt nhất của đứa trẻ;
»» Việc tiết lộ là cần thiết để điều tra, ngăn ngừa hay xử lý hành vi ngược đãi trẻ em;
»» Việc tiết lộ sẽ giúp bảo vệ đứa trẻ khỏi bị ngược đãi.
Nhạy cảm về văn hóa — DHS có xem xét những khía cạnh tập quán văn hóa trong
việc nuôi dạy con cái không?
Có. DHS thực hiện một số bước nhằm giúp đỡ đội ngũ nhân viên và những người nhận trợ cấp
giao tiếp giao thoa văn hóa.
• Nhận thức được khía cạnh văn hóa là một nội dung trong khóa huấn luyện nhân viên của
DHS. Phần nội dung này bao gồm những thông tin về tập quán văn hóa cụ thể có thể đã bị
gán sai là hành vi ngược đãi. Khóa huấn luyện cũng hướng dẫn cho các nhân viên nhận thức
được những thành kiến về văn hóa của chính họ và để nhận biết được những thế mạnh mà
tất cả chúng ta tiếp thu được từ di sản văn hóa của nhau.
• Mỗi văn phòng đều có khả năng tiếp cận tới những thông dịch viên dành cho những người nhận
trợ cấp không nói tiếng Anh, và một số nhân viên nói tiếng Tây Ban Nha, Nga, Việt Nam, v.v...
22
Tiến Trình cuả Dịch Vụ Bảo Vệ Trẻ Em (CPS) — tiếp
Những cán sự xã hội được cung cấp hình thức huấn luyện gì?
Các cán sự xã hội của CPS phải hoàn tất một chương trình toàn diện có nội dung giảng dạy bao
trùm toàn bộ mọi khía cạnh của trường hợp ngược đãi trẻ em, bao gồm:
• Những triệu chứng của tình trạng ngược đãi;
• Cách thức sàng lọc khi nhận được báo cáo về tình
trạng ngược đãi;
• Cách thức đánh giá sự an toàn trong tương lai của
đứa trẻ;
• Cách thức thực hiện một cuộc đánh giá về gia đình;
• Cách thức phỏng vấn nạn nhân, nhân chứng và
những người bị cho là kẻ ngược đãi;
• Khi nào thì yêu cầu sự giúp đỡ của cơ quan thực thi
Các cán sự xã hội của CPS hoàn tất một chương
trình huấn luyện toàn diện có nội dung bao trùm tất
cả các khía cạnh của trường hợp ngược đãi trẻ em.
luật pháp;
• Cách ra quyết định nếu thực sự đã có hành vi ngược đãi xảy ra;
• Cách ra quyết định về những dịch vụ thích hợp và viết một kế hoạch dịch vụ;
• Khi nào thì khép lại trường hợp; và
• Nhiều kỹ năng cần thiết khác.
Ngoài ra, tất cả các giám sát viên và các cán sự xã hội của CPS được cung cấp khóa huấn luyện
trong quá trình làm việc để liên tục nâng cao kiến thức và kỹ năng của họ.
Các viên chức thực thi luật pháp phải có chứng nhận của Ủy ban Chuẩn mực và Huấn luyện về An
toàn Công cộng (Board on Public Safety Standards and Training). Chương trình chứng nhận này
bao gồm khóa huấn luyện về các vấn đề ngược đãi trẻ em.
Các nhóm đa ngành (Multidisciplinary Team - MDT) là gì?
Các biện lý quận cần phải triệu tập các nhóm đa ngành để tái xét các trường hợp ngược đãi trẻ
em. Hiện có các nhóm đang hoạt động ở mỗi quận, hạt trên khắp tiểu bang Oregon. Theo sự uỷ
nhiệm pháp lý, họ phát triển phương thức nhằm đảm bảo sự hợp tác trong các quá trình điều tra
hành vi ngược đãi trẻ em.
23
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
Ngược đãi trẻ em không chỉ là vấn đề của riêng DHS. Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ em và tạo sức
mạnh cho các gia đình là thông qua sự kết hợp các dịch vụ cuả cộng đồng, bao gồm thực thi luật
pháp, các chuyên gia chăm sóc y tế, các viên chức nhà trường, biện lý quận, v.v...Triết lý đó đã trở
thành một phần cuả luật Oregon trong đoạn cuả SB 967 tại phiên họp cuả cơ quan lập pháp vào
năm 1989.
Các nhóm này thực hiện những việc như sau:
• Phối hợp thông tin giữa các cơ quan dịch vụ xã hội và các cơ quan thực thi luật pháp đang làm
việc với các gia đình;
• Tái xét các trường hợp được chọn và xem xét những dịch vụ đã được cung cấp, và phát triển
các dịch vụ bổ sung cần thiết cho cộng đồng;
• Thiết lập các quy trình tái xét những trường hợp phức tạp và cùng ra quyết định;
• Xây dựng các thỏa thuận giữa nhiều cơ quan khác nhau có chức năng cung cấp các dịch vụ
trong những trường hợp ngược đãi và bỏ rơi trẻ em;
• Các nhóm hoạt động tại bệnh viện có thể tái xét và phối hợp nữhng khía cạnh y khoa của các
trường hợp.
Các nhóm đa ngành cũng thực hiện các cuộc tái xét cái chết bất hạn của đứa trẻ. Mục đích của
cuộc tái xét là nhằm:
• Xác định ra tất cả những trường hợp trẻ tử vong có thể ngăn ngừa được trong tiểu bang Oregon;
• Xác định ra những yếu tố cụ thể góp phần làm gây nên các trường hợp tử vong;
• Thúc đẩy thực hiện những đề nghị cả ở cấp độ hệ thống và cấp độ cá nhân để có thể ngăn ngừa
được những trường hợp tử vong kiểu này trong tương lai.
Bất cứ ai cũng có thể khai báo khi có nghi ngờ tình
trạng ngược đãi. Việc khai báo muộn hoặc không
khai báo có thể đặt cuộc đời của đứa trẻ vào cảnh
nguy hiểm.
24
25
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
Tần suất xảy ra tình trạng
ngược đãi trẻ em
Tình trạng ngược đãi trẻ em phổ biến như thế nào?
Ở
tiểu bang Oregon trong năm tài khóa 2013, DHS xác nhận
có 10,630 nạn nhân của tình trạng ngược đãi và bỏ rơi trẻ
em. Đã tăng 4.1 phần trăm so với năm trước. Đã có khoảng
64,305 trường hợp khai báo được thực hiện về tình trạng ngược
đãi và bỏ rơi trẻ em khả nghi, giảm 4.5 phần trăm so với năm
trước đó.
Các thành viên trong gia đình chiếm 94 phần trăm tổng số
người bị cho là kẻ ngược đãi. Trên 42 phần trăm số người bị
được cho là thành phần ngược đãi là mẹ đứa trẻ, và gần 36
phần trăm là người cha.
Ở tiểu bang Oregon, trẻ em ở mọi
lứa tuổi đều bị ngược đãi và bỏ rơi,
nhưng nhóm tuổi chịu nguy hiểm
nhiều nhất là trẻ từ sơ sinh đến 2
tuổi.
Trẻ em ở mọi lứa tuổi bị ngược đãi và bị bỏ rơi ở Oregon, nhưng
nhóm có nguy cơ nhiều nhất Trẻ em ở mọi lứa tuổi bị ngược đãi
và bị bỏ rơi ở Oregon, nhưng nhóm có nguy cơ nhiều nhất là trẻ dưới một tuổi. Trẻ em
độ tuổi này chiếm 12.8 phần trăm trong tổng số tất cả trẻ em bị ngược đãi và bỏ rơi.
Những gia đình ngược đãi thường có ít nhất một trong những áp lực sau đây:
• Cha hoặc mẹ nghiện hóa chất;
• Thất nghiệp;
• Cha mẹ có vấn đề với các cơ quan thực thi luật pháp;
• Bạo hành gia đình.
Thế còn những trường hợp tử vong do ngược đãi thì sao?
Số trường hợp tử vong ở trẻ em vẫn là kết cục bi thảm của tình trạng ngược đãi và bỏ
rơi. Dữ liệu năm tài khóa 2013 cho thấy 10 trẻ em đã bị thiệt mạng bởi hành vi ngược
đãi và bỏ rơi ở tiểu bang Oregon. Năm trong số những trường hợp tử vong này là do
bị bỏ rơi. Sáu trường hợp là do bị ngược đãi. Một trường hợp là do cả bị ngược đãi và
bị bỏ rơi.
26
Ngược đãi về thể xác
Ngược đãi về thể xác là gì?
Luật pháp tiểu bang Oregon định nghĩa ngược đãi về
thể xác là bất cứ hành vi nào làm thương tổn cho đứa trẻ
không phải do tai nạn.
Phần lớn những người cha người mẹ không có ý định
làm đau con cái họ, nhưng hành vi ngược đãi được xác
định căn cứ vào sự ảnh hưởng đối với đứa trẻ, không
phải là động cơ thúc đẩy của cha mẹ.
Ở tiểu bang Oregon trong năm tài khóa 2013 người ta
phát hiện 987 đứa trẻ bị ngược đãi về thể xác.
Tổn thương tới mắt thường là do
chấn thương đầu.
Thế còn về những vết thâm tím thì sao?
Những vết thâm tím trên bề mặt ngoài xương ví dụ như đầu gối, cẳng chân, trán
hoặc khuỷu tay có khả năng xuất hiện sau khi bị tai nạn nhiều hơn là những vết thâm
tím xuất hiện ở má, mông hay bụng.
Phần lớn những trường hợp ngã làm xuất hiện một vết bầm tím trên một bề mặt
cụ thể, còn những vết thâm tím do bị ngược đãi thường xuyên xuất hiện trên nhiều
vùng của cơ thể.
Bất cứ vết thâm tím nào được nhìn thấy trên những trẻ nhỏ chưa có khả năng di
chuyển đều đáng ngờ.
Thế còn về những thương tích ở đầu và mặt thì sao?
Thương tổn tới đầu và não bộ là nguyên nhân chính gây nên các trường hợp tử vong
ở trẻ em bị ngược đãi. Phần lớn các trường hợp tổn thương nghiêm trọng bên trong
não bộ trong những năm đầu đời là do trẻ bị ngược đãi về mặt thể xác.
Tổn thương tới mắt thường là do chấn thương đầu. Kiểu thương tổn này có thể là do bị
đánh trực tiếp vào mắt hoặc có thể là do những hành động khác, ví dụ như lắc trẻ dẫn
đến tình trạng xuất huyết võng mạc. Tổn thương tới cả hai mắt là dấu hiệu đáng ngờ
của hành vi ngược đãi vì những thương tích do tai nạn thường xảy ra ở một bên mặt.
Miệng cũng là một mục tiêu phổ biến của hành vi ngược đãi. Những thương tổn tới
khu vực này thường có những vết bầm tím, các vết bỏng, môi bị rách, gãy răng và
thậm chí gãy quai hàm.
27
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
Thế còn về việc gẫy xương và trật khớp thì sao?
Quý vị nên nghi ngờ đã xảy ra tình trạng ngược đãi khi:
• Những chỗ gãy xương không ngờ được “tình cờ” phát hiện ra trong quá trình thăm khám.
• Không thể giải thích được chỗ thương tổn bằng sự việc xảy ra trong quá khứ.
• Gãy xương sống, cho thấy đã có hành vi vặn người.
• Thấy có nhiều chỗ gãy xương, đặc biệt khi những chỗ gãy đó đối xứng nhau.
• Thấy nhiều chỗ gãy xương và xương đang ở trong các giai đoạn liền lại khác nhau.
• Những tổn thương về xương kèm theo những thương tích khác (ví dụ như những vết bỏng)
ở các bộ phận khác của cơ thể.
Thế còn về tình trạng nhiễm độc thì sao?
Một số phụ huynh có thể phạt các con bằng cách bắt chúng phải nuối một lượng độc tố là hóa
chất hay thức ăn.
Một số vấn đề — mà bất cứ vấn đề nào trong số chúng có thể gây tai hại — là:
• Nước — Uống những lượng nước lớn có thể gây nên động kinh, chứng co giật, rối loạn, lờ đờ
và hôn mê.
• Ớt — Gây tổn thương cho màng nhầy của miệng và dạ dày và làm hại hệ thần kinh. Ớt cũng
có thể bị tắc trong họng của trẻ dẫn đến những vấn đề về hô hấp.
• Hạt tiêu dạng bột— Bị tắc trong họng hoặc phổi có thể gây ra những vấn đề về hô hấp.
• Thuốc nhuận tràng — Có thể làm mất nước nghiêm trọng, sốt và phân có máu.
• Các vật dụng gia đình — Nhiều chất bị lạm dụng, bao gồm chất tẩy bồn cầu, xăng của hộp
quẹt, chất tẩy và dầu.
Thế còn về những vết bỏng và chỗ bỏng thì sao?
Mặc dù những vết bỏng do tai nạn có thể xảy ra trong bất cứ hộ gia đình nào nhưng quá nhiều
hoặc những tai nạn được xử trí không hợp lý có thể là những dấu hiệu của sự bỏ rơi.
28
Ngược đãi về thể xác — tiếp
Thật khác thường khi để một đứa trẻ chà sát vào điếu thuốc lá trong tay một người khác. Những
vết bỏng này thường được tìm thấy trên mặt, cánh tay hoặc thân thể của đứa trẻ, tùy thuộc vào
chiều cao của đứa trẻ và chiều cao của người cầm thuốc lá.
Những vết bỏng “hình chiếc bánh rán” trên mông của đứa trẻ là dấu hiệu cho thấy rằng mông của
trẻ có thể đã bị ấn lên đáy của bồn tắm nước nóng vì thế phần còn lại của mông không bị bỏng.
Những vết bỏng “chạy vệt dài” là do chân hoặc tay bị dìm vào trong dung dịch nóng bỏng. Da
thường bị bỏng đều.
Những vết bỏng “rải rác” có thể là do bị đổ hoặc hất nước nóng vào. Những vết bỏng này xuất
hiện với nhiều mức tổn thương khác nhau.
Thế còn về những thương tích nội tạng thì sao?
Chỉ một phần trăm nhỏ các trường hợp ngược đãi trẻ em được khai báo là có thương tổn tới các
cơ quan nội tạng. Tuy nhiên, khó có thể xác định những thương tổn nội tạng trong các trường
hợp ngược đãi trẻ em và có thể một trong cơ bản dẫn đến tử vong hoặc có thể làm cho trẻ dễ bị
mắc chứng viêm phổi hoặc bệnh nhiễm trùng khác dẫn đến tử vong.
Mặc dù không có hướng dẫn chắc chắn nào dành cho những triệu chứng của tổn thương nội
tạng nhưng dưới đây là một số dấu hiệu cần lưu ý:
•
•
•
•
•
•
•
Đau ở bụng, ngực hoặc bất cứ vùng nội tạng nào;
Các vết bầm tím ở ngực hay bụng;
Bụng sưng to, sưng phồng;
Cơ bụng co cứng;
Khó thở;
Đau ngực dữ dội khi thở;
Buồn nôn hay nôn mửa (đặc biệt là nôn ra máu).
29
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
Chấn Thương Sọ Não Do Chủ Ý (Intentional Traumatic Brain Injury) là gì?
Chấn Thương Sọ Não Do Chủ Ý mô tả một chấn thương đầu là do lắc trẻ quá mạnh hay đập
đầu của trẻ lên một bề mặt. Nhiều phụ huynh không hiểu rằng hành vi lắc có thể gây nên tổn
thương não bộ nghiêm trọng, mù lòa và ngay cả tử vong.
Những thương tổn thường thấy nhất là:
• Máu tụ xung quanh não;
• Xuất huyết võng mạc;
• Gãy xương ở những phần xương đang phát triển;
• Tổn thương tới não bộ;
• Những vết bầm tím trên các chi hoặc bầm tím và thương tổn ở ngực chỗ trẻ bị ghì trong khi lắc.
Việc phạt đánh vào mông có phải là hành vi ngược đãi trẻ em không?
Mặc dù không được tán thành nhưng phạt đánh vào mông không phải là hành vi ngược đãi. Tuy
nhiên việc phạt đánh vào mông mà để lại những dấu hoặc vết bầm tím trên đứa trẻ có thể bị coi
là hành vi ngược đãi. Phạt đánh vào mông trẻ luôn là một mối quan tâm.
Phần lớn những người cha người mẹ không
có ý định làm đau con cái họ, nhưng hành vi
ngược đãi được xác định căn cứ vào sự ảnh
hưởng đối với đứa trẻ, không phải là động
cơ thúc đẩy của cha mẹ.
30
Lạm dụng và bóc lột tình dục
Lạm dụng tình dục trẻ em là gì?
Lạm dụng tình dục trẻ em xảy ra khi một
người sử dụng hay nỗ lực sử dụng trẻ em để
thỏa mãn dục vọng. Hành vi này bao gồm
loạn luân, cưỡng hiếp, giao hợp đồng tính
nam, xâm nhập vào cơ thể, mơn trớn, rình
rập lỗ khóa, v.v...
Ở tiểu bang Oregon trong năm tài khóa 2013
người ta phát hiện thấy có 860 đứa trẻ bị lạm
dụng tình dục.
Người cha là người ngược đãi con gái mình có thể
cảnh cáo rằng nếu cô bé nói với bất kỳ ai thì gia
đình sẽ tan vỡ và ai ai cũng trách mắng cô bé.
Hành vi mơn trớn là gì?
Mơn trớn bao gồm việc đụng chạm vào những phần gợi cảm của cơ thể, ví dụ như
bầu vú, cơ quan sinh dục ngoài hoặc mông. Hành vi này có thể bao gồm việc người
lớn bắt đứa trẻ phải chạm vào những phần gợi cảm của cơ thể anh ta.
Tiếp xúc tình dục là gì?
Tiếp xúc tình dục bao gồm hành vi cưỡng hiếp, giao hợp đồng tính nam, loạn luân,
xâm hại tình dục, v.v...
Quấy rối tình dục là gì?
Quấy rối tình dục bao gồm việc đe dọa hoặc gây áp lực đối với đứa trẻ để bắt trẻ hoạt
động tình dục.
Hành động phơi bày và tính tò mò bệnh hoạn là gì?
Hành động này bao gồm việc một người nào đó tự phơi bày thân thể cho đứa trẻ,
hay phơi bày bộ phận sinh dục ngoài của đứa trẻ để thỏa mãn dục vọng.
Tại sao trẻ em thường giữ im lặng khi bị lạm dụng tình dục?
Những người lạm dụng tình dục trẻ em thường sử dụng nhiều biện pháp để bắt trẻ giữ
im lặng. Kẻ lạm dụng có thể xảo quyệt, nói với đứa trẻ là hắn ta đang làm vì lợi ích của
đứa trẻ hoặc hứa cho trẻ sự ưu ái hoặc những món quà. Hay hắn có thể lỗ mãng hơn,
chẳng hạn như một người cha cảnh cáo con gái mình rằng nếu cô bé nói cho bất cứ ai
biết thì gia đình sẽ tan vỡ và ai ai cũng mắng chửi cô bé.
31
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
Kẻ lạm dụng có thể thuyết phục đứa trẻ rằng cô bé là
một người chịu chung trách nhiệm và rằng hắn ta có
tình cảm đặc biệt đối với cô bé và sẽ bị trách mắng nếu
sự việc bị tiết lộ.
Nhiều kẻ lạm dụng sử dụng những biện pháp đe dọa,
nói với đứa trẻ rằng vật cưng của đứa trẻ sẽ bị đánh đập,
rằng anh chị em ruột của đứa trẻ sẽ là mục tiêu trừng
phạt, hay thậm chí chính bản thân đứa trẻ sẽ bị giết hại
nếu đứa trẻ nói cho người khác biết chuyện.
Qua nghiên cứu và trải nghiệm người ta thấy rằng
Trẻ em cần người lớn đáp ứng những nhu cầu cơ bản của trẻ em rất hiếm khi nói dối về những chi tiết của
chúng: thức ăn, nơi ở, quần áo, sự tiếp cận tới gia đình và một hành vi tình dục mà chúng chưa từng trải qua.
những người thương yêu. Những kẻ lạm dụng cố ý khai
khác sự phụ thuộc đó để bắt đứa trẻ phải phục tùng họ.
Trẻ em thường nói dối về việc bị lạm dụng tình dục như thế nào?
Qua nghiên cứu và trải nghiệm người ta thấy rằng trẻ em rất hiếm khi nói dối về những chi tiết
của một hành vi tình dục mà chúng chưa từng trải qua. Hiện tượng phổ biến hơn là người lớn
hiểu nhầm hay hiểu sai tình huống.
Kết quả là, đứa trẻ thường trách bản thân về những gì đang xảy ra đối với cô bé và cảm thấy tội
lỗi và thất vọng. Cô bé có thể tưởng tượng ta những người bạn không có thực. Một số trẻ trở nên
hung hăng và tức giận. Những đứa khác lao vào nghiện ma túy và rượu.
Lạm dụng tình dục tuổi vị thành niên là gì?
Luật pháp tiểu bang Oregon không quy định rằng tất cả những hành động tình dục của trẻ vị
thành niên ở độ tuổi dưới 18 là bất hợp pháp.
Luật pháp bao gồm những điều khoản bảo vệ trong một số trường hợp khi người hành động kém
nạn nhân ba tuổi. Cơ quan thực thi luật pháp và các biện lý quận sẽ cần phải phân tích từng tình
huống theo từng vụ việc.
Đối với trẻ ở tuổi vị thành niên, bằng chứng về hành động tình dục có thể là dấu hiệu đáng ngờ
của hành vi lạm dụng tình dục. Đồng thuận các mối quan hệ tình dục ám chỉ rằng cả hai bên đều
có khả năng và năng lực thực hiện một sự lựa chọn có hiểu biết mà không sợ bị tổn hại hoặc ép
buộc. Tuy nhiên, nhiều trẻ vị thành niên không có sự hiểu biết rõ ràng về sự khác nhau giữa các
mối quan hệ liên ứng và các mối quan hệ bị lạm dụng.
32
Những yếu tố cần xem xét trong quá trình xác định một mối quan hệ nào đó có thể là bị lạm dụng
hay không bao gồm:
• Nếu có vũ lực;
• Nếu khả năng tinh thần hay xúc cảm suy yếu;
• Nếu có ma túy hoặc rượu ảnh hưởng đến khả năng đưa ra sự lựa chọn hợp lý;
• Nếu có sự lôi kéo, hăm dọa, hàm ý đe dọa hay những hình thức ép buộc khác;
• Nếu có sự chênh lệch rõ ràng về quyền lực hay sự chênh lệch đáng kể về tuổi tác.
Bóc lột tình dục là gì?
Bóc lột tình dục là việc bắt trẻ em phải thực hiện hành vi tình dục để chuộc lợi cá nhân; ví dụ như
kiếm tiền, để lấy được phiếu thực phẩm hoặc ma túy, hoặc để chiếm được địa vị. Hành vi bóc lột
tình dục cũng bao gồm việc sử dụng trẻ em trong hoạt động mãi dâm và sử dụng trẻ em để sản
xuất phim ảnh đồi trụy.
Nhiều trẻ vị thành niên không có sự hiểu biết
rõ ràng về sự khác nhau giữa các mối quan hệ
liên ứng và các mối quan hệ bị lạm dụng.
33
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
Bỏ rơi
Bỏ rơi là gì?
Bỏ rơi là việc không cung cấp đủ thức ăn, quần áo, nơi ở, sự
trông nom hay chăm sóc y tế. Bỏ rơi thường xuyên là một
hình thức chăm sóc gia đình liên tục trong đó người cha,
người mẹ hay người chăm sóc không duy trì hoặc đáp ứng
được những nhu cầu cơ bản của đứa trẻ. Việc này dẫn đến
một tình trạng tích lũy tổn hại có thể có những ảnh hưởng
lâu dài đối với sự phát triển chung về thể chất, tinh thần hay
cảm xúc của đứa trẻ.
Bỏ rơi là kiểu ngược đãi phổ biến nhất và có thể có những
ảnh hưởng lâu dài. Trong năm tài khóa 2013 có 5,330 trẻ em
là nạn nhân của tình trạng bỏ rơi.
Bỏ rơi là một trong những nguyên do phổ biến nhất dẫn đến
những trường hợp tử vong ở trẻ em.
Ngừng Tăng Trưởng là một hội
chứng có đặc điểm là tình trạng
kém dinh dưỡng thường xuyên
của trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.
Chuẩn mực đối với việc trông nom và bảo vệ là gì?
Các bậc phụ huynh phải đảm bảo sự giám sát, chăm sóc, hướng dẫn và bảo vệ để
con cái không bị tổn hại về thể chất hoặc tinh thần. Các bậc phụ huynh cũng phải có
những phương thức xử lý hợp lý cho những vấn đề của con cái.
Trẻ em sẽ có những thương tích nhỏ trong suốt thời kỳ thơ ấu. Khi những thương tích
do tai nạn xảy ra thường xuyên, đó có thể là kết quả của tình trạng bỏ rơi.
Bỏ rơi bao gồm việc để trẻ tiếp xúc với các hoạt động bất hợp pháp chẳng hạn như:
• Khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động buôn bán ma tuý, trộm cắp, v.v...;
• Để trẻ tiếp xúc với hành vi lạm dụng thuốc của cha mẹ, trộm cắp, v.v...;
• Khuyến khích trẻ sử dụng ma túy hoặc rượu.
Những chuẩn mực đối với việc chăm sóc trẻ là gì?
Phương pháp chăm sóc trẻ an toàn bao gồm:
• Một người được chỉ định có thể chăm sóc cho những nhu cầu cá nhân của đứa trẻ;
34
Bỏ rơi — tiếp
• Một kế hoạch liên lạc với phụ huynh trong trường hợp khẩn cấp.
Không nên để trẻ một mình trong những tình huống vượt quá khả năng xử lý của trẻ.
Từng đứa trẻ đều phải được trông nom riêng biệt để đảm bảo rằng chúng có khả năng đảm
nhận được trách nhiệm được giao cả về thể chất lẫn tinh thần. Luật pháp không quy định rõ
độ tuổi mà đứa trẻ có thể được để ở nhà một mình. Tuy nhiên, không thể để trẻ nhỏ hơn 10
tuổi ở một mình mà không có người giám sát trong một khoảng thời gian vì việc đó có thể gây
nguy hiểm cho sức khỏe hoặc phúc lợi của đứa trẻ (quy định ORS 163.545).
Những chuẩn mực về đồ ăn, thức uống và quần áo mặc là gì?
Trẻ em cần thức ăn để chúng lớn lên và phát triển bình thường. Quần áo và giày dép cũng nên
phù hợp với môi trường.
Những chuẩn mực về nơi ở là gì?
Trẻ em cần được bảo vệ khỏi thời tiết và những mối đe dọa đối với sự an toàn. Nhu cầu này bao
gồm sởi ấm, nước uống, trang thiết bị vệ sinh đầy đủ và một không gian để ngủ.
Thờ ơ với nhu cầu y khoa là gì?
Trẻ em cần các dịch vụ chăm sóc y khoa, nha khoa, và sức khỏe tinh thần đầy đủ. Khi một tình
huống y khoa có thể dẫn đến tình trạng suy yếu, đau đớn nghiêm trọng hoặc nguy cơ tử vong
thì đây có thể là một sự thờ ơ với nhu cầu y khoa và khi đó CPS có thể can thiệp.
Những tín ngưỡng tôn giáo về việc chăm sóc tinh thần thường được coi trọng, trừ trường hợp
khi mạng sống của đứa trẻ trong tình trạng nguy hiểm. Nếu phụ huynh từ chối quan tâm y
khoa trong một tình huống nghiêm trọng hoặc đe dọa tới tính mạng thì CPS có thể can thiệp.
Hội chứng Ngừng Tăng Trưởng (Failure to Thrive) là gì?
Ngừng Tăng Trưởng là một hội chứng có đặc điểm là tình trạng kém dinh dưỡng thường xuyên
của trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Quá trình tăng trưởng bị chậm và chậm tâm thần, khó khăn trong
học tập và chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ là một số hậu quả trong số những hậu quả lâu dài.
Những đặc điểm đó bao gồm:
• Diện mạo yếu ớt, xanh xao và thiếu sức sống;
• Mất lượng chất béo của cơ thể;
35
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
• Nhìn chằm chằm vô hồn thay vì mỉm cười và duy trì được ánh mắt;
• Ngủ ở tư thế co quắp kiểu thai nhi và nắm chặt hai bàn tay;
• Đẩy người về phía sau và về phía trước khi nằm ngửa ở trên giường hoặc đập đầu liên tục vào
khung giường cũi;
• Chậm phát triển chức năng vận động và phát triển chung.
Những thuật ngữ “trẻ bị tiếp xúc với ma túy” và “trẻ bị ảnh hưởng bởi ma túy” có
nghĩa là gì?
Việc sử dụng sai các loại thuốc kê toa hoặc sử dụng các thuốc bất hợp pháp là một kiểu bỏ rơi
khi việc sử dụng đó có ảnh hưởng trực tiếp tới đứa trẻ. Trong khi sử dụng rượu và ma tuý thời kỳ
mang thai không bao giờ là một ý tưởng tốt, nhiều phụ nữ không nhận thức rõ những mối nguy
hiểm về việc sử dụng hay nghiện ma túy có thể tác hại trẻ trong thời kỳ mang thai. Một số ảnh
hưởng có thể không rõ ràng khi trẻ được sinh ra nhưng có thể xuất hiện trong quá trình phát triển
của trẻ.
Phụ nữ mang thai có thói quen sử dụng rượu hoặc có nghĩa là đứa
trẻ đã bị “tiếp xúc với ma túy” trong thời kỳ mang thai. Khi việc sử
dụng ma túy gây ra những vấn đề về thể chất, tinh thần hay hành
vi, dù là trẻ mới sinh ra hay khi trẻ lớn lên thì đứa trẻ có thể được coi
là “mắc nhiễm ma túy”. Nhưng những mắc nhiễm ma túy này phải
được xác nhận qua việc đánh giá y khoa. Những ảnh hưởng đó có
thể bao gồm hàng loạt những vấn đề từ những bệnh lý thể chất lớn
tới những bệnh lý tinh thần hoặc các vấn đề về hành vi xuất hiện vào
giai đoạn cuối khi đứa trẻ bắt đầu đi học.
36
Tình trạng bị ruồng bỏ và thương tổn về tinh thần
Ruồng bỏ là gì?
R
uồng bỏ là hành vi của phụ huynh cho
thấy ý định từ bỏ mãi mãi các quyền và
đòi hỏi đối với một đứa con.
Thương tổn tinh thần là gì?
Tổn thương tinh thần và bạc đãi tâm lý là kết quả của những hành vi tàn nhẫn hay vô
lương tâm hoặc những tuyên bố dọa dẫm do (những) người chăm sóc nói ra và thực
hiện hay được phép nói ra và thực hiện gây nên ảnh hưởng trực tiếp đối với đứa trẻ
hoặc đó có thể là việc người chăm sóc không thể chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ hay
dìu dắt phù hợp. Hành vi của người chăm sóc trẻ, dù cố ý hay vô tình, phải có liên
quan đến tình trạng suy yếu về thể trạng và chức năng tâm lý, nhận thức, tình cảm hay
xã hội có thể quan sát và đáng kể của đứa trẻ. Ở tiểu bang Oregon trong năm tài khóa
2013 người ta phát hiện 179 đứa trẻ bị tổn thương tinh thần.
Một số ví dụ về tình trạng tổn thương tinh thần bao gồm:
• Trừng phạt trẻ bằng cách dúi đầu đứa trẻ vào bồn cầu;
• Lột trần trẻ và trói vào cây để trừng phạt;
• Để trẻ tiếp xúc hoặc bắt trẻ liên tục chứng kiến cảnh bạo lực gia đình chống lại
cha/mẹ hay anh chị em ruột;.
• Ngăn cách trẻ khỏi gia đình bằng việc không mua quần áo hay vật dụng cá nhân
cho trẻ. Ví dụ như trang bị cho phòng của những đứa con khác các đồ đạc xinh đẹp
và không trang bị cho phòng của trẻ bất cứ thứ gì.
37
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
Nguy cơ tổn hại
Nguy cơ tổn hại là gì?
N
guy cơ tổn hại là để đứa trẻ vào tình huống
có hại cho sức khỏe hay phúc lợi của đứa trẻ.
Nguy hại nghiêm trọng được định nghĩa là tổn
thương cấp tính hoặc quan trọng cho chức năng
hay phát triển về thể chất, tình dục, tâm lý, nhận
thức hoặc hành vi; trở ngại không di chuyển được;
hoặc nguy hại đe doạ đến tính mạng cho đưá trẻ.
Ở tiểu bang Oregon, trong năm tài khóa 2013
người ta phát hiện 5,788 trường hợp doạ nạt ám
hại hại.
Nếu quý vị biết một đứa trẻ nào đó đang phải chứng
kiến những hành động bạo hành gia đình liên tục hoặc
nghiêm trọng và quý vị không chắc chắn về những ảnh
hưởng đối với đứa trẻ, hãy gọi và tham khảo ý kiến một
chuyên gia sàng lọc của CPS.
Một số ví dụ về nguy cơ tổn hại là:
• Đứa trẻ sống cùng với hoặc được trông nom bởi một người đã từng bị kết tội
ngược đãi hoặc bỏ rơi trẻ em, và người có hành vi, điều kiện và tình hình tài chính
hiện tại tạo nên mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự an toàn của đứa trẻ;
• Đứa trẻ mới sinh trong khi tình trạng tinh thần hay hành vi hiện tại của người
chăm sóc chính cho thấy thiếu kỹ năng cần thiết để đảm bảo sự chăm sóc đầy đủ
mặc dù đứa trẻ chưa bị tổn hại gì;
• Đứa trẻ sống với người có liên can đến hoạt động phim ảnh đồi trụy trẻ em;
• Một đứa trẻ có phụ huynh hay người chăm sóc đã làm chết hay tổn hại nghiêm
trọng cho đứa trẻ khác qua hành vi ngược đãi trẻ em, và người có hành vi, điều
kiện hoặc tình hình tài chính chưa được cải thiện.
Khi nào thì tình trạng bạo hành gia đình cần phải được khai báo là một tình
trạng ngược đãi hay bỏ rơi trẻ em?
Bạo lực gia đình có nghĩa là một trạng thái với hành vi cưỡng bức, có thể bao gồm
xâm phạm thể xác, tình dục, tiền bạc và cảm xúc mà một cá nhân hành xử xúc phạm
người phối ngẫu hay bạn tình trước đây hoặc hiện tạiđể giành quyền lực và sự kiểm
soát trong quan hệ.
38
Bạo lực gia đình diễn ra ở mọi nền văn hóa, mọi đẳng cấp kinh tế-xã
hội và mọi cộng đồng tín ngưỡng. Bạo lực gia đình thường gia tăng
về cường độ, mức độ và tần suất.
Nơi có bạo lực gia đình là nơi có yếu tố rủi ro đối với trẻ em. Tuy nhiên
không phải tất cả các tình huống bạo lực gia đình đều cần phải khai
báo với DHS hay cơ quan thực thi pháp luật. DHS có quyền can thiệp
vào các gia đình căn cứ vào việc đứa trẻ có đang bị ngược đãi về thể
chất, lạm dụng tình dục, bỏ rơi, tổn thương tinh thần, hay bị chịu
tác động bởi hoạt động hay điều kiện có khả năng dẫn đến tổn hại
nghiêm trọng hay không.
Cần phải khai báo cho DHS hoặc cơ quan thực thi luật pháp khi có lý
do chính đáng để tin rằng:
Nơi có bạo lực gia đình là nơi có
1. Hiện có tình trạng bạo hành gia đình hay người bị cho là kẻ ngược yếu tố rủi ro đối với trẻ em.
đãi đã từng có hành vi bạo lực gia đình; và
2. Một trong những điều sau đây:
»» Có lý do để tin rằng đứa trẻ sẽ rơi vào hoặc đang rơi vào tình thế bạo lực, đặt trẻ vào nguy
cơ bị tổn hại nghiêm trọng.
»» Đứa trẻ có khả năng bị tổn hại trong quá trình bạo hành (bị giữ trong quá trình diễn ra bạo
hành, bị kéo lại khi đang dời đi, v.v...).
»» Người bị cho là kẻ ngược đãi không cho phép người chăm sóc trẻ và đứa trẻ tiếp cận
những nhu cầu cơ bản, gây ảnh hưởng tới sức khỏe hay sự an toàn của họ.
»» Người bị cho là kẻ ngược đãi đã giết hoặc gây ra tổn hại nghiêm trọng, hoặc thực hiện
hành vi đe dọa đáng được tin là sẽ làm như vậy đối với bất kỳ ai trong gia đình, kể cả các
thành viên của gia đình mở rộng và vật cưng.
»» Khả năng thực hiện những hoạt động thường ngày của đứa trẻ bị suy yếu nghiêm trọng
do liên tục ở trong tình trạng sợ hãi.
Nếu quý vị biết một đứa trẻ nào đó đang phải chứng kiến những hành động bạo hành gia đình
liên tục hoặc nghiêm trọng và quý vị không chắc chắn về những ảnh hưởng đối với đứa trẻ, hãy
gọi và tham khảo ý kiến một chuyên gia sàng lọc của CPS.
39
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
Buôn bán trẻ em
M
ột kiểu ngược đãi nữa là — buôn bán trẻ em — đã được đưa vào đạo luật bởi
Cơ Quan Lập Pháp Oregon năm 1997. Kiểu ngược đãi này bao gồm việc mua,
bán hoặc trao đổi quyền giam giữ hợp pháp hoặc thể chất đối với một đứa trẻ. Khái
niệm này không áp dụng đối với những trường hợp nhận con nuôi hợp pháp hoặc
việc thiết lập các mối quan hệ gia đình.
40
Luật khai báo tình trạng ngược đãi trẻ
em của tiểu bang Oregon
Khai báo tình trạng ngược đãi trẻ em
419B.005 Định nghĩa. Như đã được sử dụng từ quy định quy định ORS 419B.005 đến 419B.050, trừ khi bối cảnh yêu
cầu khác:
(1)(a) “Ngược đãi” có nghĩa là:
(A) Bất cứ hành vi hành hung, như được định nghĩa trong quy định ORS chương 163, đối với đứa trẻ và bất
cứ thương tích về thể xác nào đối với đứa trẻ do nguyên nhân khác với nguyên nhân tai nạn gây ra, bao
gồm bất cứ thương tích nào xuất hiện trên cơ thể trẻ không phù hợp với lời giải thích về nguyên nhân
gây nên thương tích.
(B) Bất cứ thương tổn tinh thần nào đối với đứa trẻ, chỉ tính đến tình trạng suy yếu có thể quan sát được và
nghiêm trọng về khả năng thực hiện chức năng tinh thần hay tâm lý của đứa trẻ do hành động tàn ác
đối với đứa trẻ gây, thích đáng về khía cạnh nền văn hóa của đứa trẻ.
(C) Cưỡng bức đứa trẻ, bao gồm nhưng không giới hạn vào cưỡng hiếp, giao hợp đồng tính nam, quan hệ
tình dục thâm nhập vào cơ thể bất hợp pháp và loạn luân, là những hành động đã được định nghĩa
trong quy định ORS chương 163.
(D) Lạm dụng tình dục, như định nghĩa trong quy định ORS chương 163.
(E) Bóc lột tình dục, bao gồm nhưng không giới hạn vào:
(i) Góp phần vào việc phạm tội tình dục của trẻ vị thành niên, như đã được định nghĩa trong quy định
ORS chương 163, và bất cứ hành xử nào cho phép, thuê mướn, ủy quyền, cấp phép, xui khiến hay
khuyến khích đứa trẻ tham gia vào việc biểu diễn cho người khác ngắm hoặc chụp ảnh, làm phim,
thâu băng hoặc những tình huống trưng bày khác, toàn bộ hay một phần, miêu tả hành vi hay
tiếp xúc tình dục, như được định nghĩa trong quy định ORS 167.002 hoặc được mô tả trong quy
định ORS 163.665 và 163.670, lạm dụng tình dục có sự tham gia của đứa trẻ hoặc hiếp dâm một
đứa trẻ, nhưng không bao gồm bất cứ hành xử nào trong khuôn khổ của bất cứ quá trình điều tra
nào được thực hiện tuân thủ theo quy định quy định ORS 419B.020 hoặc được thiết kế để phục vụ
cho các mục đích giáo dục hoặc pháp lý khác; và
(ii) Cho phép, chấp thuận, khuyến khích hoặc thuê một đứa trẻ sinh hoạt trong nghề mại dâm như mô
tả trong ORS 167.007 hoặc hoạt động mua bán dâm như định nghĩa trong ORS 163.266 để mua
dâm với trẻ vị thành niên như mô tả trong ORS 163.413 hoặc để bảo trợ một gái mại dâm như mô
tả trong ORS 167.008.
(F) Bỏ rơi hay bạc đãi một đứa trẻ, bao gồm nhưng không giới hạn vào việc không cung cấp đầy đủ thức ăn,
quần áo, nơi ở hoặc sự chăm sóc y khoa có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe hay phúc lợi của đứa trẻ.
41
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
(G) Gây tổn hại có đe dọa cho một đứa trẻ, điều đó có nghĩa là đặt đứa trẻ vào tình huống có nguy cơ tổn hại nghiêm trọng
đối với sức khỏe hoặc phúc lợi của trẻ.
(H) Mua hoặc bán người dưới 18 tuổi như đã được mô tả trong quy định ORS 163.537.
(I) Cho phép một người dưới 18 tuổi đi vào hoặc ở lại hay ở trong những cơ sở sản xuất chất kích thích.
(J) Để trẻ tiếp xúc bất hợp pháp với một chất bị kiểm soát, được xác định trong quy định quy định ORS 475.005 mang đến
nguy cơ tổn hại đáng kể đối với sức khỏe hoặc sự an toàn của đứa trẻ.
(b) “Ngược đãi” không bao gồm những hình thức kỷ luật vừa phải trừ khi hình thức kỷ luật đó dẫn đến một trong những tình
trạng mô tả trong đoạn (a) của tiểu mục này.
(2) “Trẻ em” có nghĩa là người dưới 18 tuổi chưa lập gia đình.
(3) “ Cơ sở giáo dục bậc đại học” có nghĩa là:
(a) Một trường cao đẳng cộng đồng như định nghĩa trong ORS 341.005;
(b) Một trường đại học công lập được liệt kê trong ORS 352.002;
(c) Đại Học Khoa Học và Y Tế Oregon; và
(d) Một cơ sở giáo dục cấp đại học tư nhân ở Oregon.
(4) “Cơ quan thực thi luật pháp” có nghĩa là:
(a) Bất cứ sở cảnh sát thành phố hoặc sở cảnh sát đô thị nào.
(b) Bất cứ văn phòng cảnh sát trưởng quận nào.
(c) Bộ Công An Oregon.
(d) Một sở cảnh sát được thành lập bởi một trường đại học theo ORS 352.383 hoặc 353.125.
(d) Sở phụ trách thanh thiếu niên quận.
(5) “Viên chức cộng đồng hay tư nhân” có nghĩa là:
(a) Bác sĩ hoặc phụ tá bác sĩ được cấp giấy phép chiếu theo ORS chương 677 hoặc bác sĩ trị liệu không dùng thuốc, bao gồm
bất kỳ bác sĩ thực tập hoặc bác sĩ nội trú.
(b) Nha sĩ.
(c) Nhân viên nhà trường, bao gồm nhân viên của cơ sở giáo dục cấp đại học.
(d) Y tá có giấy phép hành nghề, y tá trợ y, điều dưỡng viên, trợ lý điều dưỡng, nhân viên trợ giúp chăm sóc sức khỏe tại nhà
hoặc nhân viên của một cơ quan đảm trách dịch vụ y tế tại nhà.
(e) Nhân viên của Sở Dịch Vụ Nhân Sinh, Cơ Quan Thẩm Quyền Y Tế Oregon, Ban phụ trách Học Tập Sớm, Ban Phát Triển Thanh
Thiếu Niên, Phòng Chăm Sóc Trẻ Em, Cơ Quan phụ trách Thanh Thiếu Niên Oregon, một sở y tế quận, một chương trình y
tế về tâm thần tại cộng đồng, một chương trình về khuyết tật phát triển tại cộng đồng, một sở thanh thiếu niên quận, một
cơ quan chăm sóc trẻ em có giấy phép hoặc một chương trình điều trị nghiện rượu và ma túy.
(f) Viên chức trật tự trị an.
(g) Nhà tâm lý học.
42
Luật khai báo tình trạng ngược đãi trẻ em của tiểu bang Oregon — tiếp
(h) Hội viên của giới tăng lữ.
(i) Nhân viên xã hội hợp lệ.
(j) Bác sĩ đo thị lực.
(k) Người chưã bệnh bằng phương pháp nắn khớp xương.
(L) Nhà cung cấp hoặc nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng được chứng nhận.
(m) Luật sư.
(o) Chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp được cấp giấy phép.
(p) Nhà điều trị liệu pháp hôn nhân và gia đình được cấp phép.
(p) Lính cứu hỏa hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế cấp cứu.
(r) người bênh vực đặc biệt đặc biệt do tòa chỉ định, theo định nghĩa trong quy định ORS 419A.004.
(r) Người chăm sóc trẻ em đã đăng ký hoặc được chứng nhận theo các quy định từ quy định ORS 329A.030 và 329A.250 đến
329A.450.
(s) Thành viên của Hội Nghị Lập Pháp (Legislative Assembly).
(t) Chyên viên trị liệu về thể chất, phát âm hoặc vận động.
(u) Chuyên viên về thính học.
(v) Chuyên viên trị liệu về phát âm - ngôn ngữ.
(w) Nhân viên của Ủy Ban Về Tiêu Chuẩn và Thực Hành dành cho Giáo Viên tham gia trực tiếp các cuộc điều tra hoặc kỷ luật của
ủy ban.
(x) Dược sĩ.
(y) Một nhà điều hành chương trình chăm sóc trẻ mầm non được ghi vào hồ sơ chiếu theo ORS 329A.255.
(z) Một nhà điều hành chương trình chăm sóc trẻ trong độ tuổi đi học được ghi vào hồ sơ chiếu theo ORS 329A.257.
(aa) Nhân viên của một cơ quan hay tổ chức tư nhân tạo điều kiện cung cấp các dịch vụ chăm sóc tạm thế, như được định
nghĩa trong ORS 418.205, dành cho phụ huynh thực hiện quyền ủy nhiệm được thực thi đúng như quy định trong ORS
109.056.
(bb) Nhân viên của một tổ chức công hay tư cung cấp các dịch vụ hoặc sinh hoạt liên quan đến trẻ em:
(A) Bao gồm nhưng không giới hạn cho các trung tâm hoặc nhóm thanh thiếu niên, các nhóm hoặc trại hướng đạo sinh,
trại hè hoặc trại ban ngày, trại hoặc nhóm thử thách khả năng sinh tồn, trung tâm hoặc trại hoạt động theo hướng
dẫn, giám sát hoặc bảo trợ của hệ thống giáo dục tôn giáo, công hay tư hoặc những tổ chức về dịch vụ cuả cộng đồng;
và
(B) Loại trừ các tổ chức phi lợi nhuận đặt cơ sở tại cộng đồng với mục đích chính là cung cấp các dịch vụ kín đáo, trực tiếp
cho nạn nhân của bạo lực gia đình, tấn công tình dục, rình rập hoặc buôn bán người.
43
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
(cc) Một huấn luyện viên, trợ lý huấn luyện viên hoặc người huấn luyện của một vận động viên nghiệp dư, bán chuyên nghiệp
hoặc chuyên nghiệp, nếu được trả thù lao và nếu vận động viên là một đứa trẻ. [1993 c.546 §12; 1993 c.622 §1a; 1995
c.278 §50; 1995 c.766 §1; 1997 c.127 §1; 1997 c.561 §3; 1997 c.703 §3; 1997 c.873 §30; 1999 c.743 §22; 1999 c.954 §4;
2001 c.104 §148; 2003 c.191 §1; 2005 c.562 §26; 2005 c.708 §4; 2009 c.199 §1; 2009 c.442 §36; 2009 c.518 §1; 2009
c.570 §6; 2009 c.595 §364; 2009 c.633 §10; 2009 c.708 §3; 2010 c.60 §§4,5; 2011 c.151 §12; 2011 c.506 §38; 2011
c.703 §34; 2012 c.37 §60; 2012 c.92 §1; 2013 c.129 §26; 2013 c.180 §40; 2013 c.623 §17; 2013 c.624 §82; 2013 c.720
§11]
419B.007 Chính sách. Hội Nghị Lập Pháp nhận thấy vì mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng những dịch vụ xã hội bảo vệ
nhằm ngăn ngừa tình trạng ngược đãi diễn ra thêm, bảo vệ và nâng cao phúc lợi của trẻ em bị ngược đãi, và bảo vệ cuộc sống gia đình
thích hợp với việc bảo vệ đứa trẻ bằng cách ổn định gia đình và nâng cao năng lực nuôi dạy con cái, cần thiết và vì lợi ích cộng đồng nên
cần phải có các khai báo bắt buộc và các cuộc điều tra về tình trạng ngược đãi trẻ em và để khuyến khích những trường hợp khai báo tự
nguyện. [1993 c.546 §13]
419B.010 Trách nhiệm của các viên chức trong việc khai báo tình trạng ngược đãi trẻ em; những trường hợp ngoại lệ;
hình phạt. (1) Bất cứ viên chức cộng đồng hoặc tư nhân nào có nguyên do chính đáng để tin rằng bất cứ đứa trẻ nào mà viên chức
tiếp xúc đã bị ngược đãi hoặc bất cứ người nào mà viên chức tiếp xúc đã ngược đãi một đứa trẻ phải có trách nhiệm lập tức khai báo
hoặc tìm cách khai báo sự việc theo phương thức theo quy định ORS 419B.015. Không có nội dung nào chứa đựng trong quy định ORS
40.225 đến 40.295 hoặc 419B.234 (6) ảnh hưởng đến trách nhiệm khai báo được nêu trong phần này, ngoại trừ trường hợp chuyên gia
về tâm thần học, nhà tâm lý học, hội viên giới tăng lữ, luật sư hoặc giám hộ ủy nhiệm được chỉ định theo quy định ORS 419B.231 không
cần phải khai báo những thông tin thu thập được qua hoạt động giao tiếp với một người nào đó nếu hoạt động giao tiếp được đảm bảo
bí mật về mặt pháp lý theo quy định ORS 40.225 tới 40.295 hoặc 419B.234 (6). Luật sư không cần phải khai báo những nội dung yêu
cầu trong phần này vì lý do những thông tin họ thu nhận được trong quá trình đại diện cho thân chủ nếu việc tiết lộ những thông tin đó
sẽ có hại cho thân chủ.
(2) Bất kể tiểu mục (1) của phần này, không cần phải thực hiện khai báo theo yêu cầu của phần này nếu viên chức cộng đồng hoặc
tư nhân có được thông tin liên quan đến hành vi ngược đãi vì có một khai báo được thực hiện theo yêu cầu của phần này, hoặc
vì một quy trình pháp lý phát sinh từ khai báo được thực hiện theo yêu cầu của phần này, và viên chức cộng đồng hoặc tư nhân
có lý do để tin rằng thông tin đã được tiếp nhận bởi một cơ quan thực thi luật pháp hoặc Bộ Dịch vụ Nhân sinh.
(3) Nghĩa vụ khai báo theo phần này là dành riêng cho viên chức công hoặc tư, bất kể viên chức đó làm việc cho một tình nguyện
viên hay người đại diện hoặc cơ quan đai diện của bất kỳ loại thực thể hoặc tổ chức nào sử dụng hoặc thuê tình nguyện viên với
tư cách viên chức công hoặc tư trong các hoạt động của mình.
(4) Nghĩa vụ khai báo theo phần này luôn có hiệu lực bất kể thực thể hoặc tổ chức thuê viên chức công hoặc tư hoặc sử dụng viên
chức với tư cách một tình nguyện viên có phương thức hoặc chính sách riêng để khai báo sự ngược đãi trong nội bộ trong phạm
vi thực thể hoặc tổ chức đó.
44
Luật khai báo tình trạng ngược đãi trẻ em của tiểu bang Oregon — tiếp
(5) Người vi phạm tiểu mục (1) của phần này là vi phạm Hạng A. Truy tố theo tiểu mục này sẽ được bắt đầu bất cứ thời điểm nào
trong phạm vi 18 tháng sau khi phạm tội. [1993 c.546 §14; 1999 c.1051 §180; 2001 c.104 §149; 2001 c.904 §15; 2005 c.450
§7; 2012 c.92 §11]
419B.015 Mẫu khai báo và nội dung khai báo; thông báo. (1)(a) Người thực hiện khai báo tình trạng ngược đãi trẻ em, dù là khai
báo tự nguyện hay theo yêu cầu của quy định ORS 419B.010, cần phải thực hiện khai báo bằng miệng qua điện thoại hoặc nếu không
đến trực tiếp tại văn phòng địa phương của Bộ Dịch vụ Nhân sinh, cho người được ủy nhiệm của Bộ hoặc cho cơ quan thực thi luật pháp
trong quận nơi người thực hiện khai báo đang cư trú vào thời điểm liên hệ. Nội dung khai báo cần có, nếu biết, tên và địa chỉ của đứa trẻ
và cha mẹ của đứa trẻ hoặc những người khác có trách nhiệm chăm sóc cho đứa trẻ, tuổi của đứa trẻ, bản chất và mức độ ngược đãi, bao
gồm bất cứ bằng chứng nào về lần ngược đãi trước đây, lời thanh minh cho hành vi ngược đãi và bất cứ thông tin nào khác mà người
thực hiện khai báo tin rằng chúng có thể giúp ích trong quá trình xác định nguyên do của hành vi ngược đãi và danh tính của thủ phạm.
(b) Khi bộ tiếp nhận được trường hợp khai báo tình trạng ngược đãi, bộ sẽ thông báo cho cơ quan thực thi luật pháp trong
quận nơi lời khai báo được thực hiện. Khi trường hợp khai báo tình trạng ngược đãi trẻ em do người được ủy nhiệm của bộ
tiếp nhận, nguời được chỉ định đó có trách nhiệm thông báo, theo như thỏa thuận, cho hoặc bộ hoặc cơ quan thực thi luật
pháp trong quận nơi lời khai báo được thực hiện. (b) Khi cơ quan thực thi luật pháp tiếp nhận được trường hợp khai báo
tình trạng ngược đãi, cơ quan sẽ thông báo cho văn phòng bộ ở địa phương trong quận nơi lời khai báo được thực hiện.
(2) Khi trường hợp khai báo tình trạng ngược đãi trẻ em được tiếp nhận theo yêu cầu của tiểu mục (1)(a) của phần này, đoàn thể
tiếp nhận khai báo sẽ thực hiện thông báo theo yêu cầu của tiểu mục (1)(b) của phần này theo đúng với các quy tắc được bộ
thông qua bằng quy định ORS 419B.017.
(3)(a) Khi bộ tiếp nhận lời khai báo viện dẫn rằng đứa trẻ hoặc người được bảo trợ đang ở trong cơ sở chăm sóc thay thế có thể đã
bị ngược đãi, bộ sẽ thông báo cho luật sư của đứa trẻ hay người được bảo trợ, người bênh vực đặc biệt do tòa chỉ định của đứa
trẻ hay người được bảo hộ, cha mẹ của đứa trẻ hay người được bảo hộ và bất cứ luật sư nào đại diện cho phụ huynh của đứa trẻ
hay người bảo hộ rằng bộ đã nhận được lời khai báo.
(b) Tên và địa chỉ của và những thông tin nhận dạng khác của người đã thực hiện khai báo có thể không được tiết lộ theo yêu
cầu của tiểu mục này. Bất cứ người hay đoàn thể nào tiếp nhận lời khai báo theo yêu cầu của tiểu mục này có thể không
tiết lộ bất cứ thông tin nào không được tiểu mục này cho phép tiết lộ.
(c) Bộ sẽ thông báo theo yêu cầu của tiểu mục này trong vòng ba ngày làm việc tính từ ngày nhận được lời khai báo về tình
trạng ngược đãi.
(d) Bất kể các ràng buộc trong tiểu mục này, bộ không cần phải thông báo cho phụ huynh hay luật sư của phụ huynh rằng bộ
đã nhận được khai báo về tình trạng ngược đãi nếu thông báo có thể gây trở ngại cho quá trình điều tra hoặc đánh giá
hoặc gây nguy hiểm cho sự an toàn của đứa trẻ hay người được bảo trợ. [1993 c.546 §15; 1993 c.734 §1a; 2005 c.250 §1;
2007 c.237 §1]
419B.016 Vi phạm phần khai báo sai về hành vi ngược đãi trẻ em. (1) Một người vi phạm phần khai báo sai về ngược đãi
trẻ em, nếu, có ý định gây ảnh hưởng tới việc quyết định cho quyền trông nom con, thời gian săn sóc con với tư cách phụ huynh,thăm
viếng hoặc trợ cấp con, người đó:
(a) Khai báo sai về hành vi ngược đãi trẻ em lên Sở Dịch Vụ Nhân Sinh hoặc một cơ quan thực thi pháp luật, biết rằng khai báo
đó là sai; hoặc
45
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
(b) Với ý định để viên chức công hoặc tư đó khai báo hành vi ngược đãi trẻ em lên Sở Dịch Vụ Nhân Sinh hoặc một cơ quan
thực thi pháp luật, khai báo sai hành vi ngược đãi trẻ em cho viên chức công hoặc tư, biết rằng sự khai báo là sai.
(2) Khai báo sai về hành vi ngược đãi trẻ em là vi phạm Hạng A. [2011 c.606 §2]
Lưu ý: 419B.016 đã được bổ sung vào và là một phần của chuỗi quy định 419B.005 tới 419B.050 bởi quy trình lập pháp nhưng không
được bổ sung vào bất cứ chuỗi quy định nào nhỏ hơn. Hãy xem Đoạn mở đầu cho Các Đạo Luật Sửa Đổi của Tiểu bang Oregon để biết
thêm thông tin chi tiết.
419B.017 Những giới hạn về thời gian đối với việc thông báo giữa các cơ quan thực thi luật pháp và Bộ Dịch vụ Nhân
sinh; các quy tắc. (1) Bộ Dịch vụ Nhân sinh sẽ thông qua các quy tắc thiết lập:
(a) Khung thời gian cần phải thông báo theo yêu cầu của quy định ORS 419B.015 (1)(a). Ở mức tối thiểu, các quy tắc sẽ:
(A) Thiết lập những loại khai báo hành vi ngược đãi nào cần phải có thông báo trong vòng 24 giờ tính từ lúc nhận được khai
báo;
(B) Với điều kiện là tất cả các khai báo khác về tình trạng ngược đãi trẻ em cần phải có thông báo trong vòng 10 ngày kể từ
ngày nhận được khai báo; và
(C) Thiết lập các tiêu chí giúp bộ, người được ủy nhiệm của bộ hoặc một cơ quan thực thi luật pháp nhanh chóng và dễ
dàng xác định ra những khai báo cần phải có thông báo trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được khai báo.
(b) Cách thức thực hiện thông báo.
(2) Bộ sẽ bổ nhiệm một ủy ban cố vấn để tư vấn cho bộ trong quá trình thông qua các quy tắc theo yêu cầu của phần này. Bộ sẽ tập
hợp tất cả các thành viên của ủy ban cố vấn, đại diện của các cơ quan thực thi luật pháp và các nhóm đa ngành tuân thủ theo
quy định ORS 418.747 và các bên khác có quan tâm.
(3) Trong việc thông qua các quy tắc theo yêu cầu của phần này, bộ sẽ cân bằng giữa nhu cầu cung cấp cho các đoàn thể khác
những thông tin chứa đựng trong lời khai báo được tiếp nhận theo quy định ORS 419B.015 với các nguồn thông tin cần thiết để
ra thông báo.
(4) Bộ có thể đề nghị các thủ tục và quy trình cho các cơ quan thực thi luật pháp địa phương nhằm đáp ứng các yêu cầu của quy tắc
đã thông qua theo yêu cầu của phần này. [2005 c.250 §3]
Lưu ý: 419B.017 đã được bổ sung vào và là một phần của chuỗi quy định 419B.005 tới 419B.050 bởi quy trình lập pháp nhưng không
được bổ sung vào bất cứ chuỗi quy định nào nhỏ hơn. Hãy xem Đoạn mở đầu cho Các Đạo Luật Sửa Đổi của Tiểu bang Oregon để biết
thêm thông tin chi tiết.
419B.020 Trách nhiệm của bộ hoặc của cơ quan thực thi luật pháp tiếp nhận khai báo; điều tra; thông báo cho phụ
huynh; kiểm tra sức khỏe; sự đồng thuận của đứa trẻ; thông báo về kết luận của cuộc điều tra. (1) Nếu Bộ Dịch vụ Nhân sinh
hoặc cơ quan thực thi luật pháp nhận được một trường hợp khai báo về tình trạng ngược đãi trẻ em, bộ hoặc cơ quan sẽ ngay lập tức:
46
Luật khai báo tình trạng ngược đãi trẻ em của tiểu bang Oregon — tiếp
(a) Tổ chức một cuộc điều tra để xác định bản chất và nguyên nhân của tình trạng ngược đãi trẻ em; và
(b) Thông báo cho Ban Chăm sóc Trẻ em nếu trường hợp được cho là ngược đãi trẻ em đã xảy ra ở cơ sở chăm sóc trẻ em như
đã được quy định trong quy định ORS 329A.250.
(2) Nếu tình trạng ngược đãi được khai báo theo yêu cầu của tiểu mục (1) của phần này được cho là đã xảy ra ở một cơ sở chăm sóc
trẻ em thì:
(a) Bộ và cơ quan thực thi luật pháp sẽ cùng nhau xác định vai trò và trách nhiệm của mỗi bên trong các quá trình điều tra của
mình; và
(b) Cả Bộ và cơ quan sẽ báo cáo kết quả của các cuộc điều tra cho Ban Chăm sóc Trẻ em.
(3) Nếu cơ quan thực thi luật pháp thực hiện cuộc điều tra phát hiện thấy lý do hợp lý để tin rằng đã có hành vi ngược đãi xảy ra thì
cơ quan sẽ thông báo bằng miệng sau đó bằng văn bản cho văn phòng của bộ tại địa phương. Bộ sẽ thông báo cho cơ quan các
dịch vụ bảo vệ trẻ em của mình hoặc của các cơ quan xã hội khác nếu cần để ngăn ngừa những hành vi ngược đãi có thể xảy ra
đối với đứa trẻ hoặc để bảo vệ phúc lợi của đứa trẻ.
(4) Nếu đứa trẻ được Bộ đưa vào cơ sở chăm sóc bảo vệ, Bộ sẽ lập tức thực hiện những nỗ lực hợp lý để xác định chắc chắn tên và
địa chỉ của cha mẹ hay người giám hộ của trẻ.
(5)(a) Nếu đứa trẻ được Bộ hoặc viên chức thực thi luật pháp đưa vào nơi chăm sóc bảo vệ, Bộ hoặc viên chức cơ quan thực thi luật
pháp sẽ, nếu có thể, thực hiện những nỗ lực hợp lý để thông báo cho phụ huynh hoặc người giám hộ ngay lập tức, bất kể lúc
nào trong ngày, rằng đứa trẻ đã được đưa vào cơ sở chăm sóc, những lý do đứa trẻ được đưa vào nơi chăm sóc và thông tin
chung về kế hoạch sắp đặt cho đứa trẻ, và số điện thoại của văn phòng địa phương của bộ và bất cứ số điện thoại liên hệ sau
giờ làm việc nào.
(b) Thông báo có thể được thực hiện bởi bất cứ phương thức hợp lý nào để đảm bảo thông báo cho phụ huynh hoặc người
giám hộ, bao gồm nhưng không giới hạn vào thông báo văn bản, qua điện thoại hoặc nói trực tiếp. Nếu thông báo ban
đầu không được thực hiện bằng văn bản, thông tin theo yêu cầu của đoạn (a) của tiểu mục này cũng sẽ được cung cấp
cho các phụ huynh hay người giám hộ bằng văn bản sớm nhất có thể.
(c) Bộ cũng sẽ thực hiện nỗ lực hợp lý để thông báo kịp thời cho phụ huynh không ở cùng con những thông tin theo yêu cầu
của đoạn (a) của tiểu mục này.
(d) Nếu đứa trẻ được đưa vào cơ sở chăm sóc trong khi trẻ đang dưới sự chăm sóc và giám sát của một người hay tổ chức khác
ngoài cha hoặc mẹ,thì bộ, nếu có thể, sẽ lập tức thông báo cho người hoặc tổ chức đó rằng đứa trẻ đã được đưa vào cơ sở
chăm sóc bảo vệ.
(6) Nếu viên chức thực thi luật pháp hoặc bộ, khi đưa trẻ vào cơ sở chăm sóc bảo vệ, có lý do hợp lý để tin rằng đứa trẻ đã bị ảnh
hưởng bởi tình trạng lạm dụng tình dục hoặc cưỡng hiếp như được định nghĩa trong quy định ORS 419B.005 (1)(a)(C) và rằng
những bằng chứng về sự ngược đãi xuất hiện trên cơ thể và có thể sắp biến mất, tòa án có thể cho phép kiểm tra thể chất phục
vụ cho mục đích lưu giữ bằng chứng nếu tòa thấy rằng việc đó là vì lợi ích tốt nhất của đứa trẻ. Không nội dung này trong phần
này ảnh hưởng đến thẩm quyền của bộ trong việc cho phép kiểm tra thể chất vào những thời điểm khác.
(7) Trẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên có thể từ chối cho phép kiểm tra thể chất như đã được mô tả trong tiểu mục (6) của phần
này. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện bởi hoặc dưới sự giám sát của một bác sĩ có giấy phép hành nghề theo quy định ORS
chương 677 hoặc một người hành nghề y tá có giấy phép hành nghề theo quy định ORS chương 678 và, bất cứ khi nào có thể
thực hiện được, đã qua khóa huấn luyện để thực hiện các cuộc kiểm tra đó.
47
NHỮNG VIỆC QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM
(8) Khi Bộ hoàn tất cuộc điều tra theo yêu cầu của phần này, nếu người khai báo tình trạng ngược đãi trẻ em đã cung cấp thông tin
liên hệ cho Bộ, Bộ sẽ thông báo cho họ rằng việc luên hệ với đứa trẻ đã được thực hiện hay chưa, Bộ đã tiến hành xác định rằng
tình trạng ngược đãi có xảy ra hay không và các dịch vụ sẽ được cung cấp hay không. Bộ không cần phải tiết lộ những thông tin
theo yêu cầu của tiểu mục này nếu Bộ xác định rằng việc tiết lộ là không được phép theo quy định ORS 419B.035. [1993 c.546
§16; 1993 c.622 §7a; 1997 c.130 §13; 1997 c.703 §1; 1997 c.873 §33; 2007 c.501 §4; 2007 c.781 §1; 2013 c.624 §83]
419B.025 Miễn truy cứu trách nhiệm của người khai báo vì thiện ý. Bất cứ ai tham gia vào việc khai báo tình trạng ngược đãi
trẻ vì thiện ý và những người có những lý do hợp lý để khai báo sẽ được miễn truy cứu bất cứ trách nhiệm nào, dù là dân sự hay hình sự,
bằng cách này hay cách khác có thể xảy ra hoặc áp đặt liên quan tới việc thực hiện khai báo hoặc nội dung khai báo. Bất cứ người tham
gia nào như thế cũng sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm tương tự liên quan tới việc tham gia vào bất kỳ quy trình tranh tụng pháp lý
nào phát sinh từ khai báo đó. [1993 c.546 §17]
48
Các số điện thoại khai báo tình trạng ngược
đãi trẻ em
Nếu quý vị thấy một người nào đó đang bị tổn thương hoặc đang gặp nguy hiểm, hãy gọi
ngay số 911.
Báo cáo về hành vi ngược đãi trẻ em cho văn phòng của Sở Dịch Vụ Nhân Sinh (DHS) tại địa
phương hoặc sở cảnh sát địa phương, cảnh sát trưởng quận, cơ quan phụ trách trẻ thanh thiếu niên
của quận, hoặc Cảnh Sát Tiểu Bang Oregon.
Quý vị cũng có thể gọi số 1-855-503-SAFE (7233). Đây là số máy miễn phí cho phép quý vị khai
báo hành vi ngược đãi hoặc bỏ rơi bất kỳ trẻ em hoặc người lớn nào tới Sở Dịch Vụ Nhân Sinh
Oregon.
Quận
Số điện thoại gọi ban ngày
Giờ làm việc
Số điện thoại gọi sau giờ làm việc
Baker
541-523-6423 địa phương
800-646-5430 số miễn phí
(Các số chính của văn phòng)
911 hoặc cơ quan thực thi luật pháp địa phương:
Cảnh sát trưởng Quận Baker, 541-523-6415, Cảnh
sát Thành phố Baker, 541-523-3644
Benton
541-757-5019 điạ phương
866-303-4643 số miễn phí
(Các đường dây dành riêng để tiếp
nhận khai báo ngược đãi trẻ em).
Từ thứ Hai đến
thứ Sáu,
từ 8 giờ sáng tới 12 giờ
trưa và từ 1 giờ đến 5
giờ chiều
Từ thứ Hai đến
thứ Sáu
8 giờ sáng đến 5
giờ chiều
Clackamas
971-673-7112 điạ phương
Từ thứ Hai đến
(đường dây nóng dành riêng cho việc thứ Sáu
khai báo ngược đãi trẻ em).
8 giờ sáng đến 5
giờ chiều
Clatsop
877-302-0077 số miễn phí
Từ thứ Hai đến
(đường dây nóng dành riêng cho việc thứ Sáu
khai báo ngược đãi trẻ em).
8 giờ sáng đến 5
giờ chiều
877-302-0077 số miễn phí
Từ thứ Hai đến
(đường dây nóng dành riêng cho việc thứ Sáu
khai báo ngược đãi trẻ em).
8 giờ sáng đến 5
giờ chiều
541-756-5500 địa phương
Từ thứ Hai đến
800-500-2730 số miễn phí;
thứ Sáu
(Các số chính của văn phòng)
8 giờ sáng đến 5
giờ chiều
Columbia
Coos
911 hoặc cơ quan thực thi luật pháp địa phương:
Cảnh Sát Trưởng Quận Benton, 541-766- 6858;
Cảnh Sát Corvallis,
541-766-6925; Cảnh Sát Philomath,
541-929-6911
971-673-7112 điạ phương
(đường dây nóng dành riêngcho việc khai báo
ngược đãi trẻ em). Điện đàm sẽ được chuyển
tiếp đến đường dây điện thoại nóng Quận Hạt
Multnomah
911
911
541-756-5500 điạ phương 800-500-2730
số miễn phí (Các số chính của văn phòng) Các
cuộc gọi sẽ được chuyển tiếp đến Belloni Ranch
49
Quận
Số điện
thoại
gọiTHỂ
banLÀM
ngàyĐỐI VỚI
GiờTRƯỜNG
làm việc HỢP NGƯỢC
Số điệnĐÃI
thoại
gọiEM
sau giờ làm việc
NHỮNG VIỆC
QUÝ
VỊ CÓ
TRẺ
Crook
Curry
Deschutes
Douglas
Gilliam
Grant
Harney
Hood River
Jackson
50
541-548-9499 điạ phương
Từ thứ Hai đến
(đường dây nóng dành riêng cho việc thứ Sáu
khai báo ngược đãi trẻ em).
8 giờ sáng đến 5
giờ chiều
541-756-5500 địa phương 800-500Từ thứ Hai đến thứ Sáu
2730 số miễn phí
8 giờ sáng đến 5 giờ
(Các số chính của văn phòng)
chiều
541-548-9499 điạ phương
Từ thứ Hai đến thứ Sáu
(đường dây nóng dành riêng cho việc 8 giờ sáng đến 5 giờ
khai báo ngược đãi trẻ em).
chiều
541-440-3373 địa phương
Từ thứ Hai đến thứ Sáu
800-305-2903 số miễn phí
8 giờ sáng đến 5 giờ
(Các số chính của văn phòng)
chiều
855-541-0042
(Đường dây nóng dành riêng cho việc
khai báo ngược đãi trẻ em)
877-877-5081 số miễn phí
(đường dây nóng dành riêng cho việc
khai báo ngược đãi trẻ em).
877-877-5081 số miễn phí
(đường dây nóng dành riêng cho việc
khai báo ngược đãi trẻ em).
855-541-0042
(Đường dây nóng dành riêng cho việc
khai báo ngược đãi trẻ em)
541-858-3197 điạ phương 866-8402741 số miễn phí
( đường dây nóng dành riêng cho việc
khai báo ngược đãi trẻ em).
911
541-756-5500 địa phương 800-500-2730 số miễn
phí (Các số chính của văn phòng)
911
911 hoặc cơ quan thực thi luật pháp địa phương:
Cảnh Sát Trưởng Quận Douglas
541-440-4450
Cảnh Sát Myrtle Creek 541-863-5221
Cảnh Sát Oakland 541-459-2661
Cảnh Sát Reedsport 541-271-2100
Cảnh Sát Roseburg 541-673-6633
Cảnh Sát Sutherlin 541-459-2211
Cảnh Sát Winston 541-679-8704
Từ thứ Hai đến thứ Sáu 911 hoặc Điều Phái Ba Quận tại số 541-384-2080
8 giờ sáng đến 5 giờ
chiều
Từ thứ Hai đến thứ Sáu 911
8 giờ sáng đến 5 giờ
chiều
Từ thứ Hai đến thứ Sáu 911
8 giờ sáng đến 5 giờ
chiều
Từ thứ Hai đến thứ Sáu 911 hoặc Cảnh Sát Trưởng Hood River
8 giờ sáng đến 5 giờ
541-386-2711
chiều
Từ thứ Hai đến thứ Sáu 911 hoặc cơ quan thực thi luật pháp địa phương:
8 giờ sáng đến 5 giờ
Cảnh Sát Trưởng Quận Jackson
chiều
541-774-6800
Cảnh Sát Ashland 541-488-2211
Cảnh Sát Butte Falls 541-865-3200
Cảnh Sát Central Point 541-664-5578
Cảnh Sát Eagle Point 541-826-9171
Cảnh Sát Gold Hill 541-855-1484
Cảnh Sát Jacksonville 541-899-7100
Cảnh Sát Medford 541-774-2200
Cảnh Sát Phoenix 541-535-1113
Cảnh Sát Rogue River 541-582-4931
Cảnh Sát Shady Cove 541-878-3200
Cảnh Sát Talent 541-535-1253
Quận
Số điện thoại gọi ban ngày
Jefferson
541-548-9499 điạ phương
(đường dây nóng dành riêng cho việc
khai báo ngược đãi trẻ em).
866-840-2741 số miễn phí
(đường dây nóng dành riêng cho việc
khai báo ngược đãi trẻ em).
541-883-5570 địa phương
(Số chính của văn phòng)
Josephine
Klamath
Lake
Lane
Lincoln
Từ thứ Hai đến thứ Sáu
8 giờ sáng đến 5 giờ
chiều
Từ thứ Hai đến thứ Sáu
8 giờ sáng đến 5 giờ
chiều
Từ thứ Hai đến thứ Sáu
8 giờ sáng đến 5 giờ
chiều
541-947-2273 địa phương 888-811Từ thứ Hai đến thứ Sáu
4201 số miễn phí (Các số chính của
8 giờ sáng đến 5 giờ
văn phòng)
chiều
541-686-7555 điạ phương 866-300Từ thứ Hai đến thứ Sáu
2782 số miễn phí (Các số chính của
8 giờ sáng đến 5 giờ
văn phòng)
chiều
866-303-4643 số miễn phí (Các đường Từ thứ Hai đến thứ Sáu
dây nóng dành riêng cho việc khai
8 giờ sáng đến 5 giờ
báo ngược đãi trẻ em).
chiều
Linn
866-303-4643 số miễn phí (Các đường
dây nóng dành riêng cho việc khai
báo ngược đãi trẻ em).
Malheur
877-877-5081 số miễn phí
(đường dây nóng dành riêng cho việc
khai báo ngược đãi trẻ em).
503-378-6704
( đường dây nóng dành riêng cho việc
khai báo ngược đãi trẻ em).
541-481-9482 địa phương
800-547-3897 số miễn phí
(Các số chính của văn phòng)
503-731-3100 điạ phương
800-509-5439 số miễn phí (Các đường
dây dành riêng để tiếp nhận khai báo
ngược đãi trẻ em).
Marion
Morrow
Multnomah
Polk
Giờ làm việc
503-378-6704 điạ phương
( đường dây nóng dành riêng cho việc
khai báo ngược đãi trẻ em)
Số điện thoại gọi sau giờ làm việc
911
911 hoặc cơ quan thực thi luật pháp địa phương:
Cảnh Sát Trưởng Josephine 541-474-5129
Grants Pass 541-474-6370
911
911
911
911 hoặc cơ quan thực thi luật pháp địa phương:
Cảnh Sát Trưởng Quận Lincoln
541-563-3600
Cảnh Sát Lincoln City 541-994-3636
Cảnh Sát Newport 541-574-3348
Cảnh Sát Toledo 541-336-5555
Từ thứ Hai đến thứ Sáu 911 hoặc cơ quan thực thi luật pháp địa phương:
8 giờ sáng đến 5 giờ
Cảnh Sát Trưởng Quận Linn 541- 967-3950
chiều
Cảnh Sát Albany 541-917-7680
Cảnh Sát Lebanon 541-451-1751
Cảnh Sát Sweet Home 541-367-5181
Từ thứ Hai đến thứ Sáu 911
8 giờ sáng đến 5 giờ
chiều
Từ thứ Hai đến thứ Sáu 911
8 giờ sáng đến 5 giờ
chiều
Từ thứ Hai đến thứ Sáu 911
8 giờ sáng đến 5 giờ
chiều
7 ngày một tuần
503-731-3100 địa phương
24 giờ hàng ngày
800-509-5439 số miễn phí
(Các đường dây nóng dành riêng cho việc khai
báo ngược đãi trẻ em)
Các cuộc gọi sẽ được chuyển tiếp tới Trung Tâm
Tiếp Nhận những vấn đề liên quan đến Trẻ Em
vào các tối Thứ 6 & Thứ 7.
Từ thứ Hai đến thứ Sáu 911
8 giờ sáng đến 5 giờ
chiều
51
Quận
Số điện
thoại
gọiTHỂ
ban LÀM
ngày ĐỐI VỚI
GiờTRƯỜNG
làm việc HỢP NGƯỢC
Số điện ĐÃI
thoại
gọiEM
sau giờ làm việc
NHỮNG VIỆC
QUÝ
VỊ CÓ
TRẺ
Sherman
Tillamook
Umatilla
Union
Wallowa
Wasco
Washington
Wheeler
Yamhill
52
855-541-0042 (Đường dây nóng
dành riêng cho việc khai báo ngược
đãi trẻ em)
877-302-0077 số miễn phí
(đường dây nóng dành riêng cho việc
khai báo ngược đãi trẻ em).
541-481-9482 địa phương
800-547-3897 số miễn phí
(Các số chính của văn phòng)
541-963-8571 địa phương
888-278-4411 số miễn phí
(Số chinh của văn phòng)
541-426-4558 địa phương
866-538-5804 số miễn phí
(Các số chinh của văn phòng)
855-541-0042
(Đường dây nóng dành riêng cho việc
khai báo ngược đãi trẻ em)
503-681-6917 điạ phương
(đường dây nóng dành riêng cho việc
khai báo ngược đãi trẻ em).
855-541-0042 (Đường dây nóng dành
riêng cho việc khai báo ngược đãi trẻ
em)
503-378-6704 điạ phương
(đường dây nóng dành riêng cho việc
khai báo ngược đãi trẻ em).
Từ thứ Hai đến thứ Sáu
8 giờ sáng đến 5 giờ
chiều
Từ thứ Hai đến thứ Sáu
8 giờ sáng đến 5 giờ
chiều
Từ thứ Hai đến thứ Sáu
8 giờ sáng đến 5 giờ
chiều
Từ thứ Hai đến thứ Sáu
8 giờ sáng đến 5 giờ
chiều
911 hoặc Điều Phái Ba Quận 541-384-2080
911
911 hoặc Điều Phái Quận/Thành Phố 541-9663650 nhánh 7
911 hoặc cơ quan thực thi luật pháp địa phương:
Cảnh Sát Trưởng Quận Union 541-963-1017
Cảnh Sát Elgin 541-437-9771
Từ thứ Hai đến thứ Sáu 911 hoặc
8 giờ sáng đến 5 giờ
Cảnh Sát Trưởng Quận Wallowa 541-426-3131
chiều
Từ thứ Hai đến thứ Sáu 911 hoặc
8 giờ sáng đến 5 giờ
Cảnh Sát Trưởng Quận Wasco theo số 541-296chiều
5454
Từ thứ Hai đến thứ Sáu 503-681-6917 địa phương
8 giờ sáng đến 5 giờ
(Các đường dây nóng dành riêng để tiếp nhận
chiều
khai báo ngược đãi trẻ em) 800-275-8952 quay
số 1, số miễn phí
(Số chính của văn phòng)
Các cuộc gọi sẽ được chuyển tiếp tới đường dây
nóng Quận Multnomah
Từ thứ Hai đến thứ Sáu 911 hoặc
8 giờ sáng đến 5 giờ
Điều Phái Ba Quận 541-384-2080
chiều
Từ thứ Hai đến thứ Sáu 911
8 giờ sáng đến 5 giờ
chiều
500 Summer Street NE
Salem, Oregon 97301
Vietnamese DHS 9061 (Revised 2/2015)